Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.31 KB, 44 trang )

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÔNG TY ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Đá Quý Việt Nhật được thành lập trên cơ sở giấy phép đầu tư số
697/GP cấp ngày 20 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và
đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư). Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 697/GP -
HNĐC1 ngày 4 tháng 8 năm 1999 và giấy phép đầu tư điều chỉnh số 697/GP -
HNĐC2 ngày 16 tháng 6 năm 2000 của UBNDTP Hà Nội với thời hạn hoạt động
30 năm.
- Tổng số vốn pháp định: 2000000 USD.
- Bên Việt Nam:
Công ty đá quí Việt Nam thuộc tổng công ty khoáng sản quí hiếm Việt
Nam, Bộ công nghiệp nặng, được thành lập theo quyết định số 51 HĐBT ngày
23/3/1998 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng.
Tổng công ty Đá Quý và Vàng Việt Nam góp 600000 USD chiếm 30% gồm tiền
thuê đất và xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cửa hàng và vốn lưu động.
- Bên Nhật Bản:
Công ty KOTOBUKI HOLDING. , LTD
Kolobuki Holding., Ltd góp 1400000 USD chiếm 70% gồm trang thiết bị chế tác
đá quí, đồ kim hoàn, phương tiện, chuyển giao công nghệ và vốn lưu động.
Hoạt động chính của công ty là gia công, chế tác đá quí, đồ trang sức có
gắn đá quí và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm đó. Tỷ lệ xuất khẩu
chiếm ít nhất 80% tổng số sản phẩm sản xuất ra.
Về hội đồng quản trị và ban giám đốc của công ty Đá Quý Việt Nhật:
Hội đồng quản trị gồm:
- Ông Hoàng Thế Ngữ Chủ tịch hội đồng quản trị
- Ông Nobumi Amemiga Phó chủ tịch hội đồng quản trị
- Bà Reiko Sudo Thành viên hội đồng quản trị
- Ông Katsuya Uegama Thành viên hội đồng quản trị
- Ông Trần Công Lập Thành viên hội đồng quản trị


Ban giám đốc :
- Ông Nobumi Amemiga Tổng giám đốc
- Ông Trần Huy Hoàng Phó tổng giám đốc
Trụ sở đặt tại 193 - Nguyễn Huy Tưởng - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: VIJAGEMS (VIETNAM JAPAN GEMSTONES
COMPANY)

1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh
1.2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Hoạt động chính của công ty là gia công chế tác đá quí, đồ trang sức có
gắn đá quý và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm đó. Tỷ lệ sản phẩm xuất
khẩu chiếm ít nhất là 80% tổng số sản phẩm sản xuất ra.
 Nhiệm vụ cụ thể của công ty là:
- Khai thác gia công chế tác đá quí, bán quí đồ trang sức bằng kim loại
gắn đá. Từng bước xây dựng ngành đá quí và nữ trang tại Việt Nam.
- Mua bán đá quí, bán quí vàng, bạc và kim loại quí khác (kể cả xuất nhập
khẩu) phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
- Trang bị đồng bộ để chế tác các sản phẩm tại công ty nhằm tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng nhà xưởng lắp đặt thiết bị chế tác đá quí, bán quí, nữ trang
theo yêu cầu của khách hàng.
- Từng bước xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc gia công các sản phẩm gắn
đá quí, bán quí đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Thiết lập hệ thống các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm của công ty
liên doanh.
- Giám định đá quí, tư vấn kỹ thuật và thương mại về chuyên ngành của
liên doanh theo yêu cầu của khách hàng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, công nhân kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ cho bên Việt Nam.
1.2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Do kinh doanh trong một ngành có tính đặc thù cao, tính cạnh tranh cao,
vì vậy để có thể tồn tại và phát triển công ty phải tạo được lợi thế cạng tranh về
chất lượng, giá thành, mẫu mã cũng như dịch vụ.
Sản phẩm của công ty làm ra tuy chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao
nên không tiêu thụ được với thị trường trong nước. Vì vậy công ty đang cố gắng
tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới với giá hạ mà không ảnh hưởng
đến chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của
thị trường ngày càng khắc nghiệt.
Qui trình sản xuất có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của công ty, qui
trình sản xuất được rút ngắn sẽ giảm được thời gian sản xuất một đơn vị sản
phẩm, lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ nhiều hơn với giá thành hạ. Do đặc
điểm của ngành mà qui trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của
công nhân sản xuất.
SƠ ĐỒ 2 - 1:
QUI TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Tạo mẫu
Nguyên vật liệu
Sáp
Mài, tạc đá
Kim ho nà
Đúc
Sản phẩm
ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT

Mẫu do tổ tạo mẫu hoặc do khách hàng đặt sẽ được xem xét xem có đưa
vào chế tác hay không. Nếu đưa vào thực hiện mẫu sẽ được giao cho xưởng kim
hoàn, xưởng sáp, hay xưởng mài tạc đá thực hiện. Căn cứ vào mẫu đã có sẽ xuất
nguyên vật liệu tương ứng theo yêu cầu để bắt đầu chế tác.
Để tạo ra được sản phẩm nguyên vật liệu có thể trải qua những
bước công việc sau:

- Thiết kế mẫu - Đúc
- Cắt đá - Làm thủ công
- Chạm khắc - Gắn đá
- Đánh bóng đá - Hoàn thiện
- Làm sáp
Mẫu sẽ được giao cho xưởng sáp tạo khuôn, sau khi được tạo khuôn sẽ
được bộ phận đúc đúc thành sản phẩm thô giao cho xưởng kim hoàn đánh bóng,
gắn đá và hoàn thiện. Nếu sản phẩm có gắn đá thì trước đấy đá sẽ được tổ mài
tạc đá cắt, chạm khắc và đánh bóng theo yêu cầu của mẫu. Đá sau khi hoàn
thiện xong cũng giao cho xưởng kim hoàn để gắn hoàn thiện sản phẩm. Tuy
nhiên các xưởng cũng có tính độc lập tương đối, các sản phẩm của các xưởng
cũng có thể là các thành phẩm.
Công ty Đá Quý Việt Nhật là một công ty liên doanh, hơn 80% sản phẩm
sản xuất ra dùng để xuất khẩu còn chưa đến 20% tiêu thụ trong nước thông qua
hệ thống các cửa hàng. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty mà công ty phải
phát huy bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước khác ngoài Nhật
Bản. Về thị trường trong nước doanh số tiêu thụ của công ty còn quá nhỏ chưa
phản ánh đúng tiềm năng của thị trường. Nguyên nhân của điều đó là do công ty
chưa chú trọng thị trường trong nước, mẫu và giá cả còn chưa phù hợp. Để có
thể tăng thị phần của thị trường này công ty phải chú trọng tìm hiểu cầu thị
trường, chỉ khi biết cầu thi trường trong nước mới có kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ phù hợp.
SƠ ĐỒ 2 - 2:
KÊNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT
Kênh tiêu thụ
Xuất khẩu
(80%-90%)
Nhật
(80%-90%)

Bán trực tiếp
(2%-3%)
Hà Nội
(5%-7%)
Miễn thuế TSN
(3%-5%)
Ký gửi
(5%-6%)
Metropolee
Nikko
Nội B ià
New World
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình bộ máy quản lý của công ty Đá Quý Việt Nhật là mô hình quản lý
tập trung, hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất, tổng giám
đốc thực hiện nhiệm vụ mà hội đồng quản trị giao cho và chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc thứ nhất là người thay mặt cho tổng giám
đốc điều hành hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi công tác. Nếu trong
hoạt động điều hành công ty tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất có ý
kiến trái ngược, thì phải thực hiện quyết định của tổng giám đốc nhưng phó
giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến để trình bày trước hội đồng quản trị.
• Hội đồng quản trị:
Gồm 5 thành viên (hai người bên Việt Nam, ba người bên Nhật). Nhiệm kỳ
của hội đồng quản trị là hai năm, họp thường kỳ sáu tháng một lần. Chủ tịch hội
đồng quản trị đầu tiên là ngưòi bên Việt Nam. Các bên thay phiên nhau làm chủ
tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ hai năm cho đến khi kết thúc hợp đồng liên
doanh.
Chức năng của hội đồng quản trị:
Những vấn đề về tổ chức, sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh chỉ
có hiệu lực khi toàn thể thành viên của hội đồng quản trị nhất trí thông qua,

như:
-Kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty liên doanh, ngân sách,vay
nợ.
- Những sửa đổi bổ sung điều lệ công ty liên doanh dẫn đến thay đổi quan
trọng về tổ chức và hoạt động của công ty liên doanh: thay đổi mục đích,
phương hướng hoạt động đã đăng ký, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn,
kéo dài thời gian hoạt động, tham gia công ty liên doanh mới, giải thể công ty
liên doanh.
- Chỉ định, thay đổi, bãi miễn chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị,
tổng giám đốc, phó tổng gián đốc và kế toán trưởng.
- Hội đồng quản trị uỷ quyền cho tổng giám đốc giải quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình trong truờng hợp đặc biệt.
- Hội đồng quản trị của công ty liên doanh có trách nhiệm qui định cụ thể
nghĩa vụ, quyền lợi của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất.
- Những quyết định của hội đồng quản trị về các vấn đề khác chỉ có giá trị
khi 2/3 số thành viên của hội đồng quản trị của hai bên chấp thuận.
• Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị về hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh thuộc chức
năng nhiệm vụ được giao như:
-Bảo đảm thực hiện các kế hoạnh đã được duyệt, tổ chức thực hiện các
nghị quyết của hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đó.
- Tuyển dụng lao động cho công ty liên doanh thông qua hợp đồng lao
động.
- Ký các hợp đồng nhân danh công ty liên doanh không cần giấy uỷ nhiệm
và thực hiện các hoạt động đó.
- Đại diện cho công ty liên doanh trong quan hệ với các tổ chức và cơ quan
Nhà nước của cả hai bên và của một bên thứ ba về tất cả các vấn đề thuộc hoạt
động kinh doanh của công ty liên doanh trong phạm vi quyền hạn do điều lệ này
qui định.

- Chịu trách nhiệm cuối cùng trước hội đồng quản trị về toàn bộ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh, kết quả tài chính, pháp nhân
trước pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong mọi quan hệ
kinh doanh bình thường cũng như trong những tranh chấp, tố tụng.
- Tổng giám đốc được quyền đưa ra những quyết định bằng văn bản chính
thức về các vấn đề do hội đồng quản trị uỷ quyền.
- Phó tổng giám đốc thứ nhất được phép thay mặt tổng giám đốc điều
hành các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
• Ban thanh tra:
Gồm một người với nhiệm kỳ hai năm do hội đồng quản trị bổ nhiệm
nhằm mục đích giám sát và kiểm tra các hoạt động tài chính và kinh doanh của
công ty liên doanh.
• Phó tổng giám đốc:
Nếu là liên doanh có qui mô lớn, phó tổng giám đốc có thể gồm phó tổng
giám đốc thứ nhất và phó tổng giám đốc thứ hai. Với công ty Đá Quý Việt Nhật
do qui mô nhỏ nên chỉ có phó tổng giám đốc thứ nhất, phó tổng giám đốc thứ
nhất phải thực hiện nhiệm vụ mà tổng giám đốc giao cho, được uỷ quyền thay
mặt tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi vắng.
Phó tổng giám đốc thứ nhất có tính độc lập tương đối so với tổng giám đốc khi
hai người có ý kiến bất đồng trong hoạt động điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
• Phòng Kế toán:
Để có thể đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn thì người đưa ra
quyết định phải được cung cấp thông tin về các mặt của doanh nghiệp một cách
chính xác, kịp thời. Chính vì vậy với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, phòng Kế
toán luôn là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, nếu kế toán hoàn thành
nhiệm vụ của mình sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và
ngược lại. Xây dựng hệ thống tài khoản, cập nhật chứng từ, ghi chép sổ sách, lập
báo cáo kế toán chính là công việc của kế toán. Thực hiện tốt điều đó sẽ giúp cho

thông tin mà kế toán cung cấp có tính chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu kịp
thời của thông tin.
• Phòng kinh doanh:
Một doanh nghiệp chỉ thực hiện tốt ở khâu sản xuất mà không quan tâm
tới việc tiêu thụ thì sớm muộn sẽ bị phá sản. Phòng kinh doanh của công ty có
chức năng bảo đảm cung ứng đầy đủ, đúng yêu cầu các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất cũng như lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sao cho công ty phát
huy hết được năng lực sản xuất. Sự hoạt động có hiệu quả hay không của phòng
kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
• Phòng tổng hợp:
Chức năng của phòng tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào loại hình doanh
nghiệp và cấu trúc bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Với công ty Đá Quý Việt
Nhật phòng tổng hợp thực hiện các công việc quản lý khác không thuộc chức
năng của phòng kế toán và phòng kinh doanh.
• Phòng bảo vệ:
Giúp công ty bảo vệ những tài sản hiện có, giải quyết những vấn đề về an
ninh trật tự liên quan đến công ty để người lao động có thể yên tâm làm việc.
• Nhà bếp:
Phục hồi sức lao động sau thời gian làm việc của người lao động là chức
năng của nhà bếp. Tuy công việc không phức tạp nhưng nếu có sai sót sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hoạt động của công ty.
• Các xưởng sản xuất:
Thực hiện kế hoạch sản xuất mà doanh nghiệp đặt ra sao cho đúng tiến
độ, bảo đảm chất lượng. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất, quyết định sự thành
bại của công ty thông qua sản phẩm làm ra.

SƠ ĐỒ 2 - 3:
BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐÁ QUÝ
HĐQT
TGĐ

PTGĐ
Kế toán
Phòng tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng bảo vệ
Nh bà ếp
Xưởng Kim ho nà
Xưởng Chế tác đá
Bộ phận Sáp, tạo mẫu
Xưởng Đúc
Ban Kiểm soát
VIỆT NHẬT
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình bộ máy kế toán của doanh nghiệp là mô hình tập trung, đứng
đầu là kế toán trưởng có tránh nhiệm vận hành bộ máy kế toán sao cho hoạt
động có hiệu quả nhất.
Chức năng kế toán của công ty là thu thập hệ thống hoá thông tin về toàn
bộ các hoạt động kinh doanh, kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm cung
cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản lý giúp lãnh đạo
đề ra những quyết định kinh tế, cũng thông qua đó mà cán bộ kinh tế có thể kiểm
tra toàn bộ các hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày.
Nhân sự của phòng kế toán:
Gồm:
- Một kế toán trưởng
- Một kế toán tổng hợp
- Hai kế toán phân xuởng
- Một thủ quỹ
- Các thủ kho
SƠ ĐỒ 2 - 4:

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT
Kế toán trưởng
Kế toán phần h nhà
Kế toán phân xưởng I
Kế toán phân xưởng II
Thủ quỹ
Các cửa h ng trong nà ước v XKà
 Kế toán trưởng:
Chỉ đạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu
đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán
của công ty cung cấp thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách
nhiệm về các thông tin đó.
 Kế toán tổng hợp:
Có chức năng tổng hợp toàn bộ số liệu kế toán đưa ra báo cáo tài chính,
theo dõi tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao, mở các thẻ kho
theo dõi nhập xuất tồn vật liệu, tổng hợp tình hình tiêu thụ, xác định chi phí và
xác định kết quả kinh doanh. Theo dõi tính ra tiền lương phải thanh toán cho
cán bộ công nhân viên theo hình thức lương sản phẩm và lương thời gian. Ghi
chép theo dõi và phản ánh thường xuyên thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, từ
các sổ chi tiết kế toán phản ánh vào sổ tổng hợp qua các phương tiện, phương
thức thanh toán.
 Kế toán phân xưởng:
Có chức năng quản lý nguyên vật liệu xuất ra được sử dụng như thế nào,
tính thời gian làm việc của công nhân phân xưởng, từ đó làm căn cứ để tính
lương cho công nhân và tính giá thành sản phẩm.
 Thủ quỹ:
Quản lý tiền theo dõi thu chi và phản ánh vào nhật ký quỹ.
1.4.2 Hình thức sổ kế toán
Do qui mô kinh doanh không lớn, loại hình kinh doanh chủ yếu dựa vào

tay nghề của công nhân nên khá thủ công và do công ty là công ty liên doanh,
chính vì vậy công ty Đá Quý Việt Nhật đã sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung.
Với hình thức sổ này công ty phải mở các loại sổ sau:
 Sổ nhật ký chung:
Dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty theo
trình tự thời gian.
 Sổ nhật ký chuyên dùng:
Với đặc điểm của lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, cũng
như yêu cầu quản lý tại công ty, công ty phải mở Sổ nhật ký chuyên dùng. Cụ thể
công ty phải mở các loại sổ: Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu
tiền mặt VND, Nhật ký thu tiền gửi ngân hàng VND, Nhật ký chi tiền mặt VND,
Nhật ký chi tiền gửi ngân hàngVND và các Nhật ký thu, chi tương ứng ngoại tệ.
Các nhật ký này thực chất là bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại nhằm tổng
hợp các nghiệp vụ cùng loại để định kỳ lập định khoản kế toán ghi sổ cái.
Tuy nhiên hiện nay tại công ty kế toán vẫn chưa thực hiện mở sổ Nhật ký
chuyên dùng.
 Sổ cái:
Được mở cho các loại tài khoản cấp I để cuối kỳ tổng hợp lên bảng cân đối
tài khoản và các báo cáo tài chính.
 Sổ chi tiết:
Được mở cho tất cả các tài khoản cấp I cần theo dõi chi tiết nhằm đáp ứng
nhu cầu quản lý kinh tế tài chính nội bộ tại công ty.
Số lượng sổ chi tiết rất nhiều như: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết vật tư,
hàng hoá tồn kho, sổ chi tiết công nợ.
Song hiện nay kế toán của công ty Đá Quý Việt Nhật chưa thực hiện ghi chép
trên hệ thống sổ chi tiết.
SƠ ĐỒ 2 - 5:
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Bảng
tổng hợp CT

Nhật ký chuyên dùng
Sổ quỹ
Sổ t i sà ản
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái các T i khoà ản
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối TK
Báo cáo t i chínhà
CT gốc
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY ĐÁ QUÝ VIỆT NHẬT
2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại công ty có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội
dung và tính chất... Để thuận tiện và bảo đảm sự phù hợp giữa hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất tại công ty được phân loại
theo khoản mục.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất gồm ba khoản mục:
- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí NVL chính, phụ sử dụng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại phục vụ cho hoạt động
sản xuất chung tại các phân xưởng.
+ Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản
TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Kỳ kế toán tại công ty áp dụng theo tháng do vậy chi phí sản xuất được
tập hợp theo tháng, cuối mỗi tháng chi phí sản xuất được tập hợp để xác định

giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng, từ đó tính ra giá vốn của sản phẩm đã tiêu
thụ.
2.2 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Công ty Đá Quý Việt Nhật là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh
vực chế tác đá quý, đồ trang sức có gắn đá quý nên tính đơn chiếc của mẫu mã là
điều rất quan trọng. Do đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành của công ty là các sản phẩm đơn chiếc, có thể do khách hàng đặt hàng
hoặc do công ty thiết kế để phục vụ cho kinh doanh.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp phát sinh thì có
thể hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể. Do đó đối tượng hạch toán chi
phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tại công ty Đá Quý Việt Nhật là
các sản phẩm đơn chiếc.
Đối với chi phí sản xuất chung thì công ty chỉ tập hợp vào cuối kỳ để xác
định kết quả kinh doanh chứ không phân bổ cho từng sản phẩm. Bởi vì sự phân
bổ cho từng sản phẩm là không cần thiết, do giá trị chi phí sản xuất chung phân
bổ cho mỗi sản phẩm là không lớn.
Chính vì vậy công ty không tính giá thành đơn vị sản phẩm bao gồm đầy
đủ các khoản mục chi phí (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) như các doanh nghiệp
khác mà công ty chỉ tính tổng giá thành của tất cả các sản phẩm vào cuối mỗi
tháng để xác định kết quả kinh doanh.
Do đặc điểm như vậy nên để minh hoạ cho việc hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật "Luận văn" sẽ xem xét
thực tế hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho một
đơn vị sản phẩm tiêu thụ trong nước, một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và hạch
toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của tháng 12-2001 tại
công ty.
2.3 Hạch toán chi phí sản xuất
2.3.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng chi phí của công ty (60% - 80%) bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi

phí nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm:
- Vàng - Đá quý các loại
- Ngọc trai - Vỏ ốc hồng
- Hợp kim pha vàng - Kim cương
- Khoá bông tai, caravats, cài áo, dây truyền
Nguyên vật liệu phụ gồm:
- Thiếc hàn vàng trắng
- Hợp kim pha vàng trắng
- NVL phụ vào sản xuất trang sức
Về chứng từ sử dụng trong quản lý, hạch toán NVL bao gồm:
- Phiếu xuất (nhập) kho.
- Biên bản giao nhận NVL (cho công nhân).
- Báo cáo chi phí NVL cho sản xuất.
- Báo cáo hao hụt.
- Danh mục hàng phải sửa chữa
- Bảng phân bổ NVL, CCDC
Căn cứ vào đơn hàng sản xuất, công nhân được giao hoàn thành đơn
hàng sẽ lập phiếu yêu cầu xuất NVL, kế toán NVL sẽ lập “Phiếu xuất kho” (Bảng 2
- 2) cho từng đơn hàng. Thủ kho sẽ xuất NVL theo phiếu xuất, phiếu xuất kho
được ghi đầy đủ: tên người nhận, tên NVL, thời gian xuất, số lượng xuất... Nếu
NVL yêu cầu không còn trong kho, bộ phận cung ứng NVL phải tiến hành nhập
NVL giao thẳng xuống cho xưởng sản xuất, kế toán phải lập “Biên bản giao nhận
vật tư, NVL” (Bảng 2 - 1).
BẢNG 2 - 1:
CÔNG TY ĐÁ QUÍ VIỆT NHẬT - VIJAGEMS
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ , NGUYÊN LIỆU
(Dùng cho vật tư, nguyên liệu, dụng cụ… giao thẳng cho người sử dụng từ người mua)
Ngày 8 tháng 12 năm 2001
Họ tên người sử dụng (người nhận):………Tsugumy Amemya……………………...

Bộ phận:……………………………………Xưởng Kim Hoàn…………………...……
Họ tên người kiểm tra hàng:………………Bùi Xuân Thượng…………………….....
Bộ phận:……………………………………Lãnh Đạo Xưởng……………………...….
Họ tên người đi mua hàng (Người giao):…Trần Giang Thành…………..……….….
Bộ phận:……………………Phòng kinh doanh...……………………………...……….
Số
TT
Tên nguyên vật liệu,
Hàng hoá
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1 2 3 4 5 6
1
Mua 862,5 gram vàng 99,99%
Gram 862,5 129.000 111.262.500
Cộng 111.262.50
0
Người sử dụng Người kiểm tra Người mua Kế toán
trưởng
BẢNG 2 - 2:
CÔNG TY ĐÁ QUÍ VIỆT NHẬT - VIJAGEMS
PHIẾU XUẤT KHO
(Dùng cho vật tư, nguyên liệu, dụng cụ… giao cho người sử dụng từ kho)
Ngày 25 tháng 12 năm 2001

Mã số:XV258
Nợ TK621…..
Có TK1521..
Họ tên người sử dụng (người nhận):…………… Tsugumy Amemya ……………….
Bộ phận:…………………………………………… Xưởng Kim Hoàn …….…………
Lý do xuất………………Xuất vào xưởng sản xuất…………..………………………..
Kho xuất………………………Vũ Thiện Khoái..………………………………….….
Số TT
Tên nguyên vật liệu,
Hàng hoá
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1 2 3 4 5 6
1
Xuất vỏ ốc biển vào xưởng
sản xuất
Chiếc 41 302.084 12.385.444
Cộng 12.385.444
Người sử dụng Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho Kế toán
trưởng
Phương pháp hạch toán:
Như đã trình bày trong phần đối tượng và phương pháp hạch toán, chi
phí NVL trực tiếp tại công ty Đá Quý Việt Nhật được hạch toán chi tiết cho từng
đơn hàng (đơn vị sản phẩm) cụ thể trên “Bảng quản lý chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm” (Bảng 2 – 3, Bảng 2 – 4) của đơn hàng đó. Nguyên vật liệu
xuất cho chế tác đơn hàng nào sẽ được kế toán phân xưởng theo dõi và ghi nhận
chi phí NVL trực tiếp trên “Bảng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm” (Bảng 2 – 3, Bảng 2 – 4) của đơn hàng đó ngay khi đơn hàng được đưa
vào chế tác theo giá thực tế đích danh.
Qua đó ta thấy rằng “Bảng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm” tại công ty Đá Quý Việt Nhật có vai trò như “Sổ chi tiết TK 621” cho từng
đơn hàng.
Do yêu cầu của lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm phải
được biết ngay sau khi chế tác (sản xuất) nên “Bảng quản lý chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm” phải được lập trước khi tập hợp và kết chuyển chi phí
sản xuất. Chính vì vậy chi phí NVL trực tiếp phải được hạch toán chi tiết cho
từng đơn hàng.
CPNVLTT của
đơn hàng
=

Số lượng loại NVL i * Đơn giá của loại NVL i
Hạch toán chi tiết chi phí NVL cho từng đơn hàng thì như vậy, còn về hạch
toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp, trong kỳ khi các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến chi phí NVL trực tiếp kế toán tiến hành ghi chép trên hệ thống sổ tổng
hợp. Đến cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp và kết chuyển chi phí NVL trực
tiếp để tính ra tổng giá thành.
Để xác định giá trị NVL xuất trong tháng, kế toán công ty sử dụng phương
pháp nhập trước xuất trước theo giá thực tế đích danh.
Trị giá NVL
xuất trong kỳ
=

Số lượng loại NVL i * Đơn giá của loại NVL i


Trên cơ sở các chứng từ xuất NVL, xuất công cụ dụng cụ và biên bản giao
nhận vật tư, NVL kế toán lập "Bảng phân bổ chi phí NVL, công cụ dụng cụ"
(Bảng 2 - 5). Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Đá Quý Việt Nhật chỉ tiến hành tổng hợp các khoản chi phí NVL trực tiếp
trên TK621 chứ không tiến hành chi tiết theo loại sản phẩm sản xuất hoặc phân
xưởng.
BẢNG 2 - 5:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
THÁNG 12 NĂM 2001
S
TT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 152 – NVL
TK 153 – Công cụ
dụng cụ
NVL chính NVL phụ
1 TK 621- Chi phí NVLTT 24.846.227 2.780.000
2 TK 627- Chi phí SXC 121.144.706
3 TK 154- Chi phí SXKDDD 917.080
5 TK 641- Chi phí bán hàng 600.000
6 TK 642- Chi phí quản lý 55.000
Tổng cộng 24.846.227 2.780.000 122.716.786
Căn cứ vào các chứng từ xuất NVL (phiếu xuất kho, biên bản giao nhận
vật tư, NVL) và "Bảng phân bổ chi phí NVL, công cụ dụng cụ" kế toán tiến hành
phản ánh các nghiệp vụ vào “Nhật ký chung” (Bảng 2 - 6) và từ “Nhật ký chung”
kế toán vào “Sổ cái TK621” (Bảng 2 - 9), các Sổ cái TK liên quan khác.
BẢNG 2 - 6:
NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 12 năm 2001
(Trích phần ghi cho TK621)
CT gốc
Diễn giải
Số hiệu
TK
Số tiền
NT SH Nợ Có
1 2 3 4 5 6


8/12 PC673 Mua 862,5 gram vàng 99,99%
621
1111
111.262.500
111.262.500
11/12 XV255 Xuất đá quý vào sản xuất
621
1521
16.831
16.831
12/12 PC685
Mua Cameo đá, ốc bán thành phẩm
giao cho xưởng SX
621
1111
9.994.000
9.994.000
18/12 NV149 Nhập lại kho đá Amethyts
1521

621
16.831
16.831
18/12 NV150
Nhập kho vàng, Platine 99% thu hồi
sau phân kim
1521
621
92.458.000
92.458.000
19/12 XV256 Xuất đá quý vào xưởng sản xuất
621
1521
132.666
132.666
20/12 PC697 Mua 1125 gram vàng 99,99%
621
1111
145.800.000
145.800.000
25/12 XV267
Xuất kim cương NL cho phân xưởng
sản xuấ
621
1521
4.000.576
4.000.576
25/12 XV268 Xuất đá quý NL cho xưởng sản xuất
621
1521

4.602.332
4.602.332
25/12 XV269
Xuất khoá dây chuyền, khoá bông tai
vàng 18K cho xưởngSX
621
1521
2.123.853
2.123.853
25/12 XV270
Xuất kim cương NL cho xưởng sản
xuất
621
1521
536.690
536.690
25/12 XV258
Xuất vỏ ốc biển vào xưởng sản
xuất
621
1521
12.385.444
12.385.444
...
...

Tổng cộng 12.448.920.372 12.448.920.372
BẢNG 2 - 7:
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2001

Tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu chính
Số hiệu: 1521
CT gốc
Diễn giải
Số
hiệu
TK
Số tiền
NT SH Nợ Có
1 2 3 4 5 6
DĐK 1.213.297.820
08/12
HD0497
24
Bán đá quý 632 40.000
11/12 XV255 Xuất đá quý vào sản xuất 621 16.831
15/12
HD0496
82
Bán đá quý RB1/22 632 302.000
18/12 NV149 Nhập lại kho đá Amethýt 621 16.831
18/12 NV150
Nhập kho vàng, Platine 99% thu
hồi sau phân kim
621 92.458.000
... ... ... ...
... ... ... ...
25/12 XV258
Xuất vỏ ốc biển vào xưởng sản
xuất

621 12.385.444
25/12 XV273 Xuất vàng nguyên liệu cho xưởng 621 77.492.000
28/12
HD0496
92
Bán đá quý TRB40 632 279.426

×