Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.88 KB, 41 trang )

thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam
I-/ THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN.
1. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm nông lâm thuỷ sản
có tốc độ tăng nhanh và liên tục, bình quân 4,5%/năm cao hơn nhiều so với
mức tăng thời kỳ trước đó. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực
tăng nhanh và liên tục. Từ năm 1989 - 1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 1
triệu tấn lương thực bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần xuất
khẩu. Bên cạnh ngành sản xuất lương thực xuất hiện một số ngành sản xuất
hàng hoá đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, bước đầu có chỗ đứng
trên thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu khá như cà phê, cao su, hạt
điều..., các loại cây ăn quả, mía đường, bông vải... cũng khá phát triển. Chăm
sóc bảo vệ trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc có tiến bộ bước đầu chặn đứng
được tình trạng sa sút về diện tích rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản 10
năm qua từ 1989 đến 1999 đạt trên 15 tỷ đô la, bình quân hàng năm tăng
20%, cụ thể xuất khẩu 22 triệu tấn gạo, 1,9 triệu tấn cà phê, hơn 1 triệu tấn
cao su mủ khô. So với năm 1989 khối lượng xuất khẩu năm 1999: gạo gấp 2,
67 lần, cà phê 7 lần, cao su mủ kho 3,4 lần. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông
lâm sản năm 1998 ước đạt 2.600 triệu đô la gấp 3,2 lần năm 1989.
Trong ngành nông lâm thuỷ sản, giá trị sản xuất của ngành tăng lên,
48968 tỷ đồng (1994) tăng lên 57422 tỷ đồng (1998) với tốc độ khoảng 1,17%.
Tuy về giá trị, ngành nông lâm thuỷ sản vẫn tăng nhưng tốc độ tăng theo các
năm giảm dân, một phần do tình hình kinh tế chính trị bất ổn chung của thế
giới và khu vực ảnh hưởng đến các ngành nông lâm thuỷ sản của nước ta.
Năm 1995 tăng 4,8%, năm 1996 tăng 4,4% nhưng năm 1998 đã giảm xuống
nhanh chóng còn 2,7%. Trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
nhìn chung giá trị của chúng đều tăng, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh của
ngành thuỷ sản 12,3%/năm 1997, 12%/năm 1998. Cơ cấu ngành nông lâm
thuỷ sản thì nông nghiệp vẫn giữ tỷ trọng cao khoảng 84,8% qua các năm,
ngành thuỷ sản ngày càng khẳng định thế đứng của mình bằng cách tăng về tỷ
trọng trong cơ cấu ngành 8,2% (1994); 8,9 (1995) lên 10,8% (1998). Tuy rằng
nông nghiệp giữ vẫn giữ vị trí quan trọng nhưng tỷ trọng ngành có xu hướng


đi xuống 85,3% (1994), 84,3% (1995) giảm xuống 83,4% (1998), đây là xu
hướng phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo
hướng CNH - HĐH.
BIỂU 6 - GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG LÂM THUỶ SẢN TRONG
GDP VỚI GIÁ SO SÁNH NĂM 1997
Đơn vị: Tỷ đồng
1994 1995 1996 1997 1998
Nông lâm thuỷ sản 48.968 51.319 53.577 55.893 57.422
Nông nghiệp 41.770 43.262 45.433 47.287 47.890
Lâm nghiệp 3.183 3489,6 3.215 3.074 3.330
Thuỷ sản 4.015 4.567 4.929 5.534 6.201
Nguồn: Tổng cục Thống kê
BIỂU 7 - TỐC ĐỘ TĂNG CỦA NGÀNH NÔNG LÂM THUỶ SẢN (%)
1995 1996 1997 1998
Nông lâm thuỷ sản 104,8 104,4 104,3 102,7
Nông nghiệp 103,6 105,0 104,1 101,3
Lâm nghiệp 109,6 92,1 95,6 108,3
Thuỷ sản 113,8 107,9 112,3 112
Nguồn: Tổng cục Thống kê
BIỂU 8 - CƠ CẤU NGÀNH NÔNG LÂM THUỶ SẢN (%)
1994 1995 1996 1997 1998
Nông lâm thuỷ sản 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 85,3 84,3 84,8 84,6 83,4
Lâm nghiệp 6,5 6,8 6,0 5,5 5,8
Thuỷ sản 8,2 8,9 9,2 9,9 10,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Do khởi điểm của ngành nông lâm thuỷ sản ở mức thấp, trang thiết bị công
nghệ sản xuất lại thô sơ, hậu quả nhiều năm chiến tranh nên lương giá trị tăng
chưa cao, cả về trồng trọt, chăn nuôi hay các ngành nghề khác, trong khi vấn đề
bức xúc tăng dân số hàng năm 1,76% dẫn đến lượng tích luỹ tái sản xuất thấp,

năng suất lao động lẫn năng suất đất đai ở nông thôn đạt giá trị thấp. Một ha
đất canh tác một năm góp khoảng 10 triệu đồng GDP, một lao động nông thôn
mới làm ra khoảng 2,5 triệu đồng/năm. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, để đánh giá đúng thực trạng kinh tế nông thôn nói chung và nông
nghiệp nói riêng cần phải đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp qua một giai
đoạn nhất định.
BẢNG 9 - KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 4 NĂM 1996 - 1999
SO VỚI THỜI KỲ 1991 - 1995
Đơn vị tính
Bình quân 1 năm thời kỳ
1991 - 1995
1996 -
1999
1. Sản xuất lúa
Diện tích 1000 ha 6.500 7.130
Năng suất Tạ/ha 34,5 38,5
Sản lượng 1000 tán 22.480 27.460
2. Sản lượng lương thực quy thóc Triệu tấn 25 30,5
3. Lương thực bình quân đầu
người
Kg 354 390
4. Gạo xuất khẩu Triệu tấn 1,75 3,43
5. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Triệu tấn 1,34 1,5
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thời kỳ 96 - 99 so với 91 - 95 càng khẳng định thêm vị trí quan trọng của
cây lúa trong nông nghiệp về diện tích tăng 630 nghìn ha, mỗi ha tăng thêm 4 tạ
chứng tỏ chất lượng đất được chú trọng, sản lượng tăng 6.980 nghìn tấn, sản
lượng lương thực quy thóc tăng 5,5 triệu tấn. Dù dân số tăng nhanh nhưng do
lương thực được chú ý đúng mức nên lương thực bình quân đầu người tăng 36
kg/người, gạo cho xuất khẩu tăng 1,68 triệu tấn vươn lên đứng hàng thứ 2 thế

giới.
Tổng lương thực quy thóc năm 1999 đạt 33,8 triệu tấn tăng gần 2 triện
tấn (tăng 6,3%) so với năm 1998, đạt 105,3% kế hoạch đề ra. Riêng sản lượng
lúa đạt 31 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn (65%).
Diện tích, năng suất sản lượng màu giao thóc tăng hơn 1998, thực hiện
đạt khoảng 2,8 triệu tấn. Sản xuất màu vụ đông đạt 452.000 ha, tăng 4% so với
vụ đông 1997.
2. Cơ cấu nội tại của kinh tế nông nghiệp và nông thôn, trồng trọt vẫn giữ
tỷ lệ cao nhưng chăn nuôi lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn: năm 1992 trồng
trọt 7,1%, chăn nuôi 12,8%, năm 1994 tỷ lệ tương ứng 4,7% và 5,4%, năm
1997 là 3,6% và 5,2%. Trồng trọt giữ tỷ trọng cao 72,2% giá trị nông nghiệp,
lương thực chiếm 63,9% giá trị trồng trọt. Giá trị sản phẩm cây trồng phi
lương thực từ 33,7% (1993) lên 36,22% (1995) và trên 38% (1997) mặc dù
sản lượng lương thực vẫn tăng hàng năm bình quân 5%, nhưng chỉ ciếm
27,1% giá trị trồng trọt. Chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính độc
lập, mới chỉ đạt 27,6% giá trị nông nghiệp. Giá trị sản phẩm chế biến so với giá
trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 33,6% (1990), 40% năm 1995 và trên 42%
năm 1997. Giá trị sản lượng mỗi ha gieo trồng bình quân tăng 2%/năm.
Trong giai đoạn 94 - 98, cơ cấu nội bộ nông nghiệp đã có bước chuyển dịch
tích cực: trồng trọt chiếm tỷ trọng 73,2% năm 1994 đã giảm xuống 71,6 năm
1998, còn chăn nuôi từ 26,8% năm 1994 xuống 28,4% năm 1998. Tuy rằng
chuyển dịch chậm nhưng giá trị sản phẩm các ngành đều tăng, chăn nuôi từ
11195 tỷ đồng tăng lên 13601 tỷ (1998), trồng trọ từ 30575 năm 1994 lên 34289
năm 1998.
BẢNG 10 - CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (%)
1994 1995 1996 1997 1998
Nông nghiệp 100 100 100 100 100
Trồng trọt 73,2 73,1 72,4 72,1 71,6
Chăn nuôi 26,8 26,9 27,6 27,9 28,4
Nguồn: Tổng cục thống kê.

BẢNG 11 - GIÁ TRỊ CÁC NGÀNH CẤU NÊN NÔNG NGHIỆP (TỶ ĐỒNG)
1994 1995 1996 1997 1998
Nông nghiệp 41.770 43.262 45.433 47.287 47.890
Trồng trọt 30.575 31.625 32.894 34.094 34.289
Chăn nuôi 11.195 11.637 12.539 13.193 13.601
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Chăn nuôi năm 1999 tăng khá cả về gia súc, gia cầm, chất lượng đàn gia
súc được cải thiện một bước. Đàn bò đạt 4,1 triệu con, tăng 1,9% so với cùng kỳ
năm 1998, đàn trâu vẫn duy trì 2,9 triệu con. Đàn lợn đạt 18,8 triệu con tăng
3,9%. Đàn gia cầm đạt 173 triệu con, tăng 3,9%. Tổng sản lượng thịt đạt 1,75
triệu tấn tăng 7,7% so với 1998 trong đó thịt lợn đạt 1,32 triệu tấn, tăng 7,5%,
sản lượng trứng đạt 3,3 tỷ quả, tăng 2,9%, sản lượng sữa đạt 40.000 tấn, tăng
22%.
3. Phát triển ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn gặp nhiều
khó khăn, ngành nghề dịch vụ chuyển biến chậm, giá trị nông nghiệp cao
71,4% trong khi công nghiệp chiếm 13,8%, dịch vụ 14,7% nhưng giá trị làm ra
của công nghiệp, dịch vụ nông thôn còn rất nhỏ bé. Quan trọng hơn, nền nông
nghiệp nước ta còn mang tính cổ truyền, kém hiệu qủa. Do cơ cấu nền nông
nghiệp chậm thay đổi nên công nghiệp chế biến sản phẩm khó có điều kiện
phát triển. Dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm sẽ có tác động giảm đến sản
xuất hàng hoá trong cơ chế kinh tế mở rộng hiện nay. Mặt khác, hàng nông sản
nước ta không đa dạng về chủng loại, chất lượng lại chưa đạt tiêu chuẩn quốc
tế nên khó chiếm lĩnh thị trường, thậm chí có những loại nông sản thị trường
còn bị thu hẹp do chất lượng phẩm chất quá thấp gây thiệt hại cho người sản
xuất, ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp.
4. Kinh tế nông thôn có phát triển nhưng đã lạm dụng khai thác tài
nguyên (đất đai, rừng, sông ngòi) và khai thác cường độ lao động cơ bắp. Tác
động khoa học công nghệ tuy có cố gắng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu
tăng tốc độ phát triển, do vậy môi trường sinh thái đã bộ giảm sút trông thấy.
Một phần do nguyên nhân hệ thống nghiên cứu khoa học tổ chức phân tán,

Thu nhập thấp
Sản xuất không phát triển
Thị trường sức mua thấp
Đầu tư thấp
phần lớn trang thiết bị nghiên cứu lạc hậu, lực lượng cán bộ KHKT đông
nhưng không đủ mạnh, nhiều lĩnh vực nghiên cứu thiếu chuyên gia đầu ngành
và công tác thông tin khoa học còn yếu kém.
5. Đất đai canh tác có hạn, dân số đông và đang tăng lên nhanh dẫn đến
diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm, bình quân một hộ nông
nghiệp đạt 5.162 m
2
đất nông nghiệp, mỗi lao động có mức 3369 m
2
, đây là
mức bình quân quá thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của nông
dân. Thời gian nhàn rỗi và lao động dư thừa nông thôn đang gây một sức ép
lớn cho thành thị và công nghiệp nông thôn, khoảng 7 triệu lao động chưa có
việc làm, mỗi năm lại thêm 900.000 người đến độ tuổi lao động, điều này dẫn
đến năng suất lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục thấp. Lao động nông thôn có
độ tuổi trong tuổi lao động lẫn cả ngoài tuổi lao động nhưng thời gian lao
động thực tế lại thấp do tính chất lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Theo thống
kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư, lao động nông thôn tăng trung bình hàng năm
3,32% nhưng tốc độ này có xu hướng giảm dần, 23351,5 nghìn người (1991)
tăng 3,9%, nhưng lại sang năm 1992 thêm 903,5 nghìn người tăng 1,041%.
Đến năm 1999 thì lao động nông thôn đã là 30769,5 nghìn người nhưng tốc độ
tăng có xu hướng giảm còn 3,1% nhưng tỷ lệ này vẫn cao so với khu vực và thế
giới.
BẢNG 12 - LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Số lao động NT

22461,
9
23351,
5
24235
25167,
1
26086
27014,
4
27952 28891
29832,
9
30769,
5
Tốc độ tăng 3,97 3,96 3,87 3,76 3,65 3,56 3,47 3,36 3,26 3,1
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện nay nông thôn Việt Nam đang đứng trong một vòng luẩn quẩn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó. Người ta đề ra
hai cách, cách một là đầu tư phát triển sản xuất song cách này ít mang lại hiệu
quả mong muốn và thực tế đã chứng minh điều đó, cách hai là đầu tư để tạo ra
thị trường tiêu thụ nguồn lực tại chỗ làm sức hút sản xuất phát triển, nó được
tiến hành dựa trên sự phát triển công nghiệp nông thôn.
II-/ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1-/ Đánh giá chung thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam.
Công nghiệp nông thôn nước ta đã xuất hiện rất sớm các làng nghề
truyền thống lâu đời, song sự phát triển qua các thời kỳ quá chậm chạp và có
thời kỳ bị mai một. Về cơ bản, công nghiệp lẫn dịch vụ nông thôn chỉ được xem
là những ngành phụ để giải quyết thời gian nhàn rỗi và lao động dư thừa ở
nông thôn. Tuy vậy những năm gần đây công nghiệp dịch vụ nông thôn đã bắt

đầu phát triển, đóng góp phần lớn thu nhập cũng như lao động thực tế của gia
đình, đặc biệt là công nghiệp nông thôn.
Riêng công nghiệp nông thôn hàng năm có mức tăng trưởng khoảng 10 -
12%, trong đó chế biến nông lâm thuỷ sản có tốc độ tăng 12 - 15%/năm, tiểu
thủ công nghiệp tăng 7,8%, công nghiệp vật liệu xây dựng chủ yếu là xi măng
tăng 11,54%/năm. Trong các mức tăng trưởng các năm thì công nghiệp nông
thôn có tỷ lệ tăng trưởng ngày càng cao, bắt đầu từ 9% (1991), 13,1% (1993),
13,9% (1995) 10,8% (1997) nhưng năm 1998 chỉ là 4,6% do cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta nói
chung, công nghiệp nông thôn nói riêng đi xuống.
BẢNG 13 - TỐC ĐỘ TĂNG CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
CNNT 9% 14% 13,1% 14% 13,9% 15,6% 10,8% 4,6% 4,61%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp vẫn giữ tỷ trọng cao trong 3
ngành công nông dịch vụ nhưng tỷ trọng này có xu hường giảm tuy rằng sự
chuyển dịch này chậm, công nghiệp và dịch vụ ngoài tốc độ tăng nhanh hàng
năm còn có xu hướng dịch chuyển tỷ trọng công nghiệp dịch vụ ngày càng
chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng rất chậm. Tuy nhiên hàng năm giá trị tạo ra
của công nghiệp nông thôn đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội chưa cao,
11750 tỷ đồng (1996), 13805,6 tỷ đồng (1997), 14838,8 tỷ đồng (1998) trong
khi tỷ lệ này của nông nghiệp là 53577 tỷ đồng, 55895 tỷ đồng, 57422 tỷ đồng.
Công nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn từ
14,7% 91996) lên 15,5% (1997) và 15,9% (1998) và dự báo năm 2010 tỷ trọng
này là 25%.
Theo thống kê qua các năm cho thấy giá của ba ngành công nông dịch vụ
đều tăng, ngành công nghiệp nông thôn tăng cả giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ
cấu kinh tế hàng năm, xu hướng này phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
ở nông thôn nhưng nông nghiệp vẫn giữ vị trí cao trong kinh tế nông thôn.

BIỂU 14 - GIÁ TRỊ NÔNG CÔNG DỊCH VỤ TRONG GDP VỚI GIÁ SO SÁNH
NĂM 1994 (TỶ ĐỒNG)
1994 1995 1996 1997 1998 1999
Nông nghiệp 41.770 43.262 45.433 47.287 47.890 48.422
Công nghiệp 7.094 8.080 9.341 10.352 10.831 11.331
Dịch vụ 6.811 7.689 8.769 9.150 9.401 9.712
Nguồn: Tổng cục thống kê
BIỂU 15 - CƠ CẤU NÔNG CÔNG NGHIỆP TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN (%)
1994 1995 1996 1997 1998 1999
Nông nghiệp 75 73,3 71,5 70,8 70,3 69,6
Công nghiệp 12,8 13,7 14,7 15,5 15,9 16,4
Dịch vụ 12,2 13,0 13,8 13,7 13,8 14,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1 Thành tựu đạt được.
- Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ
chế kinh tế mới trong những điều kiện mới. Tỷ trọng công nghiệp nông thôn
năm 1996 chiếm 14,7%, 15,5% năm 1997, 15,9% năm 1998. Nhiều sản phẩm
được sản xuất phục vụ đời sống tại chỗ, khai thác nguồn lực tại chỗ hoặc cùng
với khâu chế biến tạo nên hàng hoá xuất khẩu cạnh tranh thị trường quốc tế.
- Nhiều ngành nghề sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần
được khôi phục do yêu cầu khách quan của nền kinh tế của thị trường trong
nước và quốc tế. Sự phục hồi này gắn liền với sự đổi mới, hiện đại hoá các sản
phẩm và công nghệ truyền thống hoặc do sức lan toả sang khu vực lân cận của
một số ngành nghề.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp nông thôn đã có phần
được nâng cao hơn, biểu hiện ở sự tăng cường thiết bị cơ giới hoá, thay thế
các nguyên liệu truyền thống bằng nguyên liệu hiện đại và cải tiến, đa dạng
hoá sản phẩm, thích ứng hơn với đòi hỏi của thị trường. Ở nhiều địa phương
đã ứng dụng những thiết bị có giá trị cao, thuộc những công nghệ tương đối
tiên tiến như là luyện kim cao tần ở Ý Yên (Nam Hà), An Hải (Hải Phòng), nhiều

thiết bị gia công cơ khí (máy phay, máy dập).
- Quan hệ liên kết hợp tác của công nghiệp nông thôn được mở rộng, đặc
biệt với công nghiệp ở đô thị. Quan hệ tuy hình thành trên cơ sở tự phát và kế
thừa lịch sử nhưng đã dần được củng cố và hoàn thiện trên thực tế, nhất là các
ngành may mặc sản xuất kim khí, chế biến thực phẩm... quan hệ này được tổ
chức trên cơ sở quan hệ thị trường tuy mới chỉ là việc đảm bảo đầu ra của sản
xuất và các đơn vị ở nông thôn thường phải chịu phần thua thiệt hơn. Sự hợp
tác có nghĩa là sự hỗ trợ và phân công một cách lâu dài, ổn định giữa các đơn
vị kinh doanh ở đô thị với một số đơn vị ở nông thôn chưa thực sự hình thành.
1.2 Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp nước ta, hiện còn gặp
nhiều khó khăn vướng mắc.
- Tình trạng kinh tế kém phát triển ở nông thôn, một nền kinh tế thuần
nông cây lúa chiếm tỷ trọng tuyệt đối, tỷ trọng cây lúa trong ngành trồng trọt
63,6% trong năm 1995, 64,1% năm 1996 và 63,9% năm 1997 của ngành trồng
trọt, còn các cây trồng khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và phân chia không đều.
BẢNG 16 - CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT.
Năm
Ngành
1995 1996 1997
Trồng trọt 100 100 100
Lương thực 63,6 64,1 63,9
Rau đậu 7,5 7,3 7,1
Cây công nghiệp 18,4 18,4 18,9
Cây ăn quả 8,4 8,2 8,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
- Công nghiệp nông thôn vẫn còn nhỏ bé, chậm phát triển ít có khả năng
thu hút mạnh lao động từ nông nghiệp thuần tuý, chỉ chiếm khoảng 2% lực
lượng lao động ở nông thôn. Nhiều yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ còn đơn
giản. Sự nhỏ yeué sản phẩm của công nghiệp nông thôn có chất lượng thấp,
mẫu mã và kiểu dáng chậm phát triển được biểu hiện ở quy mô trình độ kỹ

thuật sản xuất lạc hậu nhỏ bé của các doanh nghiệp.
- Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm,
thiết bị lẫn công nghệ. Từ một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm của
công nghiệp nông thôn có chất lượng thấp, mẫu mã kiểu dáng chậm thay đổi,
tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng. Phần lớn thiết bị và công nghệ sản xuất của
công nghiệp nông thôn là công cụ thủ công cải tiến hoặc thiết bị thải loại của
các cơ sở công nghiệp đô thị. Các cơ sở công nghiệp nông thôn thì kỹ thuật sử
dụng thô sơ, công nghệ lạc hậu. Qua khảo sát thực tế cho thấy gần một nửa số
doanh nghiệp ở nông thôn chỉ sử dụng công cụ cầm tay, 16% sử dụng máy cầm
tay và khoảng 40% sử dụng máy chạy điện.
- Công nghiệp nông thôn phát triển không đồng đều mới chỉ tập trung ở
những địa phương có ngành nghề truyền thống, ở ven đô thị, đầu mối giao
thông quan trọng.
- Thị trường nông thôn nước ta cho đến nay về cơ bản vẫn là thị trường
của một nền kinh tế chậm phát triển với cơ cấu manh mún, phân tán, tỷ lệ
hàng hoá thấp. Đó là thị trường với sức mua thấp so với các nước trong khu
vực, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn chỉ bằng 20% thu nhập bình
quân ở thành thị khoảng cách thu nhập của người giàu so với nhóm người
nghèo à 13%, thu nhập Hà Nội là 450.000đ còn thành phố Hồ Chí Minh
750.000đ năm 1999. Hoạt động thị trường chưa tác động mạnh đến đổi mới
cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát huy lợi thế
so sánh. Thị trường nông thôn có xu hướng phân tán với một số vùng còn rất
khó khăn, kém phát triển, thậm chí một số nơi ở vùng cao, vùng sâu hầu như
chưa có tiền đề cho sự phát triển.
- Nguồn lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là lao động
chưa qua đào tạo, lao động gia đình, lao động thuê mướn trong lúc nông nhàn,
nên trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Kinh nghiệm kinh doanh
của nông dân ở lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chưa dám chấp nhận rủi ro
và mạnh dạn kinh doanh, họ thiếu kiến thức kinh doanh về nghiên cứu thị
trường, Marketing.

- Kết cấu hạ tầng, môi trường nơi có công nghiệp nông thôn còn kém và bị
xuống cấp. Nhiều làng nghề gặp tình trạng đường xấu, tiếng ồn, vệ sinh môi
trường không bảo đảm, nơi sản xuất chỗ ở không phân biệt. Cá biệt có nơi vật
thải, nước thải bừa bãi làm mất vệ sinh ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường
văn hoá nông thôn và sức khoẻ người lao động.
- Công nghiệp nông thôn còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm
và cung ứng nguyên vật liệu, do thiếu sự hợp tác liên kết giữa các loại hình
đơn vị sản xuất do bị cạnh tranh với hàng nước ngoài do chưa sử dụng công
nghệ thích hợp và thiếu thông tin.
- Các ngành nghề trực tiếp làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn còn
dừng ở mức vốn có và khôi phục lại những gì đã có hơn là chủ động góp phần
thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn nước ta
chỉ mói phát triển và khôi phục về diện rộng với quy mô nhỏ, hộ gia đình là
chính.
- Vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn chủ yếu là vốn tự có, phần vốn
vay chiếm tỷ lệ nhỏ khảo sát sơ bộ 6 tỉnh về vốn đầu tư cho một cơ sở công
nghiệp nông thôn cho thấy vốn đầu tư cho một cơ sở vào loại khá là 127 triệu
đồng (vốn tự có 97 triệu chiếm 76,4%, vốn vay 30 triệu chiếm 23,6%. Đồng
thời vốn đầu tư cho một cơ sở công nghiệp nông thôn ở mỗi địa phương một
khác).
- Sự quản lý Nhà nước đối với công nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập,
đặc biệt là nhiều địa phương chưa có những giải pháp thích hợp. Lực lượng
quản lý Nhà nước ở mỗi địa phương quá mỏng trong khi chức năng nhiệm vụ
quá lớn. Mặt khác do nguồn nhân lực có chất lượng thấp, trình độ, kỹ năng,
kinh nghiệm còn yếu nên việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển
công nghiệp nông thôn chưa đạt hiệu quả cao.
- Trình độ sản xuất không đồng đều có sự khác nhau rất lớn giữa các
vùng, giữa các ngành, do đó có bước đi cũng không giống nhau cơ sở áp dụng
ngay công nghệ hiện đại chưa thể thực hiện hay ở mức độ thấp. Rõ ràng việc

chuyển giao công nghệ và công nghiệp hoá nông thôn cần có bước đi cụ thể cho
từng đối tượng, từng địa phương, từng ngành cụ thể.
- Chiến lược công nghiệp nông thôn coi trọng ngành nông nghiệp mà có
phần xem nhẹ ngành nghề thủ công nghiệp như ngành nghề phụ. Đây chính là
khuyết tật về cơ cấu ngành, vùng và là khâu ách tắc trong quá trình công
nghiệp hoá nông thôn dẫn đến Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp,
chưa thể hiện phát triển mạnh kinh tế hàng hoá ở nông thôn.
2-/ Thực trạng một số ngành công nghiệp nông thôn Việt Nam.
Phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH
nông thôn được thể hiện ở sự phát triển các ngành sau: công nghiệp chế biến
nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn, vật liệu xây dựng, ngành
hoá chất, ngành giấy, và một số ngành khác.
2.1 Tiểu thủ công nghiệp.
a, Kết quả đạt được.
Tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp ở một số vùng nông thôn thời gian
qua tương đối nhanh. Từ khi có luật đất đai tốc độ tăng bình quân 10 -
11,6/năm. Trong 3 năm 1991 - 1995 giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp
tăng bình quân 7,8%/năm. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng tăng
3,7%/năm trong khi vùgn Đông Nam Bộ tăng 18,2%/năm.
Tiểu thủ công nghiệp là ngành đã xuất hiện từ lâu đời, nó gồm các ngành
nghề, các làng nghề, hộ cá thể hoạt động trong nghề truyền thống. Hộ cá thể
trong tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng số hộ, tốc độ tăng cũng giữ tỷ lệ
cao 3,1%, đạt 3213 nghìn hộ (1999) cá thể làm tiểu thủ công nghiệp trong khi
năm 1991 chỉ có 2127 nghìn hộ cá thể. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp
cũng có hướng tăng 5368 làng (1991) lên 5561 làng (1994), 5811 (1999).
BIỂU 17 - SỐ HỘ LAO ĐỘNG, LÀNG NGHỀ THAM GIA TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .
Năm
ĐV sản xuất
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Hộ cá thể
(nghìn)
2.127 2.669 2.771 2.856 2.921 2.989 3.018 3.127 3.213
Làng nghề 5.368 5.398 5.443 5.561 5.584 5.613 5.678 5.723 5.811
Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Theo thống kê tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn vẫn ở
mức cao 8,9% (1995), 11,5% (1996), 7,7% (1997), 7,5% (1998), 6,8% (1999).
Đồng Bằng sông Hồng tăng trưởng tiểu thủ công nghiệp hàng năm 6,3% năm
1993, 5,3% (1995), 7,2% (1997) nhưng phải kể đến tốc độ tăng trưởng cao của
Đông Nam Bộ, nơi duy trì rất nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, 21,7%
(1993), 21,9% (1995), 16,4% (1996), 9,4% (1998).
BIỂU 18 - TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở
NÔNG THÔN CÁC VÙNG (%)
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Cả nước 5,2 4,6 8,9 11,5 7,7 7,5 6,8
Miền núi 3,7 1,9 4,4 3,5 5,8 5,5 5,0
Miền núi Trung du 9,5 6,9 4,9 2,5 3,5 3,8 3,6
Đồng bằng Sông Hồng 6,3 2,3 5,3 3,2 7,2 7,5 6,2
Khu IV cũ 1,6 2,7 2,3 5,6 6,9 7,2 7,9
Miền Nam 6,2 6,3 11,6 16 8,7 9,0 8,5
Duyên Hải miền Trung 6,4 10,4 1,3 15,1 9,1 11,2 8,2
Thái Nguyên 3,6 1,6 20,6 3,8 5,4 7,9 8,1
Đông Nam Bộ 21,7 20,3 21,9 16,4 8,2 9,4 8,4
Đồng bằng sông C.Long 1,3 5,4 7,9 17,1 9,0 6,9 7,4
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế 7/2000
Các ngành và làng nghề truyền thống bắt đầu được phục hồi, nghề và
làng nghề mới đang phát triển. Thống kê có khoảng 1000 làng nghề, 2/3 là
làng nghề truyền thống. Những tỉnh có làng nghề như Hà Tây, Nam Định,
Thanh Hoá, mỗi tỉnh có tới 60 - 80 làng nghề.
Tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho

người dân nông thôn. Bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề, tạo việc làm ổn
định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4 - 6 lao động. Ngoài số lao động
sử dụng thường xuyên các hộ, cơ sở còn thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông
thôn (2 - 5 người/hộ, 8 - 10 người/cơ sở), đặc biệt là ngành dệt, thêu ren, một
cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Hiện nay các ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn giải quyết việc làm cho khoảng 10,88 triệu lao động, chiếm
29,45% lực lượng lao động ở nông thôn. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 60%
số lao động vào các ngành nghề nông thôn. các nghề thủ công nghiệp đã kéo
theo việc mở rộng nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ có liên quan thu
hút thêm lao động. Do đó phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp là động lực
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Thu nhập lao động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cao hơn lao động
thuần tuý khoảng 1,7 - 3,9 lần. Thu nhập bình quân một lao động ở cơ sở
chuyên ngành nghề là 430 nghìn đồng/tháng, còn ở hộ chuyên là 236 nghìn
đồng/tháng. Thu nhập từ hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng
đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập ở nông thôn. Ở các làng nghề không có hộ
đói, giảm được hộ nghèo và nâng cao phúc lợi cho người dân.
Đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp năm 1999 đã tạo ra khoảng 27.500 tỷ đồng
giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra một khối lượng hàng hoá
lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tại một số tỉnh, tỷ
trọng ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao 60,8% như Hà Tây 71,7%,
Bắc Ninh 73,7%.
Giá trị tiểu thủ công nghiệp trong GDP tăng từ 26,8 (1990 - 1995) lên
35,5% (1996 - 2000) còn cơ cấu lao động ngành nghề phi nông nghiệp từ 20%
lên 29,5%.
BIỂU 19 - GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG GDP CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG
NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Thời kỳ 1990 - 1995 1996 - 1999

Giá trị sản xuất trong GDP 26,8% 35,5%
Cơ cấu lao động 20% 29,5%
Tốc độ tăng trưởng 8,6 - 9,8% 10 - 11%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Tốc độ phát triển hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn từ 90 - 99 bình quân
hàng năm tăng từ 6,6 - 9,8%, sự phát triển này gắn liền với sự hình thành và
phát triển của cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, biểu hiện ở
sự đa dạng của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu sản phẩm của công nghiệp nông
thôn. Các hợp tác xã công nghiệp, thủ công nghiệp vốn đã phát triển trong kỳ
bao cấp đã giảm nhanh, hoặc giải thể hoặc thay đổi hình thức sở hữu. Các
doanh nghiệp tư nhân công ty phát triển trong khi doanh nghiệp quốc doanh
bị thu hẹp. Về cơ cấu ngành nghề cũng thích ứng với thị trường, các ngành chế
biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng
tiêu dùng, dịch vụ... phát triển nhanh.
Tuy nhiên qua kết quả điều tra cũng nổi lên một số vấn đề cần quan tâm:
- Tốc độ phát triển ngành nghề tương đối cao nhưng chủ yếu là các loại
hình thức kinh tế hộ (97,1%) quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu và khả năng
hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá.
- Tốc độ phát triển các ngành nghề không đồng đều giữa các vùng. Giá trị
sản lượng tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm 1991 - 1995 bình quân tăng
7,85% trong đó miền Bắc tăng 3,7%, miền Nam tăng 10,1% vùng nông thôn
Đông Nam Bộ tăng cao nhất 18,2%.
- Tốc độ phát triển các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn cuối năm 96 và
trong năm 97 có xu hướng giảm (tốc độ phát triển định gốc hàng năm bình
quân trong thời kỳ 93 - 96 là 252,08% trong khi năm 1996 giảm 190,06% do
gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- Có 2,45% số hộ thuần nông, trong đó 810 hộ thuần nông được khảo sát
trước đây làm nghề phi nông nghiệp nhưng bỏ nghề trở lại thuần nông do
năng lực kinh doanh hạn chế, giá bán không đủ bù chi phí, thiếu vốn.

b, Những hạn chế.
- Quy mô nhỏ kinh tế hộ là chủ yếu. Hiện nay, cả nước có khoảng 1,35 triệu
hộ và cơ sở chuyên ngành nghề, trong đó cơ sở chuyên chỉ chiếm khoảng 3%.
Bình quân lao động thường xuyên của cơ sở tiểu thủ công nghiệp là 20 người,
mỗi hộ là 4 - 6 người.
Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm tiểu thủ
công nghiệp còn thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Có tới 55% lao
động trong các cơ sở chuyên chưa qua đào tạo, 36% không có chuyên môn kỹ
thuật chỉ có 20% cơ sở có nhà xưởng kiên cố. Máy móc thiết bị phần lớn đơn
giản cũ, thải loại từ công nghiệp thành phố, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
an toàn và vệ sinh môi trường.
Vốn nhỏ bé, chủ yếu là tự có: bình quân vốn của cơ sở là 700 triệu đồng, 1
hộ chuyên là 28 triệu đồng.

×