Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi giữa kì Ic 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.25 KB, 3 trang )

NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VĂN ĐẪM
Trường tiểu học Châu Hưng A
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
LỚP: 5
I. PHẦN ĐỌC:
A. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
( SGK Tiếng việt 5 tập I).
B. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (5 điểm)
Bài : Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao
cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu,
giơ thẳng tay và hô to: “ Hít-le muôn năm!” Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm
cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: “ Chào ngài”. Tên sĩ quan lừ mắt
nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một
tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không
thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi:
- Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?
- Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ! – Ông già điềm đạm trả lời.
Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:
- Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào? Nhà văn đã viết
Vin-hem Ten cho người Thụy Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a, cô gái Óoc-lê-
ăng cho người Pháp,…
Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:
- Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?
Ông già mỉm cười trả lời:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở những tên cướp!

NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH sưu tầm
Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng.


1. Ông cụ người Pháp đã chào tên sĩ quan phát xít bằng lời chào nào?
a. £ Lời chào bằng tiếng Pháp: “chào ngài!”
b. £ Lời chào bằng tiếng Đức: “Hit –le muôn năm!”
c. £ Lời chào bằng tiếng Pháp: “Hit –le muôn năm!”
2. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
a. £ Vì ông cụ coi thường tiếng Đức.
b. £ Vì ông cụ coi thường tên phát xít và bè lũ phát xít.
c. £ Vì ông cụ coi trọng tiếng Pháp và người Pháp.
3. Vì sao nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ người Pháp tôn trọng?
a. £ Vì Sin-lơ là một người Đức nổi tiếng.
b. £ Vì Sin-lơ là một nhà văn có nhiều tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh
chống cái ác, bảo vệ quyền con người ở nhiều nước trên thế giới trong
đó có nước Pháp.
c. £ Vì Sin-lơ là một nhà văn có tác phẩm chống phát xít.
1
NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VĂN ĐẪM
4. Lời đáp ở cuối truyện của ông cụ người Pháp có ngụ ý gì?
a. £ Bảo cho tên phát xít biết nhà văn Sin-lơ có một tác phẩm tên là những
tên cướp.
b. £ Bảo cho tên phát xít biết bọn chúng là những kẻ không chịu đọc sách.
c. £ Coi bọn phát xít là bọn cướp.
5. Qua câu chuyện bạn thấy cụ già là người như thế nào?
a. £ Mến khách nước ngoài.
b. £ Cụ già rất thông minh, hóm hỉnh, biết cách trị tên sĩ quan phát xít.
c. £ Cãi nhau với tên phát xít trên tàu.
6. Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi,…nào đó?
a. £ Hợp lí.
b. £ Hợp pháp.
c. £ Hợp nhất.
7. Trong câu “Ruồi đậu mâm xôi đậu” từ nào là đồng âm?

a. £ Mâm.
b. £ Đậu.
c. £ Ruồi
8. Trong câu “Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng”chủ ngữ
trong câu là?
a. £ Lão thích nhà văn Đức .
b. £ Lão.
c. £ Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào.
A. CHÍNH TẢ:
Bài : Con Rồng Cháu Tiên.( SGK T.Việt 5 Tập I Trang 27)
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.Thần
mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ
xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai
người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Kì
lạ thay, trăm trừng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi.

Theo Nguyễn Đổng Chi
B. TẬP LÀM VĂN:

Tả một cơn mưa mà em thích nhất.
-----Hết -----
2
NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VĂN ĐẪM
ĐÁP ÁN
I . PHẦN ĐỌC : ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Học sinh bốc thăm bài nào đọc và trả lới câu hỏi bài đó.
Điểm 4:
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ câu phù hợp, phát âm chuẩn chính xác, đúng
tốc độ.

Điểm 3:
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ câu phù hợp, phát âm chuẩn, chưa chính xác
lắm tốc độ chưa đạt.
Điểm 2:
- Đọc chưa trôi chảy, lưu loát lắm, ngắt nghỉ câu phù hợp, phát âm, chưa chính
xác lắm tốc độ chưa đạt.
Điểm1 :
- Đọc chưa đạt các yêu cầu trên.
* Điểm toàn phần gồm đọc và trả lời câu hỏi;
- Trả lời đúng câu hỏi bài đọc đạt (1 điểm)
II. PHẦN VIẾT:
1. Đọc hiểu : (5 điểm)
- Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đạt (0,5 điểm).
- Trả lời đúng câu 7 và 8 mỗi câu đạt (1 điểm).
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8
Ý ĐÚNG A B B C A A B B
II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1.Chính tả: ( 5 điểm)
- Viết sai mỗi tiếng về âm, vần mỗi lỗi trừ (0,5 điểm)
- Viết sai về dấu thanh, viết hoa mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)
* Sai giống nhau tiếng, từ giống nhau chỉ trừ một lần.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
* Điểm5:
+ Hình thức : rõ ràng, cấu trúc đủ 3 phần ; mở bài, thân bài, kết bài.
+ Nội dung : Tả được một cơn mưa em đã chứng kiến.
a) Câu văn gãy gọn, có hình ảnh; biết sử dụng biện pháp tu từ để diễn đạt,
liên kết đoạn một cách chặt chẽ.
b) Tả được hình ảnh từ lúc bắt đầu cho đến khi dứt hẳn cơn mưa, tả được con
người, con vật, cây cối,…không gian, thời gian trước khi mưa, trong mưa
và sau cơn mưa.

c) Chữ viết dễ xem, bài viết mắc không quá 2,3 lỗi chính tả, trình bày không
dơ bẩn, tẩy xoá…
* Điểm 3:
+ Đạt hình thức:
+ Đạt mục a , b , c nhưng chưa biết sử dụng từ để liên kết đoạn, bài còn mắc
4 đến 5 lổi chính tả, chưa sử dụng được biện pháp tu từ. Câu văn chưa gãy gọn lắm.
* Điểm 1: Bài làm lạc đề hoặc viết được vài câu .
* Điểm 2: Dưới khung điểm 3 trên khung điểm 1.
* Điểm 4 : Dưới khung điểm 5 trên khung điểm 3
* Các điểm còn lại: 1,5 ; 2,5 ; 3,5 ; 4,5. căn cứ khung chuẩn.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×