Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Hoàn thiện một số giải pháp của nhà nước đối với hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.26 KB, 8 trang )

Hoàn thiện một số giải pháp của nhà nước đối với hoạt động du lịch

I) Những quan điểm cơ bản trong sự nghiệp phát triển du lịch
Trích văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
“... Phát triển ngành du lịch, cac dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính-
viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm,
công nghệ, pháp lý, thông tin... và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân.
Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại-du lịch
có tầm cỡ trong khu vực...”
“...Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng
với tiềm năng du lịch to lơns của đất nước theo hướng du lịch phát triển văn
hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp
dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các
nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở
những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn
hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau.
Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hoá
một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo,
nâng cấp.
Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn,
chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh
doanh khách sạn và du lịch...”
“... Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để
phát triển du lịch...”
1).Trong tình hình mới, sự nghiệp du lịch cần phát triển theo
những quan điểm sau đây:
- Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối
phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động du lịchphải đồng thời đạt
hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật


tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền
thống, bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp
thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá thế giới, góp phần thực hiện
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Khuyến
khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lý
thống nhất của Nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai
trò chủ đạo.
- Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú
trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng
tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu đất nước, quê
hương, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Mục tiêu của ngành du lịch là đổi mới phát triển các cơ sở và phương thức
kinh doanh, phục vụ, tạo được sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp với
tính hiện đại, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã
hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du
lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ 21.
Để lãnh đạo phương hướng và mục tiêu trên, các cấp uỷ, các tổ chức Đảng
thực hiện tốt những việc dưới đây:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác du lịch, đẩy mạnh
công tác xây dựng, phát triển Đảng và các đoàn thể nhân dân trong
ngành du lịch.
2. Chỉ đạo các cơ quan Nhà nước tăng cường quản lý; ban hành, sửa
đổi, bổ sung các chính sách, luật pháp về công tác du lịch phù hợp với
yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đảm bảo có hiệu quả kinh tế
cao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường

sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tăng cường giao
lưu quốc tế. Nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà
nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp du
lịch của Nhà nước đến các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành
phần kinh tế khác, và sắp xếp hệ thống doanh nghiệp theo hướng
chuyên môn hoá, hợp tác hoá.
3. Chỉ đạo ngành du lịch đỏi mới quản lý, phối hợp với các ban, ngành,
địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, để:
- Hướng dẫn, tổ chức phát triển du lịch theo đúng pháp luật, chấn chỉnh
hoạt động của các cơ sở du lịch theo hướng lành mạnh, văn minh hiện
đại, tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao
và đặc sắc của từng địa phương, từng vùng và cả nước để thu hút nhiều
khách du lịch quốc tế.
- Quản lý và phục vụ tốt khách du lịch nước ngoài từ khi vào đến khi ra
khỏi nước ta, vừa giảm thủ tục phiền hà để khách yên tâm, thoải mái, vừa
bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Có kế hoạch huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành du lịch.
- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, nhân viên du lịch về trình độ chính trị, nghiệp vụ du lịch và
an ninh. Chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng
hiếu khách của dân tộc, nâng cao dân trí, tạo môi trường cho du lịch phát
triển, làm cho khách du lịch hiểu thêm về đất nước,con người Việt Nam,
tăng thêm thiện cảm và sự ủng hộ của họ đối với đất nước ta.
- Chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ liên ngành để đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch nhằm đẩy mạnh tuyên
truyền quảng caó du lịch ra nước ngoài, thông tin đối ngoại, mở rộng thị
trường, thu hút khách và vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ
tiên tiến và kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch.
4. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và Tổng cục Du lịch tiến

hành thônh tin, tuyên truyền quảng cáo, phổ biến quan điểm, chủ
trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước về công tác du lịch,
vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của ngành du lịch, nêu gương
người tốt, việc tốt, chống biểu hiện tiêu cực trong hoạt động du lịch.
5. Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương, ban cán sự
đảng, đảng đoàn tổ chức quán triệt và thực hiện phương hướng và
mục tiêu này.
1) Các chủ đề ngày du lịch trên thế giới trong 20 năm qua
1980 Du lịch đóng góp vào việc bảo tồn các di sản văn hoá , hoà bình và
hiểu biết lẫn nhau
1981 Du lịch và chất lượng cuộc sống
1982 Niềm tự hào trong du lịch: người khách tốt và người chủ tốt
1983 Đi du lịch và ngày nghỉ là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm
của mọi người
1984 Du lịch vì hiểu biết, hoà bình và hợp tác quốc tế
1985 Du lịch thanh niên: di sản văn hoá và lịch sử vì hoà bình và hữu
nghị
1986 Du lịch: sức mạnh sống còn của hoà bình thế giới
1987 Du lịch vì sự phát triển
1988 Du lịch: giáo dục cho mọi người
1989 Chuyển động tự do của khách du lịch tạo ra một thế giới
1990 Du lịch: một ngành chưa được thưa nhận, một dịch vụ cần được
phổ biến
1991 Giao tiếp, thông tin và giáo dục: sức mạnh cho du lịch phát triển
1992 Du lịch: yếu tố thúc đẩy sự bền vững kinh tế và xã hội và gắn kết
con người
1993 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường: hướng tới sự hài hoà lâu
bền
1994 Chất lượng nhân viên cao, chất lượng du lịch cao
1995 WTO: 20 năm phục vụ du lịch thế giới

1996 Du lịch: yếu tố cho sự khoan dung và hoà bình
1997 Du lịch: hoạt động tiên phong trong thế kỷ 21 để tạo việc làm và
bảo vệ môi trường
1998 Quan hệ nhà nước- tư nhân: chìa khoá để du lịch phát triển
1999 Du lịch: bảo tồn di sản thế giới cho thiên niên kỉ mới
2000 Công nghệ và tự nhiên: hai thách thức đối với du lịch trong buổi
bình minh của thế kỷ 21
Ii Một số giải pháp của Nhà nước nhằm phát triển du lịch nước ta trong
những năm tới
1) Giải pháp cho đầu tư vào kinh doanh du lịch phù hợp
- Cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể về du lịch và công
bố quy hoạch đó công khai, rộng rãi trong cả nước. Trên cơ sở quy
hoạch tổng thể , các tỉnh, thành phố cần tiến hành quy hoạch cụ thể cho
địa phương mình. Một trong những vấn đề quan trọng là phải có sự chỉ
đạo tập trung thống nhất trong việc thực hiện quy hoạch của tất cả các
ngành các cấp trên từng vùng lãnh thổ. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý
kịp thời hiện tượng quy hoạch trong đầu tư xây dựng.
- Đổi mới nhận thức và quan điểm đầu tư mới tạo ra được cơ cấu đầu tư
hợp lý và hiệu quả cao
+ Ở những trung tâm du lịch của cả nước như Hà Nội, Tp HCM, Hải Phòng
, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt...phải lấy trình độ vùng làm căn cứ để
đầu tư. Qua đầu tư để chúng ta có được cơ sở du lich có trình độ hiện đại
ngang với các nước trong vùng nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
+ Mở cửa cho đầu tư vào lữ hành nhiều hơn. Trong những năm tới, nên
cho một số hãng lữ hành lớn của các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Trung
Quốc... đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc liên doanh với các háng
lữ hành tại Việt Nam. Phát triển mạnh hơn lữ hành quốc tế ở các ngành,
các tổ chức xã hội.
+ Có chính sách ưu đãi về chính sách vay vốn, miễn giảm thuế cho các
doanh nghiệp đầu tư vào vui chơi giải trí hoặc tạo ra các tuyến du lịch

mới. Trong một số trường hợp có thể độc quyền khai thác đối với các
doanh nghiệp này trong khoảng thơì gian nhất định.
+ Đầu tư tập trung để hình thành các trung tâm du lịch lớn ở các thành
phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tp HCM, Đà Năng...
- Có biện pháp thu hút vốn phong phú và mềm dẻo hơn
Để du lịch Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng như những năm qua cần phải
có tốc độ tăng trưởng vốn lớn hơn với những năm trước đây:
+ Giải quyết nhanh gọn, tập trung các thủ tục hành chính đối với các chủ
đầu tư nước ngoài để tạo sự thuận lợi, thoải mái cho họ trong đầu tư.
+ Tiến hành cổ phần hoá và có thể tư nhân hoá một số khách sạn, nhà
hàng để tập trung nguồn vốn. Ở những nơi cần hình thành các khu du lịch
lớn có thể làm việc này mạnh hơn để có vốn đầu tư mở rộng vùng theo
yêu cầu quy hoạch nếu như thấy việc cổ phần hoá và tư nhân hoá là cần
thiết.
+ Hạn chế tối đa đầu tư của tư nhân vào việc xây dựng cácn khách sạn
mini, nhà hàng mini...
Không có đầu tư vào du lịch sẽ không có sự tăng trưởng và phát triển. Để
phát triển mạnh vào đầu tư phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề và phải tạo sự hấp
dẫn về lợi ích kinh tế cho đầu tư.
2) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng:
• Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất- kĩ thuật của đất nước để phát triển du
lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là “đòn xeo” thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế xã hội
của đất nước. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản nhằm
khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Trong cơ sở hạ tầng du lịch, quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận
tải, thông tin viễn thông, cấp thoát nước, cung cấp điện. Cần có kế hoạch
khắc phục sự xuống cấp, từng bước cải tạo, nâng cấp các công trình, các
tuyến giao thông trọng điểm. Đầu tư, xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện
đại hoá công trình giao thông quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm, tuyến bắc-

nam. Nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc các vùng, cac
miền. Điện lực phải đi trước một bước. Giải quyết tích cựcviệc cấp nước ở
thành phố, đi đôi với việc đẩy mạnh chương trình nước sạch nông thôn,

×