Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN: Dạy đạo đức địa phương _l5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 15 trang )

1
I.TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC TIẾT DẠY ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5.
II.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Chúng ta đã biết: Đạo đức là cái “ gốc” của mỗi con người, dù ở xã hội
nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Mỗi
người chúng ta là một thực thể tâm lí tồn tại hai mặt “ Đức và tài”, hai mặt đó tạo
ra nhân cách của con người hoàn chỉnh.“ Đức và tài” luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau. Nói đến đạo đức là nói đến phẩm chất của con người. Nó có tầm quan
trọng rất lớn trong công tác giáo dục học sinh Tiểu học.
Giáo dục học sinh có được một chuẩn mực đạo đức, có một hành vi tốt,
hiểu được quyền và bổn phận của các em đều thông qua các môn học, đặc biệt là
các bài học Đạo đức. Qua các bài học Đạo đức, chúng ta sẽ giáo dục cho các em
rất nhiều về kĩ năng sống( Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu,...) nhằm trang bị cho các em những kiến
thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho các em sử dụng
quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức.
Nhưng thực tế cho thấy: Thời gian gần đây, đạo đức của các em học sinh
đang xuống cấp trầm trọng; càng lớn, ý thức đạo đức của các em càng đi xuống
do các em đang phải tiếp nhận rất nhiều những tác động cả tích cực và tiêu cực
từ phía gia đình- nhà trường và xã hội. Chẳng hạn như: internet( web đen ),
nghiện chat; gia đình không hạnh phúc, ly hôn, bạo lực gia đình và hiện tượng
“ thương mại hoá” giáo dục...
Làm thế nào để khắc phục được thực trạng như hiện nay? Đó là nỗi lo âu,
trăn trở trong mỗi giáo viên chúng ta. Là Giáo viên Tiểu học- dạy lớp học nền
tảng- vì sự phát triển bền vững của ngày mai, tôi luôn suy nghĩ tìm các biện pháp
dạy tốt môn Đạo đức nói chung và các tiết dạy Đạo đức dành cho địa phương nói
riêng góp phần dìu dắt các em học sinh thân yêu của mình trở thành con ngoan,
trò giỏi và sau này trở thành công dân tốt của đất nước. Chính vì sự cần thiết đó


mà tôi đã suy nghĩ và dày công nghiên cứu đề tài: “ Một số hình thức tổ chức
các tiết dạy Đạo đức dành cho địa phương Lớp 5”. Dạy tốt môn Đạo đức
cũng là việc làm cần thiết nhằm thực hiện lời dạy của Bác:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
III.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đạo đức dành cho địa phương là môn học không thể thiếu trong chương
trình Đạo đức ở trường Tiểu học; đã trở thành môn học bắt buộc trong chương
trình Đạo đức lớp 5. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, môn học này
2
còn bị coi nhẹ: số tiết ít; các tiết học này lại được sắp xếp vào các tiết học cuối
cùng của chương trình Đạo đức lớp 5- khi học sinh bắt đầu bận rộn với kì thi học
kì nên dễ tạo cảm giác không hứng thú đối với. Mặt khác, do nguồn tài liệu tham
khảo về địa phương chưa phong phú nên GV khá khó khăn, lúng túng trong quá
trình giảng dạy môn học này.
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết: Năm học 2006- 2007 là năm đầu tiên Bộ giáo dục-
Đào tạo thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 5. Trong đó, chương
trình của môn Đạo đức được thực hiện trong 35 tiết học. Điểm mới nhất của
chương trình là có 3 tiết dành cho địa phương. Trước đây, theo chương trình cũ,
phần này được thực hiện lồng ghép vào trong các bài học có liên quan đến địa
phương.
Qua 4 năm thực hiện chương trình giảng dạy môn Đạo đức lớp 5 mới, tôi
luôn đầu tư, nghiên cứu tài liệu, vận dụng phương pháp đổi mới để giảng dạy
theo sự chỉ đạo của Bộ GD- ĐT; luôn vận dụng lồng ghép việc giảng dạy Đạo
đức kết hợp với các môn học khác. Nhờ đó mà chất lượng học tập của học sinh ở
môn học này có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, tôi nhận thấy: Việc dạy lồng ghép
kiến thức Đạo đức địa phương, HS chưa khắc sâu, nhớ lâu bằng việc dạy 3 tiết
học dành riêng .
Dạy các tiết học Đạo đức dành cho địa phương là dạy những nội dung gì?

Tài liệu sưu tầm ở đâu?...Đó là những trăn trở mà bản thân tôi cũng như bao GV
khác hiện nay còn lúng túng. Chình vì những trăn trở đó mà tôi đã chọn đề tài
này.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết những thực trạng như đã nêu trên, tôi đã tìm ra những biện
pháp nhằm giúp các em học tốt các tiết học Đạo đức dành cho địa phương góp
phần giúp các em học tốt Đạo đức nói chung, cụ thể qua 2 hình thức:
Hình thức 1: Dạy Đạo đức thông qua việc lồng ghép:
* Biện pháp 1: Tôi tiếp tục thực hiện việc dạy lồng ghép kết hợp với bài
học có liên quan( 14 bài học của chương trình và các môn học khác ).
*Biện pháp 2: Tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi thường dành thời gian để giáo
dục các em truyền thống yêu nước của nhân dân Điện Bàn. Cụ thể: lần lượt chọn
giới thiệu cho các em biết những tấm gương kiên trung - bất khuất trong tập sách
: “ Điện Bàn - Những người con kiên trung- bất khuất” qua hai cuộc kháng chiến
trường kì giành Độc lập - Tự do cho Tổ quốc .
Ví dụ : Giới thiệu khái quát chung:
... Trải qua chín năm kháng chiến chống Pháp, Điện Bàn đã góp phần làm nên
danh hiệu “ Chiến luỹ chiến tranh du kích xuất sắc” của liên khu V bởi những
3
chiến công vang dội ở vùng địch tạm chiếm như: Cẩm Sa, Điện Ngọc, Gò Nổi,
Bồ Bồ... Chiến thắng Bồ Bồ được ví như: “ Điện Biên Phủ” ở miền Trung Trung
Bộ .
Đến kháng chiến chống Mỹ, đất và Người Điện Bàn lại vang danh những kì
tích anh hùng : Bảy dũng sĩ Điện Ngọc; anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút làm
nên lịch sử; chị Trần Thị Lý- Người con gái Việt Nam kiên cường; mẹ Nguyễn
Thị Thứ và hàng ngàn mẹ Việt Nam anh hùng canh cánh nỗi thương con nhưng
đã cống hiến những giọt máu đào cho cách mạng.Cùng với nhân dân cả nước
chống Mỹ, nhân dân Điện Bàn cũng đứng lên cầm súng giết giặc góp phần làm
nên đại thắng mùa xuân năm 1975, đem lại cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh

phúc cho nhân dân ta. Điển hình là cuộc chiến đấu của nhân dân Điện Bàn tại Bồ
Bồ- đập tan cứ điểm của giặc vào tháng 3/ 1975.
Hình thức 2: Giáo dục truyền thống yêu nước của địa phương qua 3 tiết
học dành riêng theo chương trình :
Tiết 1: Tôi kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ tổ chức các hoạt động
ngoại khoá như: mời cựu chiến binh đến để kể chuyện lịch sử cho các em nghe;
tổ chức cho các em chăm sóc mộ Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ Điện Bàn; thăm
nhà lưu niệm anh Trỗi; thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ hoặc
quét dọn và chăm sóc ngôi nhà của anh hùng Lê Tự Nhất Thống - Người anh
hùng mà trường được vinh dự mang tên...
Bác Phan Song- Cựu chiến binh xã Điện Thắng Trung kể chuyện Lịch sử cho học
sinh nghe.
4
Học sinh lao động tại Nghĩa trang Liệt sĩ Điện Bàn
Học sinh dâng hương nhà tưởng niệm anh Trỗi
Tiết 2: Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về tiểu sử anh Trỗi; tìm hiểu về
truyền thống Nhà trường; tìm hiểu về Ngày thành lập Đoàn; Đội và Tiểu sử anh
hùng Liệt sĩ Lê Tự Nhất Thống hoặc tổ chức các trò chơi dân gian nhân kỉ niệm
các ngày lễ trong năm học.
5
Tiết 3: Tôi sưu tầm tài liệu để dạy. Cụ thể: Giới thiệu cho các em biết
những nét khái quát chung về Điện Bàn; về truyền thống đấu tranh yêu nước của
nhân dân Điện Bàn; ....
I. Giới thiệu chung về Điện Bàn:
Điện Bàn là vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, văn hoá và cách
mạng nên huyện Điện Bàn đã được Nhà nước công nhận 36 di tích lịch sử- văn
hoá, trong đó có 4 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia( Lăng mộ Tổng đốc
Hoàng Diệu, Lăng mộ Tiến sĩ Trần Quý Cáp, Tháp Bằng An và Giếng nhà Nhì-
nơi chiến đấu của các dũng sĩ Điện Ngọc).
Lăng mộ Tiến sĩ Trần Quý Cáp

ở Nhị Dinh 1- Điện Phước.
Tháp Bằng An
6
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của Điện Bàn gắn liền với quá trình mở đất của
dân tộc Việt về phương Nam. Qua nhiều thế kỷ, địa giới hành chính có nhiều
thay đổi nhưng tên gọi Điện Bàn vẫn được lưu giữ với nhiều truyền thống tốt đẹp
về văn hoá lịch sử và truyền thống cách mạng.
Diện tích tự nhiên: 21,428 ha, trong đó có 12.000 ha diện tích nông nghiệp.
Dân số: 200.782 người.
Đơn vị hành chính: 20 xã, thị trấn.
Huyện lỵ: Thị trấn Vĩnh Điện.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình 25,5
0
C.
Độ ẩm trung bình: 82,3%.
Lượng mưa bình quân năm 2000- 2500mm, tập trung các tháng 9,10,11.
Địa Bàn huyện Điện Bàn trải từ 15050 đến 15057 vĩ độ Bắc và từ 1080 đến
108020

kinh độ đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố
Đà Nẵng 25 km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hoà Vang( thành phố Đà
Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội
An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
Vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Thường Thị của vua Hùng. Từ năm
214 đến năm 205 TCN, thời nhà Tần, thuộc Tượng Quận. Từ năm 206 TCN đến
năm 192 SCN, thời nhà Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm
1306 thuộc vương quốc Chăm Pa.
Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm

1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để làm sinh
lễ. Năm 1307, hai châu Ô và Lý được đổi thành Thuận châu, Hoà Châu. Vùng
đất Điện Bàn thuộc phần đất phía Nam của Hoà Châu.
Năm 1435, địa danh Điện Bàn được Nguyễn trãi ghi vào “ Dư địa chí” gồm 95
xã thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hoá.
Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi thành dinh Quảng Nam và năm 1604 tách
huyện Điện Bàn ra khỏi trần Thuận Hoá, thăng lên thành phủ và nhập về Quảng
Nam. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ
Điện Bàn, do các công tử của Chúa Nguyễn lần lượt đến trấn thủ.
Năm 1803, vua Gia Long lập Dinh Quảng Nam gồm hai phủ: Thăng Hoa
và Điện Bàn. Phủ Điện Bàn gồm hai huyện: Diên phước và Hoà Vang. Năm
1806, dinh Quảng Nam đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh thuộc Kinh Sư. Năm
1827, vua Minh Mạng cho đổi thành trấn Quảng Nam. Năm 1832, đổi trấn
Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1833, tỉnh đường Quảng Nam được
xây dựng tại làng La Qua. Năm 1899, Điện Bàn có thêm huyện Đại Lộc. Sang
đầu thế kỷ XX, khi huyện, phủ thành những đơn vị hành chính riêng thì huyện
Điện Bàn hôm nay chính là phần đất của huyện Diên Phước trước đây.

×