Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

BC MÔI TRƯỜNG TÌNH TRẠNG RÁC THẢI PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TỪ PHẾ PHẨM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 22 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC
Chủ đề:
TÌNH TRẠNG RÁC THẢI PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TỪ PHẾ PHẨM
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GVHD: GS.TS HOÀNG HƯNG
LỚP 16DTPJA1
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM TẤN TÀI – 1611110269

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2019


Lời nói đầu

Định nghĩa

Nguyên nhân

Thực trạng

Tác hại và ảnh hưởng của nguồn nước

Biện pháp

Kết luận

Tài liệu tham khảo


I. Tổng quan về sự phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở thế
giới.


1. Phế phẩm nông nghiệp là gì?
- Phế phẩm nông nghiệp là chất thải
phát sinh trong quá trình hoạt động nông
nghiệp.
- Nguồn gốc phát sinh của phế phẩm
nông nghiệp từ quá trình chế biến các
loại cây công nghiệp, cây lương thực,
sản xuất hoa quả, thực phẩm,… Các
phế phẩm nông nghiệp chủ yếu là : vỏ
trấu , gỗ củi, mùn cưa, bã cà phê, rơm
rạ,… Đây là một nguồn nguyên liệu
khổng lồ và đa dạng.


2. Thực trạng về sự phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở thế
giới.
- Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng trấu để sản xuất điện thành công,
với giá thành hợp lý, vừa tiết kiệm nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái
tạo, vừa bảo vệ môi trường do trấu không được xử lý gây ra.
- Thái Lan đã có 2 nhà máy nhiệt điện dùng trấu tại tỉnh Nakornrachasima
(công suất 2,5 MW) và tỉnh Pathumtami (công suất 10 MW). Ít tiềm năng
hơn nước ta, nhưng Campuchia cũng đã có nhà máy nhiệt điện dùng
trấu tại tỉnh Ang Snoul, công suất 2 MW; Malaysia có nhà máy tại Perak
công suất 1,5 MW…


- Tại nhà máy đặt ở Ayuthaya, Thái Lan,
Ajinomoto áp dụng hệ thống năng
lượng sinh học, sử dụng nguồn nhiệt từ
vỏ trấu để tạo ra điện và hơi nước cần

thiết cho quá trình sản xuất. Vì lượng
khí CO2 mà cây hấp thụ gần bằng
lượng CO2 thải ra khi chúng bị đốt làm
nhiên liệu, nên việc dung vỏ trấu là biện
pháp “trung hòa carbon” hữu hiệu. Nhờ
chuyển từ dung nhiên liệu hóa thạch
sang nhiên liệu sinh học, nhà máy giảm
gần 59.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Đồng thời tiết kiệm chi phí, thay vì đi
mua điện thì có thể “tự cung tự cấp”,
chủ động ngay cả khi mất điện đột xuất.

(Hình ảnh:Nhà máy Ajinomoto tại Ayutthaya, Thái
Lan.)


- Mô hình lò hơi sử dụng nhiên liệu sinh học
(vỏ trấu) được Ajinomoto ở Brazil được áp
dụng rộng rãi. Nhờ đó lượng khí thải CO2 đã
giảm 41%, xuống mức xấp xỉ 0. Ngoài ra, các
lò hơi sinh học đáp ứng trên 80% nhu cầu sản
xuất công nghiệp với chi phí thấp hơn so với
nhiên liệu hóa thạch.

( Hình ảnh:Nhà máy Ajinomoto tại Laranjal
Paulista, Brazil)


II. Tổng quan về sự phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở
việt nam.

1. Khát quát chung về thực trạng sử dụng phế phẩm nông nghiệp ở việt nam
và nó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- Là một quốc gia nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải trong quá
trình sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
- Nước ta là chủ yếu sản xuất lúa gạo , do đó hằng năm lượng
rơm, rạ, vỏ trấu thải ra môi trường tương đối lớn. Và chỉ một
lượng rơm, rạ là được sử dụng làm phân bón sinh học và thức ăn
cho chăn nuôi, phần lớn còn lại sẽ được đốt bỏ ngay trên đồng
ruộng gây lãng phí và ảnh hưởng lớn đến môi trường.


Ảnh hưởng tới
sinh vật trong
đất

Lấy tro bón phân sẽ bổ
sung chất dinh dưỡng
cho đất
Tại vị trí đốt sẽ
nóng

Thành phần
cơ giới của đất
bị thay đổi
khiến cho đất
bị trai lì

Năng suất cây
trồng GIẢM


Nguồn dinh
dưỡng bị mất
dần

Đốt rơm, rạ

CO2

Khói lan tỏa

Xenlulozo
Hemixenlulozo
Một số hợp chất hữu cơ

t0

CO2

Hiệu ứng nhà
kính


-

Vỏ trấu trước kia thường được sử dụng
làm chất đốt hay trộn với đất sét làm vật
liệu xây dựng hoặc sử dụng làm chất đốt
trong sinh hoạt gia đình.

-


Còn phần xả thải xuống sông, suối,.. để
tiêu hủy thì trấu trôi lềnh bềnh khắp nơi gây
mất mỹ quan, còn làm tắt nghẽn nguồn oxy
của các động vật sống dưới nước, chìm
xuống đáy gây ô nhiễm nguồn nước và
ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của
người dân dọc bên hai bờ sông.

(Hình ảnh: đốt bỏ rơm, rạ sau mua
vụ)


(Hình ảnh: đổ bỏ vỏ trấu xuống sông để tiêu hủy)


2. Thực trạng phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở Việt Nam .
- Nhà máy Nhiệt điệt đốt bằng vỏ trấu ở vùng Đông Bằng Sông Cửu Long.
- Ngoài những nhà máy nhiệt điện từ phế phẩm nông nghiệp ra thì còn chế
tạo ra nhiều năng lượng khác như xăng sinh học (E5) , củi đốt thay cho các
nhiên liệu khoáng sản khác.
- Thay than bằng củi trấu, mùn cưa, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất
thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe.
- Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng
một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu
(khoảng 1.500 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu các cơ sở sản xuất có thể
tiết kiệm hơn 50% chi phí.
- Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang
dùng củi trấu, mùn cưa sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng/năm. Và ngoài
ra củi trấu, mùn cưa còn được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình ở

nông thôn.


III. Thực trạng về việc sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng
sông Cửu Long và nó ảnh hưởng đến môi trường ở đây như thế nào?
- Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL tại 108
nhà máy xay xát lúa tại 14 quận, huyện thuộc TP Cần Thơ và các tỉnh
An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho thấy, có khoảng 50%
trấu tại các nhà máy xay xát được bán cho các mục đích sử dụng làm
chất đốt dân dụng và làm phân bón. Giá bán trấu dao động 40-170
đồng/kg, tùy theo từng địa phương và từng thời điểm trong năm, nhưng
các nhà máy này vẫn còn một lượng trấu dư thừa rất lớn, với trên
232.000 tấn/năm.
- Lượng trấu dư thừa chủ yếu tập trung vào các tháng cao điểm của mùa
thu hoạch lúa (từ tháng 2 đến tháng 7) tại nhà máy xay xát lúa có quy
mô lớn và vừa.


- Đồng Bằng Sông Cửu Long không
khó để chứng kiến các “dòng sông
trấu” do các nhà máy chế biến lúa gạo
thải ra.(Trấu thải tràn ngập mặt sông
ở Lai Vung, Đồng Tháp)
- Trước tình trạng ô nhiễm nặng nề do
nguồn phế phẩm nông nghiệp gây
khốn khổ rất lớn cho người dân trên
khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long.



3. Thực trạng về sự phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Tỉnh An Giang đã có chính sách ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà
máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu từ trấu, công suất 10 MW và có khả
năng tham gia vào các dự án tái tạo nguồn năng lượng sạch từ loại phụ
phẩm nông nghiệp này. Theo đó, dự án đang được thực hiện tại Cụm
công nghiệp ấp An Thạnh, xã Hòa An (Chợ Mới), do Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xuất nhập khẩu Đông Thành thực hiện. Đơn vị thực hiện dự án sẽ
xây dựng nhà máy nhiệt điện theo công nghệ lò hơi tầng sôi, tua- bin
ngưng tụ – trích hơi, công suất nhà máy điện đạt 10MW. Đồng thời, có
khả năng xử lý trấu đạt 120.000 tấn trấu/năm.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Tái tạo Môi trường 1 đầu tư dự án xử lý rác
thải nông nghiệp bằng phương án xây dựng nhà máy điện trấu với công
suất 10 MW, địa điểm tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Diện tích đất dự kiến sử dụng là 179.985 m2. Sau khi hoàn thành sẽ cung
cấp điện cho các nhà máy xay xát và lau bóng gạo trong khu vực của nhà
máy phát điện.


- Nhà máy Nhiệt điệt đốt bằng vỏ trấu ở Hậu Giang, có tổng công suất 20
MW, được xây dựng trên tổng diện tích 9ha, tại thị trấn Long Mỹ, Hậu
Giang với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD do ngân hàng Exim-bank
Maylaysia và ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ.
- Hiện nay , trấu tại một số nơi tại Tiền Giang bán với giá chỉ khoảng 50 –
200 đồng một kg. Nếu đi xa hơn về Hậu Giang , Vĩnh Long,... có gom trấu
miễn phí. Trong khi củi trấu sản xuất ra bán trong nước với giá 800 – 1000
đồng một kg, còn xuất khẩu khoảng 1700 đồng. Gần đây, củi trấu còn tìm
được đường xuất ngoại. Điển hình là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mai
Hân ( thành phố Cần Thơ ) đã xuất khẩu 20 tấn củi trấu sang Canada,
Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng thị trường Hàn Quốc, dự kiến mỗi tháng sản

xuất lượng trấu viên sẽ tăng lên 10.0000 tấn và 20000 tấn trấu thanh.
Đồng thời công ty đang hoàn thành thủ tục cuối cùng để xuất 18 tấn củi
trấu đầu tiên sang thị trường Mỹ. Tại Tiền Giang , Công ty Hoàng Huynh
còn chuyển hướng sang sản xuất than củi trấu ( ba tấn củi cho một tấn
than thành phẩm ).



IV. Lợi ích của việc phát triển năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp ở đồng
bằng sông cửu long.
* Về môi trường:
- Giảm ô nhiễm môi trường: xử lí được nguồn phế phẩm nông nghiệp lớn, mà
trước nay người dân phải khốn đốn tiềm cách tiêu hủy.
- Góp phần làm giảm thiểu khí phát thải nhà kính
- Tạo ra các chất đốt như than trấu, khí biogas,... thay thế cho nguyên liệu hóa
thạch đang dần cạn kiệt
- Cải thiện mỹ quan môi trường của vùng.


* Về kinh tế và đời sống con người:
- Tăng giá trị sử dụng phế phẩm một cách ổn định.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân
- Tăng giá trị sản xuất công nghiệp
- Góp phần cải thiện sức khỏe cho con người.
- Tạo ra nguồn điện cung cấp cho sự phát triển của vùng: tình
trạng cúp điện của vùng được giảm bớt
- Tạo ra các than hoạt tính để làm hệ thống lọc nước: đây là rất
cần thiết trong người dân đang trong tình trạng thiếu nước sạch.
- Giúp cho doanh nghiệp và người dân có động lực và chú trọng
hơn trong việc phát triển nền nông nghiệp của cùng.



V. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
- Nhà nước cần có những chính sách, quy định cụ thể cho ngành phát triển
năng lượng từ phế phẩm nông nghiệp.
- Nhà nước cần hỗ trợ để phát triển ngành nông nghiệp bềnh vững ở nước
ta, để có nguồn nhiên liệu cung cấp ổn định quanh năm cho nhà máy sản
xuất.
- Nhà nước cần ổn định, tăng giá cả hợp lí cho nguồn nhiên liệu này, các
chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mới cơ sở mới dám đầu tư mạnh vào
ngành này.
- Tuyên truyền mạnh mẽ hơn về lợi ích của việc sử dụng nhiên liên sinh
học đến với người dân, để họ có thể tin tưởng và sử dụng mạnh mẽ hơn.


- Cần nghiên cứu để xây dựng nhà máy chế biến điện từ xác mía ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long vì nơi đây là một trong những vựa mía lớn
ở Việt Nam. Như vậy có sử dụng triệt để mọi nguồn phế phẩm nông
nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long và tránh được tình trạng xả thải ra
môi trường.
- Nên phát triển nông nghiệp ở dạng quy mô lớn để dễ dàng thu gom
phế phẩm nông nghiệp. Giúp giảm được một phần lớn chi phí thu gom
và vận chuyển, đồng thời còn giảm được rủi ro ảnh hưởng môi trường
trong quá trình vận chuyển.


VI. TỔNG KẾT

Nhà nước ta cần phải nghiêm túc trú trọng và đưa ra những
chính sách cụ thể để phát triển ngành năng lượng từ phế phẩm

nông nghiệp hơn. Người dân cần phải tiềm hiểu , tin tưởng và
sử dụng nguồn năng lượng sinh khối nhiều hơn.Vì nó giải quyết
tốt tình trạng khốn đốn khi người dân không biết phải xử lý như
thế nào với nguồn phế phẩm khổng lồ như thế nào, nó thay thế
tốt được nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt mà ta
đang sử dụng hằng ngày , đồng thời nó còn bảo vệ an toàn sức
khỏe cho chúng ta và đặc biệt nó còn góp phần giảm được
lượng phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- />dong-bang-song-cuu-long-phat-trien-dien-tu-ba-mia-rom-ra-319425.html&h=AT03dgILVXw4P
HOTJVdQxiRE6K9lQhw3bSAHTEhfkrhr7ngeJ10uWjJowZfmN3B54jBkBLjNZCGmo63BwZYFVuZGW
Yct8q0YMC9f-GGypv5jE_1llLLE4cDisV
- />- />u-phu-pham-nong-nghiep
- />- />A1m-r%E1%BA%A1-T%E1%BB%AB-ph%E1%BA%BF-ph%E1%BA%A9m-th%C3%A0nh-s%E1%BA
1%BA%A9m-.aspx
- />- />6.html
- />- />


×