ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LỒNG GHÉP QUA MÔN KHOA HỌC
Tác giả : Hồ Thị Vui – Phan Thị Kim Yên- Trần Thị Phương Thu
GV Trường TH Nguyễn Thành
Huyện Thăng Bình
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang trở thành một vấn
đề được cả thế giới nói chung , Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm .
Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững
đối với cuộc sống con người . Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu
phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng
được Đảng và Nhà nước ta dành mối quan tâm đặc biệt .
Bảo vệ môi trường và đấu tranh chống lại tình trạng ô nhiễm
môi trường hiện nay, nếu chỉ sử dụng các biện pháp xử lý về kĩ thuật
thì chưa đủ mà cần sự đóng góp của một yếu tố tích cực : Quần chúng
Vì chính con người là yếu tố chính gây nên sự ô nhiễm môi trường .
Do dó , tuyên truyền , giáo dục vận động …là con đường hữu hiệu
nhất góp phần bảo vệ môi trường
1.Tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Tiểu học :
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài được bắt
đầu từ cấp học Mẫu giáo và tiểu học .Tiểu học là cấp học nền tảng , là
cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành
những công dân tốt cho đất nước , “ cái gì ( về nhân cách ) không làm
được ở cấp tiểu học thì khó làm được ở cấp học sau ” Giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số
hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường . Con số này sẽ nhân
lên nhiều lần nếu các em biết thực hiện và tuyên truyền rộng rãi trong
cộng đồng , từng bước tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết
và hiểu về môi trường , sống và làm việc vì môi trường , thân thiện
với môi trường . (TLBVMT)
2. Thực trạng về môi trường :
Một du khách nuớc ngoài khi đến tham quan du lịch
nước ta - Một đất nuớc nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên
đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị , với những di sản văn
hoá đuợc UNESCO công nhận – đã nhận xét “ Việt Nam của các bạn
là một đất nước tươi đẹp nhưng môi trường sống đang bị huỷ hoại tới
mức nghiêm trọng .”
Một số hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường
Trên phạm vi rộng:
Nước từ nhà máy thải ra sông Cả thành phố chìm trong khói bụi
Còn đâu vẻ đẹp của biển! Rác thải ngổn ngang
Con kênh đen đen vì nước thải và rác
trôi
Con người đặt ra nội quy và con người
vi phạm nội quy
a) Trong cộng đồng thôn xóm
Là một môi trường giáo dục chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm nặng nề
trong việc giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - thấy rõ
sự cần thiết phải bảo vệ môi trường , hình thành ở các em những hiểu biết , kĩ
năng ứng xử với các vấn đề môi trường trong thực tiễn – Giáo dục , tuyên
truyền , vận động là con đường chắc chắn , hữu hiệu nhất trong việc nâng cao
ý thức về bảo vệ môi trường cho các em . Thông qua các em học sinh để đến
với cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống . Vì thế , ngày 24 tháng 11 năm
2009 Bộ trưởng Bộ trưởng BGD&ĐT ra QĐ số 8408/QĐ-BGD-ĐT về việc
thành lập ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện dự án “Đưa các nội dung
GD biến đổi khí hậu vào CT các cấp học giai đoạn 2009-2015”
GDBVMT vì mục tiêu phát triển bền vững là một nhiệm vụ giáo dục quan
trọng mà Đảng và Nhà nước đã dành mối quan tâm đặc biệt . Đây cũng là trách
nhiệm lớn của ngành Giáo dục mà trực tiếp là các thầy cô giáo đang giảng dạy .
Để giúp các thầy cô giáo tổ chức các hình thức lồng ghép trong các môn học
một cách hiệu quả , gây hứng thú cho các em trong học tập , giúp các em dễ
nhớ , lâu quên và vận dụng tốt trong thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu thành công
đề tài :
“ MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỒNG
GHÉP VÀO MÔN KHOA HỌC.
II.NỘI DUNG DẠY HỌCLỒNG GHÉP GDBVMT:
1.Các phương thức tích hợp GD BVMT qua môn Khoa học:
Môn Khoa học được tích hợp GD BVMT qua 3 mức độ :
a.Mức độ toàn phần -
b.Mức độ bộ phận -
c.Mức độ liên hệ
Đặc trưng của môn Khoa học liên quan nhiều đến môi trường tự
nhiên . Đối với lồng ghép ở mức độ liên hệ hơi trừu tượng , giáo viên
phải có hướng và sự chuẩn bị nội dung để liên hệ lồng ghép một cách
tự nhiên , hài hoà hợp lý, đúng mức, tránh lan man , sa đà gượng ép
nặng nề làm mất đi đặc trưng của môn học.
2. Các hình thức tổ chức dạy học lồng ghép GDBVMT
2.1 .Nêu vấn đề - đóng vai- xử lý tình huống :Là PP dạy học
với tính cách gợi mở , nêu lên một vấn đề , một tình huống mở để học
sinh suy nghĩ tự tìm cách giải quyết vấn đề có thể theo nhiều hướng
khác nhau bằng nhiều hình thức : Trao đổi , thảo luận , trình bày , đóng
vai …. sau đó so sánh để chọn ra cách giải quyết nào là hợp lý nhất .
Phương pháp này rèn luyện cho học sinh tính tư duy , sáng tạo , độc
lập suy nghĩ , biết phán đoán, rèn kĩ năng ứng xử với các tình huống
xảy ra , để từ đó giúp học sinh có kĩ năng sống , biết xử lý các tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày .VD : Khi dạy bài “Nguyên
nhân làm nước bị ô nhiễm” Gv đưa ra một tình huống “Em và các bạn
đang trên đường đi học bỗng thấy một người phụ nữ định quăng con
gà chết xuống dòng kênh .Em xử lý tình huống đó như thế nào ?” _ HS
thảo luận và đưa ra nhiều cách ứng xử khác nhau .Cuối cùng GV chọn
cách hay nhất và chốt ý : Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sạch
tránh bị ô nhiễm .Qua các cách xử lý ,không những các em có ý
thức BVMT mà cần giúp nhiều người hiểu và cùng BVMT