Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

LUẬN ÁN TIẾN SỸ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN NGỌC THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 01 NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Hoàng Anh
Sinh ngày: 03 tháng 02 năm 1989 – Tại: Cần Thơ
Quê quán: Hòa Bình, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Hiện đang công tác tại: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Là nghiên cứu sinh khóa 20 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Cam đoan đề tài: Tác động của Chi tiêu công, Quản trị công đến Tăng trưởng
kinh tế tại các quốc gia Châu Á.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ
tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án nghiên cứu này là công trình nghiên cứu
riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung
đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.
TP. HCM, ngày 03 tháng 02 năm 2020
Nghiên cứu sinh

LÊ HOÀNG ANH



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của gia đình,
bạn bè, tập thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt
là người hướng dẫn khoa học của tôi, PGS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch, đã hết sức
nhiệt tình, sâu sát trong quá trình hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Do đó, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể giảng viên Trường và PGS. TSKH.
Nguyễn Ngọc Thạch.
Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự hướng dẫn thêm từ Quý Thầy/Cô, sự chia sẻ, đóng góp của các
chuyên gia để tôi có thể nghiên cứu tốt hơn nữa.
TP. HCM, ngày 03 tháng 02 năm 2020
Nghiên cứu sinh

LÊ HOÀNG ANH


iii

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá tác động của chi tiêu công, quản
trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Với mục tiêu chung như
trên, nghiên cứu phát triển 3 mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Đánh giá tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (2) Đánh giá tác động của
quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (3) Đánh giá tác động
của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á.

Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ nhất, kết quả luận án cho thấy, tại các
quốc gia châu Á, việc gia tăng chi tiêu công sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Barro
(1990) và Nurudeen & Usman (2010). Nguyên nhân của kết quả này có thể là do
việc gia tăng chi tiêu công sẽ dẫn đến việc gia tăng thuế và\hoặc gia tăng vay nợ
nước ngoài để tài trợ chi tiêu công. Bên cạnh đó, quản trị công yếu kém cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho các khoản chi tiêu công không hiệu quả. Và điều
này sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy chi tiêu công không có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế.
Kết quả ước lượng các mô hình nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của khủng
hoảng tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Thậm chí, trong
điều kiện khủng hoảng tài chính, việc gia tăng chi tiêu công sẽ gây ra các tác động
tiêu cực hơn đến nền kinh tế. Ngoài các kết quả về tác động của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế đã được chỉ ra ở trên. Nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng của
GDP bình quân đầu người kỳ trước, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân trên
GDP, tỷ lệ lực lượng lao động, độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á.
Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai, kết quả của luận án cho thấy, tại các
quốc gia châu Á, việc gia tăng chất lượng quản trị công sẽ tạo ra tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc đảm bảo một nền
chính trị ổn định và không có bạo lực sẽ có tác động lớn góp phần thúc đẩy tăng


iv

trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Cụ thể, việc đảm bảo một nền chính trị ổn
định và không có bạo lực sẽ giúp cho các thành phần kinh tế hoạt động tốt hơn, từ
đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, việc Ổn định chính trị
và không có bạo lực cũng là nền tảng cho việc cải thiện các tiêu chí khác bao gồm
Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), Hiệu quả của chính

phủ (Government Effectiveness), Chất lượng các quy định (Regulatory Quality),
Nhà nước pháp quyền (Rule of Law), Kiểm soát tham nhũng (Control of
Corruption).
Với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, kết quả luận án cho thấy, tại các quốc gia
châu Á, trong điều kiện quản trị công tốt, việc gia tăng chi tiêu công sẽ có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng thống nhất với cả ba biến đại
diện cho quản trị công là ICRG, WGI, PV. Như vậy, có thể thấy nếu các quốc gia
châu Á chỉ đơn thuần gia tăng chi tiêu công thì chưa thể thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Để các khoản chi tiêu công phát huy hiệu quả, các quốc gia cần rất chú trọng đến
vấn đề quản trị công tốt.
Bên cạnh việc ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM, để đảm
bảo tính vững của mô hình và các kết luận rút ra từ kết quả ước lượng không bị ảnh
hưởng, tác giả tiếp tục sử dụng phân tích Bayesian Model Averaging (BMA) để
kiểm định lại các hệ số hồi quy. Kết quả kiểm định đã ước lượng nhiều mô hình với
số biến độc lập khác nhau và đều cho thấy sự hội tụ về dấu của các hệ số hồi quy.
Như vậy, các kết luận rút ra từ mô hình đảm bảo độ tin cậy.


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu
viết tắt

Từ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ


1

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

2

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

3

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

4

DGMM

Difference generalized


Phương pháp moment tổng quát

method of moments

sai phân

5

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

6

PMG

Pooled Mean Group

7

WDI

8

WEO

9


ICRG

10

WGI

World Development
Indicators

Chỉ số phát triển thế giới

World Economic Outlook

International Country Risk
Guide
Worldwide Governance
Indicators

Chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia

Chỉ số quản trị toàn cầu


vi

11

EFA

Exploratory Factor Analysis


12

BMA

Bayesian Model Averaging

Phương pháp phân tích nhân tố
khám phá


vii

MỤC LỤC
TRANG BÌA NGOÀI
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
TÓM TẮT LUẬN ÁN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU........................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 7
1.6. Những kết quả và đóng góp mới của luận án....................................................... 8

1.7. Kết cấu luận án. .................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG,
QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................................... 12
Giới thiệu chương ..................................................................................................... 12
2.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 12
2.1.1. Khái niệm chi tiêu công .................................................................................. 12
2.1.2. Khái niệm về quản trị công ............................................................................. 13
2.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 16
2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 17
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế .......... 17
2.2.1.1. Các lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế .......... 17


viii

2.2.1.2. Các mô hình về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ........... 18
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế ......... 21
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu
công và tăng trưởng kinh tế....................................................................................... 27
2.2.3.1. Lý thuyết về Lựa chọn công và lý thuyết Kinh tế chính trị ......................... 27
2.2.3.2. Lý thuyết Kinh tế học thể chế mới ............................................................... 29
2.3. Khung phân tích về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 33
2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan ................................................................. 36
2.4.1. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế. ............................................................................................................................... 36
2.4.2. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh
tế. ............................................................................................................................... 38
2.4.3. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến mối quan hệ

giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.................................................................. 42
Tóm tắt chương 2. ..................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU
CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ......................... 52
Giới thiệu chương. .................................................................................................... 52
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 52
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 53
3.2.1. Phương pháp đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ... 54
3.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế ... 58
3.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế................................................................................ 61
3.3. Phương pháp ước lượng: .................................................................................... 65
3.3.1. Phương pháp ước lượng mô hình .................................................................... 65
3.3.2. Kiểm định tính vững của mô hình .................................................................. 66
3.4. Thu thập và xử lý dữ liệu. .................................................................................. 68


ix

Tóm tắt chương 3. ..................................................................................................... 69
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ............................................................................ 71
Giới thiệu chương. .................................................................................................... 71
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến: ........................ 71
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 74
4.2.1. Kết quả đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á ......................................................................................................... 74
4.2.2. Kết quả xác định các nhân tố đại diện cho quản trị công tại các quốc gia châu
Á. ............................................................................................................................... 82

4.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ..................................................................... 82
4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................................ 85
4.2.3. Đánh giá chất lượng quản trị công tại các quốc gia châu Á ........................... 88
4.2.4. Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia
châu Á ....................................................................................................................... 95
4.2.5. Kết quả đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu
công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á: .............................................106
4.2.6. Kiểm định tính vững của các mô hình ..........................................................109
Tóm tắt chương 4. ...................................................................................................112
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................114
5.1. Kết luận ............................................................................................................114
5.2. Hàm ý chính sách. ............................................................................................119
5.2.1. Cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh
tế. .............................................................................................................................119
5.2.2. Nâng cao chất lượng quản trị công đối với hoạt động chi tiêu công ............121
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ..........................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CHÂU Á


x

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ĐẠI DIỆN CHO QUẢN
TRỊ CÔNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG

ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG
PHƯƠNG PHÁP BMA
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lược khảo các nghiên cứu liên quan ........................................................46
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong các mô hình nghiên cứu ...................................63
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình .......................................71
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan .........................................................................72
Bảng 4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ..........................................73
Bảng 4.4. Kiểm tra tự tương quan và phương sai thay đổi .......................................74
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi tiêu công tổng thể đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á......................................................................75
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế ............................................................................................................78
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế trong điều kiện khủng hoảng .........................................................................80
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo WGI. ...........................................83
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ICRG. ..........................................84
Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett ...................................................................85
Bảng 4.11. Tổng phương sai được giải thích ............................................................86
Bảng 4.12. Ma trận xoay nhân tố ..............................................................................87
Bảng 4.13. Đánh giá các nhân tố và các thành phần cấu thành các nhân tố đại diện
chất lượng quản trị công............................................................................................90
Bảng 4.14. Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập ICRG...............................96

Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập WGI ................................99
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập PV .................................101
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng mô hình với cả 3 biến độc lập ICRG, WGI, PV ....103
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia châu Á ................................................................................................105
Bảng 4.19. Kết quả ước lượng mô hình ..................................................................106


xii

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế tại các quốc gia châu Á ...............................................................................110
Bảng 4.21. Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công, quản trị công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á .....................................................111


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Chính sách tài khóa và các mục tiêu phát triển kinh tế: vai trò ràng buộc
thể chế - chính trị và ràng buộc ngân sách ................................................................ 34
Biểu đồ 4.1. Thống kê mô tả nhân tố ICRG .............................................................91
Biểu đồ 4.2. Thống kê mô tả nhân tố WGI ...............................................................93
Biểu đồ 4.3. Thống kê mô tả nhân tố PV ..................................................................95


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là không thể bàn
cãi. Tuy nhiên, các nguồn gốc, nhân tố và cơ chế (dựa chủ yếu vào thị trường hay
can thiệp nhà nước) của tăng trưởng kinh tế là vấn đề còn nhiều tranh luận. Lịch sử
các học thuyết kinh tế mặc dù đã công nhận những ưu thế của hệ thống kinh tế thị
trường tự do trước nền kinh tế kế hoạch tập trung nhưng vẫn nhận định rằng hệ
thống kinh tế thị trường tự do không thể giải quyết được nhiều vấn đề hoặc giải
quyết chúng với hiệu quả thấp. Đây gọi là những thất bại thị trường (market fiasco).
Vì vậy, cần phải có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường nhằm đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng kinh tế (Keynes, 1936). Trong đó, chi tiêu công là một công cụ
quan trọng của chính sách tài khoá, thể hiện sự tác động chủ động của nhà nước lên
nền kinh tế.
Về mặt lý luận, trong nhiều thập kỷ qua, ảnh hưởng của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện
(Alexiou, 2009; Anh, 2008; Gemmell, Kneller, & Sanz, 2014; Malek, 2014; Thon,
Hương, & Thủy, 2010; Yasin, 2000). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tại hầu
hết các quốc gia, chi tiêu công được sử dụng như một trong những công cụ của
chính sách tài khóa nhưng tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế vẫn là một vấn
đề đang tranh cãi. Hai lý thuyết đầu tiên về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế là lý thuyết luật Wagner và lý thuyết của Keynes. Lý thuyết luật
Wagner (1883) cho rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu
nhập quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết luật Wagner (1883) cho rằng chi tiêu công
không phải là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, mà là một biến nội sinh của
tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế mới là nguyên nhân
dẫn đến sự gia tăng chi tiêu công. Trái với lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết
của Keynes (1936) lại cho rằng sự gia tăng của chi tiêu công sẽ có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, chi tiêu công là một lực ngoại sinh thúc đẩy tăng



2

trưởng kinh tế (Loizides & Vamvoukas, 2005). Các nhà kinh tế ủng hộ lý thuyết của
Keynes cho rằng chính sách tài khóa chủ động là một công cụ quan trọng có sẵn cho
các chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Shafuda, 2015). Thêm vào hai lý
thuyết này, Solow (1956) trong mô hình tăng trưởng Tân cổ điển cho rằng không có
ảnh hưởng lâu dài của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng
trưởng Tân cổ điển chỉ ra rằng các chính sách tài khóa không thể mang lại sự thay
đổi trong dài hạn của tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế Tân cổ điển cho rằng tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn là do tăng dân số, tăng lực lượng lao động, tiến bộ công
nghệ và các biến số này được xác định là ngoại sinh. Trái với các kết quả trên,
Barro (1989) trong mô hình tăng trưởng nội sinh lập luận rằng chi tiêu công có tác
động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Barro (1989) lý giải rằng chi tiêu công của
chính phủ có thể lấn áp đầu tư tư nhân, nhưng không cung cấp một kích thích bù
đắp cho đầu tư và tăng trưởng. Như vậy, một số nghiên cứu cho rằng chi tiêu công
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số khác lại cho rằng chi tiêu công
có tác động tiêu cực hoặc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt hơn,
tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế có thể là phi tuyến, tức là gia
tăng chi tiêu công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng khi chi tiêu công vượt qua
một ngưỡng nhất định thì tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm dần (Malek, 2014).
Về mặt thực tiễn, chi tiêu công cũng có những tác động khác nhau đến tăng
trưởng kinh tế. Tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á, quy mô chi tiêu công có
xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ
công cộng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hay cở sở hạ tầng (IMF,
2014). Xu hướng tăng này bắt đầu từ giữa những năm 1990, gia tăng ở cả các khoản
chi tiêu xã hội và đầu tư công. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009,
chi tiêu công tăng mạnh tại đa phần các quốc gia đang phát triển. Như Gemmell và
cộng sự (2014) nhận định, các gói kích thích tài khóa, mở rộng đáng kể các chương
trình chi tiêu công khác nhau, được ban hành ở nhiều quốc gia từ năm 2008 trở đi
nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù chi tiêu công luôn ở

mức cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn chi tiêu công ở các quốc gia đang phát triển


3

hiện nay là rất đáng lo ngại (Gupta và cộng sự, 2014). Theo nghiên cứu của Gupta
và cộng sự (2014), mỗi đơn vị chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển chỉ tạo
ra được nửa đơn vị giá trị vật chất tương ứng.
Như vậy, cả bối cảnh lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho thấy tác động không
nhất quán của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong nghiên cứu này,
tác giả đặt mục tiêu đánh giá lại tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
để có thể rút ra được kết luận phù hợp với điều kiện của các quốc gia châu Á. Ngoài
ra, để có được bằng chứng toàn diện hơn, tác giả cũng tiến hành xem xét tác động
phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại các quốc gia và khu vực
khác nhau về điều kiện kinh tế vĩ mô, đã cho thấy chi tiêu công có tác động khác
nhau đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu của Zhuang và cộng sự (2010)
lại cho thấy chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại một số
quốc gia song lại có tác động tiêu cực tại một số quốc gia khác có cùng các điều
kiện về kinh tế vĩ mô. Kết quả này có thể lý giải là do đặc thù chính trị và chất
lượng thể chế (các khía cạnh của quản trị công). Các yếu tố đặc thù chính trị và chất
lượng thể chế đã tác động đến khả năng của một quốc gia trong việc thực thi chính
sách tài khóa hiệu quả (Brahmbhatt & Canuto, 2012).
Đến đầu những năm 1990, vấn đề quản trị công và tác động của nó đến tăng
trưởng kinh tế bắt đầu được thảo luận trong các cuộc tranh luận quốc tế. Các tổ
chức quốc tế cho rằng chi tiêu công cho hàng hóa và dịch vụ công sẽ không đạt
được hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như mong muốn nếu việc xây dựng,
thực hiện và giám sát ngân sách bị trục trặc (World Bank, 1992). Đề xuất này cho
thấy quản trị công đóng vai trò quan trọng trong tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy các yếu tố thuộc về quản trị

công có thể đã tạo ra thay đổi trong tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế. Chẳng hạn, một trong những yếu tố của quản trị công được các nghiên cứu xem
xét gần đây là tham nhũng. Các nghiên cứu đều cho rằng tham nhũng có ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Glaeser & Saks, 2004; Xu, Li, &


4

Zou, 2000). Đặc biệt, nghiên cứu của dAgostino và cộng sự (2016) cho thấy dưới
ảnh hưởng của tham nhũng các khoản chi tiêu công cho quốc phòng đã có tác động
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của 106 quốc gia trong mẫu nghiên cứu.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy quản trị công đóng vai trò hoặc là chất xúc
tác, kiểm soát tốt và hiệu quả hơn việc sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế hoặc làm giảm tác động tích cực của chi tiêu công đến tăng trưởng
trong môi trưởng thể chế chất lượng thấp nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét
toàn diện các yếu tố cấu thành quản trị công ảnh hưởng đến tác động này. Bên cạnh
đó, một số nghiên cứu gần đây xem xét tác động riêng lẻ của quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế nhưng cách thức đo lường chưa thống nhất (Siddiqui & Ahmed,
2013). Hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị công dựa trên hai bộ chỉ số
là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số
đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG). Mặc dù hai chỉ
số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường chất lượng
quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể chọn
WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số bất cập trong các
chỉ số này. Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll & Zloczysti (2012), Langbein &
Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu
thành hai bộ chỉ số này. Đồng thời, một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này khó tách
biệt nhau. Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này có thể cùng
đo lường một khái niệm. Đó là lý do một số nghiên cứu thực nghiệm khác như AlMarhubi (2004), Bjørnskov (2006), Easterly & Levine (2002) đã tính trung bình tất
cả sáu chỉ số WGI trong phân tích của họ. Tuy nhiên theo Siddiqui & Ahmed

(2013), việc tính trung bình này không mô tả được chính xác chất lượng quản trị
công.
Xuất phát từ những lý do liên quan đến phương pháp như đã nêu trên, trong
xem xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế, để giải quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số đo lường quản
trị công, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá


5

(Exploratory Factor Analysis - EFA) dựa trên hai bộ chỉ số WGI và ICRG, nhằm
xác định các nhân tố đại diện đo lường quản trị công. Phương pháp này có thể giúp
nhóm các chỉ tiêu cùng đo lường một khái niệm lại với nhau để tạo thành một nhân
tố đại diện. Các nhân tố đại diện này sẽ tách biệt với nhau. Bằng cách làm này, tác
giả sẽ khắc phục được sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu thành hai bộ chỉ số
WGI và ICRG để hình thành các nhân tố thực sự đại diện cho quản trị công. Cuối
cùng, tác giả sử dụng các nhân tố đại diện đo lường quản trị công nhằm tìm kiếm
bằng chứng về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá tác động của chi tiêu công, quản
trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Trên cơ sở đó đề xuất một
số hàm ý chính sách phù hợp. Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu có các mục
tiêu cụ thể sau:
-

Đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc

gia châu Á.
-


Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc

gia châu Á
-

Đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công

và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.
-

Đưa ra các hàm ý chính sách cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đặt

được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời các câu hỏi sau:
-

Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu

Á như thế nào?
-

Các nhân tố nào đại diện cho các thành phần của quản trị công tại các

quốc gia châu Á?


6


-

Tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu

Á như thế nào?
-

Tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng

trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á như thế nào?
-

Các hàm ý chính sách nào cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đặt

được mục tiêu tăng trưởng kinh tế?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á. Trong nội dụng luận án này, tác giả tiếp cận
quản trị công ở góc độ quản trị hoạt động chi tiêu công.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại 43 quốc gia châu Á.
Các quốc gia được lựa chọn dựa trên cơ sở sự có sẵn về dữ liệu của các biến số
trong mô hình nghiên cứu. Các quốc gia được chọn bao gồm 11 quốc gia có thu
nhập cao và 30 quốc gia có thu nhập trung bình và 2 quốc gia có thu nhập thấp theo
việc phân loại thu nhập của Ngân hàng thế giới (World Bank). Theo thống kê của
ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á bao gồm 50 quốc gia. Tuy nhiên, một
số quốc gia không có số liệu quan sát nên nghiên cứu được tiến hành với 43 quốc
gia, chiếm tỷ lệ 86% các quốc gia châu Á. Do đó, mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo tính
đại diện.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2004 2017. Giai đoạn này được lựa chọn vì hầu hết các quốc gia có sẵn dữ liệu. Mặt
khác, giai đoạn này cũng bao gồm thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009.

Giai đoạn này được tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu vì nhiều lý do. Thứ
nhất, giai đoạn này đảm bảo 43 quốc gia đều có đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu.
Thứ hai, giai đoạn nghiên cứu này bao gồm giai đoạn trước khủng hoảng 2004 –
2007, giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2009, giai đoạn sau khủng hoảng 2010 – 2017.
Do đó, tác giả có thể xem xét toàn diện tác động của chi tiêu công, quản trị công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á trong điều kiện bình thường và
trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng. Liên quan đến việc xác định thời điểm


7

khủng hoảng tại các quốc gia châu Á vẫn còn nhiều tranh luận. Trong nghiên cứu
này, tác giả xác định thời điểm khủng hoảng tại các quốc gia châu Á dựa vào các
nghiên cứu của Filardo (2011), Keat (2009). Theo Filardo (2011), tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia châu Á bắt đầu sụt giảm mạnh từ tháng 9/2008, sau sự sụp đổ của
ngân hàng Lehman Brothers. Sự sụt giảm này kéo dài đến tháng 3/2009. Còn theo
Keat (2009), từ quý 4/2009 đến quý 1/2009, xuất khẩu của các quốc gia châu Á đã
giảm 85%, điều này kéo theo sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế. Như vậy,
để đảm bảo bao hàm đầy đủ thời gian khủng hoảng tại các quốc gia châu Á, tác giả
lựa chọn giai đoạn khủng hoảng là 2008 – 2009.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương
pháp ước lượng thích hợp nhằm khám phá tác động của chi tiêu công, quản trị công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Cụ thể:
Nhằm khám phá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á, tác giả phát triển mô hình từ các nghiên cứu của Alexiou (2009),
Cooray (2009). Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và đặc
biệt là hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô, tác giả sử
dụng phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano &
Bond (1991).

Nhằm khám phá các nhân tố đại diện cho các thành phần của quản trị công
tại các quốc gia châu Á, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis – EFA) với hai bộ chỉ số đánh giá quản trị công là chỉ
số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số đánh giá
rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG).
Để đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia châu Á, tác giả phát triển mô hình từ nghiên cứu của Siddiqui & Ahmed (2013).
Phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano & Bond
(1991) tiếp tục được sử dụng để ước lượng mô hình.


8

Để đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á, tác giả tiếp tục phát triển mô hình từ
các nghiên cứu của Alexiou (2009), Cooray (2009), Siddiqui & Ahmed (2013).
Phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano & Bond
(1991) tiếp tục được sử dụng để ước lượng mô hình.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp định tính truyền thống
như phân tích tài liệu (content-analysis), mô tả thống kê, phân tích và tổng hợp, quy
nạp và suy diễn, khái quát hoá, trừu tượng hoá để phân tích riêng lẻ các hiện tượng
rồi kết hợp chúng ở cấp độ mới, tổng kết những sự kiện cụ thể thành các kết luận
khái quát và chứng minh những giả thuyết bằng các sự kiện thực tiễn và số liệu.
1.6. Những kết quả và đóng góp mới của luận án
Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm: (1) Đánh giá tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (2) Đánh giá tác động của
quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (3) Đánh giá tác động
của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á. So sánh với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây luận án
có những đóng góp mới như sau:

Dựa vào nguồn dữ liệu tại 43 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 - 2017,
tác giả đã đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng về tác động phi tuyến của
chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu trước thường chỉ đo
lường tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế mà chưa xem xét tới các
yếu tố làm thay đổi tác động này. Khác với các nghiên cứu trước, luận án xem xét
tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh
tế. Kết quả đã cho thấy, tại các quốc gia có chất lượng quản trị công tốt, chi tiêu
công sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, về mặt lý thuyết, kết quả của luận án đã đóng góp thêm bằng chứng
thực nghiệm cho các lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes về tác


9

động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, kết quả của luận án đã
cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm củng cố cho các lý thuyết về lựa chọn
công, lý thuyết kinh tế chính trị, lý thuyết kinh tế học thể chế khi cho thấy tác động
tích cực của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế và vai trò của quản trị công trong
mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.
Về mặt phương pháp, một đóng góp mới của luận án thể hiện qua phương
pháp đo lường quản trị công. Cụ thể, hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị
công dựa trên hai bộ chỉ số là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance
Indicators - WGI) và chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk
Guide – ICRG). Mặc dù hai chỉ số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
thực nghiệm đo lường chất lượng quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà
các nhà nghiên cứu có thể chọn WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã
chỉ ra một số bất cập trong các chỉ số này. Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll &
Zloczysti (2012), Langbein & Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng

chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu thành hai bộ chỉ số này. Đồng thời, một số chỉ tiêu
trong hai bộ chỉ số này khó tách biệt nhau. Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu
trong hai bộ chỉ số này có thể cùng đo lường một khái niệm. Khác với các nghiên
cứu trước, trong xem xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu
công và tăng trưởng kinh tế, để giải quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số
đo lường quản trị công đã nêu trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) dựa trên hai bộ chỉ số WGI
và ICRG, nhằm xác định các nhân tố đại diện đo lường quản trị công. Phương pháp
này có thể giúp nhóm các chỉ tiêu cùng đo lường một khái niệm lại với nhau để tạo
thành một nhân tố đại diện. Các nhân tố đại diện này sẽ tách biệt với nhau. Các
nhân tố đại diện đo lường quản trị công sau đó sẽ được tác giả sử dụng để đánh giá
tác động đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia
châu Á thông qua việc ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM của
Arellano & Bond (1991). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ước
lượng dữ liệu bảng động tuyến tính để khắc phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra


10

trong các mô hình kinh tế vĩ mô. Do đó, các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy để
rút ra các kết luận.
Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra đối với các phương pháp ước lượng là tính
vững của mô hình. Điều này xuất phát từ việc hệ số hồi quy của các biến trong mô
hình bị thay đổi giá trị khi số lượng biến giải thích trong mô hình thay đổi. Khi đó,
các kết luận rút ra từ kết quả ước lượng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, một đóng góp
mới nữa của luận án là sau khi ước lượng các mô hình tác giả tiếp tục sử dụng phân
tích Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định lại các hệ số hồi quy nhằm
đảm bảo tính vững của mô hình cũng như các kết luận được rút ra.
Cuối cùng, về mặt thực tiễn, xuất phát từ việc chi tiêu công ngày càng gia
tăng trong khi hiệu quả thấp và có thể góp phần làm suy giảm kinh tế, tác giả xem

xét vai trò của quản trị công như một chất xúc tác, kiểm soát tốt, hiệu quả hơn việc
quản lý, sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu ứng
ngược lại trong điều kiện quản trị công kém. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các
nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tác động của quản trị công đến mối quan
hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á. Từ kết quả này, họ
có thêm cơ sở để đưa ra những điều chỉnh về hoạt động quản trị công nhằm quản lý,
sử dụng chi tiêu công tốt hơn để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.7. Kết cấu luận án.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án được kết cấu bao
gồm 5 chương:
-

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên
cứu, kết cấu luận án.
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công, quản trị công

đến tăng trưởng kinh tế
Lược khảo các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện, trên
cơ sở đó hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu.


×