ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT
Phản biện 1: TS. TRẦN VINH TỊNH
Phản biện 2: TS. NGUYỄN LƯƠNG MÍNH
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật điện họp tại Trường Đại học Bách Khoa
ngày 19 tháng 01 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách Khoa.
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học
Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ đầu năm 2015, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đầu tư về
nguồn nhân lực và trang thiết bị, dụng cụ thi công và triển khai áp
dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện trung thế 22kV.
Việc đầu tư để triển khai công nghệ sửa chữa nóng này cũng phải
được tính toán cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai công nghệ sửa chữa nóng
gặp phải nhiều khó khăn trở ngại như: không có bộ dây đấu tắt
(jumper) nhẹ, gọn để đấu tắt nhằm xử lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,…
trên lưới vì không đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu tắt do nhà sản
xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ
đấu tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương
trình tính toán tải trọng làm việc của các loại sào cách điện để nâng
đẩy dây dẫn trong quá trình thi công thay xà…. Từ các lý do này, đề
xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải tiến nhằm
đảm bảo an toàn, khai thác công nghệ hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nguyên tắc và thực tiễn công nghệ sửa chữa nóng đường dây
22kV
- Hiệu quả đạt được trong công tác Sửa chữa nóng của Công ty
Điện lực Đà Nẵng
- Đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục công nghệ Sửa
chữa nóng trên lưới điện 22 kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng
2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính như
sau:
- Đánh giá hiệu quả đạt được của công tác sửa chữa nóng trên
lưới điện 22 kV Công ty Điện lực Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến, khắc phục các khó khăn và
đảm bảo an toàn trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa
nóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về độ tin cậy cung cấp điện và đặc điểm kết cấu
lưới điện 22kV hiện trạng của Công ty Điện lực Đà Nẵng
- Thu thập dữ liệu và các kết quả về độ tin cậy cung cấp điện
thực tế của lưới điện phân phối do Công ty Điện lực Đà Nẵng quản
lý; thu thập dữ liệu về kế hoạch đầu tư, mức đầu tư và tính toán
hiệu quả của công nghệ;
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục
trong quá trình áp dụng công nghệ sửa chữa nóng.
5. Tên và bố cục đề tài
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được đặt
tên như sau:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
trong luận văn gồm có các chương như sau:
Chương 1: CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN
TRÊN THẾ GIỚI
3
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA
CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG
Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ
KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP
DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN
LỰC ĐÀ NẴNG
Kết luận và kiến nghị.
4
Chương 1
CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN
THẾ GIỚI
1.1. GIỚI THIỆU
Ngành điện đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận để áp dụng về các
loại công nghệ sửa chữa nóng hiện đang sử dụng trên thế giới như:
- Công nghệ sửa chữa trên đường dây đang mang điện cấp điện
áp 22kV sử dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện,
- Công nghệ hòa máy biến áp lưu động để sửa chữa, bảo
dưỡng, thay thế Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV.
- Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay (và sào cách
điện) và bệ đỡ cách điện platform.
1.2. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN
1.2.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu
cách điện
Công nghệ này được áp dụng phổ biến tại nhiều nước tiên tiến
trên Thế giới hiện nay (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,…) khi thi công sửa
chữa, thay thế, đấu nối thiết bị, … trên đường dây đang mang điện
22kV mà không phải cắt điện. Vì vậy, luôn duy trì dòng điện liên tục
trong suốt quá trình sửa chữa đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện cho khách hàng. Bên cạnh đó công nghệ còn giúp tiết kiệm thời
gian xử lý công việc do không phải thực hiện các thủ tục cắt điện, các
biện pháp kỹ thuật an toàn, chuẩn bị hiện trường như phương pháp
truyền thống trước đây.
Công nghệ thực hiện theo phương pháp trực tiếp, người công
nhân phải thi công trực tiếp trên đường dây đang mang điện 22kV
bằng cách sử dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện là 02 lớp
5
cách điện quan trọng nhất của công nghệ. Ngoài ra, để đảm bảo an
toàn phải sử dụng các trang bị cách điện để bọc kín xung quanh vị trí
công tác nhằm mục đích chống người hoặc dụng cụ, thiết bị va chạm
vào cùng một lúc 02 pha của lưới điện (pha-pha hoặc pha-đất) sẽ gây
nguy hiểm do ngắn mạch.
1.2.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa
chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối
22/0,4kV
1.2.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ
cách điện Platform
Công nghệ này áp dụng cho các công tác sửa chữa nóng tại
những khu vực đồi núi, đồng ruộng, sườn dốc,… nơi địa hình phức
tạp mà xe gàu cách điện không thể tiếp cận vào hiện trường được.
Khi đó, thay vì tiếp cận hiện trường bằng xe gàu cách điện thì người
công nhân tiếp cận theo phương pháp mang dây an toàn trèo lên trụ.
Khi trèo đến vị trí thích hợp, người công nhân sử dụng sào cách điện
để thao tác bọc cách điện ba pha dây dẫn điện xung quanh vị trí công
tác nhằm tạo vùng làm việc cách ly không điện đảm bảo an toàn. Sau
đó, sử dụng puly kéo lên bệ đỡ cách điện platform và thực hiện lắp
đặt bệ đỡ vào thân trụ tại một vị trí thuận lợi nhất để làm việc. Người
công nhân phải luôn mang găng tay cách điện trung thế và đứng trên
bệ đỡ Platform để thực hiện công tác đảm bảo an toàn. Ngoài ra khi
cần di chuyển sang vị trí khác xung quanh đầu trụ công tác thì người
công nhân thực hiện xoay tròn bệ đỡ cách điện Platform với khả năng
xoay 3600. Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao phải luôn sử
dụng dây an toàn trong khi đứng trên bệ đỡ bằng cách móc dây an
toàn vào tay vịn của bệ đỡ Platform.
1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
6
1.3.1. Đánh giá, chọn lựa công nghệ sửa chữa nóng
1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ
So sánh các công nghệ nêu trên, dễ nhận thấy phương pháp
thao tác trực tiếp bằng găng tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu
cách điện là phù hợp với thể trạng, kỹ năng khéo léo của người Việt
Nam và phù hợp với công nghệ hiện tại đang thực hiện.
Với tình trạng đường xá nhỏ hẹp, không gian xử lý trên lưới
điện đôi khi rất nhỏ, kiểu lưới điện trung hạ thế kết hợp, có nhiều dây
thông tin đi chung cột. Do đó, công nghệ thao tác trực tiếp bằng găng
tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ sửa chữa nóng trên
đường dây đang mang điện là rất cần thiết.
Qua đó, tùy điều kiện cụ thể của các đơn vị phải phân tích
đánh giá và lựa chọn các công nghệ tối ưu, hiệu quả nhất để thi công
phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối trên lưới điện thực tế do mình
quản lý vận hành.
Mỗi công nghệ sửa chữa nóng có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Vì vậy cần có sự kết hợp giữa chúng với nhau để tăng
hiệu quả và khai thác triệt để công nghệ. Chằng hạn cần kết hợp giữa
phương pháp sử dụng găng tay và xe gàu cách điện với phương pháp
sử dụng bệ đỡ cách điện Platform đối với các trường hợp xe gàu cách
điện không thể tiếp cận vào hiện trường có địa hình đồi dốc, đồng
ruộng,… mà lúc đó phải thực hiện các bước thủ công lắp đặt bệ đỡ
cách điện để tiến hành công tác.
7
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ
SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV
CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG
TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
2.1.1. Công tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu
cách điện
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ
NẴNG
2.2.1. Tình hình đầu tư
Để triển khai thành công thực tế công nghệ sửa chữa nóng vào
đầu tháng 07/2016, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đầu tư nhiều hạng
mục như:
2.2.2. Xây dựng mới bãi thực hành Hotline
Nhằm phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện, kiểm tra sát hạch
định kỳ về công tác sửa chữa điện nóng để rèn luyện, nâng cao tay
nghề cho đội ngũ công nhân với diện tích khu bãi tập khoảng 1575
m2. Với nhiều kết cấu đầu trụ theo thực tế trên lưới điện Công ty
Điện lực Đà Nẵng hiện có để các công nhân tập luyện, thực hành
thành thạo và xử lý tình huống nhanh khi áp dụng với các công tác
thực tế.
2.2.3. Xây dựng khu nhà làm việc
Bao gồm các phòng làm việc, hội trường, phòng họp, nhà kho
để bảo quản trang dụng cụ và nhà để xe Hotline với tổng diện tích
8
khoảng 333 m
2
Hiện đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng mở rộng thêm
nhà giữ xe Hotline và nhà kho để đáp ứng được khả năng chứa các xe
Hotline sẽ được Công ty Điện lực Đà Nẵng trang bị trong thời gian
đến. Đảm bảo chủ trương tăng cường công nghệ sửa chữa nóng trên
lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng nhằm ngày càng nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện.
2.2.4. Mua sắm bộ trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa nóng
Bao gồm các phương tiện như xe gàu cách điện, xe bán tải, bộ
trang dụng cụ phục vụ công tác Hotline (trong đó bao gồm chi phí
đào tạo công nhân trong nước cụ thể tại Công ty lưới điện Cao thế
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trong khoảng 03
tháng từ tháng 6/2015 đến tháng 9/2015)
2.2.5. Tổng giá trị đầu tư
Tổng giá trị đầu tư cho công nghệ sửa chữa nóng lưới điện
(Hotline) - Giai đoạn 1 của Công ty Điện lực Đà Nẵng:
Bảng 2.5. Tổng giá trị đầu tư cho công nghệ sửa chữa nóng lưới
điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng
TT
1
2
3
Hạng mục đầu tư
Xây
dựng
mới
ĐZTHA&TBA
Bãi
thực hành Hotline
Xây dựng nhà làm việc
Bộ thiết bị, trang dụng
cụ sửa chữa nóng
Hotline
Tổng cộng (đồng)
Giá trị đầu tư
(VNĐ đã bao gồm VAT)
1.657.406.670
700.000.000
20.878.047.211
23.235.453.881
9
2.2.6. Đánh giá hiệu quả đạt được
Bảng 2.6. Giá trị làm ra được trong một năm của Đội SCNLĐ
(Tính bình quân dựa trên số liệu của năm 2017)
STT
1
2
Nội dung
Số lượng lần công tác tối đa thực
hiện được cho các Điện lực trực
thuộc
Số lượng lần công tác do Khách hàng
yêu cầu
Kết quả
506 lượt công
tác/năm
72 lượt công
tác/năm
3
Thời gian thi công trung bình nếu
phải cắt điện
4
Dòng điện trung bình trên tuyến dây
phải cắt điện nếu không thi công
Hotline
5
Sản lượng điện bán được trong thời
gian thi công hotline (không cắt điện)
6.460.163 kWh
6
Doanh thu từ việc không cắt điện khi
thi công hotline
10.982.277.100
đồng
7
8
Giá trị nhân công và ca máy hotline
trong một lượt thi công Hotline (tính
bình quân)
Giá trị thu được từ số lần công tác
cho Khách hàng thu về một năm
9
Chi phí lương nhân công phải trả
10
Chi phí bồi dưỡng độc hại bằng hiện
vật
11
Chi phí khấu hao (10 năm)
Ghi chú
3,201 giờ/lượt
công tác
Theo Phụ lục
thống kê công
tác năm 2017
200 A
8.657.895 đồng
623.368.407
đồng
3.500.000.000
đồng/năm
40.750.000
đồng
2.323.545.388
đồng/năm
Theo Phụ lục
thống kê công
tác năm 2017
= (6.460.163
kWh x 1.700
đ/kWh)
= (623.368.407
đồng/ 72 lượt thi
công)
Phụ lục
10
12
Chi phí quản lý
13
Lợi nhuận thu được sau khi trừ các
chi phí
400.000.000
đồng/năm
5.341.350.119
đồng/năm
= (6)+(8)(9+10+11+12)
Bảng 2.8. So sánh điện thương phẩm của Công ty Điện lực Đà Nẵng
qua các năm
Năm
Sản lượng điện
tiêu thụ (kWh)
Tăng/giảm (+/-)
(kWh)
Tỷ lệ so với
cùng kỳ
năm trước
2016
2.525.026.180
-
-
2017
2.803.794.478
+ 278.768.298
111%
2018
2.925.835.031
+ 122.040.553
104%
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong những năm qua việc áp dụng những công nghệ sửa chữa
nóng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng thực sự đã đạt được
những hiệu quả rất to lớn về nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm
thiểu tối đa thời gian và số lần cắt điện khách hàng do công tác sửa
chữa, thay thế, đấu nối, vệ sinh bảo dưỡng định kỳ,… trên lưới điện.
Qua đó, dòng điện được duy trì cung cấp liên tục, an toàn nên đã
phục vụ tạo ra nhiều vật chất và sản phẩm cho xã hội, nâng cao chất
lượng đời sống của người dân, góp phần không nhỏ trong sự phát
triển kinh tế xã hội của Thành phố.
11
Chương 3
GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN
VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP
DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số khó khăn, trở ngại mà người công nhân thường gặp
phải trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng như:
chưa có dụng cụ thi công, trang thiết bị phù hợp, kết cấu lưới điện
chưa đảm bảo đúng quy định về kỹ thuật an toàn; chưa có công cụ
tính toán tải trọng, lực căng dây dẫn hay tải trọng làm việc an toàn
của sào cách điện khi nâng dây dẫn để người công nhân nắm rõ mà
an tâm, tự tin công tác (ví dụ như các sào cách điện dùng để chống
đẩy dây dẫn điện 22kV phục vụ công tác thay xà bị cong, gãy làm
sập đổ đường dây gây sự cố,…). Vì vậy, những hạn chế, khó khăn
này luôn tồn tại có khả năng dẫn đến những nguy cơ mất an toàn ảnh
hưởng đến tính mạng người công nhân và gây sự cố cho lưới điện
làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
Từ thực trạng nêu trên, cần xem xét nghiên cứu đề ra các giải
pháp cải tiến, khắc phục các khó khăn gặp phải từ thực tế áp dụng
nhằm khai thác triệt để và phát huy hiệu quả hơn nữa của công nghệ
sửa chữa nóng trong thời gian đến như:
+ Nghiên cứu giải pháp cải tiến, khắc phục khó khăn về sử
dụng trang thiết bị, dụng cụ thi công.
12
+ Nghiên cứu và xây dựng công cụ tính toán tải trọng nâng,
kéo khi phối hợp các loại sào cách điện để chống đẩy dây trong công
tác sửa chữa nóng lưới điện.
3.1.1. Về trang thiết bị, dụng cụ thi công
Hiện nay không có thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đóng cắt có tải có
buồng dập hồ quang phù hợp khi thực hiện đấu nối hoặc tách đấu nối
“nóng” đối với nhánh rẽ 22kV là đường dây dài với nhiều khoảng trụ,
có chống sét van hoặc cáp ngầm có dòng dung lớn nhằm phục vụ cho
công tác đại tu, sửa chữa, vệ sinh bảo dưỡng lưới điện định kỳ hoặc
cấp điện cho các phụ tải mới của các Điện lực quản lý vận hành. Mặc
dù, Đội Sửa chữa nóng lưới điện (Công ty Điện lực Đà Nẵng) đã
được trang cấp bộ cò lèo đấu tắt (Jumper) để đóng cắt có tải nhưng
thiết bị này khá nặng, cồng kềnh, dài hơn 3,5m nên dễ làm bung đứt
các lèo nối và đặc biệt phần đầu móc không thể lắp vào đầu cáp ngầm
hay đường dây bọc cách điện trung thế nên không thể thực hiện
những công tác mà bắt buộc phải áp dụng giải pháp đấu tắt.
3.1.2. Về tính toán tải trọng làm việc an toàn của trang dụng
cụ thi công
Theo quy định an toàn trong công tác sửa chữa nóng, nghiêm
cấm làm việc quá tải trọng cho phép đối với các trang dụng cụ phục
vụ công tác (bao gồm tải trọng cơ và điện) như: sào cách điện để
nâng dây dẫn, kẹp căng dây, bộ dụng cụ đấu tắt Jumper,… Nếu làm
việc quá tải trọng các trang dụng cụ sẽ gây ra sự cố lưới điện, tai nạn
điện rất nguy hiểm.
Vì vậy cần nghiên cứu và xây dựng công cụ tính toán được tải
trọng làm việc của các trang dụng cụ để thi công đảm bảo tuyệt đối
an toàn và người công nhân an tâm hơn khi công tác.
13
3.2. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ DÂY ĐẤU TẮT ĐÓNG CẮT CÓ
TẢI BẰNG BUỒNG DẬP HỒ QUANG ĐỂ TẠO ĐẲNG ÁP KHI
THI CÔNG ĐẤU NỐI HOTLINE NHẰM PHỤC VỤ CÔNG
TÁC ĐẤU NỐI ĐƯỜNG DÂY DÀI, CÁP NGẦM CÓ DÒNG
DUNG LỚN ĐỂ ĐẢM BẢO BẢO AN TOÀN, TIN CẬY CHO
CÔNG NHÂN
3.2.1. Lý do thực hiện
Từ thực tế khi đấu nối hay tách đấu nối lèo bằng phương pháp
Hotline trên đường dây dài (từ 05 khoảng trụ trở lên) hoặc đường dây
có kèm theo chống sét van, đường cáp ngầm thì do quá trình quá độ
khi thao tác kết hợp với dung dẫn đường dây làm phát sinh tia lửa
điện rất lớn gây tê tay, có thể cháy hỏng găng tay cách điện và gây
mất an toàn khi thi công sửa chữa nóng đối với dạng công tác này.
Theo kinh nghiệm sử dụng Ampe kìm trung thế đo đạc thực tế
hiện trường, dòng điện dung trên đường dây nhánh rẽ có giá trị như
sau:
Bảng 3.1. Giá trị dòng điện dung đo được trên nhánh rẽ 22kV cần
mở - đấu lèo
TT
1
2
Nhánh rẽ 22kV cần thao tác
Đường dây 22kV dài từ 20
đến 30 khoảng trụ, hoặc có
Thu lôi van
Cáp ngầm dài đến 300m
Giá trị dòng
điện dung
Ghi chú
2,0 ÷ 2,5A
2,6 ÷ 3A
Bên cạnh đó, với bộ dây đấu tắt Jumper sẵn có trong bộ dụng
cụ Hotline lại quá to, nặng (khoảng 10kg), cồng kềnh và quá dài
(khoảng 3,5m) nên không thể sử dụng để thực hiện được trong các
loại công tác đấu nối hoặc tách đấu nối này vì sẽ làm bung đứt các
lèo nối, gây nguy hiểm khi thi công cho người công nhân hoặc gây sự
14
cố lưới điện làm hư hỏng thiết bị, gián đoạn cung cấp điện cho khách
hàng. Ngoài ra, bộ dây đấu tắt này không có vị trí lắp vào đầu cáp
ngầm, đường dây bọc trung thế;
3.2.2. Mô tả giải pháp
Công tác mở lèo, đấu lèo để thi công mà không cần nháy điện
ngày càng được các Điện Lực đăng kí và thực hiện rất nhiều để giảm
thiểu thời gian và khu vực mất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp
trên lưới điện Đà Nẵng.
Thực tế các Điện lực đăng kí công tác mở đấu lèo thường là
những nhánh rẽ có đường dây dài, có lắp thu lôi van từ 30 khoảng trụ
trở lên (như công tác mở đấu lèo cho XN Điện Cơ công tác tại đường
Nguyễn Phước Tần với 47 khoảng trụ, nhánh rẽ Hòa Xuân với 37
khoảng trụ; mở đấu lèo vị trí 33P-480E11 với 47 khoảng trụ có 18
CSV của các thiết bị đo đếm để Điện lực Hải Châu công tác,…)
Cấu tạo của bộ dụng cụ đấu tắt, gồm:
+ Mỏ chim: Dùng để đấu vào đường dây 22kV đang mang
điện, có thể đấu nối đối với các loại dây dẫn có tiết diện đến 240mm2
15
+ Buồng dập hồ quang: Được tận dụng từ buồng dập hồ quang
cũ của tiếp điểm Máy cắt Cooper, để dập tắt hồ quang phát sinh trong
quá trình thao tác
+ Lẫy đóng/cắt: Dùng để đóng hoặc cắt điện qua bộ dụng cụ
đấu tắt
+ Dây đồng mềm nhiều sợi: Tiết diện 16mm2 có vỏ bọc, được
tận dụng từ bộ dây tiếp địa trung áp cũ;
+ Mỏ kẹp cá sấu: Dùng để đấu nối đầu còn lại của bộ dụng cụ
đấu tắt vào đường dây nhánh rẽ, cân bằng điện áp giữa 02 điểm đấu
nối;
3.2.3. Trình tự thực hiện thao tác đấu nối hoặc tách đấu nối
lèo của nhánh rẽ 22kV là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp
ngầm bằng bộ dụng cụ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang
Trình tự thực hiện thao tác đấu nối hoặc tách đấu nối lèo của
nhánh rẽ 22kV là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp ngầm sử
dụng bộ dụng cụ dây đấu tắt đóng cắt bằng buồng dập hồ quang để
tạo đẳng áp, như sau:
+ Dùng Ampe kìm lần lượt đo kiểm tra dòng tải của đường dây
trục chính 22kV và dòng trên nhánh rẽ cần thao tác đấu nối hoặc tách
đấu nối.
+ Kiểm tra bộ dây đấu tắt đóng cắt bằng buồng dập hồ quang
đang ở vị trí cắt
+ Đấu một đầu móc (đầu chim) của bộ dây đấu tắt tự chế vào
đường dây trục chính 22kV đang mang điện trước;
+ Đấu một đầu kẹp cá sấu còn lại của bộ dây đấu tắt vào nhánh
rẽ 22kV
Lưu ý: Phải thực hiện đấu đầu mỏ chim vào đường dây trục
chính trước sau mới đấu đầu kẹp cá sấu còn lại vào nhánh rẽ cần đấu
16
– mở lèo để đảm bảo an toàn. Do khi đó chỉ phần đầu mỏ chim mang
điện đến buồng dập hồ quang đang cắt nên phần dây sau buồng dập
hồ quang không mang điện do đó không gây mất an toàn nếu vô tình
va chạm vào pha khác hoặc pha đất (xà) khi di chuyển để đấu đầu
kẹp cá sấu còn lại vào nhánh rẽ đường dây.
+ Thực hiện thao tác đóng bộ dụng cụ dây đấu tắt đóng cắt
bằng buồng dập hồ quang để đẳng áp (thực hiện bằng cách rút lẫy ra).
+ Sau đó tiến hành đấu nối hoặc tách đấu nối lèo của nhánh rẽ
22kV là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp ngầm sẽ không
xảy ra hiện tượng nẹt lửa phóng điện do quá trình quá độ, đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị.
Khi thi công đấu nối nhánh rẽ trung thế 22kV và các thiết bị
trên lưới điện qua bộ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang thì công
nhân yên tâm và tự tin hơn trong công tác đấu nối thiết bị trên lưới
điện.
3.2.4. Kết quả thực hiện
Thiết bị bộ dây đấu tắt đã được triển khai áp dụng thành công
trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng qua nhiều lượt công tác từ
đầu năm 2018 đến nay (với khoảng hơn 30 công tác mở đấu lèo
Hotline cho các Điện lực quản lý vận hành) để góp phần nâng cao độ
tin cậy cung cấp điện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sau khi ứng dụng bộ dụng cụ dây đấu tắt đóng cắt bằng buồng
dập hồ quang để tạo đẳng áp vào thực tế công tác sửa chữa nóng trên
lưới điện Đà Nẵng thì mang đến các hiệu quả như sau:
+ Có thể mở đấu lèo với đường dây 22kV dài và có TLV lên
đến trên 40 khoảng trụ mà vẫn đảm bảo an toàn cho công nhân khi
thao tác.
17
+ Loại trừ được hiện tượng phóng điện, phát sinh tia lửa điện
thường xuyên trong quá trình quá độ khi đấu nối tháo mở lèo nên
đảm bảo an toàn cho lưới điện, thiết bị công nhân thao tác Hotline,
cũng như không làm hư hỏng găng tay cách điện
+ Thực hiện được nhiều công tác Hotline hơn theo yêu cầu đấu
nối mới hoặc tách đấu nối của các đơn vị quản lý vận hành nhằm
tăng cường nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên lưới điện Công ty
Điện lực Đà Nẵng.
3.3. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
TẢI TRỌNG NÂNG, KÉO KHI PHỐI HỢP CÁC LOẠI SÀO
CÁCH ĐIỆN ĐỂ CHỐNG ĐẨY DÂY TRONG CÔNG TÁC
SỬA CHỮA NÓNG
3.3.1. Đặt vấn đề
Do nằm ở khu vực trung tâm miền Trung, thường xuyên chịu
nhiều thiên tai bão lụt hàng năm nên cấu trúc lưới điện phân phối TP
Đà Nẵng rất đa dạng và được thiết kế khác nhau tại nhiều khu vực
nên không đồng nhất. Điều này đặc biệt gây nhiều khó khăn trong
công tác thi công sửa chữa nóng trên lưới điện Đà Nẵng. Vì vậy, việc
tìm hiểu và xây dựng phương pháp tính toán phân tích an toàn tải
trọng nâng, kéo khi phối hợp các loại sào lại với nhau để công tác an
toàn là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, do kết cấu lưới điện Đà Nẵng khác với lưới điện
TP Hồ Chí Minh với các điểm cơ bản sau:
- Khoảng cách pha- pha ngắn.
- Dây dẫn 22kV là loại bọc cách điện bán phần hoặc dây
trần…
18
Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì công tác sửa chữa nóng trên
lưới điện Đà Nẵng chủ yếu sử dụng các loại sào cách điện để chống
đẩy dây tạo khoảng cách an toàn thi công.
Tuy nhiên, hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các đơn
vị khác trên toàn quốc chưa có phương pháp tính toán cụ thể để có
thể khẳng định khi lắp ghép các loại sào hiện có để chống đẩy dây thì
đảm bảo tải trọng nâng, kéo khi thực hiện công tác.
Bên cạnh đó, việc cần thiết phải có một công cụ hỗ trợ cho
việc tính toán, phân tích nhanh để có thể đưa ra phương án thi công
sửa chữa nóng nhanh chóng, chính xác là việc cần thiết.
3.3.2. Phương pháp tính toán phân tích an toàn tải trọng khi
phối hợp các loại sào lại với nhau
3.3.2.1. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn
3.3.2.2. Phương pháp phối hợp các loại sào cách điện với để
chống đẩy dây
Bảng 3.2. Tải trọng làm việc cho phép tối đa khi kết hợp
giữa các loại sào để chống đẩy dây dẫn
Trường
hợp
Loại sào
(kích thước)
1
A (3,8cm x 3,0m)
B (3,8cm x 3,0m)
2
A (3,8cm x 3,0m)
B (6,3cm x 3,6m)
Loại
liên
kết
Bệ đỡ
sào
Bệ đỡ
sào
Tải
trọng
làm việc
cho
phép tối
đa (kg)
125
215
19
3.3.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ tính toán an toàn tải trọng
nâng
Công cụ được xây dựng trên nền tảng Excel 2010 gồm các tiện
ích sau:
- Các module nhỏ, sử dụng đơn giản để người công nhân dễ
dàng áp dụng.
- Thiết kế kèm theo sơ đồ để trực quan khi nhập liệu và tính
toán.
- Chia các vùng nhập dữ liệu và vùng khóa để tránh nhầm lẫn
khi nhập.
- Kết quả được hiển thị rõ ràng, trực quan để xem xét đưa ra
phương án thi công sửa chữa nóng một cách nhanh chóng, chính xác
và đảm bảo an toàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việc chế tạo bộ dụng cụ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang đã
triển khai áp dụng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng thực tế
rất hiệu quả, kịp thời khắc phục khó khăn, hiện tượng phát sinh tia
lửa điện do có dòng điện dung trong quá trình thao tác đấu – mở lèo
đường dây nhánh rẽ 22kV dài với nhiều khoảng trụ, có lắp thu lôi van
hoặc cáp ngầm,… phục vụ công tác đại tu, sửa chữa, vệ sinh bảo
dưỡng lưới điện định kỳ hoặc đấu nối phát triển phụ tải mới của các
Điện lực quản lý vận hành. Đồng thời giảm thiểu tối đa phạm vi và
thời gian cắt điện góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho
khách hàng. Từ đó, nâng cao uy tín và vị thế Ngành điện đối với
khách hàng sử dụng điện.
Bên cạnh đó, Phương pháp tính toán phân tích an toàn tải trọng
nâng kéo khi phối hợp được xây dựng theo các dạng module nhỏ nên
20
có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.
Phương pháp tính toán phối hợp phân tích an toàn tải trọng
nâng, kéo giúp cho việc xác định được nhanh chóng, chính xác cấu
trúc sào chống đẩy thích hợp để đảm bảo thi công công tác sửa chữa
nóng được an toàn.
Bên cạnh đó, cách sử dụng các Module xây dựng sẵn trên
Microsoft Excel 2010 có thể sử dụng trên thiết bị di động để có thể
phân tích nhanh chóng tại hiện trường thực tế trên lưới điện Công ty
Điện lực Đà Nẵng.
Từ các nhận xét về phương pháp ở trên thì ta thấy đã có thể cơ
bản giải quyết được vấn đề tính toán, phối hợp tính toán để có thể
phân tích tải trọng nâng kéo khi phối hợp các loại sào lại với nhau
nhằm đảm bảo an toàn khi thi công. Tuyệt đối không để xảy ra sự cố
do làm việc quá tải trọng cho phép của dụng cụ thi công gây đổ sập,
sự cố lưới điện và ảnh hưởng đến tính mạng người công nhân.
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội về sự
gia tăng không ngừng của phụ tải và đảm bảo nguồn điện được cung
cấp liên tục cho khách hàng. Vì vậy Ngành điện chung và Công ty
Điện lực Đà Nẵng nói riêng phải triển khai áp dụng các công nghệ
mới nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện là rất cần thiết. Qua đó,
từ khi áp dụng công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Công ty Điện
lực Đà Nẵng đã đạt được rất nhiều hiệu quả to lớn do việc nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI,…), mà đặc biệt còn nhận
được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì không phải
cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới
điện như phương pháp cắt điện phổ biến hiện nay. Từ đó nâng cao uy
tín, vị thế cho Ngành Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã
hội,…
1. Các vấn đề đã thực hiện trong luận văn
Trong nội dung của luận văn, Tác giả đã thực hiện những nội
dung công việc như sau:
+ Giới thiệu tổng quan về các loại công nghệ sửa chữa nóng
lưới điện trên thế giới.
+ Đánh giá hiệu quả của công nghệ sửa chữa nóng đang áp
dụng trên lưới điện 22kV của Công ty Điện lực Đà Nẵng.
+ Thiết kế, chế tạo bộ dây đấu tắt đóng cắt có tải bằng buồng
dập hồ quang để tạo đẳng áp khi thi công đấu nối Hotline nhằm phục
vụ công tác đấu nối đường dây dài, cáp ngầm có dòng dung lớn để
đảm bảo an toàn, tin cậy cho công nhân
+ Xây dựng công cụ tính toán tải trọng nâng kéo khi phối hợp
các loại sào để chống đẩy dây trong công tác sửa chữa nóng.
22
2. Hướng phát triển của đề tài
+ Áp dụng nội dung của luận văn này để đánh giá hiệu quả của
công nghệ. Trên cơ sở đó đề xuất bổ sung nhân lực và mua sắm
phương tiện, trang bị, dụng cụ để phát triển nhiều Đội thi công sửa
chữa nóng, thay thế dần các Đội thi công có cắt điện tại các đơn vị.
Vì vậy, sẽ giảm thiểu tối đa thời gian và số lần cắt điện do sửa chữa,
bảo trì, bảo dưỡng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng trong
tương lai.
+ Nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất áp dụng công nghệ sửa
chữa nóng lưới điện đối với lưới điện 110kV do Công ty Điện lực Đà
Nẵng quản lý vận hành nhằm khai thác công nghệ một cách hiệu quả
hơn nữa và đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp điện đối với lưới
điện 110kV.
3. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả có những kiến
nghị sau:
+ Đề xuất, tham mưu Lãnh đạo Công ty Điện lực Đà Nẵng
phát triển bổ sung nhân lực, vật chất, trang bị, phương tiện phục vụ
công tác sửa chữa nóng để có nhiều Đội thi công hơn nữa. Từ đó, sẽ
phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ, đảm bảo nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện do hạn chế tối đa số lần và thời gian cắt điện trên lưới
điện.
+ Nghiên cứu và tham mưu Lãnh đạo Công ty Điện lực Đà
Nẵng tiếp tục triển khai các dự án áp dụng công nghệ mới về sửa
chữa nóng như: công nghệ Bypass, sửa chữa nóng trên lưới điện
110kV, vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao trên lưới 110kV,…