Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tuyển tập các câu hỏi lý thuyết sinh học Sinh học tế bào từ đề thi HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.86 KB, 50 trang )

VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

TUYỂN TẬP CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC
Đây là tài liệu mà mình/em (hiện đang là SV Y Khoa) biên soạn và
tham khảo, trích dẫn từ các đề thi HSG các cấp các tỉnh, đề thi Olympic
30/4, đề thi HSG DH và ĐB,…qua các năm. Nội dung là phần đầu của
chương trình Sinh học THPT nói riêng và Sinh học THPT nói chung –
“SINH HỌC TẾ BÀO”. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong các kỳ
thì HSG và nhiều kì thi khác liên quan đến môn Sinh. Vì vậy, trong quá
trình làm tài liệu sẽ không tránh khỏi sai sót, kính mong các bạn và quý thầy
cô thông cảm. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu, giáo án hữu ích cho việc ôn
luyện các kì thi.
Xin chân thành cảm ơn!
_______________________________________________________________

PHẦN I. SINH HỌC TẾ BÀO
Câu 1
1. Hình dưới đây mô tả cấu trúc màng sinh chất của tế bào nhân thực.

Em hãy cho biết những thành phần cấu trúc cơ bản của màng sinh chất? Vì
sao nói
màng sinh chất có “tính khảm”?
2. Trong tế bào nhân thực, ti thể và lục lạp là hai bào quan có 2 lớp màng bao
bọc, chứa ADN và ribôxôm. Đó là những bào quan sản xuất chất hữu cơ và cung
cấp năng lượng cho tế bào.
Em hãy tìm những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ti thể và lục
lạp.

1



VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Đáp án
1. Thành phần cấu trúc cơ bản của màng sinh chất: 2 thành phần chính:
+ Lớp kép photpholipit.
+ Prôtêin: gồm Prôtêin xuyên màng và Prôtêin bám màng.
- Màng sinh chất có “tính khảm” vì:
+ Prôtêin ăn sâu hoặc xuyên qua lớp kép photpholipit => Prôtêin “khảm” trong
lớp kép photpholipit.
2. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ti thể và lục lạp:
Tiêu chí
Ti thể
Lục lạp
Màng trong
Gấp nếp
Không gấp nếp
Chuỗi truyền electron
Màng trong ti thể
Màng tilacoit
Sắc tố quang hợp
Không

Tilacoit
Không

Câu 2
a. Có ba dung dịch để trong phòng thí nghiệm: Dung dịch 1 chứa ADN, dung
dịch 2 chứa amilaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến
gần nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến
đổi về cấu trúc của từng chất trên? Giải thích?

b. Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển prôtêin ra khỏi
tế bào? Giải thích?
c. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một
loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một
số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao
loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người
ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
Đáp án
a.
- Chất biến đổi nhiều nhất là amilaza vì:
+ Nó có bản chất prôtêin nên rất dễ biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng do các liên
kết H2 bị bẻ gãy.
+ Amilaza gồm nhiều loại aa nên tính đồng nhất không cao, vì vậy sự phục hồi
chính xác các liên kết H2 sau khi đun nóng là khó khăn.
- ADN cũng bị biến tính (tách thành hai mạch) vì:
2


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

+ Các liên kết H2 giữa hai mạch đứt gãy.
+ Nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết H2 của ADN có số lượng lớn, tính
đồng nhất cao nên khi hạ nhiệt độ, các liên kết H2 được tái hình thành (sự hồi
tính) do đó có thể phục hồi lại cấu trúc ban đầu.
- Glucôzơ không bị biến đổi vì glucôzơ là một phân tử đường đơn, các liên kết
trong phân tử đều là liên kết cộng hóa trị bền vững nên không đứt gãy khi bị đun
nóng.
b.
- Prôtêin sau khi được tổng hợp trong lưới nội chất hạt được chuyển đến bộ máy
Gôngi bằng túi tiết được tách ra từ lưới nội chất.

- Túi tiết liên kết với bộ máy Gôngi để chuyển prôtêin vào bào quan này để liên
kết với một số chất khác. Các chất này được đóng gói trong túi tiết để chuyển
đến màng tế bào, túi sẽ nhập với màng để giải phóng các phân tử hữu cơ ra khỏi
tế bào.
c.
- Ti thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ti thể bị hỏng nên H+ không tích lại
được trong khoang giữa 2 lớp màng ti thể vì vậy ATP tổng hợp được ít.
- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều
glucôzơ, lipit.
- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn nhiều.
Câu 3
Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố có trong tế bào? Làm thế nào có thể phát
hiện được ion Cl- có trong tế bào của rau khoai lang?
Đáp án
* Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố:
- Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào.
- Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất vì cấu tạo enzim xúc tác cho các
phản ứng sinh
hoá trong tế bào.
* Nhận biết: Tạo dịch mẫu từ rau khoai lang sau đó cho thuốc thử AgNO3 cho
vào dịch mẫu: Nếu có kết tủa trắng thì có ion Cl-.

3


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Câu 4
Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để
thu được một số bào quan sau: ty thể, lizôxôm, lục lạp, không bào và bộ máy

Gôngi. Hãy cho biết bào quan nào có cấu trúc màng đơn, màng kép. Từ đó nêu
những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa các bào quan có cấu trúc
màng kép.
Đáp án
* Màng đơn: lizôxôm, bộ máy Gôngi, không bào.
* Màng kép: ty thể và lục lạp.
* Khác nhau:
Ty thể
Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong - Hai lớp màng đểu trơn nhẵn.
gấp nếp.
- Có enzim pha sáng quang hợp đính
- Có các enzim hô hấp đính trên màng trên các túi tilacoit ở hạt grana.
trong (hay các tấm răng lược crista). - Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha sáng
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử được dùng cho pha tối để tổng hợp
dụng cho tất cả các hoạt động sống của chất hữu cơ.
tế bào.
- Có mặt trong các tế bào quang hợp ở
- Có mặt hầu hết ở các tế bào.
thực vật.

Câu 5
Phân biệt prôtêin xuyên màng và bám màng về cấu trúc và chức năng.
Đáp án
Đặc điểm so
Protein bám màng
Protein xuyên màng
sánh
- Bám vào phía mặt ngoài và - Xuyên qua màng 1 hay
Cấu trúc

mặt trong của màng.
nhiều lần.
- Chỉ có vùng ưa nước,
- Có sự phân hóa các vùng
không có vùng kị nước.
ưa nước và vùng kị nước.
Vùng kị nước không phân
cực nằm xuyên trong lớp
kép lipit, vùng phân cực

4


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Chức năng

- Mặt ngoài: Tín hiệu nhận
biết các tế bào, ghép nối các
tế bào với nhau.

- Mặt trong: Xác định hình
dạng tế bào và giữ các
prôtêin nhất định vào vị trí
riêng.

ưa nước lộ ra trên bề mặt
màng.
- Là chất mang vận
chuyển

tích cực các chất ngược
građien nồng độ, tạo kênh
giúp dẫn truyền các phân
tử qua màng.
- Thụ quan giúp dẫn
truyền thông tin vào tế
bào.

Câu 6
a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu
của mọi cơ thể sống?
b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các
chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Đáp án
a.
* Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì:
Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh
vật.
* Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì:
- Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ
màng sinh học có tính chọn lọc cao.
- Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học.
- Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác
nhân gây bệnh.
- Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất.
- Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ,
thụ thể.
b.

5



VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo
từ các đơn
phân (mônôme).
- Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ.
Câu 7
Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả
có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi
đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
Đáp án
* Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi
đun cách thủy là do: Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế
bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào
trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.
* Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả
năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết màng sinh chất mất
khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu.
Câu 8
a. Cho biết axit malonic là chất có cấu tạo gần giống với axit succinic. Có 2 ống
nghiệm:
- Ống nghiệm 1: enzim succinatdehydrogenaza, axit succinic, axit malic.
- Ống nghiệm 2: enzim succinatdehydrogenaza, axit succinic, axit malonic.
Ống nghiệm nào sẽ cho nhiều sản phẩm axit fumaric hơn? Giải thích?
b. Phân biệt trung tâm hoạt động và trung tâm điều chỉnh? Sai khác giữa chất ức
chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh? Axit succinic là cơ chất của
enzim succinatdehydrogenaza, axit mamonic là chất ức chế của enzim
succinatdehydrogenaza. Làm thế nào để biết được axit malonic là một chất ức

chế cạnh tranh hay không cạnh tranh?
Đáp án
a.
- Ống nghiệm 1 sẽ cho nhiều sản phẩm axit fumaric hơn vì axit malic không ảnh
hưởng đến hoạt tính của enzim succinatdehydrogenaza.
6


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Ống nghiệm 2 sẽ cho ít sản phẩm axit fumaric hơn vì axit malonic là chất ức
chế cạnh tranh (cấu hình gần giống với cơ chất axit succinic) đã cạnh tranh với
cơ chất axit succinic trong phản ứng có sự xúc tác ảnh của enzim
succinatdehydrogenaza.
b.
+ Trung tâm hoạt động và trung tâm điều chỉnh:
- Trung tâm hoạt động: vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ
chất.
- Trung tâm điều chỉnh: là vị trí gắn với chất điều chỉnh (chất ức chế hoặc chất
hoạt hóa).
+ Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh:
- Chất ức chế cạnh tranh: là những chất có cấu tạo hóa học và cấu hình gần giống
với cơ chất. Chất ức chế cạnh tranh liên kết với trung tâm hoạt động của enzim
tạo thành phức hệ enzim-cơ chất rất bền vững. Khi đó, trung tâm hoạt động của
enzim bị chất ức chế cạnh tranh chiếm chỗ nên không còn trung tâm hoạt động
cho cơ chất nữa.
Ví dụ: axit malonic là chất ức chế cạnh tranh của cơ chất axit succinic trong phản
ứng của axit succinic phân giải thành axit axit fumaric nhờ enzim
succinatdehydrogenaza.
- Chất ức chế không cạnh tranh: là những chất kết hợp với phân tử enzim làm

biến đổi cấu hình không gian của trung tâm hoạt động enzim. Khi cấu hình không
gian của trung tâm hoạt động enzim bị biến đổi thì không còn phù hợp với cấu
hình của cơ chất, do đó không liên kết được với cơ chất.
Ví dụ: Tác động của ion kim loại nặng (ion thủy ngân, bạc, muối arsen, xianit...)
làm biến đổi cấu hình không gian trung tâm hoạt động của enzim.
* Cách để biết được axit malonic một chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh
tranh:
- Trong điều kiện nồng độ enzim không đổi, thay nồng độ cơ chất (axit succinic),
xem xét tốc độ của phản ứng tăng hay không.
+ Khi tăng nồng độ cơ chất axit succinic làm tốc độ phản ứng tăng lên thì axit
mamonic là chất ức chế cạnh tranh. Nguyên nhân là vì chất ức chế cạnh tranh sẽ
tranh giành với cơ chất, cùng liên kết với trung tâm hoạt động của enzim. Cho
nên khi tăng nồng độ cơ chất thì khả năng cạnh tranh của chất ức chế giảm (vì
chất ức chế có tỉ lệ nhỏ) nên tốc độ phản ứng tăng lên.
7


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

+ Khi tăng nồng độ cơ chất axit succinic mà tốc độ phản ứng không tăng thì axit
mamonic là chất ức chế không cạnh tranh. Đối với chất ức chế không cạnh tranh
thì khi tăng nồng độ cơ chất, tốc độ phản ứng cũng không đổi vì chất ức chế làm
bất hoạt enzim chứ không cạnh tranh với cơ chất. Thực tế, axit mamonic một
chất ức chế cạnh tranh.
Câu 9
Với nguyên liệu là củ hành tía hoặc lá thài lài tía. Dụng cụ và hóa chất là kính
hiển vi quang học, vật kính X10, X40 và thị kính X10, X15, lưỡi dao cạo, kim
mũi mác, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch muối ăn (8%),
giấy thấm. Hãy nêu cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên
sinh?

Đáp án
* Cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh:
- Lấy một vảy hành màu tía hoặc lá thài lài tía, dùng kim mũi mác tước lấy một
miếng biểu
bì mặt ngoài. Dùng lưỡi dao cạo cắt một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất và đặt lát
cắt lên phiến
kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính và đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở
bội giác nhỏ
sau đó chuyển sang xem ở bội giác lớn.
- Nhỏ một giọt dung dịch muối ăn 8% ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt
miếng giấy
thấm để rút nước dần dần.
- Vài phút sau thấy khối tế bào chất dần tách khỏi thành tế bào từ các góc và sau
đó ở các
chỗ khác, cuối cùng làm thành hình như một cái túi. Đó là hiện tượng co nguyên
sinh.
* Giải thích:
- Do dung dịch muối ăn 8% đậm đặc (môi trường ưu trương) hơn dịch tế bào nên
nước đi ra
ngoài tế bào.

8


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Câu 10
a. Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con
đường nào?
b. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất. Theo

em “dấu chuẩn” là hợp chất nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến
màng sinh chất như thế nào?
c. Màng trong ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp?
Giải thích?
Đáp án
a.
- Ơstrôgen là lipit nên có thể đi qua lớp kép phôtpholipit.
- Prôtêin có kích thước quá lớn nên phải qua màng tế bào bằng cách xuất, nhập
bào.
b.
- Dấu chuẩn là glicôprôtêin.
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa
vào trong xoang mạng lưới nội chất hạt, tạo thành túi, tiếp tục được đưa đến bộ
máy gôngi, trong bộ
máy gôngi, prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit thành
glicôprôtêin
hoàn chỉnh.
- Glicôprôtêin được đóng gói và đưa ra ngoài màng bằng phương thức xuất bào.
c.
- Màng trong ti thể tương đương với màng tilacôit ở lục lạp.
- Vì: Trên 2 loại màng này đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử
và ATP-sintetaza. Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng sẽ tổng
hợp ATP.
Câu 11
Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: đầu tiên lục lạp
được ngâm trong 1 dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH
= 4, lục lạp được chuyển sang 1 dung dịch kiềm có pH = 8. Lúc này trong điều
kiện tối, lục lạp tạo ATP.

9



VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

a. Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacoit hay bên ngoài màng
tilacoit?
b. Qua thí nghiệm trên cho biết điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP?
Đáp án
a.
- Phân tử ATP được hình thành bên ngoài màng tilacoit để đi ra chất nền cung
cấp cho pha tối.
b.
- Có sự chênh lệch về nồng độ ion H+ giữa màng trong và màng ngoài tilacoit
(xoang tilacoit) để phức hệ ATP-syntêtaza tổng hợp ATP.
Câu 12
a. Trình bày đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi
khuẩn sinh sản nhanh hơn tế bào người.
b. Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta
có thể dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh
trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại các tế bào người.
Đáp án
a.
- Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn tế bào người nên tỷ lệ S/V ở vi khuẩn
lớn hơn so với tế bào người nên trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ở tế bào
vi khuẩn xảy ra nhanh hơn.
- Tế bào vi khuẩn không có màng nhân nên quá trình nên quá trình phiên mã và
dịch mã xảy ra đồng thời do đó quá trình tổng hợp prôtêin cũng xảy ra nhanh
hơn so với tế bào người dẫn đến sự sinh sản nhanh.
b. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta có
thể sử dụng các chất kháng sinh để ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi

khuẩn.
Câu 13
Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch
2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần
nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến
đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào và giải thích.
10


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Đáp án
- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza.
- Giải thích:
+ Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi
bị đun nóng (các liên kết hydrô bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin
cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên
kết yếu (liên kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn.
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên
kết hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết
hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống,
các liên kết hyđrô được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN
có thể hồi phục cấu trúc ban đầu.
+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên
kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý
tế bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch.
Câu 14
a. Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Giải thích vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng
quan trọng trong tất cả các tế bào?
b. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu

các chức năng của bào quan đó.
Đáp án
a. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit:
- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 phân tử axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc
phôtphat liên kết với 1 alcôn phức (côlin...).
- Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước → là phân tử lưỡng cực.
- Là phân tử lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị
nước đẩy.
- Phôtpholipit tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.
b.
- Bào quan đó là lizôxôm.
- Cấu trúc: dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân
prôtêin, An, cacbohidrat, lipit.

11


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Chức năng: phân hủy các tế bào già, tế bào tổn thương, các bào quan hết hạn
sử dụng.
Câu 15
a. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu
chức năng của chúng ở mỗi cấu trúc đó.
b. Ở tế bào người, khi nguồn glucôzơ bị cạn kiệt trong một thời gian dài, tế bào
buộc phải sử dụng prôtêin làm nguyên liệu cho quá trình ôxi hóa giải phóng năng
lượng, khi đó prôtêin sẽ bị biến đổi như thế nào? Sản phẩm cuối cùng của sự
biến đổi này là gì?
Đáp án
a.

- Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng
tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng tylacôit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tylacoit tạo
gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng lizôxôm: bơm H+ từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong đó.
- Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradien H+, tổng hợp ATP
hoặc dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển động lông roi.
b.
- Thủy phân prôtêin dưới tác động của protêaza, giải phóng các aa.
- Loại nhóm NH2 tạo axêtinCoA để đi vào chu trình Crep.
- Sau khi loại amin sẽ trực tiếp đi vào chu trình Crep.
- Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và NH4+(NH3).
Câu 16
Ngâm tế bào hồng cầu của người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung
dịch sau:
+ Dung dịch ưu trương
+ Dung dịch nhược trương
Hiện tượng xảy ra như thế nào? Hãy giải thích?
Đáp án
* Hiện tượng xảy ra:
12


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Môi trường
Ưu trương
Nhược trương

Tế bào hồng cầu

Tế bào co lại và
nhăn nheo
Tế bào trương lên và
vỡ ra

Tế bào biểu bì củ hành
Co nguyên sinh
Tế bào trương lên
nhưng không vỡ ra

* Giải thích:
+ Môi trường ưu trương, tế bào mất nước, trong môi trường nhược trương tế bào
hút nước.
+ Tế bào thực vật có thành tế bào nên khi mất nước màng sinh chất tách ra khỏi
thành tế bào (co nguyên sinh), khi hút no nước màng sinh chất căng ra áp sát
thành tế bào nên không vỡ ra.
+ Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên khi hút no nước tế bào bị vỡ ra.
Câu 17
a. Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là
thành phần cơ bản của sự sống? Vì sao?
b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các
thành phần đó.
c.
+ Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic?
+ Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó.
+ Cho biết vai trò của các loại bào quan đó.
Đáp án
a. Những hợp chất hữu cơ trong tế bào:
- Cacbonhidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . .
- Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic.

* Vì:
+ Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo
vệ cơ
thể, điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động,
...
+ Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), truyền đạt
thông tin di
truyền (mARN), vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN).
13


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

b. Thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành
phần đó:
- Lớp kép phôtpholipit: Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân
cực hòa
tan trong lipit, giúp màng có tính khảm động.
- Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có
tính chọn
lọc, góp phần vào tính khảm động của màng.
- Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật).
- Glicoprotein: “Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô.
c.
- Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và
ribôxôm.
* Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan:
- Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với
protein
histon. Ngoài ra còn có một ít ARN.

- Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein.
- Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom.
* Vai trò của các loại bào quan:
- Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể.
- Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
- Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào.
Câu 18
Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa (dưới 1µm)? Tại sao kích thước
tế bào nhân chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?
Đáp án
- Kích thước của tế bào ở mỗi loài sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên lâu
dài và đạt tới mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ giữa S/V là hợp lý cho quá trình trao đỗi
chất của tế bào.
- Tế bào nhân chuẩn có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và
có nhiều bào quan khác nhau đòi hỏi phải có V đủ lớn để có thể chứa được, giống
14


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

như một căn nhà rộng thì có thể chia làm nhiều phòng còn căn nhà hẹp thì chỉ
có thể để một phòng vậy.
Câu 19
Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học.
a. Chất nào trong các chât kể trên không phải là pôlime?
b. Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c. Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ?
Đáp án
a. Chất trong các chât kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì

nó không được cấu tạo từ các đơn phân (là monome).
b. Chất không tìm thấy trong lục lạp là celluloz.
c. Công thức câu tạo: (C6H10O5)n
- Tính chất: Celluloz được cấuu tạo từ hàng nghìn gốc 1-D-glucoz lên kết với
nhau bằng liên kết 1-1,4- glucozit. Tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững
khó bị thủy phân.
- Vai trò:
* Celluloz tạo nên thành tế bào thực vật.
* Động vật nhai lại: celluloz là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
* Người và động vật khác không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể
tiêu hóa được celluloz nhưng celluloz có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa
làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu, tăng cường đào thải chất cặn bã ra
khỏi cơ thể.
Câu 20
Một loại polisaccarit ở thực vật được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết
với nhau bằng liên kết 𝛽-1,4-glycôzit thành mạch thẳng không phân nhánh. Nêu
tên và vai trò của loại polisaccarit này trong cơ thể thực vật. Ở tế bào nấm, chất
hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Cho biết đơn phân cấu tạo
nên chất hóa học này.
Đáp án
- Polisacarit đó là xenlulôzơ.
- Vai trò trong cơ thể thực vật là cấu trúc thành tế bào.
15


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Trong tế bào nấm, chất này được thay thế bằng kitin.
- Đơn phân cấu tạo kitin là N-acetyl glucozamin.
Câu 21

Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ,
glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ.
a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi,
đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat
nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật?
b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích?
Đáp án
a.
- Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ.
- Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ.
- Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ.
- Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ,
xenlulôzơ, mantôzơ.
- Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ.
b.
- Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất.
- Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là
glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β-4 glucozit tạo nên sự
đan xen 1 “sấp”, 1 “ngửa” nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh.
Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với
nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và
sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc.
Câu 22
Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong
các bậc cấu trúc đó? Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp
bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng?
Đáp án
* Cấu trúc:

16



VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi poli peptit mạch thẳng. Cấu trúc bậc
1 được giữ vững bởi các liên kết peptit, là những liên kết cộng hóa trị bền vững.
Nhờ có liên kết cộng hóa trị bền vững nên trình tự các axit amin không bị thay
đổi bởi các tác động của môi trường.
- Bậc 2: do bậc 1 xoắn α hay gấp nếp β. Cấu trúc bậc 2 được giữ nhờ liên kết
peptit của cấu trúc bậc 1 và các liên kết yếu của liên kết hiđrô. Liên kết hiđrô
được hình thành từ các nhóm cho H (NH3+) và các nhóm nhận H (COO-).
- Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại theo không gian ba chiều. Cấu trúc bậc
3 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande van, tương tác kị nước, liên kết ion.
- Bậc 4: do từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với
nhau tạo thành. Cấu trúc bậc 4 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên
kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion.
* Khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không
dùng
phương pháp bảo quản nóng:
- Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành
bởi các liên kết hiđrô, không bền với nhiệt độ cao…
- Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ
thấp (vừa
phải). Trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hiđrô không bị đứt, cấu trúc không
gian của
protein không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của protein nên
trứng lâu bị
hỏng.
- Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt
độ cao) thì nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị đứt gãy, cấu trúc không gian

của protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng.
Câu 23
a. Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng?
b. Vì sao 2 loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất?
Đáp án
a.
17


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Protein bám màng
Protein xuyên màng
- Bám vào phía mặt ngoài: tín hiệu - Pecmeaza, là chất mang vận chuyển
nhận
tích cực các chất ngược građien nồng
biết các tế bào, ghép nối các tế bào với độ.
nhau.
- Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân
- Bám vào phía mặt trong: xác định tử qua
hình
màng. Thụ quan giúp dẫn truyền thông
dạng tế bào và giữ các prôtêin nhất tin
định
vào tế bào.
vào vị trí riêng.
b.
- Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên
tính linh hoạt mềm dẻo cho màng.
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống

giữa 2 lớp màng. Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương
đối đồng đều trên màng,
nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng
di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
Câu 24
Tế bào nhân thực có đường kính trung bình gấp hàng chục nghìn lần tế bào
nhân sơ, diên tích gấp hàng trăm lần, thể tích gấp hàng nghìn lần. Tại sao tế bào
nhân thực vẫn đảm bảo quá trình trao đổi chât rât hiệu quả ?
Đáp án
- Với tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích bề mặt trren thể tích lớn
(S/V lớn) vì vậy diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá
trình trao đổi chất.
- Với tế bào nhân thực vì có kích thước tế bào lớn hơn, nên tỉ lệ S/V nhỏ hơn tế
bào nhân sơ nhưng vẫn đảm bảo quá trình trao đổi chât rât hiệu quả là do tế bào
nhân thực có hệ bào qan có màng bao bọc, làm tăng diên tích bề mặt trao đổi
chất toàn phần. Mặt khác, mỗi khoang bào quan lại là mọt vùng duy trì được các
điều kiện hóa học đặc biệt, khác với các bào quan khác nên các phản ứng.

18


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Câu 25
Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động, thí nghiệm chứng minh
màng sinh chất có cấu trúc khảm động?
Đáp án
+ Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì :
- Màng sinh chất được cấu trúc bởi lớp kép photpholipit và các phân tử prôtêin
xen kẽ trong

lớp kép photpholipit.
- Cấu trúc khảm là lớp kép phopholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin : trung
bình cứ 15 phân tử P- L xếp liền nhau được xen bởi 1 phân tử P.
- Cấu trúc động là các phân tử P –L và P có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp
màng làm
cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu.
+ Thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có trúc khảm động:
- Lai tế bào chuột với tế bào ở người: Tế bào chuột có các P trên màng đặc trưng
có thể phân biệt được với các P trên màng sinh chất người. Sau khi tạo tế bào
lai, người ta thấy các phân tử P của tế bào chuột và tế bào người nằm xen kẽ
nhau.
Câu 26
a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy
nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc
điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì?
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizôxôm
nhất? Tại sao?
Đáp án
a.
- Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B.
- Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin
di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào).
b.
- Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất.

19


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y


- Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng
như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất.
Câu 27
a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có
nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Đáp án
a. Nhân có hình cầu hoặc hình bầu dục đường kính khoảng 5 micromet được cấu
tạo gồm 3 phần:
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao
đổi chất giữa
nhân với tế bào. Màng ngoài nối với màng lưới nội chất . trên màng có nhiều lỗ
nhân, có gắn các phân tử protein cho phép các chất cần thiết đi vào và ra khỏi
nhân.
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất, gồm protein và ARN.
- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân
chia tế bào,
những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và
hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và
ADN.
b.
- Tế bào bạch cầu là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng.
- Vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều
hoà mọi hoạt
động sống của tế bào, quy định thông tin về các phân tử protein.
Câu 28
Một nhà khoa học đã tạo ra loại thuốc nhằm ức chế một loại enzym “X”. Tuy
nhiên, khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác dụng phụ

không mong muốn vì nó ức chế cả một số loại enzym khác.
- Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn
nói trên.
20


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

- Hãy đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế đƣợc enzym “X” nhưng lại không gây
tác động phụ không mong muốn và giải thích cơ sở khoa học của cải tiến đó.
Đáp án
- Cơ chế tác động:
Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym khác nhau vì
thế thay vì chỉ ức chế enzym "X" nó ức chế luôn một số enzym quan trọng khác
gây nên các tác động phụ không mong muốn.
- Cải tiến thuốc: Để thuốc có thể ức chế riêng enzym "X" chúng ta nên sử dụng
chất ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym "X". Chất ức chế không cạnh
tranh sẽ liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của
enzym) nên không ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym khác.
Câu 29
a. Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti
thể?
b. Loại tế bào nào trong cơ thể người có mạng lưới nội chất trơn phát triển? Loại
tế bào nào có mạng lưới nội chất hạt phát triển?
Đáp án
a.
- Ty thể là cơ quan sản sinh năng lượng do đó tế bào có nhiều ty thể là tế bào
hoạt động mạnh nhất. Tế bào cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào cần nhiều năng
lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất.
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn O2 trong ti thể, vì vai trò vận

chuyển của nó vẫn hô hấp bằng con đường đường phân.
b.
- Lưới nội chất trơn tổng hợp lipit. Nên nơi tổng hợp nhiều lipít là tế bào não, tế
bào tuyến nội tiết (nơi sản xuất stêrôit), tế bào niêm mạc ruột.
- Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp các protein. Nên nơi tổng hợp nhiều là tế
bào bạch cầu, tế bào tuyến tiết, tế bào tổng hợp hoocmôn, sản xuất protein xuất
khẩu ra ngoài.
21


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

Câu 30
Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế
bào thực vật.
d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những
đại phân tử có cấu trúc đa phân.
f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.
g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức.
h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành
nhờ trung thể.
Đáp án
a. Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP.
b. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong
lizôxôm phân huỷ.
c. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là

thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
d. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.
e. Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân.
f. Đúng.
g. Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu.
h. Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể
hình sao.
Câu 31
Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần thường xuyên thì có
thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác dụng)?
Đáp án
- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do:
+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn
và các enzim
khử độc liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc.
22


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

=> Điều đó lại làm tăng sự chịu đựng đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng
liều cao mới đạt hiệu quả.
Câu 32
Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và
0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và
0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.
a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?
b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
Đáp án
- Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo.

- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong
tế bào nhân tạo.
- Saccarôzơ là loại đường đôi có kích thước phân tử lớn hoàn toàn không thấm
qua màng
chọn lọc.
- Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình.
- Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo.
Câu 33
a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với
màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi
qua màng nào? Giải thích?
b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với
nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế
bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất
nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào?
a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+:
- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp
phôtpholipit
kép.
- Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất
tích điện
23


VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không
có kênh prôtêin nên không thể đi qua được.
b.
* Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng.

* Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều
chức năng.
Câu 34
Hãy cho biết những chất như: Estrogen, Protêin, Ion, O2 qua màng sinh chất
bằng những cách nào?
Đáp án
- Estrogen là Lipit nên có thể đi qua lớp photpholipit, protein có kích thước quá
lớn nên phải
đi qua màng tế bào bằng cách xuất nhập bào, ion mang điện nên phải đi qua kênh
protein, oxi có thể khuếch tán qua lớp photpholipit.
Câu 35
Giải thích tại sao khi ta chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ rồi ngâm trong
nước thì các mảnh quả ớt lại cong lại theo một chiều xác định?
Đáp án
- Do cấu tạo phía bên trong và bên ngoài khác nhau: Phía ngoài ít thấm nước,
phía trong thấm nước nhiều hơn vì thế nước vào lớp tế bào bên trong nhiều hơn
khiến cho quả ớt cong lại cuộn phía vỏ quả vào trong.
Câu 36
Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan
nào trong cơ thể người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể?
Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào quan đó?
Đáp án
- Loại tế bào: gan.
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn
và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:

24



VŨ DUY HƯNG – ĐH Y

+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm
hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và
dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất
độc đến ôxi
tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
Câu 37
a. ATP là gì? ATP chuyển năng lượng cho các hợp chất bằng cách nào?
b. Vì sao ATP được gọi là “Tiền tệ năng lượng” của tế bào?
Đáp án
a.
*ATP là hợp chất cao năng được cấu tạo từ 3 thành phần: 1 phân tử bazơ ađênin,
1 phân tử đường pentôzơ liên kết với 3 nhóm photphat. Trong đó có 2 liên kết
cao năng giữa các nhóm photphat cuối trong ATP. Các nhóm photphat đều mang
điên tích âm, khi ở gần nhau có xu hướng đẩy nhau làm cho liên kết này bị phá
vỡ.
* ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm
phôtphat cuối cùng
cho các chất đó để trở thành ADP (giải phóng khoảng 7.3 Kcalo) rồi ngay lập
tức ADP được
gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
b. ATP được gọi là “Tiền tệ năng lượng” của tế bào vì:
+ Mọi cơ thể sống đều sử dụng năng lượng ATP
+ ATP có khả năng truyền năng lượng cho các phân tử khác thông qua chuyển
nhóm phôtphat cuối cho phân tử đó để trở thành ADP giải phóng 7,3 Kcalo.
Câu 38
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Trong pha tối của quang hợp sử dụng ATP của pha sáng để khử CO2 thành

chất hữu cơ.
2. Trong các con đường cố định CO2 thì con đường C3 là phổ biến cho thực vật
ở vùng khô, nóng, sáng.

25


×