Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XĐGN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.35 KB, 15 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XĐGN
I- CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI, NGHÈO:
1- Quan niệm về đói, nghèo
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ
lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác
thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và
những nhu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càng
nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất lao động
thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác
nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo
đói.
Trong thời kỳ tiền sử mông muội, loài người trong khi bức ra, tách khỏi
thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời
sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường xuyên
đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông
muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta
những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm của
Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn nữa, thực hành
tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh
phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với công tác xoá đói giảm
nghèo nói riêng và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nói chung. Đặc
biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì
khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người, xoá đói phải tiến tới
giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phải tiến tới
giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Cần phải
xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn thịnh về kinh tế, lành
mạnh về xã hội, văn minh và văn hoá. Quan niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa


giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và tiềm năng xã hội,
hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của con
người.
Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tòi về con
đường, cách đi, mô hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề nghèo đói vẫn
còn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi.
Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với
các nước trên thế giới và trong khu vực, con đường phải đi của chúng ta là
phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả -
trong đó có việc phải xoá đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2- Các khái niện về đói nghèo.
2.1- Các khái niệm về nghèo.
* Khái niệm về nghèo khổ của UNDP – 1998.
Năm 1998, UNDP công báo một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự
nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau:
Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người
như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng
chi tiêu tối thiểu.
Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng
thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định
như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi lương
thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở những
nước khác nhau.
Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn
mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng này có
thể tăng lên đồng thời với thu nhập.

Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn
mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là
1USD/người/ngày.
* Khái niệm về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (WB ).
Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ hàng hoá
lương thực hàng ngày trong năm 1993 và được gọi là “ngưỡng nghèo về
lương thực, thực phẩm”. Ngưỡng nghèo này thưòng thấp bởi vì nó không tính
đến số tiền chi tiêu cho những sản phẩm phi lương thực khác.
Ngưỡng nghèo thứ hai là “ ngưỡng nghèo chung” bao gồm cả chi tiêu cho
lương thực thực phẩm và chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực.
Xuất phát từ nhu cầu calo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng
con người: WB đã đưa ra con số phổ biến được sử dụng là 2100 kilo calo cho
một người mỗi ngày. Mỗi gia đình Việt Nam phải mất bao nhiêu tiền để mua
được một rổ hàng hoá lương thực đủ để cung cấp 2100 calo cho mỗi người
một ngày. Vì vậy, nghèo đói theo định nghĩa của WB là những hộ không có khả
năng chi trả cho số hàng hoá lương thực của mình để đủ cung cấp 2100 calo
cho mỗi người một ngày.
* Khái niệm về nghèo đói trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương do
ESCAP tháng 9/1993.
Nghèo tuyệt đối: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngưòi, mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục
tập quán của địa phương.
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung
bình của cộng đồng.
2.2- Các khái niệm về đói.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo.
Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm hai

dạng (theo mốc đánh giá năm 1993):
Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức
thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư
ở nông thôn có thu nhập dưới mức 20.400 đồng/người/tháng và ở thành thị là
24.500 đồng/người/tháng.
Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới
mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưòi/tháng.
Ngoài ra còn có khái niệm khác nhằm làm rõ hơn tình trạng nghèo đói ở
Việt Nam.
Nghèo đói kinh niên: (tương ứng với nghèo truyền từ đời này qua đời
khác) là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét.
Nghèo đói cấp tính: (hay còn gọi là nghèo mới ) là bộ phận dân cư rơi vào
tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro
khác, tại thời điểm đang xét.
II- CÁC QUAN NIỆM VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO.
1- Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo.
1.1- Khái niệm về xoá đói.
Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng
bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu
cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
1.2- Khái niệm giảm nghèo.
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng
người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển
bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa
chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống
mọi mặt của mỗi người.
ở góc độ nước nghèo: giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện

quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội
sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất
tiến tiến của thời đại.
ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình
trạng.
2- Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói.
2.1- Các tiêu thức đánh giá nghèo đói.
Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau.
Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao gồm ba
mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ.
Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của hệ
thống ba mục tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình quân
trên đầu người trong năm.
Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra
kilocalo cho một người trong một ngày.
Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: đây là chỉ
tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định
giàu nghèo. Tại đại hội lần thứ II của Uỷ ban giảm nghèo khổ khu vực (ESAP)
họp tại BangKoc tháng 9/1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo
khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu ngươì dưới 370 USD/
người/năm.
Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận các
nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá
khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.
2.2- Mức chuẩn đánh giá nghèo đói.
a- Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước
nghèo).
ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế -

xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực,
một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình độ phát

×