Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ BỊ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.77 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ BỊ ĐỘNG
(OUTBOUND)
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Kinh doanh lữ hành:
Theo nghĩa rộng:
Dựa vào cách tiếp cận “ lữ hành” là thực hiện việc di chuyển từ nơi này
đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện gì, với bất kỳ lý do nào, bất kỳ thời gian
nào, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu, thì kinh doanh lữ hành được
hiểu là tổ chức các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ đã được sắp đặt
trước theo đúng yêu cầu của con người trong sự di chuyển đó.
Theo nghĩa hẹp:
Trong thực tế để tiện lợi, dễ dàng trong công tác quản lý, để phân biệt
kinh doanh lữ hành với các lĩnh vực kinh doanh khác trong du lịch thì người
ta định nghĩa kinh doanh lữ hành là kinh doanh chương trình du lịch.
Ở Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước
về du lịch người ta định nghĩa kinh doanh lữ hành như sau:
Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2. Các loại hình và điều kiện kinh doanh lữ hành:
1.1.2.1. Các loại hình kinh doanh lữ hành:
Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24-12-2001 của Tổng cục Du lịch
phân loại kinh doanh lữ hành thành 2 loại chính, đó là:
+ Kinh doanh lữ hành nội địa.
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế.
• Kinh doanh lữ hành nội địa: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
• Kinh doanh lữ hành quốc tế: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
1.1.2.2. Điều kiện kinh doanh lữ hành:
Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24-12-2001 của Tổng cục Du lịch
quy định điều kiện kinh doanh lữ hành như sau:


+ Đối với kinh doanh lữ hành nội địa cần:
Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa. Phương án kinh doanh thực
hiện theo mẫu ở phụ lục 01.
Nộp tiền ký quỹ 50 000 000 đồng Việt Nam
Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế cần:
1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
2. Nộp tiền ký quỹ 250 000 000 đồng Việt Nam.
3. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
1.1.3. Kinh doanh lữ hành quốc tế bị động :
1.1.3.1. Khái niệm:
Kinh doanh lữ hành quốc tế bị động là việc xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện các chương trình du lịch cho công dân Việt Nam hoặc người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.
1.1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bị động:
Ý nghĩa tích cực:
+ Tạo công ăn việc làm.
+ Tạo điều kiện phát triển một số ngành có liên quan đến du lịch như :
giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng…
+ Nâng cao dân trí của người dân khi họ thực hiện những chuyến du
lịch ra nước ngoài.
+ Tăng cường giao lưu giữa các nền văn hoá, tạo điều kiện phát triển
các mối quan hệ chính trị - xã hội.
Ý nghĩa tiêu cực:
+ Có thể coi đây là lĩnh vực nhập khẩu tại chỗ, dẫn đến hiện tượng
ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài.
+ Khi người dân đi ra nước ngoài du lịch họ có thể tiếp nhận những
thông tin không có lợi, không phù hợp với văn hoá truyền thống dân tộc.
+ Sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bị động có

thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ BỊ ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH:
Trong hoạt động kinh doanh các công ty lữ hành thường chịu tác động
của nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố đó được gọi là môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp, người ta thường nghiên cứu dưới ba góc độ như sau:
1.2.1. Môi trường vĩ mô:
Bao gồm những yếu tố bên ngoài phạm vi của doanh nghiệp nhưng có
thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp không thể kiểm soát được môi trường vĩ mô, hơn nữa sự thay
đổi phát triển của môi rtường vĩ mô là khó có thể dự đoán trước ví dụ như
tỷ gía, công nghệ.. Mặt khác ảnh hưởng của những thay đổi trong môi
trường hoàn toàn khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Các tác động phụ
thuộc rất nhiều vào vai trò, vị trí, khả năng của doanh nghiệp và không phải
mỗi thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng tới hoạt động của doanh
nghiệp.
1.2.2.Môi trường cạnh tranh trực tiếp :
Chứa đựng những yếu tố có tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp. Môi trường này gồm ba thành phần chủ yếu là khách hàng, các
nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Để nghiên cứu tác động của môi
trường cạnh tranh trực tiếp đến doanh nghiệp, Michael Porter đã đưa ra 5 thế
lực cơ bản:
Sự xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp
mới thâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh
nghiệp đang hoạt động. Sự cạnh tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ
phân chia thị trường đến các nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mại.
Thế lực của các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thể tác động tới
tương lai và lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng và cả ngành công nghiệp
nói chung. Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để đạt được lợi
nhuận cao hơn. Tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể hạn

chế bớt sức ép của các nhà cung cấp.
Thế lực của người mua ( khách du lịch, hệ thống phân phối sản phẩm )
người mua có thể sử dụng những biện pháp như ép giá, giảm khối lượng mua
hoặc đòi hỏi với chất lượng cao hơn.
Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ : Mức độ cạnh tranh giữa các đối
thủ trong một số ngành công nghiệp ( bao gồm cả lữ hành du lịch ) ngày càng
tăng, thể hịên ở những cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuyến mại, các
sản phẩm mới liên tục được tung ra.
Khả năng của các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm này là các sản phẩm
của các doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến mức giá, thị trường của các sản
phẩm hiện có. Để chống chọi lại các sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp
thường lựa chọn các phương án như đa dạng hoá sản phẩm hoặc tạ ra những
cản trở đối với khách hàng ( người mua ) khi thay đổi các nhà cung cấp. Sản
phẩm du lịch mang những nét độc đáo riêng và hiện nay sản phẩm thay thế
còn rất hạn chế. Tuy vậy nếu xét theo quan điểm của một vùng, một tuyến hoặc
một loại hình du lịch thì khả năng thay thế cũng có thể không phải là nhỏ.
1.2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp :
Tất cả các chiến lược, chính sách có hiệu quả phải được xây dựng trên
cơ sở phân tích kỹ lưỡng tình hình nội bộ doanh nghiệp, xác định rõ những
điểm mạnh điểm yếu. Việc phân tích thường gặp khó khăn, thiếu khách quan
vì nhiều lý do khác nhau. để có thể khai thhác tốt thời cơ và hạn chế đến
mức thấp nhất những rủi ro, các nhà quản lý cần thiết phải vận dụng tối đa
sức mạnh và khắc phục những điểm yếu của chính bản thân doanh nghiệp.
1.3. QUY TRÌNH KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI:
Quá trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm 5 giai đoạn sau
đây:
Giai đoạn 1: Thiết kế chương trình
Giai đoạn 2: Xác định giá thành và giá bán của chương trình
Giai đoạn 3: Tổ chức quảng cáo và xúc tiến các chương trình du lịch
Giai đoạn 4: Tổ chức kênh tiêu thụ (phân phối) các chương trình du lịch

Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
Các hoạt động hỗ trợ sau khi thực hiện xong các chương trình
du lịch.
Sơ đồ 1- Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói.
1.3.1. Giai đoạn 1: Thiết kế chương trình du lịch
Tổchức
kênhtiêu
thụ
- L aự
ch nọ
các
kênh
tiêu
th .ụ
Tổ chức
thực
hiện
- Th aỏ
thuậ
n
- Chuẩ
n bị
th cự
Tổchức
xúc tiến
- Tuyên
truyề
n
- Qu ngả
cáo

Tínhtoá
n chi phí
- Xác
đ nhị
giá
th nà
h.
- Xác
Thiết kế
ch ngươ
trình
- Nghiên
c u thứ ị
tr nườ
g
- Xây
d ngự
m cụ
• Nghiên cứu thị trường
Một công ty lữ hành muốn bán được sản phẩm của mình thì sản
phẩm đó phải đáp ứng những nhu cầu mong muốn của khách hàng mục
tiêu và phải phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của họ. Vì vậy, khi bắt tay vào
việc xây dựng một chương trình du lịch, ta phải thiết lập được mối quan hệ
giữa nội dung cơ bản của chuyến với đặc điểm của thị trường khách mà ta
hướng đến, cụ thể có năm mối quan hệ sau:
+ Quan hệ 1: Các tuyến điểm có trong chương trình phải nhằm phục vụ
cho mục đích đi du lịch của khách.
+ Quan hệ 2: Độ dài chương trình du lịch phải phù hợp với thời gian rỗi
giành cho du lịch .
+ Quan hệ 3 : Thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi của khách sẽ có ảnh hưởng

đến quyết định tổ chức chuyến đi vào thời gian nào của nhà thiết kế. Tuy nhiên,
quyết định này không nhất thiết phải sau thời điểm mà có thể trước nhưng
không quá lâu.
+ Quan hệ 4: Mức giá của chương trình phải làm sao phù hợp với thu
nhập và khả năng chi tiêu cho các nhu cầu vui chơi, giải trí, đi du lịch... của đa
số khách.
+ Quan hệ 5: Cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ lưu trú, vận chuyển,
ăn uống... được lựa chọn phải phù hợp đặc điểm tập quán tiêu dùng của từng
loại khách.
• Nghiên cứu khả năng đáp ứng
Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai yếu tố cơ bản là: tài nguyên
du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu
khả năng đáp ứng chính là việc xem xét hai vấn đề sau:
+ Nghiên cứu các tài nguyên du lịch
Để lựa chọn được chính xác, ta phải căn cứ vào giá trị đích thực của tài
nguyên gồm:
- Uy tín và sự nổi tiếng của tài nguyên.
- Giá trị văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ... mà tài nguyên đó có thể đem lại cho
khách du lịch.
- Điều kiện giao thông, an ninh trật tự và môi trượng tự nhiên ở nơi có tài
nguyên du lịch.
- Tài nguyên được lựa chọn phải phù hợp với mục đích và ý tưởng của
chương trình du lịch.
+ Nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ cho chuyến:
Thông qua việc xem xét đánh giá trên các mặt uy tín, chất lượng, giá cả
của từng loại dịch vụ và mối quan hệ với chính công ty lữ hành, xác định khả
năng và vị trí của công ty. Sau khi đã nghiên cứu cung và cầu trên thị trường
du lịch, công ty phải xác định khả năng kết hợp hai nhân tố trên như thế nào
để có thể xây dựng một chuyến du lịch đạt hiệu quả cao nhất căn cứ vào vốn
(chi phí), cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên.

• Thiết kế chương trình du lịch:
+ Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch: Đây là bước khó khăn nhất
của quy trình, đồng thời là bước quan trọng nhất quyết định chương trình đó
có thành công, có hấp dẫn được khách mua hay không? Thông thường, một ý
tưởng sáng tạo được thể hiện ở một tên gọi lôi cuốn sự chú ý và nhất thiết
trong nội dung chuyến phải thể hiện được một số mới lạ như: tuyến điểm mới,
hình thức du lịch mới, dịch vụ độc đáo...
+ Xác định giới hạn của giá và thời gian: Sau khi thực hiện các bước 1, 2,
3; phải đưa ra được khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảng
thời gian hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch. Đây là căn cứ để qua đó, lựa
chọn các phương án về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan...
+ Xây dựng tuyến hành trình cơ bản: Sau khi đã qua 5 bước khái quát nêu
trên, ta bắt đầu đi vào xây dựng một lộ trình, lịch trình với không gian và thời

×