Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.91 KB, 29 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM
III.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN ĐẾN NĂM 2010 THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ
ĐÔ THỊ HOÁ.
III.1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện:
Quan điểm chủ đạo:
Phát huy thành tựu đã đạt được trong các năm qua, nêu cao tinh thần tự
lực tự cường, ra sức phấn đấu đạt được các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ lần
thứ XII đã đề ra và thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ VI của ban chấp hành
trung ương Đảng: “ Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hoá, giáo dục,
thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội” ( Nghị quyết 6 Ban chấp hành trung
ương Đảng khoá IX ).
Từ nay đến năm 2010 là một chặng đường tương đối dài, song huyện
cần phải có một bước nhảy vọt, về cơ bản phải tạo dựng được những tiền đề
đủ mạnh để phát triển nhanh, quyết định thực hiện chiến lược công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp.
Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng đã và đang giữ vai trò to
lớn, là động lực của cuộc hưng thịnh đất nước.Chính vì vậy cần xác định rõ
động lực để thực hiện mục tiêu phát triển: Phát huy nội lực của nền kinh tế
huyện bao gồm cả vốn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên chưa
được sử dụng, các lợi thế về địa lý chính trị và nguồn lực lao động, trí tuệ tinh
thần gắn với truyền thống văn hoá.
III.1.2.Dự báo xu hướng phát triển trên địa bàn huyện:


Thời gian tới khả năng phát triển nội thành sang khu vực huyện Gia Lâm
là rất lớn. Theo Tổng điều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô đến năm 2020, một
phần của huyện Gia lâm sẽ được tách ra để thành lập từ 1- 2 quận nội thnàh
mới. Với mục tiêu này trong thời gian tới tốc độ đô thị hoá trên địa bàn huyện
sẽ diễn ra hết sức nhanh chóng.
Đối với toàn huyện, xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ ngày càng rõ nét. Vùng đô thị hoá
sẽ mất dần kinh tế nông nghiệp, các khu vực chuyên canh nông nghiệp sẽ bị
thu hẹp. Tuy nhiên về nông nghiệp cũng sẽ có bước phát triển vượt bậc thông
qua việc chuyển đổi giống cây trồng, mở rộng thị trường cũng như chế biến
tốt các nguồn nông sản trong huyện.
III.1.3.Phương hướng phát triển:
III.1.3.a.Yêu cầu phát triển:
Trước xu thế cạnh tranh trong nước và quốc tế đòi hỏi phải thực hiện
một nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tăng trưởng và phát triển nhanh
chóng, chống tụt hậu, việc phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm phải đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội cao dựa trên lợi thế so sánh của mình
và phát triển kinh tế xã hội phù hợp để tăng trưởng vững chắc.
III.1.3.b.Lựa chọn cơ cấu:
Bước đi thích hợp nhất để phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm đến
năm 2010 là công nghiệp, thương mại- dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó cơ
cấu trong nội bộ các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp
là vấn đề hết sức quan trọng và được ưu tiên trong qua trình chuyển đổi cơ
cấu huyện.
Từ nay đến năm 2010 với mục tiêu và phương hướng phát triển trên
huyện Gia Lâm cần đạt được các chỉ tiêu kinh tế- xã hội sau:
Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-
2005- 2010
T
T

Chỉ tiêu chính
Đ
VT
Mục tiêu
Mức thay đổi
200
1
200
5
20
10
200
1-
200
5
20
01-
20
10
1
.
Tổng diện tích
đất tự nhiên
H
a
17.
432
17.
432
17.

432
Diện tích đất
NN
- 9.1
20
8.5
40
8.0
10
58
0
-
1.110
Diện tích đất
canh tác
- 8.3
23
7.7
20
7.2
10
-6
03
-
1.113
2
.
Diện tích đất
gieo trồng
- 17.

000
15.
500
14.
610
-
1.500
-
2.390
3
.
Tổng sản
lượng lương thực
qui thóc
T
ấn
55.
000
45.
000
40.
000
-
10.000
-
15.000
4
.
Giá trị sản
xuất

(Phạm vi
huyện quản lý)
T

đồng
1.2
79
1.9
86
3.5
42
10,
8%
17,
7%
+CN-TTCN-
XDCB
- 544 844 1.5
83
11,
0%
19,
1%
+TM- Dịch vụ - 400 732 1.5
28
16,
6%
18,
2%
+NN-LN- Thuỷ

sản
- 335 392 43
1
3,4
%
2,1
%
5
.
Dân số trung
bình
N
gười
349
.010
373
.242
39
0.200
24.
232
41.
190
6
.
Tổng số hộ H

83.
160
87.

960
93.
400
4.8
00
10.
240
- Tỷ lệ hộ giàu % 37 39 41 2 4
- Tỷ lệ hộ % 5 4 2 -1 -2
nghèo
- Tỷ lệ hộ đạt
tiêu chuẩn nếp
sống văn minh,
GĐVH
% 87 90 92 3 5
7
.
Tỷ lệ sinh con
thứ 3
% 4,5 4,0 2,5 -0,8 -2,3
8
.
Số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn
mới
X
ã
28 31 31 31
9
.

Số lao động
được
giải quyết việc
làm
N
gười
12.
500
14.
500
15.
000
Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm
III1.4.Định hướng và mục tiêu phát triển các ngành và lĩnh vực:
Với việc xây dựng một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên, định
hướng và mục tiêu phát triển các ngành và lĩnh vực chính được triển khai như
sau:
III.1.4.a.Công nghiệp:
Đảm bảo nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời kì 2001- 2010 là 17%,
tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của huyện là 65,8% và thu hút khoảng
30% lực lượng lao động của huyện. Phát triển công nghiệp hiện đại đi đôi với
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp hiện đại gắn liền
với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp
phải đảm bảo yếu tố môi trường...
III.1.4.b.Thương mại- du lịch- dịch vụ:
Giá trị sản xuất tăng bình quân 15% thời kỳ 2001- 2010, đến năm 2010
chiếm 32,9% trong giá trị sản xuất của huyện.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 30%/năm đến năm 2010.
Giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, chỉ nhập khẩu hàng hoá
cao cấp.

Phát triển các trung tâm thương mại có qui mô khu vực, là nơi giao dịch
hàng hoá, sản phẩm của huyện cũng như cung cấp các hàng hoá cần thiết cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các đơn vị và cá nhân trên địa bàn huyện.
Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển các ngành nghề khác, phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
III.1.4.c. Nông nghiệp:
Quan điểm phát triển
Nông nghiệp thủ đô trong thời kỳ 2000 – 2010 được định hướng phát
triển dựa trên nhiều quan điểm trong đó có một số quan điểm sau đây:
+ Phát triển nông lâm nghiệp thủ đô phải gắn với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội thủ đô giai đoạn 2000 – 2010 và đến năm 2020.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội của cả
nước. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội nói chung và huyện
Gia Lâm nói riêng trong giai đoạn tới là xây dựng thủ đô giàu về kinh tế (trong
đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo), vững về chính trị, có nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, an ninh quốc phòng vững mạnh. Thực hiện
phương hướng đó, trong những năm tới huyện phải đẩy nhanh hơn nữa nhịp
độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu phù hợp, hiệu quả kinh tế ngày càng cao,
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa thủ đô và đất nước.
Để gắn phát triển nông nghiệp huyện với chiến lược phát triển kinh tế xã
hội thủ đô, trong những năm tới phải phấn đấu:
• Tốc độ phát triển nông nghiệp phải đạt mức đảm bảo cho tốc độ phát
triển chung của thành phố cao và ổn định.
• Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản thực phẩm
để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thủ đô, cung cấp sản phẩm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu gắn phát triển nông lâm
nghiệp với phát triển dịch vụ và du lịch.
• Phát triển nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp bị giảm do
chuyển mục đích sử dụng. Do vậy nông nghiệp cần được phát triển với công
nghệ cao, tiết kiệm đất. Đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại nông sản dùng

ít đất như sản xuất nấm, mộc nhĩ, phát triển chăn nuôi và sản xuất các loại sản
phẩm cao cấp có hiệu quả kinh tế cao để nâng cao thu nhập cho nông dân.
• Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy thước
đo hiệu quả kinh tế để xác định qui mô, chủng loại sản phẩm.
Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, gắn sản xuất với thị
trường tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là người sản xuất phải nắm bắt được nhu
cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, thời gian yêu cầu cung cấp các
sản phẩm hàng hoá để sản xuất. Nói cách khác người nông dân cần phải sản
xuất “cái mà thị trường cần” chứ không phải sản xuất “cái mà mình có khả
năng sản xuất”. Như vậy trong cơ chế thị trường, người nông dân phải thực sự
có đầu óc “thương mại hoá”.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục tiêu sản xuất của người nông dân là tối
đa hoá lợi nhuận, hay nói cách khác chính là lấy thước đo hiệu quả kinh tế làm
cơ sở xác định qui mô và chủng loại sản phẩm sản xuất. Mục tiêu phấn đấu về
hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp thủ đô trong những năm tới là nhằm
đạt giá trị thu nhập, giá trị lợi nhuận cao nhất trên 1 đơn vị đất đai sản xuất
hay thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có đặc điểm riêng biệt. Đối tượng sản
xuất là sinh vật gắn với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, ở mỗi
vùng, tiểu vùng khác nhau do có sự khác nhau về địa lý, về tự nhiên mà hình
thành các loại sản phẩm đặc trưng của từng vùng, tiểu vùng. Do vậy trong quá
trình lựa chọn sản phẩm cung cấp cho thị trường cần khai thác triệt để lợi thế
so sánh của từng vùng, tiểu vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Phát triển nông nghiệp gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở nước ta. Vì vậy trong chiến
lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định: Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nội dung trọng yếu những
năm còn lại của thập kỷ 90. Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vẫn là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện

phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội của đất nước ngày càng giàu mạnh, văn
minh. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là:
+ Áp dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm tạo ra năng suất
lao động, năng suất và chất lượng sản phẩm cao
+ Phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại để tạo ra các
sản phẩm chế biến có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước và vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
+ Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nông
nghiệp nhằm đáp ứng cao nhất các nhu cầu sản xuất hàng hoá chuyên môn
hoá. Trước hết là đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi
có năng suất, chất lượng cao cung ứng cho sản xuất, đầu tư xây dựng các
công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống cung ứng điện và các cơ sở
vật chất kỹ thuật trọng yếu khác để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất
+ Thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, tăng cường trang bị máy móc, thiết
bị thay thế dần lao động thủ công trong các khâu của sản xuất nông nghiệp
như: làm đất, thu hoạch, dịch vụ nông nghiệp, giết mổ gia súc.
+ Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, công tác thú y và công tác vệ sinh
thực phẩm, thực hiện phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp
sạch có chất lượng cao.
+ Tăng cường công tác đào tạo kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao
mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao một bước chất lượng
nguồn nhân lực trong nông nghiệp, rút ngắn dần sự cách biệt giữa nông thôn
và thành thị.
III.1.5.Nhiệm vụ và định hướng hoàn thiện phát triển kết cấu hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong công nghiệp hoá- hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện:
III.1.5.a.Căn cứ đưa ra định hướng:
Định hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,
định hướng hoàn thiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình này từ

nay đến năm 2010 phải dựa trên những căn cứ có tính khoa học và phân tích
tình hình thực tế. Những căn cứ đó là:
♦ Đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần IX đã
vạch rõ nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn
hiện nay là: “ Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến nông lâm thuỷ sản, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,
cải tạo xây dựng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước
hết là những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển..”
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình
thành nông thôn mới văn minh hiện đại là một trong những công việc then
chốt.
♦ Thực trạng và tiềm năng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn huyện Gia Lâm:
Cùng với đường lối đổi mới của Đảng, Gia Lâm đã và đang quán triệt,
vận dụng sáng tạo nội dung của Đại hội toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia
lâm lần thứ XVII đã đưa ra phương hướng tổng quát: “ Phát triển kinh tế xã
hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với công nghiệp hoá- hiện đại
hoá và đô thị hoá, có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, trình độ dân trí cho nhân dân, đảm bảo giữ vững trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn huyện. Phấn đấu đưa tổng thu ngân sách huyện với
tốc độ tăng trưởng bình quân 9,85%- 11%, 100% số xã phổ cập cấp II và
100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
+ Về thuỷ lợi: Từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nhất là vùng bãi,
triển khai tốt chủ trương cứng hoá kênh mương đến năm 2010 cứng hoá
100% kênh mương
+ Về giao thông: Hoàn thiện hệ thống giao thông lên thôn, liên xóm, liên

xã, phấn đấu về cơ bản là đường nhựa, bê tông, gạch.
+ Điện nông thôn: Củng cố nâng cấp hệ thống điện đảm bảo đủ điệ cho
sinh hoạt và cho sản xuất trong nông thôn, bán đúng giá qui định của Nhà
nước.
III.1.5.b.Phương hướng chung:
Văn kiện đại hội Đảng IX đã chỉ rõ khu vực nông thôn là khu vực cần
được ưu tiên đầu tư với mục tiêu tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng,
giảm khoảng cách với khu vực đô thị... Huyện Gia Lâm là khu vực có số dân
sống bằng nông nghiệp tương đối cao, mặc dù trong những năm gần đây xu
hướng đô thị hoá đã phát triển khá mạnh nhưng về cơ bản nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn. Chính vì vậy việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục
vụ sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới vẫn được
chú trọng và càng được chú trọng hơn khi huyện Gia Lâm đang bước vào quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá. Đứng trước trách nhiệm đó,
huyện đã đề ra những phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng như sau:
 Kết cấu hạ tầng phải được phát triển đồng bộ mới thu được kết quả
và phát huy hiệu quả tối đa. Ưu tiên xây dựng và phát triển các công
trình đầu mối nhằm tạo ra khung sườn cho huyện phát triển trọn vẹn,
cân đối và toàn diện.
 Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước và đón được yêu cầu
của tương lai phát triển đất nước, trong đó phải nghiên cứu kỹ mục
tiêu, nội dung các dự án, phân kỳ và đề ra các giải pháp phát triển dự
án thích hợp với từng thời kỳ.
 Theo dõi sát sao, nấm bắt kịp thời những tiến bộ nhanh chóng của
cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là bước chuyển từ xã hội
công nghiệp sang xã hội thông tin để lựa chọn một cách hợp lý loại
hình, kết cấu qui mô của cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện cụ thể
của huyện. Cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại đạt trình độ
kỹ thuật tiên tiến.
 Nhà nước chịu trách nhiệm chính cho việc đầu tư đầu tư cơ sở hạ tầng

mới và chỉ cấp vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng không trực tiếp
hoặc không có khả năng thu hồi vốn, việc bảo trì và nâng cấp là trách
nhiệm của chính quyền.
 Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia xây
dựng các loại công trình thuộc cơ sở hạ tầng trên nguyên tắc bảo đảm
lợi ích chính đáng và thích đáng của các chủ đầu tư, tạo điều kiện cho
các nhà thầu cạnh tranh lành mạnh với nhau trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng huyện. Khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế, các
tầng lớp dân cư tham gia ngày càng nhiều vào việc sản xuất ra các
hàng hoá và dịch vụ công cộng theo tinh thần của Nghị quyết hội nghị
trung ương lần thứ VII: “ chuyển các dịch vụ đô thị sang hạch toán
kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước, các thành phần
kinh tế và các tầng lớp dân cư xây dựng kết cấu hạ tầng”.
 Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền thành phố trong
việc vạch ra các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp hàng
hoá và dịch vụ công cộng ngày càng nhiều, kịp thời, đa dạng với giá cả
hợp lý. Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp khi xảy ra những trường hợp
làm tổn hại đến lợi ích công cộng của dân cư.
III.1.5.c.Nhiệm vụ và định hướng:
Để các ngành phát triển theo đúng phương hướng nhằm đạt được các
mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế huyện giai đoạn 2001- 2010 theo
hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nội dung đầu tư trong những năm tới
là khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực, thực hiện phương châm Nhà
nước và nhân dân cùng làm để đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng
cơ sở hạ tầng. Với việc đầu tư này một mặt nhằm thúc đẩy sản xuất, đáp ứng
nhu cầu của người dân, mặt khác còn đóng góp và làm thay đổi bộ mặt nông
thôn ngày càng văn minh lịch sự, giúp cho việc đô thị hoá nông thôn nhanh
chóng, đưa huyện Gia Lâm đi lên về mọi mặt.
Định hướng về cơ cấu huyện:
Nếu cơ sở hạ tầng được đảm bảo thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ

nhanh hơn trong tương lai và tốc độ phát triển bình quân ổn định đến năm
2010 là 111%. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp-
thương mại, dịch vụ- nông nghiệp.
Định hướng cơ sở hạ tầng:
Từ nay đến năm 2010 tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn đi trước một bước phù hợp với trình độ sản xuất hiện có, chú trọng đến
các vùng kinh tế trọng điểm và nhu cầu cấp thiết theo những mục tiêu trước
mắt và lâu dài thích hợp.
+ Về giao thông: ngoài đường quốc lộ, các đường giao thông liên huyện,
liên xã, đường nội thị sẽ được nâng cấp để đảm bảo cho các xe trọng tải lớn đi
lại thống suốt, đạt100% đường trải nhựa và bê tông, đảm bảo giao thông
thuận lợi đến từng gia đình, thôn xóm và mở rộng quan hệ giao lưu với các
huyện tỉnh bạn.

×