Số hóa bởi trung tâm học liệu
§¹i häc th¸i nguyªn
tr-êng ®¹i häc n«ng l©m
NGUYỄN ĐỨC MẠNH
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN”
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60.85.01.03
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI ĐÌNH HOÀ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1
Số hóa bởi trung tâm học liệu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông
nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường hoạt
động sản xuất ở nông thôn, một bộ phận quan trọng của môi trường sống. Tuy
vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định về vị trí
không gian, không thể di chuyển theo sự sắp đặt chủ quan của con người. Do
sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu khai thác, đất nông nghiệp đang
đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Vì vậy, chiến lược
sử dụng đất đai hợp lý, phát triển nông nghiệp sinh thái hợp lý là một vấn đề
cấp bách của tất cả các nước trên thế giới cũng như của nước ta hiện nay.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu như
lương thực, thực phẩm, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người. Hầu hết, các nước trên thế giới đều phải xây dựng nền kinh tế trên cơ
sở phát triển nông nghiệp, khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp để
phát triển các ngành khác. Mục đích của việc sử dụng đất đai là làm thế nào
bắt nguồn tư liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
môi trường cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài.
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội và là một tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Cùng với xu thế
hội nhập nền kinh tế thế giới của cả nước, trong những năm qua nền kinh tế
của Thái Nguyên có những bước phát triển đáng kể. Đồng Hỷ là một huyện
miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên
nông nghiệp có tầm quan trọng
lớn đối sự phát triển của huyện. Vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu
quả nhằm đem lại nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội có ý nghĩa rất lớn đối
2
Số hóa bởi trung tâm học liệu
với tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng. Do phải chịu sức
ép về gia tăng dân số nên một số năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp ở
huyện Đồng Hỷ chưa chú trọng đúng mức việc sử dụng đất đai mà chỉ quan
tâm đến năng suất sản lượng cây trồng. Chính vì vậy, hệ sinh thái nông nghiệp
đã bị thay đổi đáng kể và tính hợp lý trong hệ thống nông nghiệp không được
duy trì. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm thoái hoá đất đai đặc
biệt là ở các vùng sản xuất chuyên canh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp
hiện có, góp phần bảo vệ môi trường. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ đề xuất giải pháp sử
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ là cơ sở
định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai theo hướng phát
triển nông nghiệp hợp lý.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao
mức thu nhập của người dân.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm phát
triển nông nghiệp hợp lý.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là căn cứ nhằm giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham
khảo, cân nhắc để hoàn thiện chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân có đất
sản xuất nông nghiệp sử dụng đúng mục đích, có hiệu kinh tế quả cao. Những
kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực
tiễn để đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát
triển hợp lý.
3
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề đánh giá
hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng phát
triển hợp lý dựa trên các kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu còn là tài
liệu tham khảo cho các địa phương có cùng hoàn cảnh.
4. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, phát hiện ưu,
nhược điểm của các loại hình sử dụng đất đang được áp dụng trên địa
bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả và phù hợp điều kiện thực
tế ở địa phương.
4
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
1.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Luật đất đai 2003 trong phân loại đất thì đất
nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây "đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
Theo tài liệu của FAO, năm 1980 diện tích trồng trọt trên toàn thế giới còn
khoảng gần 15 tỷ ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên trái đất, trong đó
có khoảng 973 triệu ha là đất vùng núi. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới
544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất do sử dụng đất không hợp lý [43].
Theo Tổng cục Thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp thời điểm 1-1-
2011 gần 26,21 triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 10,13
triệu ha (hơn 38,64%), đất lâm nghiệp gần 15,4 triệu ha (hơn 58,6%)… Tại thời
điểm trên, đất trồng lúa hơn 4,12 triệu ha, giảm khoảng 32 nghìn ha so 5 năm
trước. Dân số là 83.121,0 triệu người, bình quân diện tích đất nông nghiệp là
1.132,75 m
2
/người, bình quân đất lâm nghiệp là 1.765,78 m
2
/người. So sánh
với 10 nước khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp
hàng thứ 4, nhưng dân số lại xếp hàng thứ 2 nên bình quân diện tích tự nhiên
trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến giai đoạn 2010 - 2020 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783 ha (năm
2005) lên 9.363.063 ha (năm 2010). Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ
5
Số hóa bởi trung tâm học liệu
77.635.400 người (năm 2005) lên 86.408.856 người (năm 2010). Bình quân
diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước lại có xu thế giảm từ
0,113 ha (năm 2005) xuống 0,108 ha (năm 2010). Như vậy, trong 5 năm (2005-
2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50 m
2
/người, hàng năm giảm
5 m
2
/người. Đây là con số còn rất khiêm tốn (theo báo cáo số 193/BC-BTNMT
ngày 06/9/2012 của Bộ Tài nguyên Môi trường).
Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp
do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và sa mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, chua hoá,
thoái hoá lý hoá học đất, ô nhiễm Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc giảm
khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả khác. Những tác
động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang
sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển
nông nghiệp hợp lý ở nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ
tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên
canh trước đây đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hoá trở lại,
không đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Để sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu
quả và hợp lý cần quan tâm quản lý tốt cả về số lượng và chất lượng đất đai
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất có hiệu quả
nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một
trong những mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
1.1.2. Sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững
Đất đai ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của nó không chỉ
trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì đất đai có thể
đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con người về số lượng cũng như chất
lượng, trong điều kiện ấy con người cũng ít có tác động lớn đến tài nguyên quí
báu này. Một vài thập kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh kéo theo những
nhu cầu về lương thực, thực phẩm, chỗ ở… tăng lên tạo nên một sức ép vô
6
Số hóa bởi trung tâm học liệu
cùng lớn đến vấn đề sử dụng đất, những diện tích đất đai màu mỡ ngày càng
bị thu hẹp trước những nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá… dẫn đến con
người phải tìm cách khai thác những vùng đất ít thích hợp cho sản xuất. Hậu
quả của quá trình này là đất đai bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng
làm một diện tích lớn đất đai trên thế giới bị suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hưởng
đến môi trường sống của con người và nhiều loài động thực vật khác.
Nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người hiện tại cũng như thế hệ
tương lai nên cần phải có những chiến lược sử dụng đất đảm bảo duy trì khả
năng sản xuất của đất ở hiện tại cũng như tương lai. Thuật ngữ “sử dụng đất
hợp lý ” ra đời dựa trên những mong muốn trên. Việc tìm kiếm các giải pháp sử
dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý luôn là mong muốn của con người trong
suốt cả thời gian. Việc sử dụng đất hợp lý là sử dụng đất với tất cả những đặc
trưng vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất. Thuật
ngữ đất đai được đề cập đến ở đây gồm thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, thực vật và động vật, kể cả vấn đề cải thiện các biện pháp quản lý đất đai.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chất lượng đất
đai” trong sử dụng đất hợp lý bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp lý
của tài nguyên đất khi sử dụng cho các mục đích nhất định, chất lượng đất đai
có thể khác nhau trên nhiều phương diện như khả năng cung cấp nước tưới, khả
năng cung cấp chất dinh dưỡng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, khả năng
chống chịu xói mòn, sức sản xuất tự nhiên và phân bố địa hình ảnh hưởng đến
khả năng cơ giới hoá. Để duy trì được sự hợp lý của đất đai, Smyth AJ và
Julian Dumanski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng
đất hợp lý là [41]:
Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự
7
Số hóa bởi trung tâm học liệu
thoái hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.
- Được xã hội chấp nhận
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất hợp lý không chỉ thuần tuý về
mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm
nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất hợp lý, nếu trong thực
tiễn đạt được cả năm nguyên tắc trên thì sự hợp lý sẽ thành công, ngược lại
sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự hợp lý có điều kiện. Tại Việt
Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), việc sử
dụng đất hợp lý dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu
cầu sau:
- Hợp lý về mặt kinh tế.
- Hợp lý về mặt môi trường.
- Hợp lý về mặt xã hội.
Khía cạnh môi trường trong phát triển hợp lý đòi hỏi chúng ta duy trì sự
cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác
những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp
tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Khía cạnh xã hội của phát triển hợp lý cần được chú trọng vào sự phát
triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều điện thuận lợi cho lĩnh vực phát
triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng
bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển hợp
lý. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc
với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng
những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ
8
Số hóa bởi trung tâm học liệu
một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành
kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ
bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả
mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một
giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền
cơ bản của con người.
1.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp:
Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học,
kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hoá
cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn
hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện
thâm canh toàn diện và liên tục.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa
dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây
trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và
bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi
cuốn nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
1.2. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là một vùng chiếm một diện tích rộng lớn của
thế giới và chứa các phần lãnh thổ của khoảng 60 quốc gia (hoàn toàn hay
một phần trong vùng sinh khí hậu này). Việc sử dụng sáng suốt tài nguyên đất
9
Số hóa bởi trung tâm học liệu
và nước trong vùng nhiệt đới ẩm là những vấn đề chủ yếu của toàn thế giới
hiện tại, vì những sự tương tác giữa dân số con người, các yếu tố xã hội - kinh
tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái mong
manh này. Quản lý sai lầm tài nguyên đất và các hệ thống nông nghiệp dựa
trên tài nguyên không hiệu quả đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng các
vùng sinh thái này cùng với tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và
nghèo nàn đang đeo bám dai dẳng các cộng đồng dân cư. Hiện nay nhiều diện
tích rộng lớn của rừng mưa nhiệt đới đang bị biến mất hàng năm do lửa rừng,
búa rìu, cưa xích, máy ủi, và thuốc khai quang, để sản xuất lương thực nuôi
sống một dân số không ngừng tăng lên, nguyên liệu cho công nghiệp, và nông
sản hàng hoá để xuất khẩu cũng như để phát triển cơ sở hạ tầng cho những
người nhập cư mới đến khu vực và cho nhu cầu công nghiệp hoá. Các phương
pháp không tương thích về mặt sinh thái của sự chuyển hoá rừng, các hệ
thống sử dụng đất không phù hợp, và sự quản lý đất và hoa màu không khoa
học dựa trên các kỹ thuật bóc lột độ phì của đất, đã thúc đẩy xói mòn đất, góp
phần ô nhiễm các mặt nước tự nhiên, phá vỡ cân bằng nước và năng lượng ở
các hệ sinh thái với các cấp độ từ vi mô cho đến trung và vĩ mô, và phá vỡ các
chu trình của các nguyên tố (ví dụ, C, N, và S) cùng với các hệ quả sinh thái
toàn cầu. Một hệ quả toàn cầu chính của sự mất, đốt, và chuyển hoá rừng
thành các hệ thống sử dụng đất không hợp lý là sự phóng thích của những
lượng lớn CO
2
và các chất hoạt động phóng xạ hay các khí gây hiệu ứng nhà
kính vào khí quyển. Nếu các phương pháp chuyển hoá rừng, sử dụng đất và
các hệ thống nông nghiệp được cải thiện dựa trên các hiểu biết khoa học
không được chấp nhận rộng rãi trong tương lai gần, sự nhiễu loạn lớn trong
các hệ sinh thái mong manh của rừng mưa nhiệt đới có thể dẫn tới sự xuống
cấp không hồi phục được của đất và môi trường.
10
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1.2.1. Các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm
Vì các hệ thống canh tác trong vùng nhiệt đới dựa ít hay không dựa vào
các nhập lượng từ bên ngoài và được tiến hành trên đất không màu mỡ, chúng
thường có hiệu quả và năng suất thấp. Các hệ thống này có các đặc trưng sau:
- Rất đa dạng và phức tạp, nông dân gieo trồng đồng thời đến 12 loài hoa
màu trên cùng mảnh đất, vì đa canh là phương thức phổ biến.
- Dựa vào tài nguyên và thâm canh lao động, với sự phụ thuộc tối thiểu
vào các nhập lượng mua từ bên ngoài. Sự phục hồi độ phì của đất dựa trên
thời gian bỏ hoá dài. Thời gian canh tác so với thời gian bỏ hoá phụ thuộc vào
khí hậu, thảm thực vật, loại đất, và áp lực dân số.
- Quy mô nông trại nhỏ (1-2 ha) phù hợp để quản lý bởi hộ gia đình và
sản xuất thủ công.
1.2.2. Sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm
Tổng diện tích bị xuống cấp do các tiến trình suy thoái của đất khác nhau
trên thế giới được ước lượng vào khoảng 2 tỷ ha. Diện tích đất bị xuống cấp lớn
nhất là ở Châu Á (38%) và Châu Phi (27%). Phần lớn sự xuống cấp này gây ra
bởi sự xói mòn gia tốc, là một vấn đề nghiêm trọng trong vùng nhiệt đới ẩm. Tải
lượng vật liệu bồi lắng cao đã được báo cáo từ các vùng ẩm của Costa Rica,
Malaysia, Panama, Papua New Guinea, Australia, Philippines, và Thái Lan. Mức
độ xuống cấp của đất cao được quan sát trong các vùng nhiệt đới ẩm của Trung
Mỹ, Châu Phi, và Châu Á. Sự xói mòn do nước xảy ra nghiêm trọng và phổ biến
trong các vùng ẩm của Đông Nam Châu Á, bao gồm Mianma, Thái Lan,
Malaysia, và Indonesia; nhiều đảo trong Thái Bình Dương và Châu Đại Dương;
dọc theo các dãy núi của vùng bờ biển Thái Bình Dương ở Trung Mỹ, bao gồm
vùng Đông Nam Mexico, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica; và trong các
vùng bị nhiễu loạn mạnh của lưu vực Amazon [42].
11
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Sử dụng đất không phân biệt và thâm canh để sản xuất hoa màu theo
mùa hay lập vùng chăn thả gia súc có mật độ cao, các hệ thống sản xuất dựa
vào tài nguyên không hay chỉ sử dụng rất ít nhập lượng mua từ bên ngoài vào
để trả lại dưỡng liệu bị lấy đi trong khi thu hoạch hoa màu và động vật, bản
thân đất rất nghèo dưỡng liệu, và môi trường khắc nghiệt là một số yếu tố chịu
trách nhiệm dẫn tới nhịp độ xuống cấp nhanh chóng của đất được quan sát
trong vùng nhiệt đới ẩm. Tính chất nghiêm trọng của sự xuống cấp của đất là
là do tác dụng tương hỗ giữa các nguyên nhân, yếu tố, và tiến trình của sự
xuống cấp của đất. Các nguyên nhân hay các tác nhân của sự xuống cấp của
đất là các động lực xã hội-kinh tế và văn hoá, được thúc đẩy bởi các biến số
dân số học (ví dụ mật độ dân số và sự di dân); các lý do chiến lược của sự mất
rừng để tạo ra khả năng tiếp cận các tài nguyên có tiềm năng, bao gồm chính
sách quốc gia và các yếu tố định chế như sự hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật; tập
quán về quyền sử dụng đất; và vài đặc trưng văn hoá và dân tộc học xác định
nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố của sự xuống cấp của đất
có liên quan đến các tài nguyên tự nhiên, bao gồm khí hậu vi mô và trung quy
mô, thuỷ văn, địa hình và cảnh quan, thảm thực vật, sử dụng đất, và các hệ
thống quản lý đất và hoa màu. Các yếu tố thể hiện các tài nguyên tự nhiên,
hoạt động sử dụng đất, và mức nhập lượng dựa trên khoa học để khai thác các
tài nguyên. Tác dụng tương tác của các nguyên nhân và các yếu tố này kích
hoạt vài cơ chế và tiến trình dẫn tới sự suy giảm khả năng chống chịu và chất
lượng đất, chất lượng môi trường, và sức sản xuất của cơ sở tài nguyên [47].
1.3. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý
1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
a. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất:
12
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Hiệu quả là một thuật ngữ mà con người thường dùng để chỉ mục tiêu
cho mọi hành động có chủ đích. Và sau này trong ngôn ngữ học phát triển,
cụm từ “hiệu quả” được hiểu như một phạm trù triết học. Quan niệm khá
“nguyên thuỷ” của một nhà kinh tế học người Mỹ, Peter F, Drucker, giáo sư
về quản lý tại New York University, cho rằng: Xét cho cùng mang lại hiệu
quả “effect” là cái mà mỗi người khi làm bổn phận của mình, dù trong môi
trường nào đều mong đợi công việc được hoàn tất đúng. Thật vậy trước kia
khi nhận thức còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là
một. Về sau xã hội càng văn minh, nhận thức con người phát triển lên thì dần
đi đến sự phân biệt kết quả và hiệu quả. Có nhiều quan niệm khác nhau về
hiệu quả, được đề cập đến mọi đối tượng, dù là quản lý lao động chân tay hay
mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong
sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu
quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng
suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian.
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử
dụng đất thì hiệu quả đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất
trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được
bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động
được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai
thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá
trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng
hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các
13
Số hóa bởi trung tâm học liệu
loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất
khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất
nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã
hội và môi trường. Sử dụng đất hợp lý là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó.
* Hiệu quả kinh tế:
Là hiệu quả do tổ chức bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao
với chi phí thấp hơn. Như vậy hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hay một
quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các yếu
tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó biểu hiện bằng
hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản
xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết
quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ
và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết
quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm
để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá
bằng các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
* Hiệu quả xã hội:
Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con
người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng
các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng.
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả
năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.
* Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá
học, sinh học, vật lý chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường
14
Số hóa bởi trung tâm học liệu
của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo
nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi
trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu
quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại
yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi
trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều
kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường
do tác động vật lý dẫn đến.
Hiệu quả môi trường là hiệu quả đảm bảo tính hợp lý cho môi trường
trong sản xuất và xã hội. Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được nhân loại
quan tâm, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể là tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả
mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng
thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp hợp lý.
- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào và
theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định.
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến
những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất
phải tuân theo quan điểm sử dụng đất hợp lý.
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
15
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có
thang bậc.
Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ
tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn
đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung
kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có
tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả
và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số
nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:
H = K - C H = K/C
H= (K - C)/C H= (K
1
- K
0
)/(C
1
- C
0
)
Trong đó: H: Hiệu quả
K: Kết quả
C: Chi phí
0 và 1 là chỉ số về thời gian
Tuỳ vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và
hiệu quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đất nông
nghiệp có những sự khác nhau tuỳ vào từng hệ thống kinh tế.
- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
* Hiệu quả kinh tế
16
Số hóa bởi trung tâm học liệu
+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Công thức tính: GO=
n
i 1
P
i
Q
i
Trong đó: P
i
là giá trị sản phẩm thứ i
Q
i
là sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost): Đó là toàn bộ chi phí vật
chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí,
thuê máy móc, chi phí công lao động…
Công thức: IC =
n
i
Ci
1
Trong đó: Ci: Là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị
sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất VA=GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp NVA (Net Value Added): Là phần trả cho người
lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được
trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống
người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.
Ta có: NVA = VA - Dp - T (Dp là khấu hao tài sản cố định, T là thuế
sử dụng đất).
+ Giá trị ngày công lao động(Hlđ):
Hlđ=VA/số công lao động/ha/năm
+ Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí) = NVA/IC
* Hiệu quả xã hội:
+ Nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ
thuật: Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng
cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của
17
Số hóa bởi trung tâm học liệu
người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi
sản xuất hàng hoá phát triển Ngoài ra, khi đạt được hiệu quả kinh tế, người
dân có điều kiện học tập hay đầu tư kiến thức cho bản thân hay con em mình.
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân: Sử
dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những yêu cầu về lương
thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước
đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. Điều này có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt thoả mãn các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
cho sự tồn tại và cả về mặt ổn định chính trị, xã hội.
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng: Mỗi
vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau
trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành,
các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung
và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính
chiến lược.
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông
dân: Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người
lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các
tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.
+ Góp phần định canh, định cư: Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du
cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng
suy thoái môi trường đất, nước Sử dụng đất có hiệu quả là phải góp phần
giúp người dân định canh, định cư, yên tâm đầu tư sản xuất.
* Hiệu quả môi trường:
Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá
nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ
18
Số hóa bởi trung tâm học liệu
đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các
dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đều là những nguyên nhân làm
tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu
thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi
trường trong sử dụng đất là:
+ Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai.
+ Độ phì nhiêu của đất.
+ Chế độ tưới tiêu.
+ Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu.
+ Hạn hán và úng ngập.
+ Bảo vệ nguồn nước cho cây trồng va nước sinh hoạt của con người.
+ Ý thức của con người trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên.
+ Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp
- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao thu nhập, tạo nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.
- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
- Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước.
1.4. Những xu hướng sử dụng đ am
1.4.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1994) trong quá trình phát triển nông nghiệp, mỗi
nước đều chịu những ảnh hưởng khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của mỗi vùng nhưng đều có điểm chung là cùng giải quyết các vấn đề sau:
19
Số hóa bởi trung tâm học liệu
- Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm và tăng hiệu quả đầu
tư trong nông nghiệp.
- Chiều hướng chung là đầu tư nhiều lao động trí óc, đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất, giảm lao động chân tay, tăng cường hiệu quả
của lao động quản lý và tổ chức.
Từ những mục đích trên tuỳ thuộc vào sự đầu tư và chiến lược phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia nên sự phát triển của nông nghiệp của mỗi nước
có sự phát triển nhưng nhìn chung là theo hai hướng chính sau:
- Nông nghiệp công nghiệp hoá
- Nông nghiệp sinh thái
Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt
được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi
lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ bởi vì tính phong
phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những
xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện,
nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt
động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải
pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là
sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế,
quản lý được vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước,
mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và hợp lý.
1.4.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Theo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), định hướng phát
triển ngành nông lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 sẽ là:
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường
và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công
20
Số hóa bởi trung tâm học liệu
nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong
và ngoài nước. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất,
nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.
- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả
năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng. Đảm bảo an ninh
lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, có
chính sách bảo đảm đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.
- Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43%.
Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội
hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm lâm nghiệp sống được
bằng nghề rừng. Kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, đẩy nhanh trồng rừng
kinh tế, tạo nguồn gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
- Chú trọng tạo và sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất xây dựng một số khu công nghệ cao.
- Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông
nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư
nông thôn.
- Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình
quân hàng năm 4,0 - 5,0%. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt khoảng
40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 - 17%. Bảo vệ 10
triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
21
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1. hợp lý
Ngày nay, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại.
1.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai
thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: Chương trình khai thác và sử dụng
đất, chương trình giải quyết sức kéo nông nghiệp và thức ăn gia súc, chương
trình phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hoá đặc sản xuất khẩu, chương trình
bảo vệ đất ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ và chương trình việc làm, sử
dụng lao động nông thôn. Mỗi chương trình có mục tiêu chủ yếu khác nhau,
nhưng tựu chung lại các chương trình đều nhằm mục đích khai thác sử dụng
đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.
Ở Inđônêxia, Luật đất đai ghi rõ người dân có quyền sử dụng trong 10
năm, quyền sở hữu không được vĩnh viễn khi Nhà nước có nhu cầu xây dựng
công trình công cộng. Các chương trình bảo vệ đất cũng đã được thực hiện
nhằm bảo vệ các vùng đất bậc thang và trồng cây theo đường đồng mức.
Ngoài ra, Chính phủ ưu tiên hàng đầu cho chương trình phát triển lương thực
nhằm tìm ra các giống cây trồng lương thực, cây đậu đỗ phù hợp với đặc điểm
điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái. Kết quả là đã tạo được một số
giống ngô có năng suất cao chất lượng tốt, ví dụ: Giống ngô trắng Bague có
thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha so với giống ngô cũ
chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha; hoặc cây lúa Miến là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao,
làm thức ăn cho người và gia súc có năng suất đạt 3,50 tấn/ha có thể trồng tái
giá, sức chống chịu sâu bệnh tốt với đầu tư chi phí thấp.
22
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
1.5.2.1. Hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp
Tại Việt Nam, đất đai càng có vai trò quan trọng do bình quân đất nói
chung, đất nông nghiệp nói riêng trên đầu người thấp. Chính vì thế, từ khi
giành được độc lập được đến nay, chính sách đất nông nghiệp và nông dân
luôn giữ vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta. Hơn nữa, trong một nước còn hơn 70% dân cư sống ở nông thôn thì chính
sách đất nông nghiệp còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.
Tuy được coi trọng và thực tế chính sách đất nông nghiệp đã được triển
khai trong nhiều năm, nhưng việc hoạch định và thực thi chính sách đất nông
nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thấu đáo hơn. Nhất là
từ khi đổi mới quản lý kinh tế đến nay, việc nhà nước can thiệp như thế vào
phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa còn đang gặp nhiều lúng túng. Trên thực tế đã nảy
sinh không ít hiện tượng phức tạp, bức xúc như nông dân mất đất dẫn đến đói
nghèo hơn, nông dân trì hoãn, thậm chí phản đối chính sách giải phóng mặt
bằng của nhà nước, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động
không hiệu quả với các vụ đầu cơ gây sốt đất, quản lý nhà nước về đất đai còn
lỏng lẻo, tranh chấp, khiếu kiện đất đai không giảm, Chính vì thế, Đảng và
Nhà nước ta đã nỗ lực đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng coi hộ
nông dân là đơn vị tự chủ, nông dân được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất
được nhà nước giao. Ngày 08/01/1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai với
nội dung cơ bản khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý.
1.5.2.2. Tác động kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng
Ngay từ năm 1960, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa ra giống lúa
xuân ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, tạo ra sự kiện chuyển
23
Số hóa bởi trung tâm học liệu
biến rõ nét trong sản xuất ở đồng bằng sông Hồng. Sau đó, trong vài thập kỷ
trở lại đây, hàng năm ở nước ta đã đưa ra một số giống cây trồng mới có
năng suất cao vào sản xuất: Giống lúa xuân số 5, số 6 cho năng suất đạt tới
65 - 70 tạ/ha. Giống ngô Bioseed; giống LVN10; LVN11 đạt năng suất trung
bình 55 - 65 tạ/ha, nếu thâm canh tốt năng suất có thể đạt 80 - 90 tạ/ha. Các
giống cây thực phẩm như đỗ, đậu tương, lạc, cũng được chú trọng nghiên
cứu để luân canh với ngô, lúa.
1.5.2.3. Xây dựng hệ thống canh tác và mô hình sử dụng đất phù hợp với các vùng
Vấn đề luân canh, tăng vụ, chuyển vụ để sử dụng tốt hơn các điều kiện
về đất đai, khí hậu, thời tiết và nguồn lao động trong nông thôn. Cũng được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đối với đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông
Hồng, dựa trên đánh giá hiện trạng và khả năng hiệu quả chuyển đổi theo tác
giả Bùi Thị Ngọc Dung sẽ chuyển từ 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa bấp bênh sang lúa
+ cá kết hợp với trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Với loại hình sử dụng
đất lúa hai vụ (vùng ven biển thuộc tỉnh Ninh Bình và Thái Bình) chuyển sang
trồng cói. Đất lúa hai vụ ở các xã ven các đô thị lớn chuyển sang trồng rau
sạch, hoa và cây cảnh. Các huyện ven biển sẽ tăng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản do chuyển từ đất lúa một vụ.