Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng Điềm Trúc (Dendrocalamus Latiflorus Munro) tại vùng ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 47 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng tre nứa để phục vụ nhu cầu đa dạng
của mình trong cuộc sống hàng ngày. Tre nứa đã đi vào cuộc sống con người
như một bộ phận không thể thiếu được. Trên thế giới có tới 1250 loài, 47 chi
phân bố 1700 triệu ha, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chỉ có
một số ít phân bố ở vùng hàn đới.
Nước ta là một trong những trung tâm phân bố nhiều loài thuộc phân họ
này, tre nứa không chỉ phong phú về thành phần loài, có trữ lượng lớn mà còn
phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên nhiều đai khí hậu khác nhau.
Theo thống kê năm 2000 thì rừng tre nứa tự nhiên có 7.89.221 ha, rừng tre nứa
hỗn loài với cây gỗ là 702, 871 ha, rừng trồng tre nứa là 73, 852 ha.
Diện tích tre nứa chiếm 14, 35% trên tổng diện tích rừng, đây là chưa kể
tre nứa được trồng phân tán ở ven nhà, quanh làng bản. Từ đó cho thấy tài
nguyên tre nứa nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.
Do đó có những đặc điểm như mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, sẵn có
trong tự nhiên, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng
trên đất khó canh tác, đất bạc màu và là cây đa tác dụng…Nên tre nứa là nguồn
tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật bằng những công
nghệ tiên tiến con người đã tìm ra những hướng mới trong chế biến, sử dụng tre
nứa như tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng hay phát hiện ra các ứng dụng mới của tre nứa như chiết suất ra
các loại dược liệu, hóa mỹ phẩm…
Ở nước ta các loài tre nứa thường được trồng tại những nơi đồi núi, ven
sông suối. Việc nghiên cứu loài cây này trên vùng ngập còn rất nhiều hạn chế,
những đề tài nghiên cứu về đặc tính sinh vật học của loài cây này là rất ít.
1
Hiện nay với việc đã nghiên cứu trồng thành công tre Điềm Trúc tại vùng
Ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội đã và đang mang lại nhiều sản phẩm quan
trọng và có giá trị như măng, thân cây, cây giống…
Bên cạnh đó cây điềm trúc chịu hạn, lụt, rét đều rất tốt, đầu ra, đầu vào


đều dễ thực hiện trọng phạm vi từng hộ gia đình hoặc tiến tới làm các dự án lớn
để xuất khẩu. Trong tình hình thiên tai biến đổi phức tạp như những năm gần đây
thì việc đưa cây điềm trúc phát triển rộng cho các vùng ngập lũ có tính khả thi
cao. Để nông dân chung sống bền vững, chủ động tích cực với lũ mà không sợ bị
mất mùa…tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải
pháp phát triển mô hình trồng Điềm Trúc (Dendrocalamus Latiflorus Munro) tại
vùng ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội”.
2
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1. 1. 1. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - môi trường và xã hội trên
thế giới
Ở các nước Phương Tây trong những thập kỷ 60, các chính phủ đã bắt
đầu quan tâm đến chất lượng môi trường sống, công chúng đòi hỏi, yêu cầu
nhà nước phải có đường lối để giải quyết những vấn đề về môi trường. Trong
những năm 70 và đầu những năm 80 đồng loạt các nước Phương Tây đã có
những giải pháp tích cực, đi đầu trong lĩnh vực này là các nước: Mỹ, Đức, Nhật,
Thụy Điển, Úc…
Ở Mỹ đầu năm 70, quốc hội ban hành luật bảo vệ tài nguyên môi trường
và đã lập ra cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia gọi tắt là NEPA (national
Enviroment Protection Ageney) thống nhất quản lý các vấn đề về môi trường
toàn cầu.
Từ đó về sau xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về môi trường đặc biệt
nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường đất, nước,
không khí. Cùng thời điểm đó nhiều tổ chức môi trường trên thế giới cũng đã ra
đời và hoạt động tích cực nhằm tìm ra các giải pháp ngăn chặn và khắc phục
hiện tượng suy thoái môi trường.
Năm 1992 tại hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio Dejan Neiro – Braxin
thế giới đã lên tiếng nói chung là phải kết hợp hài hòa bảo vệ môi trường và phát

triển kinh tế, xã hội hướng tới một sự bền vững trên phạm vi từng nước và toàn
cầu.
3
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã
hội, sinh thái của nhiều mô hình sản xuất đặc biệt là công trình nghiên cứu đánh
giá hiệu quả môi trường như:
* Một số mô hình nghiên cứu đánh giá xói mòn của nhà bác học VOLNI
năm 1870. Sau công trình của ông thì nhiều nghiên cứu về xói mòn khác được
thực hiện ở các nước đang phát triển.
* Gần đây với nhiều dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trên thế
giới, những nghiên cứu về xói mòn cũng được thực hiện ở các nước: Mỹ, Liên
Xô và một số nước đang phát triển. Quá trình nghiên cứu được chia làm 3 giai
đoạn:
1. Giai đoạn I: Trước năm 1994 có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật
ở Mỹ, Musgrave…tập trung nghiên cứu hiệu quả của các công trình chống xói
mòn ngoài thực địa được tiến hành theo những phương pháp đơn giản, mức đọ
dịnh lượng thấp, chủ yếu dựa vào hiệu quả trước mắt mà chưa chú ý đến phát
triển bền vững thiên nhiên đảm bảo được đời sống của người dân.
2. Giai đoạn II: Từ năm 1994 – 1980: Tập trung nghiên cứu khả năng bảo
vệ đất của các phương thức canh tác phải kể đến nghiên cứu của Ellsion về khả
năng giảm xói mòn của thảm thực vật.
3. Giai đoạn III: Từ năm 1980 trở lại đây: Được bắt đầu từ hội nghị quốc
tế về : "chiến lược bảo vệ toàn cầu" cho sự phát triển bền vững công bố năm
1980 (IUCN)
1. 1. 2. Tình hình nghiên cứu về tre nứa trên thế giới
Các loài trong nhóm tre nứa là đối tượng được các nhà khoa học trên thế
giới nghiên cứu từ lâu đời. Công trình nghiên cứu đầu tiên phải kể đến công
trình: “Nghiên cứu về Bambusaceae” của Munro xuất bản năm 1808. Tiếp đến
là công trình nghiên cứu “ các loài Bambusaceae ở Ấn Độ” Trong những tài liệu
nghiên cứu sâu và cung cấp nhiều thông tin về tre nứa phải kể đến công trình

4
rừng tre của Ij haig, M. A. Huberman, Uaung. Dis đã được FAO xuất bản năm
1959. Trong tài liệu này các tác giả đã tổng kết và đề cập đến nhu cầu sinh thái,
đặc tính sinh vật học của tre nứa nói chung.
Trong những năm gần đây tre nứa đã thu hút sự chú ý của nhiều nước và
nhà khoa học. Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) đã thành lập
“mạng lưới quốc tế về tre mây” (INBAR) mà Việt Nam cũng là thành viên của
mạng lưới này, Trung Quốc, Ấn Độ đã thành lập viện chuyên nghiên cứu về tre.
Tại hội thảo quốc tế về tre nứa tháng 10/1995 ở Hàng Châu – Trung Quốc
đã khẳng định rằng Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên tre nứa bậc nhất thế
giới với khoảng 40 chi và 400 loài và diện tích tre nứa có hơn 7 triệu ha, trong đó
4 triệu ha rừng trồng và 3 triệu ha rừng tre nứa mọc phân bố tự nhiên (Theo luận
văn thạc sĩ Trần Trung Hậu – 2001).
Theo bản dịch tiếng Trung Quốc “Hỏi đáp về kỹ thuật gây trồng, chăm
sóc, khai thác và chế biến tre” cho biết: Tre phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt
đới và Á nhiệt đới. Theo thống kê, trên thế giới diện tích tre hiện có là trên 14
triệu ha. Trong đó mọc cụm chiếm 3/5, tre nứa mọc tản chiếm 2/5. Chia ra 3
vùng phân bố tre trên thế giới: Vùng tre Châu Á – Thái Bình Dương, Vùng tre
Châu Mỹ và Vùng tre Châu Phi. Vùng tre Châu Á – Thái Bình Dương trên giải
gió mùa Đông Nam Á là trung tâm phân bố tre trên thế giới. (NXB Nông Nghiệp
– năm 2006)
Sau một thời gian dài nghên cứu G. S – T. S: Koichiro Ueda – Trường Đại
Học Tokyo Nhật Bản đã chỉ ra rằng: Thế giới có 1250 loài (species) và 75 chi,
250 loài khác nhau phân bố trên thế giới thì riêng Ấn Độ có tới 136 loài với các
chi chủ yếu là: Đendrocalamus và Trinostadyum.
Ngoài giá trị làm thực phẩm Tre nứa còn là nguyên liệu để thay thế gỗ để
sản xuất bột giấy. Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc thì vào năm 1999
sản lượng bột giấy từ tre nứa của thế giới khoảng 1,69 triệu tấn khoảng 0, 92%
5
tổng sản lượng bột giấy trên thế giới. Trong đó Ấn Độ được coi là nước đứng

đầu trên thế giới về sử dụng tre nứa làm nguyên liệu bột giấy.
Tóm lại Tre nứa được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nó được dùng để
trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, dùng trong công nghiệp ván ép…Ngoài ra
nó còn là loài cây cho nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao cho con người. Vì
thế có thể khẳng định rằng tre nứa là loài có giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và
môi trường. Phát triển nguồn tre nứa trên thế giới nhằm phục vụ lợi ích của con
người và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thông qua việc nghiên cứu các
thuộc tính tự nhiên của tre nứa và cách gây trồng, giá trị sử dụng của chúng và
quy mô nhân rộng trên thế giới.
1. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
1. 2. 1. Những nghiên cứu về hiệu quả KT – XH – MT ở Việt Nam:
Trong thập kỷ trước muôn vàn khó khăn như chiến tranh, nạn đói khủng
hoảng kinh tế, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… nên nhà nước cũng chưa coi
trọng giá trị của rừng tự nhiên (coi rừng chỉ có 2% tổng giá trị sản phẩm cả
nước). Vì chưa có chủ trương, chính sách chỉ đạo về khai thác rừng hợp lý nên
diện tích rừng của nước ta bị thu hẹp rất nhiều từ chỗ chiếm 43% diện tích lãnh
thổ nay chỉ còn dưới 30%, Đất trống đồi trọc ngày càng tăng lên, gỗ và LSNG
quý hiếm ngày càng bị khan hiếm.
Sau hòa bình thống nhất đất nước, chính sách đổi mới của đảng và nhà
nước được thực hiện. Kinh tế được phát triển rõ rệt, đồng thời với nó là vấn đề
môi trường được quan tâm hơn. Ngành lâm nghiệp đã xác định nhiệm vụ trước
mắt của mình là đưa ra giải pháp để điều chỉnh cường độ khai thác và sử dụng
rừng một cách hợp lý, đảm bảo ảnh hưởng của nó không vượt qua ngưỡng nguy
hiểm tức là sản xuất lâm nghiệp đồng thời sự bền vững về mặt môi trường và xã
hội.
6
Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhiều tổ chức nước ngoài.
Ở nước ta cũng đã có nhiều hoạt động nghiên cứu hiệu quả KT- XH-MT của
rừng như:
+ Đánh giá môi trường rừng ở Quảng Ninh do Nguyễn Quang Tuấn thực

hiện năm 1996 đánh giá hiệu quả môi trường theo phương pháp hiện vật (hệ
thống lý sinh). Công trình đã phân tích được những biến đổi của trữ lượng, tăng
trưởng của rừng thuộc các đơn vị cá nhân quản lý lãnh thổ. Dự án thực hiện vẫn
bị thiếu nhiều thông tin và khó khăn về phương pháp luận trong đánh giá hiệu
quả các LSNG và giá trị môi trường của rừng.
+ Trần Thị Quế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế môi trường của mô hình
canh tác nông nghiệp tại Tuyên Quang. Những yếu tố giá trị kinh tế môi trường
còn chưa được tính đến những giá trị thu được tính đến những giá trị thu được từ
thảm thực vật trung gian hình thành trong quá trình bỏ hóa nương rẫy…
+ Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:
1. Trần Việt Hà (1995): Đánh giá hiệu quả KT, XH của một số mô hình
canh tác trên đất dốc thông qua thu thập từ sản xuất lâm nghiệp và khả năng
chống xói mòn.
2. Vương Văn Quỳnh (1997): Nghiên cứu hiệu quả KT- MT của một số
mô hình canh tác của người Dao ở Tuyên Quang.
3. Trần Thế Liêm (1995): Đánh giá hiệu quả KT – MT của các mô hình
canh tác ở các xã cân đập Hòa Bình.
1. 2. 2. Tình hình nghiên cứu tre nứa ở trong nước:
Nước ta ở vùng nhiệt đới, hệ thực vật rất giàu có, đó là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các loài tre nứa, với 162 loài thuộc 19 chi. Nước ta thống
kê được 789, 211 ha rừng tre nứa thuần loài, 702, 871 ha. Rừng tre nứa hỗn giao
với hơn 2000 tỷ cây.
7
Do tre nứa có giá trị về nhiều mặt như vậy nên nó đã được các nhà khoa
học lâm nghiệp nước ta được quan tâm nghiên cứu. Ngay sau khi thành lập viện
Lâm Nghiệp đã chú ý đến đối tượng này song song với các loài cây gỗ đặc sản
khác. Trong những năm đầu của thập kỷ 60 đã có một số công trình nghiên cứu
về các loài tre nứa, trong đó phải kể đến công trình của Phạm Văn Tích (1963):
“Kinh nghiệm trồng Luồng”. Công trình này tác giả đã tổng kết được rất nhiều
kinh nghiệm trồng luồng trong nhân dân là tài liệu quan trọng trong trồng rừng

tre nứa sản xuất và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn của nước ta.
Năm 1971 Lê Nguyên và các cộng sự đưa ra công trình nghiên cứu “Nhận
biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc” do NXB Nông thôn – Hà Nội phát
hành. Trong công trình đó tác giả đưa ra các đặc điểm cơ bản của một số loài tre
nứa, cách gây trồng và phương thức khai thác chúng.
Năm 1977, Vũ Văn Dũng cho bài đăng “ Thành phần và phân bố các loài
tre nứa ở Miền Bắc Việt Nam” trên tạp chí Lâm Nghiệp. Ông đã công bố 47 loài
tre nứa khác nhau ở Miền Bắc và nêu công dụng, mùa ra măng, vùng phân bố
các loài này.
Ngoài những công trình nghiên cứu nói trên còn phải kể đến công trình
nghiên cứu của Ngô Quang Đê – Trường ĐHLN. Năm 1994 cuốn “Gây trồng tre
trúc” do NXB nông nghiệp Hà Nội ban hành. Trong cuốn này tác giả đã giới
thiệu đặc điểm sinh thái và cách gây trồng tre trúc kết hợp giới thiệu chung về
vai trò KT- XH- MT và văn hóa mà tre trúc đem lại
Năm 2000, trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Ngọc Hải đã phân tích
giá trị dinh dưỡng của măng Vầu Đắng và so sánh hàm lượng một số chất
(protein, lipit, xenluloza) trong măng của một số loài như Bương, Luồng so với
măng Vầu Đắng.
8
Đến Năm 2001 trên tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6, tác
giả Trần Ngọc Hải đã đưa ra: Quản lý LSNG dựa trên cơ sở cộng đồng tại Hòa
Bình và Hà Tây.
Năm 2003, Trần Ngọc Hải đã đưa ra một số nhóm giải pháp để phát triển
bền vững LSNG tại một số thôn thuộc vùng đệm VQG Ba Vì- Hà Tây sau khi đã
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển tre
Bương.
Năm 2000 đến năm 2004 là đề tài “Trồng thực nghiệm thâm canh các loài
tre nhập nội lấy măng” do Thạc sĩ Đỗ Văn Bản (VKHLNVN) thực hiện. Đã mở
ra một tiềm năng mới về kinh doanh rừng tre trúc ở nước ta.
Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7 loài nứa mới

thuộc chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa
Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to
Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương),
Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm Đồng
– mô tả để so sánh).
Nhìn chung tre nứa ở Việt Nam đã và đang được quan tâm nhưng vẫn
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng gây trồng, khai
thác sử dụng các loài tre nứa. Cũng như hiệu quả KT-XH-MT mà tre nứa đem
lại.
Từ những phân tích trên ta thấy rằng hiệu quả KT-XH-MT của tài nguyên
tre nứa là rất lớn và vai trò của chúng đang là một xu thế phát triển của các nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu để thực hiện vấn đề này có hiệu
quả là việc làm cần thiết để có thể bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên tre nứa
phong phú đa dạng.
9
Bảng 1. 1. Hiện trạng tre trúc ở Việt Nam tính đến 31/12/2004
Phân theo chức năng của rừng tre trúc theo
Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007
Các loại rừng
tre trúc
Diện tích
Phân chia theo chức năng
Rừng đặc
dụng
Rừng sản
xuất
Rừng phòng
hộ
Rừng tre trúc
tự nhiên

thuần loài
799. 130 82. 409 343. 035 373. 686
Rừng tre trúc
tự nhiên hỗn
loài
682. 642 113. 850 319. 266 249. 526
Rừng tre trúc
trồng
81. 484 0. . 285 10. 186 71. 013
Tổng cộng 1563. 256 196. 544 672. 487 694. 225
Những nghiên cứu về trồng tre trúc lấy măng chưa nhiều năm 2002 có
cuốn sách “ Gây trồng lục trúc lấy măng” của tác giả Ngô Quang Đê.
Ở nước ta từ trước tới nay nhân dân sử dụng măng nhiều nhưng chủ yếu là
măng tự nhiên mà chưa có những vùng chuyên trồng tre trúc lấy măng.
Phần 2
10
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Mục tiêu- mục đích-giới hạn của nghiên cứu
2. 1. 1. Mục đích
Đề tài nhằm bước đầu nghiên cứu hiệu quả KT-XH-MT của Điềm Trúc
theo những tiêu chí phù hợp với người dân trên cơ sở đó đè xuất một số giải
pháp tại nơi nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen này tại địa
phương
2. 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng Điềm Trúc đang được sử dụng trong khu vực nghiên
cứu.
- Bước đầu nghiên cứu hiệu quả KT - XH – MT mà Điềm Trúc đem lại
với người dân tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển
Điềm Trúc tại vùng ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội.

2. 1. 3. Giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ kiến thức có hạn nên đề tài
chỉ bước đầu nghiên cứu hiệu quả KT - XH – MT và vai trò mà Điềm Trúc đem
lại đối với người dân sống ven vùng ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội.
Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị các giải phát kỹ thuật nhằm nâng
cao sản lượng và chất lượng Điềm Trúc tại địa phương và phát triển điềm trúc ra
những vùng có điều kiện tương tự.
2. 2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 4 nội dung chính:
1. Điều tra hiện trạng và tình hình khai thác, sử dụng Điềm trúc tại vùng
ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội
- Hiện trạng Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu.
11
- Tình hình khai thác, sử dụng, Điềm Trúc của người dân tại khu vực
nghiên cứu.
2. Từ hiện trạng nguồn tài nguyên Điềm Trúc ta rút ra các hiệu quả KT -
XH – MT và vai trò của chúng mang lại cho người dân địa phương.
3. Tổng kết các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và đưa ra các biện
pháp duy trì, phát triển Điềm Trúc tại địa phương.
2. 3. Phương pháp nghiên cứu
2. 3. 1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trước khi đi hiện trường tiến hành thu thập một số tài liệu có liên quan
như:
Các tài liệu thuộc về nghiên cứu trước có liên quan đến khóa luận tốt
nghiệp, giáo trình, chuyên đề nghiên cứu khoa học và đề tài tốt nghiệp của sinh
viên các khóa trước…
Trong quá trình đi hiện trường ta có thể kế thừa một số tài liệu sơ cấp tại
khu vực nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng rừng, số liệu về tình hình khai thác, sử
dụng, tiêu thụ Điềm Trúc trong một năm.
2. 3. 2. Phương pháp ngoại nghiệp

Trong quá thu thập thông tin, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) thông
qua một số công cụ để thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và khách quan.
2. 3. 2. 1. Điều tra hiện trạng tình hình chăm sóc, khai thác Điềm Trúc tại khu
vực nghiên cứu.
a. Phỏng vấn cá nhân, các tổ chức có liên quan, thảo luận nhóm để thu thập được
thông tin chính xác về kỹ thuật khai thác, mùa vụ khai thác, tình hình gây trồng,
chăm sóc và mục đích sử dụng của nguồn tài nguyên này.
12
Phiếu 01: Phiếu đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 ha Điềm trúc
1. Tên chủ hộ:……………………………………………………………………
2. Vật tư:…………………………………………………………………………
3. Sản phẩm thu được……………………………………………………………
Phiếu 02: Mục đích sử dụng
1. Tên chủ hộ:……………………………………………………………………
2. Nội dung phỏng vấn…………………………………………………………
* Kỹ thuật trồng:…………………………………………………………………
* Kỹ thuật khai thác……………………………………………………………
* Mục đích sử dụng………………………………………………………………
2. 3. 2. 2 Từ hiện trạng tại địa phương rút ra các hiệu quả KT - XH – MT của
Điềm trúc.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như tác dụng của Điềm trúc với
người dân địa phương thì sử dụng tài liệu thứ cấp và bộ công cụ.
- Phỏng vấn
- Thảo luận nhóm
Phỏng vấn theo các hộ, đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa các hộ và giữa
các hộ với nhau theo tính chất ngẫu nhiên.
2. 3. 2. 3: Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và giải pháp nhằm duy trì và
phát triển của Điềm Trúc tại vùng ngập lũ ngoài bãi Thanh Trì – Hà Nội.
- Sử dụng công cụ phân tích S.W.O.T để thấy được điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội, thách thức trong công tác duy trì và phát triển Điềm Trúc tại khu vực
nghiên cứu. Và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn bán định
hướng.
- Sử dụng sơ đồ VEEN để thấy được vai trò và tầm quan trọng của tổ
chức, cá nhân trong việc phát triển nguồn tài nguyên này tại địa phương.
13
2. 3. 3. Công tác nội nghiệp
- Lập bảng thống kê diện tích tre Điềm trúc mà các hộ đã trồng tại xã Yên
Mỹ.
Biểu 3. 1. Thống kê diện tích tre Điềm trúc
Tên chủ hộ Diện tích Tuổi cây
Đánh giá hiệu quả KT – XH – MT của mô hình Điềm Trúc ngoài bãi
Thanh Trì – Hà Nội
* Hiệu quả về mặt kinh tế.
• Phỏng vấn người dân và khảo sát thi trường để tính:
Lợi nhuận của Điềm Trúc = ( Thu nhập từ bán sản phẩm Điềm Trúc – Chi phí)/
S
* Hiệu quả về mặt xã hội
• Phỏng vấn người dân về những vấn đề
- Khả năng giải quyết việc làm, mức tăng số lao động có việc làm ổn định (số
người /năm)
* Các chỉ tiêu về mặt môi trường
• Phỏng vấn người dân
+ Hiện tượng xói mòn ,lượng đất bào mòn hàng năm
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cải tạo đất
+ Chất hữu cơ đất : Thông qua quan sát sự hoạt động của giun đất. Giun đất là
một trong những động vật góp phần phân giải chất hữu cơ… Từ đó làm tăng chất
hữu cơ trong đất.
14
+ Lượng cành rơi lá rụng: Thông qua lượng cành rơi lá rụng trên của Điềm

Trúc/năm, xác định về mặt định tính (phỏng vấn người dân)
Phần 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3. 1 Điều kiện tự nhiên
3. 1. 1 Vị trí địa lý
Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, có tọa độ
địa lý giới hạn trong khoảng từ 20
0
53’ đến 21
0
23’ vĩ độ Bắc, 105
0
44’ đến
106
0
02’ kinh độ Đông. Huyện giáp với các quận: Thanh Xuân (phía Tây
15
Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc). Ở phía Tây và phía Nam, Thanh Trì giáp tỉnh
Hà Tây. Sông Hồng ở phía Đông làm ranh giới giữa Thanh Trì với huyện
Gia Lâm (Hà Nội). Huyện nằm giữa hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần
về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn
huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía
Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông
Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao,
hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa “ao xanh” và
“đầm xanh” chính là dựa vào đặc điểm địa hình các huyện.
Huyện có một thị trấn Văn Điển và 15 xã: Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên
Mỹ, Duyên Hà, Tam hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả
Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tân Triều. Huyện
Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện

tích tương đối lớn nữa, nó bây giờ đã thuộc về các quận Thanh Xuân và
Hoàng Mai. Sau khi thành lập quận Thanh Xuân và trước khi quận Hoàng
Mai ra đời, tức là vào năm 2001, diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là
9791 ha, gồm 24 xã và 1 thị trấn. Đến năm 2003, một phần huyện được cắt
ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng
Mai. Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6. 317, 27 ha với
dân số 147. 788 người (2003). Huyện có đập điều tiết Thanh Liệt, nằm trên
sông Tô Lịch và hồ điều hòa Yên Sở (thuộc địa phận huyện cũ), đây là hai
công trình đầu mối của hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội ra sông
Nhuệ, sông Đáy và sông Hồng.
• Đối với xã Yên Mỹ: Thuộc huyện Thanh Trì, nằm ở phía Nam thủ đô
Hà Nội:
- Phía Bắc giáp phường Yên Sở - quận Hoàng Mai - Hà Nội
- Phía Tây giáp xã Tứ Hiệp - huyện Thanh Trì - Hà Nội
16
- Phía Nam giáp xã Duyên Hà - huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Đông giáp Sông Hồng cách cầu Thanh Trì khoảng 3 km, bên
kia sông là xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Xã Yên Mỹ có diện tích tự nhiên là 359 ha. Trong đó:
-Diện tích đất nông nghiệp là: 145 ha
-Diện tích đất ao hồ là: 70 ha
-Diện tích đất ở là: 6. 5 ha
-Diện tích đất khác còn lại là: 137. 5 ha
Bình quân diện tích được giao là: 374 m
2
/nhân khẩu.
3. 1. 2 Địa hình
Toàn bộ phần diện tích xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì – Hà Nội nằm
trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m
đến 20m so với mặt nước biển. Do địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc

xuống Nam và từ Tây sang Đông nên nơi đây là cái rốn lũ của Hà Nội.
Dạng địa hình của xã là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các
bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm
(dấu vết của các lòng sông cổ).
3. 1. 3 Khí hậu
Khí hậu tại đây khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông
lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, nơi đây quanh năm tiếp nhận được
lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Nơi đây có độ ảm và
lượng mưa khá lớn: độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%, lượng
mưa trung bình hàng năm là 1245mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày
mưa. Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mùa mưa. Từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có
17
hai thời kì chuyển tiếp(tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng xã Yên
Mỹ có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã
làm cho khí hậu ở đây thêm phong phú, đa dạng. Nói đây có năm rét sớm,
có năm rét muộn. Có năm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42, 8
0
C
(tháng 5/1926). Năm rét đậm, nhiêt độ thấp nhất là 2, 7
0
C (tháng 1/1995).
3. 1. 4 Thổ nhưỡng
Hiện nay nơi đây có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù
sa ngoài đê. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp
thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa
trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên.
3. 1. 5. Sinh vật

Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá,
tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Yên Mỹ vốn là vùng đất
trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều
giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong nước.
Đáng chú ý là xã đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống
(thịt, cá, trứng, sữa) phục vụ cho nhu cầu đô thị hóa ngày một cao của thủ
đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.
3. 1. 6. Sông ngòi
Nơi đây có con sông lớn nhất chảy qua là sông Hồng. Sông Hồng chảy
vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện
Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lượng nước hàng năm rất lớn, tới 2640
m
3
/s với tổng lượng nước chảy qua tới 85, 5 triệu mét khối. Lượng phù sa
của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Đê sông Hồng được
đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá.
Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267 km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn.
Độ cao mặt đê tại đây là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh
18
hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm
màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột (cá
giống) của sông Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước
ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. 2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội
- Dân số tự nhiên toàn xã Yên Mỹ là 4780 người. Trong đó số nhân khẩu
sản xuất nông nghiệp là 2890 người.
- Thu nhập bình quân đầu người 446. 000đ/tháng. Năm 2007 là 371. 000
người/tháng. Toàn xã phấn đấu đến năm 2008 tăng bình quân thu nhập lên
500. 000đ người/ tháng.
- Số hộ nghèo năm 2007 là 58 hộ, năm nay giảm xuống còn 42 hộ. Số hộ

nghèo này được phân chia theo tiêu chí mới của nhà nước là bình quân hộ ở
ngoại thành dưới 270. 000đ người/tháng thì ở diện hộ nghèo.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4. 1. Hiện trạng tre Điềm Trúc và tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng
tre Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu
4. 1. 1. Hiện trạng tre Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu
Qua điều tra thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương, thì địa
phương có số lượng Điềm Trúc tương đối lớn. Qua phỏng vấn 13 hộ tham gia
trồng điềm trúc tôi đã tổng kết được diện tích trồng Điềm trúc của xã 22,6 ha.
Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu phụ biểu 01.
19
Điềm trúc ở đây có nguồn gốc là gây trồng, loài cây này đã trải qua một
thời gian sống tại địa phương, nó chịu được những điều kiện về khí hậu, đất đai
để có thể sinh trưởng, phát triển. Điềm Trúc được trồng tại địa phương từ năm
2004 trở lại đây do ý tưởng của ông Trần Xuân Tư và các cộng sự khi phải
chứng kiến cảnh các loại cây nông nghiệp (lúa, rau, và các loại hoa màu khác) bị
cuốn theo dòng nước mỗi khi mùa lũ đến. Tuy mới đưa vào trồng tại địa phương
nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương trong những
năm gần đây đặc biệt tre điềm trúc đã cung cấp một lượng rau sạch (măng) phục
vụ cho người dân thủ đô.
4. 1. 2. Tình hình khai thác, sử dụng tre Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu
4. 1. 2. 1. Tình hình khai thác Điềm Trúc
Qua điều tra thực tế và phỏng vấn cá nhân thì hầu hết Điềm Trúc đều được
khai thác măng và thân cây. Thời gian khai thác măng chủ yếu từ tháng 4, 5, 6
đây là những tháng có lượng mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho
măng sinh trưởng và phát triển mạnh. Quá trình khai thác măng đựợc bắt đầu khi
cây đạt 2 – 4 tuổi. Nhìn chung quá trình khai thác măng của người dân khá bền
vững, người dân chủ yếu khai thác các cây măng bé và vừa để lại các cây măng
to, khỏe phát triển thành cây mẹ để có măng vào năm sau. Khi cây đạt 5 tuổi thì

người dân bắt đầu khai thác chính. Kỹ thuật khai thác chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của người dân. Dụng cụ để khai thác là dao đi rừng và thuổng. Khi măng
cao khoảng 20 – 30 cm là bắt đầu khai thác, những măng nổi trên mặt đất thì
dùng dao, thuổng cắt sát mặt đất, mỗi bụi thường để lại 50 – 60% số măng (mỗi
bụi 10 cái thì khai thác từ 4 – 5 cái/ bụi ).
Khi kết thúc mùa măng mọc thì tiến hành khai thác thân. Để cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy giấy, các xưởng làm đũa và được sử dụng nhiều
vào các mục đích khác như: làm ống nước, lạt buộc. . .
20
Công việc khai thác thân được bắt đầu khi cây đạt 3 tuổi trở lên, trong một
bụi thường để lại ít nhất 2 thế hệ ( để lại cây tuổi 1, 2). Dụng cụ khai thác là dao
đi rừng, thường chặt cách mặt đất khoảng 10-20cm.
Qua điều tra và phỏng vấn người dân, tôi thấy công việc khai thác thân ở
địa phương kém bền vững thể hiện: Chủ yếu là khai thác các cây to, có giá trị
cao, để lại các cây già cụt ngọn, chưa đủ tuổi khai thác.
Theo kinh nghiệm của người dân thì khi măng ra lá mới được tiến hành
khai thác thân vì ở giai đoạn này măng đã cứng cáp đã đủ để chống lại những
điều kiện bất lợi của tự nhiên. Nếu khai thác lúc măng còn non rất dễ làm măng
gẫy, bị tổn thương từ đó ảnh hưởng đến bụi sau này như: Năng suất bị giảm, bụi
cây bị lụi không phát triển được. Ngoài ra quá trình khai thác đó sẽ làm giảm độ
tàn che của năm sau gây ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng đến
chất lượng các sản phẩm của Điềm Trúc.
Thời gian khai thác thân được tập trung từ tháng 11đến tháng 12. Qua
phỏng vấn thì ngoài thời điểm khai thác chính còn có thể khai thác quanh năm
4. 1. 2. 2. Hiện trạng sử dụng Điềm Trúc
Chúng ta đã biết rằng các loài tre trúc nói chung cũng như Điềm Trúc nói
riêng là loại cây đa tác dụng, có thể nói từ thân, gốc rễ, lá, quả (hạt) đều được sử
dụng triệt để. Ngoài ra Điềm trúc còn có vai trò rất lớn trong phòng hộ như bảo
vệ đất, chống xói mòn, trồng rừng phòng hộ…
Kết quả điều tra cho thấy, tại xã Yên Mỹ nói riêng và vùng ngập lũ ngoài

bãi Thanh Trì – Hà Nội nói chung. Điềm Trúc được sử dụng vào rất nhiều mục
đích khác nhau như làm măng chua, măng tươi, làm máng nước, đan lát, nguyên
liệu giấy, các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân như tăm, đũa, ván ép…
Qua phỏng vấn cá nhân, tôi đưa ra kết quả về hiện trạng sử dụng Điềm Trúc tại
khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại biểu 4.1
Biểu 4.1: Hiện trạng sử dụng Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu
21
Mục đích sử dụng Tình hình sử dụng
Măng tươi Nhiều
Măng khô ít
Bán cây Nhiều
Xây dựng Ít
Hàng rào ít
Nguyên liệu giấy Nhiều
Làm đũa Nhiều
Từ biểu 4. 1 ta thấy, hầu như tất cả Điềm Trúc tại địa phương đều được sử
dụng làm măng ăn, măng của điềm trúc rất ngon và có giá trị cao trên thị trường
Như vậy Điềm Trúc tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp cho người dân địa
phương nhiều sản phẩm khác nhau, góp phần quan trọng trong đời sống người
dân ở khu vực nghiên cứu.
22
4. 2. Đánh giá hiệu quả KT – XH – MT của mô hình Điềm Trúc ngoài bãi
Thanh Trì – Hà Nội
Một vấn đề thực tế đặt ra là người dân chấp nhận một loài cây nào thì loài
cây ấy phải tạo ra giá trị sản lượng cao hơn trên một diện tích so với loài cây
khác. Ngoài ra phải phù hợp với phương thức canh tác, phù hợp với người dân,
và do chính người dân đưa ra thì mới góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên này tại địa phương. Sau khi thảo luận kết hợp với phỏng vấn người dân
đã đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT –XH – MT của Điềm trúc đem
lại.

4. 2. 1. Hiệu quả kinh tế
23
Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và
phát triển các mô hình Điềm Trúc. Một trong những lợi ích chủ yếu mà Điềm
Trúc đem lại cho con người đó là lợi ích kinh tế. Vì vậy khi cuộc sống còn khó
khăn người dân nơi đây đi vào nội thành tìm việc để phục vụ nhu cầu cho cuộc
sống của mình.
Yên Mỹ là một xã thuộc huyện Thanh Trì ven vùng ngập lũ nên không
khai thác tối đa được giá trị sử dụng tối đa của đất nông nghiệp khi chỉ trồng các
loài cây nông nghiệp. Mặt khác vai trò của tre điềm trúc trong việc thúc đẩy,
nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong thôn là rất lớn. Để làm rõ được
hiệu quả kinh tế của tre điềm trúc tôi tiến hành phỏng vấn 13 hộ tham gia trồng
điềm trúc trong xã về vốn đầu tư, tổng thu nhập và đã đưa ra được kết quả tổng
hợp sau ở biểu 4. 2 và biểu 4. 3.
Với diện tích một ha trồng khoảng 400 cây , mỗi cây cách nhau 3 mét .
Phân bón : Lượng phân bón cần cho bụi tre hang năm khoảng : 40 tấn kg
phân chuồng hoai + 800 kg phân NPK trong 5 năm cho 1 ha điềm trúc
Biểu 4. 2: Vốn đầu tư để trồng 1 ha tre điềm trúc trong 5 năm
STT Vật tư Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Giống 400 12.000 4.800.000
2 Phân bón
Phân chuồng 40 500.000 20.000.000
Phân NPK 800 5.000 4.000.000
3 Công lao động 329 90.000 29.610.000
Tổng
tiền 58.410.000
24
Từ năm thứ 2 mỗi khóm tre tại đây cho từ 2 -3 kg măng.
Khối lượng măng thu được năm thứ 2 trên một ha Điềm trúc là:
2kg x 400 khóm = 800 (kg)

Mỗi khóm cung cấp bình quân 15 hom (cành ) để chiết làm giống .
400 khóm x 15hom/khóm = 6000 ( cây )
- Năm thứ 3 mỗi khóm tre cho khai thác từ 10 - 14 kg măng, 1 ha sẽ cho khoảng
4.800 kg măng. Tiến hành chặt những cây tuổi 3, đường kính nhỏ khoảng 1.200
cây/ha. Một khóm chiết được ít nhất 10 cành. Vậy số cành giống trên 1 ha là:
10 cành/khóm x 400 khóm = 4000 (cành)
- Năm thứ 4 mỗi khóm tre cho khai thác từ 20 - 30kg măng, 1 ha cho khoảng 10
tấn măng. Khai thác tận dụng các cây tuổi 4 khoảng 1000 cây/ha.
Ngoài ra có thể chiết cành ươm đem bán, một khóm chiết được ít nhất 10 cành.
Vậy số cành giống trên 1 ha là:
10 cành/khóm x 400 khóm = 4000 (cành)
Biểu 4.3: Tổng Số tiền thu nhập được từ 1ha Điềm trúc trong 5 năm
Năm Sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
2 Măng Kg 800 10.000 8.000.000
Cây giống
Cây
6.000 8.000 48.000.000
3 Măng Kg 4.800 10.000 48.000.000
Cây giống Cây 4.000 12.000 48.000.000
Thân Cây 1.200 7.000 8.400.000
4 Măng Kg 10.000 10.000 100.000.000
Cây giống Cây 4.000 12.000 48.000.000
25

×