Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Khảo sát đánh giá thực trạng công tác thiết kế và thi công tường xây bằng gạch không nung xi măng cốt liệu trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.79 KB, 25 trang )

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

ĐẶNG VĂN ÁNH

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT
KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG
NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng
& Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thanh Tùng
Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Chính

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 20
tháng 04 năm 2019



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
- Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng & Công
nghiệp, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và
hướng tới sự phát triển bền vững của việc sử dụng vật liệu thân thiện
với môi trường trong các công trình xây dựng. Thông tư
13/2017/TT-BXD đã nêu rõ Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu
xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn
vốn, số tầng. Trong đó công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử
dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu
xây. Chính vì vậy, ở Việt Nam nói chung trong những năm gần đây,
số lượng các nghiên cứu và tình hình sử dụng gạch không nung trong
các công trình xây dựng phát triển rất mạnh mẽ.
Trên thế giới, gạch không nung đã phát triển mạnh và là sản
phẩm phổ biến trong xây dựng. Tại các nước phát triển, gạch không
nung luôn chiếm tỉ lệ cao (trên 70%), gạch đất nung chiếm tỉ lệ thấp
(nó chủ yếu là các loại gạch trang trí, có giá thành cao, không sử
dụng cho xây tường). Ngay tại Trung Quốc, trước đây cũng chỉ có
gạch nung truyền thống, nhưng từ năm 1990 đã bắt đầu đưa ra kế
hoạch phát triển vật liệu mới từng bước thay thế vật liệu cũ và hiện
nay gạch không nung đã chiếm tới 60% tỉ trọng. Các nước khác như
Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi… cũng đã sử dụng khoảng

70% – 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ Polymer.
Ở Việt Nam hiện nay thì loại gạch xi măng cốt liệu được dùng
phổ biến nhất hiện nay, gạch không nung có nhiều ưu điểm hơn so
với gạch đất nung truyền thống đó là cường độ chịu lực, khả năng
cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Kích thước viên gạch lớn cho


2
phép giảm chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các
công trình xây dựng. Đặc biệt, lượng vữa dùng để xây tường, tô
tường gạch không nung thường ít hơn so gạch đất nung. Không chỉ
tiết kiệm chi phí, việc sử dụng gạch không nung cũng làm giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường cũng như đối với sức khỏe của người
lao động so với khi sản xuất gạch đất sét nung thông thường. Cả
nước hiện có hơn 2.000 dây chuyền sản xuất gạch bê tông cốt liệu
với tổng công suất thiết kế khoảng 5,6 tỷ viên/năm. Tổng sản lượng
gạch xây không nung khoảng 6,8 tỷ viên, tương đương 26% so với
tổng sản lượng vật liệu xây của cả nước.
Ở Đà Nẵng, Chỉ thị số 03/2013/CT-UBND ngày 04/3/2013
của UBND thành phố v/v tăng cường sử dụng vật liệu xây không
nung hạn chế sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn thành phố đã
khẳng định quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc hướng tới
mục tiêu hoàn toàn sử dụng vật liệu không nung đồng thời tổ chức
sắp xếp lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hướng dẫn các hộ tư nhân liên
doanh, liên kết, góp vốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi công nghệ
nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Nhằm sớm hoàn thành chương trình phát triển vật liệu xây không
nung đến năm 2020 tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010
của Thủ tướng Chính phủ. Riêng các công trình xây dựng được đầu
tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân

sách phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung loại nhẹ
trong tổng số vật liệu xây.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số địa phương vẫn có những
công trình đã xảy ra sự cố đáng tiếc khi đưa vào sử dụng đối với
gạch không nung do gặp sự cố về chất lượng công trình như nứt


3
tường, bong lớp vữa trát… Lỗi cũng có thể do quá trình thi công
không đảm bảo quy chuẩn dành cho gạch không nung nhưng không
thể không có lỗi của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng
gạch không nung ở Việt Nam chưa nhiều, cơ sở khoa học chưa đầy
đủ, kinh nghiệm của người xây dựng chưa nhiều, nên tâm lý người
sử dụng chưa yên tâm trong việc sử dụng gạch không nung. Vì vậy
cần phải có sự tổng kết, đánh giá thực trạng và bổ sung, hoàn chỉnh
các cơ sở khoa học từ các cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính
thuyết phục đối với người tiêu dùng.
Một số giải pháp đã được đưa ra hiện nay để giảm thiểu các
sự cố công trình xảy ra cho khối xây bằng gạch không nung (hiện
tượng nứt) như tăng cường quản lý các chỉ tiêu đầu ra từ các nhà
máy phù hợp với các TCXD hiện hành; công tác kiểm tra, giám sát,
kiểm định; các phương pháp thiết kế thi công xây dựng phù hợp
v.v…
Đây là cơ sở để tác giả chọn đề tài: Khảo sát đánh giá thực
trạng công tác thiết kế và thi công tường xây bằng gạch không
nung xi măng cốt liệu trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng tường xây bằng gạch không nung xi
măng cốt liệu và đề xuất giải pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên
quan đến đề tài;
- Khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu bằng hình ảnh tại các
công trình xây dựng trong và sau khi thi công.
- Thu thập dữ liệu bằng cách lấy phiếu khảo sát ý kiến


4
- Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo liên quan đến đề
tài.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các hồ sơ thiết kế và triển khai thi công thực tế một
số công trình xây dựng trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm và khối xây gạch không nung.
- Tổng hợp kết quả, so sánh, kiến nghị.
5. Kết quả cần đạt được
Từ các số liệu thu thập được và khảo sát thực tế tại hiện
trường, tiến hành phân tích khoa học so sánh và đưa ra kết luận về
những ảnh hưởng đối với khối xây gạch bê tông cốt liệu không nung
nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc nâng cao chất lượng
công trình cũng như đảm bảo về công năng, tuổi thọ và thẩm mỹ cho
công trình.
6. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về tường xây gạch không nung xi
măng cốt liệu và thực trạng thiết kế thi công hiện nay
1.1. Khái niệm, phân loại gạch không nung xi măng cốt liệu.
1.2. Tổng quan về công nghệ sản xuất gạch không nung xi
măng cốt liệu.

1.3. Tình trạng sản xuất và sử dụng gạch không nung xi măng
cốt liệu.
1.4. Thực trạng về tường xây gạch không nung xi măng cốt
liệu.
1.5. Kết luận chương 1.


5
Chương 2: Cơ sở khoa học khảo sát chất lượng tường xây
gạch không nung xi măng cốt liệu
2.1. Quy trình thiết kế, thi công tường xây gạch không nung.
2.2. Trình tự, phương pháp khảo sát, cách đánh giá cho công
tác tường xây
2.3. Kết luận chương 2.
Chương 3: Khảo sát thực trạng và đề xuất gıảı pháp nhằm
nâng cao hıệu quả kỹ thuật của tường xây bằng gạch không nung
xı măng cốt lıệu trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng
3.1. Khảo sát, thu tập dữ liệu thực tế tại các công trình trên địa
bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
3.2. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tường xây gạch không nung.
3.3. Kiến nghị, đề xuất các cơ quan liên quan.
3.4. Kết luận chương 3.
Kết luận và kiến nghị


6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG XI
MĂNG CỐT LIỆU VÀ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ THI CÔNG

HIỆN NAY
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG XI
MĂNG CỐT LIỆU
1.1.1. Khái niệm
Gạch không nung xi măng cốt liệu là một loại gạch mà sau khi
được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ
nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử
nhiệt độ để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch.
Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc
rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của
chúng.
1.1.2. Phân loại
Gạch không nung xi măng cốt liệuhiện nay chủ yếu gồm hai
loại sau:
1.1.2.1. Gạch xi măng cốt liệu (còn được gọi là gạch block)
Gạch xi măng cốt liệu được tạo thành từ xi măng và một hoặc
nhiều trong các cốt liệu sau đây: đá mạt, cát vàng, xỉ nhiệt điện, phế
thải công nghiệp… Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều
nhất trong các loại gạch không nung (khoảng 75% tổng lượng gạch
không nung). Gạch xi măng cốt liệu thường có cường độ chịu lực tốt
(trên 80 daN/cm2), khối lượng thể tích lớn (thường trên 1900
daN/m3), khả năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt tốt, dễ sử
dụng.


7
Phân loại:
- Theo kích thước
+ Gạch tiêu chuẩn (TC) là loại gạch có kích thước cơ bản theo
bảng sau:

Đơn vị tính: mm
Loại kích thước

Mức

Sai lệch kích thước,
không lớn hơn

Chiều rộng, không nhỏ hơn

100

±2

Chiều dài, không lớn hơn

400

±2

Chiều cao, không lớn hơn

200

±3

+ Gạch dị hình (DH) là loại gạch có kích thước khác kích
thước cơ bản, dùng để hoàn chỉnh một khối xây (gạch nửa, gạch xây
góc …).
- Theo mục đích sử dụng

+ Gạch thường (T): bề mặt có màu sắc tự nhiên của bê tông.
+ Gạch trang trí (TT): có thêm lớp nhẵn bóng hoặc nhám sùi
với màu sắc trang trí khác nhau.
- Theo cường độ nén
Theo cường độ nén phân ra các loại: M3,5; M5,0; M7,5;
M10,0; M15,0; M20,0.
1.1.2.2. Gạch bê tông nhẹ
Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông bọt và
gạch bê tông nhẹ khí chưng áp.
a. Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp:
Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp được sản xuất bằng
công nghệ tạo bọt trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều


8
và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phần
cơ bản: Xi măng, cát mịn, phụ gia tạo bọt…
Phân loại:
- Theo phương pháp sản xuất: Gạch bê tông bọt, khí không
chưng áp được phân thành: Block bê tông bọt và Block bê tông khí
không chưng áp.
- Theo khối lượng thể tích khô: Gạch bê tông bọt, khí không
chưng áp được phân thành các nhóm: D500, D600, D700, D800,
D900, D1000, D1100, D1200.
- Theo cường độ nén: Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp
được phân thành các cấp cường độ nén sau: B1,0; B1,5; B2,0; B2,5;
B3,5; B5,0; B7,5; B10,0.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH
KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
a. Nguyên liệu: Gạch xi măng cốt liệu được tạo thành từ xi

măng và một hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây đá mạt, cát vàng,
đá sỏi, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp [4] …
b. Cách phối trộn: Khoảng 8-10% xi măng để liên kết, 85%
cốt liệu và nước, phụ gia (nếu có) [4].
c. Quy trình công nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt
liệu:
1.2.1. Ưu, nhược điểm của gạch không nung xi măng cốt liệu
a. Ưu điểm
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, hạn chế việc sử
dụng đất sét khai thác từ đất nông nghiệp làm giảm diện tích sản xuất
cây lương thực.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi…để đốt, giúp tiết kiệm


9
nhiên liệu năng lượng và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi
trường.
- Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, phòng hỏa, kích
thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn gạch đất sét nung. Rút ngắn
thời gian thi công, giảm chi phí thiết kế nền móng, tiết kiệm vữa xây.
b. Nhược điểm
- Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu.
- Không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh.
- Không có khả năng chống thấm tốt, dễ gây nứt tường do co
giãn nhiệt.
1.3. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG
NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
Theo thống kê năm 2015 của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây
dựng, sau bốn năm thực hiện chương trình theo Quyết định số
567/QÐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây

không nung, tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm chính gồm
gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê
tông bọt đạt 6 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy
sản xuất AAC, 17 nhà máy sản xuất bê tông bọt, hơn 1.000 dây
chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất hơn 10 triệu viên
QTC/năm và một số chủng loại vật liệu xây không nung khác. Để có
được kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương, doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc
chuyển đổi mô hình sản xuất và thực hiện các dự án vật liệu xây
không nung. Ví dụ, trên địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã có
191 lò gạch, ngói nung thủ công tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm
190 lò có công suất dưới 650 ngàn viên/năm; 1 lò có công suất trên


10
650 ngàn viên/năm); trong đó có 147 lò nằm trong khu dân cư, 44 lò
nằm trong khu sản xuất tập trung và trong cụm công nghiệp… Tính
đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có 16 dự án sản xuất gạch
không nung với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, tổng vốn
đăng ký đầu tư gần 50 tỉ đồng. Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào
hoạt động, 12 dự án đang giải phóng mặt bằng và triển khai xây
dựng… Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm dứt hoàn
toàn hoạt động của các lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại Quảng Ninh, một số công trình nhà chung cư cũng đang được
doanh nghiệp sử dụng khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tòa
nhà thương mại cao 18 tầng do Công ty LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng)
thiết kế và thi công ở Thành phố Hạ Long, theo các kỹ sư, từ tầng
thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu ngăn tường bằng
gạch không nung. Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất
nhiều công trình trọng điểm, điển hình như Keangnam Hà Nội,

Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel
Plaza, sân vận động Mỹ Đình,…
Ở Việt Nam hiện nay thì loại gạch xi măng cốt liệu được
dùng phổ biến nhất. Theo nghiên cứu của Đ.T.K Cương, gạch xi
măng cốt liệu có thể giảm giá thành xây dựng khoảng hơn 20%.
Không chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng gạch không nung cũng làm
giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường khi sản xuất gạch đất sét nung
thông thường.
1.4. THỰC TRẠNG VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG
1.4.1. Kích thước cơ bản của tường gạch
Hiện nay có khá nhiều loại gạch để xây tường nhưng tiêu
chuẩn xây tường gạch không khác biệt nhiều trừ loại vữa xây dựng


11
- Chiều dày của tường gạch:
Chiều dày của tường gạch phụ thuộc vào tính chất làm việc và
sự ổn định của kết cấu tường, ngoài ra còn phục thuộc vào yêu cầu
cách nhiệt, chống nóng, chống cháy hay chức năng thẩm mỹ của
tường.
Tường gạch xây loại phổ biến và thông thường nhất hiện nay
có các kích thước sau:
+ Tường một gạch (tường đơn): thực tế dày 105mm, kể cả hai
lớp vữa trát 2 bên là 130 ÷ 140mm còn gọi là tường 10 hay tường
con kiến.
+ Tường 2 gạch: thực tế dày 220mm, kể cả vữa trát là 25cm
còn thường gọi là tường 22 hay tường đôi.
+ Tường 3 gạch: thực tế dày 335mm, kể cả vữa trát là 37cm
còn được gọi là tường 33 dùng trong nhà xây gạch cao hơn 3 tầng
hoặc xây tường móng.

+ Tường 4 gạch: thực tế dày 450mm, kể cả vữa là 48cm.
Trong tiêu chuẩn xây tường gạch, yêu cầu tường xây phải có
đủ độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng (như sàn,
mái, tải trọng bản thân…) và tải trọng ngang (lực gió, lực chấn động)
mà không bị đổ, không bị nứt nẻ và không bị biến dạng.
1.4.2. Nguyên tắc khi thi công tường gạch
- Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương
của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào
khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây
chịu nén là chính.
- Điều quan trọng nhất trong tiêu chuẩn xây tường gạch đó là
xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây


12
tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài
viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
- Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong
một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên
gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.
- Vì vậy, đội ngũ công nhân phải lành nghề, được chia thành
tổ và phân công lao động phù hợp với các đoạn công tác trên mặt
bằng. Đồng thời trong tiêu chuẩn xây tường gạch cho các công trình
thì giữa các thợ chính, thợ chính với thợ phụ phải có sự phối hợp
nhịp nhàng dây chuyền với nhau đảm bảo công việc được thực hiện
một cách liên tục, nhịp nhàng không bị ngắt quãng.
- Công việc xây được tiến hành sau khi hệ khung bê tông cốt
thép đã được chình thành được một phần hay toàn bộ và coffa sàn,
dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng
dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và cứ như

thế lên các tầng trên.
1.4.3. Thực trạng thiết kế, thi công tường gạch không nung
ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Có thể thấy, từ nhiều năm nay, phát triển vật liệu xây dựng
không nung (VLXDKN) là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ
nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường, tuy nhiên kết quả từ Chương
trình phát triển VLXDKN như thế nào thì cần có sự nhìn nhận đúng
đắn.
Ngày 28/11/2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số
09/2012/TT-BXD quy định sử dụng VLXDKN trong các công trình
xây dựng. Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn
vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXDKN theo đúng lộ trình.


13
Để thế cho gạch đỏ, hiện nay, việc khuyến khích sử dụng các
sản phẩm GKN đã được quy định trong nhiều chính sách như:
Chương trình phát triển VLXDKN theo Quyết định số 567/QĐ-TTg;
Quyết định 1469/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây
dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông
tư số 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung
trong các công trình xây dựng; Chỉ thị số 10/CT-TTg tăng cường sử
dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất
sét nung…
Đặc biệt, với mục tiêu cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát
thải khí nhà kính bằng việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng
GKN ở Việt Nam, từ năm 2014 - 2019, Bộ Khoa học & Công nghệ
và Bộ Xây dựng đã thực hiện Dự án “Tăng cường sản xuất và sử
dụng GKN ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ môi trường toàn cầu

(GEF) và các nguồn đồng tài trợ khác với mục tiêu cắt giảm tỷ lệ
tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc
tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng GKN ở Việt Nam.
Việc sử dụng VLXDKN có thể giúp tiết kiệm đất nông nghiệp,
giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử
lý phế thải của các ngành Công Tại khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng,
dù đã đạt những bước tiến trong sản xuất – tiêu thụ gạch không nung
GKN, nhiều nhà đầu tư tại Đà Nẵng vẫn quen thuộc với việc sử dụng
gạch nung truyền thống, mà chưa hiểu được tính năng của
VLXDKN.
Một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp


14
luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây không
nung theo QCVN 16:2017/BXD và TCVN 6477:2016 ); bán sản
phẩm gạch cho khách hàng, trong khi gạch chưa đảm bảo đủ thời
gian đông kết nên khi thi công một số công trình sử dụng GKN đã
xảy ra hiện tượng co ngót, rạn nứt hoặc tường bị thấm... Chưa có tiêu
chuẩn về thi công và nghiệm thu riêng đối với gạch bê tông. Nhiều
doanh nghiệp sản xuất gạch nung truyền thống gặp khó khăn về vốn
và công nghệ trong quá trình chuyển đổi sang mô hình sản xuất
GKN.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vật
liệu xây không nung của các nhà đầu tư trên địa bàn, qua đó giảm
dần việc sản xuất và tiêu thụ gạch đất sét nung, Sở Xây dựng TP Đà
Nẵng đã có báo cáo, đề xuất UBND thành phố để kiến nghị đến Bộ
Xây dựng và các bộ, ngành liên quan quan tâm, tiếp tục triển khai
thực hiện một số nội dung, như: Sớm ban hành tiêu chuẩn về thi

công và nghiệm thu riêng đối với gạch bê tông. Ban hành cẩm nang
chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế và kỹ thuật thực hành xây dựng sử
dụng GKN nhằm tăng cường chất lượng xây dựng, chống nứt tường
khi sử dụng loại vật liệu này.
Trên địa bàn TP.Đà Nẵng hiện có 12 nhà máy sản xuất gạch
không nung các loại. Nhiều doanh nghiệp ra đời từ khá sớm, được
trang bị công nghệ hiện đại. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Hồng
Hoàng Hồng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được đầu tư
đồng bộ để sản xuất gạch không nung cao cấp cho thị trường Đà
Nẵng và địa phương lân cận.
Trước đó, để hỗ trợ phát triển vật liệu không nung, trong đó có
gạch không nung từ năm 2014, UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Chỉ


15
thị 03 về tăng cường sử dụng vật liệu không nung. Đồng thời, các cơ
quan chức năng cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để hỗ
trợ các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung. Mặc dù vậy, hiện
nay trên thị trường Đà Nẵng, gạch không nung vẫn đang rất vất vả
cạnh tranh với gạch nung truyền thống. Tình hình này càng không
khả quan ở thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa…
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các quy định với hành
lang pháp lý, chính sách đủ “dày”, tuy nhiên việc áp dụng quy định
mang tính đại trà, khiến một số địa phương gặp khó khăn trong việc
phát triển VLXDKN.
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương này ta có thể ý thức được việc sử dụng vật liệu
không nung là cần thiết cho sự phát triển bền vững trong ngành xây
dựng nói riêng đồng thời giảm được gánh nặng tài nguyên cho cả
nước nói chung. Việc thiết kế, thi công khối xây ngày càng được

quan tâm, ngoài sự đảm bảo về công năng sử dụng vốn có của nó thì
còn là điểm nhấn kiến trúc khi loại vật liệu không nung này được sử
dụng ngày càng nhiều trong việc hoàn thiện thô. Đề tài được nghiên
cứu, khảo sát thực trạng tại các công trình xây dựng trên địa bàn
Quảng Nam – Đà Nẵng nhằm đánh giá tình hình sử dụng gạch xi
măng cốt liệu cũng như những yếu tố ảnh hưởng của nó đến chất
lượng tường xây gạch không nung.


16
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TƯỜNG
XÂY GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
2.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THI CÔNG TƯỜNG XÂY
GẠCH KHÔNG NUNG:
(Căn cứ TCVN 4085:2011 kết cấu gạch đá tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu)
2.1.1. Quy trình thiết kế tường xây gạch không nung xi
măng cốt liệu
2.1.2. Quy trình thi công tường xây gạch không nung xi
măng cốt liệu
2.2. TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, CÁCH ĐÁNH
GIÁ CHO CÔNG TÁC TƯỜNG XÂY
2.2.1. Trình tự khảo sát
2.2.2. Phương pháp khảo sát
2.2.3. Đánh giá tình trạng công trình xây gạch
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương này, tác giả đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết nêu
lên các quy trình thiết kế và thi công tường xây gạch không nung xi
măng cốt liệu, từ đó ta có thể áp dụng các chỉ dẫn thiết kế và thực

hiện thi công đại trà cho công tác xây này. Mặc khác việc lập trình
tự, phương pháp khảo sát sẽ giúp người thực hiện tiến hành các bước
khảo sát một công trình cụ thể nhằm đưa ra một đánh giá khách quan
nhất về tình trạng khối xây gạch không nung.


17
CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA TƯỜNG XÂY
BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU TRÊN
ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
3.1. KHẢO SÁT, THU TẬP DỮ LİỆU THỰC TẾ TẠİ CÁC
CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
Cách thức tiến hành khảo sát thực tế các khối xây bằng gạch
không nung xi măng cốt liệu trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng
cơ bản dựa trên các tiêu chí nêu trong mục 2.2 thuộc Chương 2 đề
tài này.
3.1.1. Khảo sát bằng cách lấy Phiếu điều tra
Tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến chuyên gia có kinh
nghiệm trong công tác thiết kế và thi công các công trình xây dựng
có sử dụng gạch không nung để xây tường.
3.1.2. Khảo sát, thu thập dữ liệu bằng hình ảnh tại công trình
3.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP
ĐẾN CHẤT LƯỢNG TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG
a) Nguyên nhân từ đơn vị sản xuất gạch trong đó việc chọn vật
liệu đầu vào dùng để chế tạo gạch không nung mà cụ thể là cốt liệu
được dùng chưa được khảo sát kỹ, có nhiều tạp chất. Khâu dưỡng hộ
chưa đảm bảo, cho ra thành phẩm khi sản phẩm chưa phát triển hết
cường độ ( tối thiểu 28 ngày). Không có chứng chỉ, chứng nhận hợp

quy cho từng lô hàng.
b) Nguyên nhân từ các nhà thầu tư vấn thiết kế, đơn vị thẩm
định thẩm tra dự án, tổ chức giám sát, cơ quan quản lý nhà nước khi


18
không thực hiện chỉ dẫn đầy đủ các biện pháp, yêu cầu kỹ thuật thi
công cho khối xây.
c) Nguyên nhân từ các nhà thầu xây dựng khi không thực hiện
đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Bố trí nhân công có trình độ tay nghề không
phù hợp, thiết bị phục vụ thi công lạc hậu.
d) Kỹ thuật và trình tự thi công khối xây gạch không nung
chưa thực hiện theo yêu cầu, chưa khống chế chiều cao hợp lý của
mỗi đợt xây. Việc bố trí mạch ngừng thi công xây và việc xử lý bề
mặt mạch ngừng chưa đảm bảo. Trong quá trình xây không xây
giằng ngang viên gạch nên khối xây không đảm bảo chịu cắt, chịu
uốn.
e) Biên độ giao động nhiệt trong ngày lớn và khác nhau ở mỗi
vùng trên địa bàn thành phố nhất là vào mùa khô gây biến dạng nứt
khối xây do hiện tượng co ngót khô.
f) Ảnh hưởng của độ ẩm vật liệu không nung và vữa xây là
một trong những yếu tố gây co ngót dẫn đến gây nứt tại mạch vữa
xây ngang và mạch vữa xây đứng (Khi gạch khô, độ ẩm ít sẽ hút
nước nhanh và nhiều làm vữa xây mất nước, từ đó sẽ làm giảm lực
dính; ngược lại khi gạch no nước, độ ẩm cao thì giữa gạch và vữa
xây sẽ xuất hiện một lớp nước do đó mà lực dính cũng giảm đi).
g) Nguyên nhân từ đặc tính của viên gạch dẫn đến hiện tượng
gạch co ngót hoặc giãn nở do thay đổi độ ẩm, nhiệt độ. Vữa xây
không đúng tiêu chuẩn cũng làm giảm khả năng liên kết và gây nứt.
h) Nguyên nhân từ chuyển vị của kết cấu. Bản chất của gạch

xi măng cốt liệu là cùng hệ vật liệu với lớp vữa xây tô nên bám dính
rất chắc vào khối gạch. Khi móng hoặc đà đỡ chuyển vị nhẹ lập tức
xuất hiện các vết nứt.


19
3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
a. Đối với các cơ sở sản xuất gạch không nung:
- Nghiên cứu, áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2016
– Gạch bê tông, trong sản xuất gạch không nung về kích thước, ký
hiệu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đăng ký và công bố chứng
nhận hợp quy chất lượng sản phẩm theo quy định.
- Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm gạch không nung
từ: quy trình sản xuất (kiểm soát cấp phối đá mạt, xi măng, nước theo
dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung); quy trình bảo
dưỡng gạch không nung tại nhà máy; kiểm tra chất lượng và quy
cách sản phẩm gạch không nung đã công bố hợp chuẩn hợp quy.
Kiểm tra kiểm soát mác gạch tối thiểu phải đảm bảo M ≥ M5,0 theo
tiêu chuẩn TCVN 6477:2016 – gạch bê tông, trước khi đưa ra thị
trường.
- Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào việc nâng
cấp, đổi mới dây chuyền sản xuất. Mạnh dạng đầu tư vào các dự án
R&D nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra cho vật liệu không
nung.
b. Đối với các đơn vị tư vấn thiết kế
- Quy định chỉ dẫn kỹ thuật thi công, khối xây tường gạch
không nung.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế phù hợp áp dụng
cho điều kiện tại môi trường Việt Nam. Tham gia đóng góp ý kiến
chuyên gia tại các hội thảo Khoa học chuyên đề về vật liệu xây

không nung.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: Đối với các công trình có
khẩu độ nhịp ≥ 6,6 m có xây tường gạch không nung thì tại vị trí


20
giữa nhịp cần bố trí cột, giằng để chia nhỏ nhịp khối xây, bố trí hệ
giằng ngang bằng BTCT chia nhỏ chiều cao khối xây tường; bố trí hệ
dầm lanh tô, hệ dầm ngay bậu cửa kéo dài từ trụ đến trụ trong một
bước gian; Bố trí hệ lưới tại các vị trí giao nhau giữa tường xây gạch
không nung với cấu kiệu BTCT chịu lực chính; Bố trí chiều dài,
khoảng cách thép chờ cho phù hợp (hình 3.10).
c. Đối với nhà thầu thi công xây dựng
- Quản lý chặt chẽ chất lượng vật liệu gạch không nung theo
yêu cầu về mác gạch. Các vật liệu xi măng, cát, cấp phối vữa xây tô
tạm thời đảm bảo theo TCVN 6477:2016 – gạch không nung.
- Bố trí nhân công có trình độ bậc thợ, tay nghề phù hợp cho
hạng mục khối xây.
- Thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng khối xây. Đối với các
vùng có khí hậu nóng, khô (biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn)
nên kéo dài thời gian bảo dưỡng khối xây gạch không nung cho đến
khi thi công hoàn thiện tô trát và sơn.
d. Đối với chủ đầu tư
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình. Kiểm tra
thí nghiệm vật liệu đầu vào một cách chặt chẽ về: chất lượng của vật
liệu gạch không nung phù hợp với chất lượng gạch không nung đã
công bố hợp chuẩn, hợp quy của nhà sản xuất và phù hợp với TCVN
6477:2016 trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng
vữa xây, vữa tô về cường độ theo mác thiết kế và độ sụt, độ ẩm tại
hiện trường và khối xây gạch không nung đang thi công.

- Thường xuyên theo dõi vào báo cáo hàng quý quá trình triển
khai và quản lý chất lượng gạch không nung trong các công trình xây
dựng tại địa phương về các Sở ban ngành có chức năng chuyên môn


21
để tổng hợp báo cáo.
e. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát
các cơ sở sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu. Ban hành
hướng dẫn thực hiện; xử phạt các hành vi quy phạm pháp luật về vật
liệu xây dựng.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ xây dựng, ban hành các văn
bản hướng dẫn chi tiết cho các chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế,
giám sát thi công và nhà thầu xây lắp. Quy trình thi công, nghiệm thu
và các bước về quản lý chất lượng công tác xây gạch không nung.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về vật liệu không nung để
tham khảo lấy ý kiến từ các cá nhân, tổ chức đã và đang hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng nhằm sớm thống nhất ban hành một quy chế
chung cho tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khối xây gạch khung nung
này.
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày các nội dung cơ bản để tiến hành triển
khai thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực tế tại một số công trình cụ
thể, từ các thông tin thu tập được tiến hành phân tích những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến khối xây gạch không nung từ đó có thể kết
luận một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nứt khối xây
gạch không nung nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể.



22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Chuyên đề này đã thực hiện các công tác điều tra, khảo sát
thực trạng công tác thiết kế và thi công tường xây bằng gạch không
nung xi măng cốt liệu trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng, qua đó có
cái nhìn tổng quát cũng như rút ra được một số vấn đề đáng lưu ý
như:
- Chỉ số ít nhà máy công suất lớn có công nghệ hiện đại, còn
lại công suất bé và công nghệ thủ công khó có thể đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
- Việc tiêu thụ chủ yếu cung ứng cho các công trình vốn nhà
nước, công trình nhà người dân chưa sử dụng nhiều. Người sử dụng
chưa có niềm tin vào nhà sản xuất do còn nghi ngờ về chất lượng
gạch.
- Chưa có quy định cụ thể về chỉ dẫn kỹ thuật cho khối xây
bằng gạch không nung xi măng cốt liệu.
- Quá trình sử dụng còn gặp nhiều vấn đề kỹ thuật trong đó
đặc biệt là nứt tường và thấm. Cần có gấp các chỉ dẫn kỹ thuật hoặc
biện pháp kỹ thuật riêng để khắc phục vấn đề này.
2. KIẾN NGHỊ
Trên các số liệu thu tập được trong đề tài này ta có thể dự đoán
được một số nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến khối xây bằng
gạch không nung xi măng cốt liệu. Qua đó cần nêu cao tinh thần
trách nhiệm và vai trò của các bên liên quan trong việc tạo ra được
một sản phẩm xây dựng hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo an
toàn về mặt kết cấu, phù hợp công năng cũng như chức năng sử


23

dụng. Để làm được như vậy cần phải có sự phối hợp, tham gia giữa
các bên từ khâu sản xuất gạch, chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế, thẩm
định, thi công, giám sát, cơ quan quản lý nhà nước v.v..
Thông qua các hội thảo chuyên ngành, các chuyên gia nên
trình bày, chia sẻ ý kiến về thực trạng tình hình sản xuất, sử dụng
gạch không nung và những vấn đề liên quan. Tổ chức hướng dẫn lập
chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế công trình sử dụng gạch không nung,
kỹ thuật trong thi công gạch và quy trình sử dụng gạch không nung.
Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn tại 02 tỉnh, thành phố miền
Trung nên việc thực hiện khảo sát này cũng mang tính chất địa
phương. Chưa đủ cơ sở để đánh giá và đưa ra một kết luận cụ thể.
Kính mong các thầy/ cô, các chuyên gia, các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng đóng góp thêm ý kiến để cùng nhau có
thể đưa ra kết luận cũng như hình thành nên một tiêu chuẩn chung
được triển khai thực hiện trong cả nước.


×