Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận xã hội học, vấn đề sống thử trong sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
5. Xác định biến số, thao tác hóa khái niệm
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Phương pháp chọn mẫu
8. Bảng hỏi điều tra
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG “SỐNG THỬ” CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
1. Nhận thức, mức độ quan tâm của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về vấn đề “sống thử” hiện nay.
2. Hệ quả của “sống thử”.
3. Quan điểm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về

2
2
2
3
3
4
5
5
7
12
12
17
21



vấn đề “sống thử” hiện nay
II. NGUYÊN NHÂN “SỐNG THỬ” CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN 23
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

26
28
28

1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang trong tiến trình hội nhập và phát triển,
cùng với đó là sự du nhập của các trào lưu văn hóa, tư tưởng, lối sống khiến cho
giới trẻ ngày nay có cái nhìn đa chiều, rộng mở hơn về các vấn đề tình yêu, hôn
nhân và giới tính. Chính điều đó đã làm nảy sinh không ít những hiện tượng tiêu
cực có, tích cực có trong cuộc sống. Một trong số đó là hiện tượng “sống thử” .
Hiện tượng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trong sinh viên
tuy không còn là vấn đề mới, song, nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội
bởi chính vấn đề sống thử này không còn là một hiện tượng mang tính trào lưu
như lúc mới xuất hiện nữa, mà nó đang dần trở thành lối sống của các bạn trẻ
nói chung và của sinh viên nói riêng hiện nay.
“Sống thử” đang dần ngặm nhấm và ngày một ăn sâu vào lối sống của

những con người non nớt như sinh viên chúng ta. Vậy chúng ta cần nhìn nhận
vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích,
những hậu quả gì? Giải quyết nó ra sao? Lối sống này tích cực hay tiêu cực, nó
có vi phạm pháp luật hay không? “ Sống thử” có thực sự phù hợp với sinh viên ?
Nhằm tìm hiểu và làm rõ những thắc mắc đó cũng như nắm được thái độ, quan
điểm, suy nghĩ và hành động của các bạn sinh viên , cụ thể ở đây là các bạn
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu là: “ Vấn đề sống thử trong sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện nay. Thực trạng và giải pháp “ để từ đó phần nào định hướng và đưa ra
một vài giải pháp có thể giúp các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.
2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự du nhập của các nền văn hóa phương Tây, vấn đề “sống thử”
của sinh viên nói chung và của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói
riêng hiện nay đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều
nhà lý luận, của các học giả. Tuy họ chưa viết thành các đề tài khoa học, song,
khi đề cập tới vấn đề “ sống thử” trong sinh viên thì hơn ai hết họ lại chính là
những người đưa ra những ý kiến cùng sự nhìn nhận đúng đắn nhất.
2

2


Tại diễn đàn sinh viên, Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình, Viện nghiên cứu xã hội
học đã phát biểu rằng: “ tôi luôn luôn không đồng tình với khái niệm sống thử
dành cho các bạn sinh viên. Vì đằng sau sống thử là cả một vấn đề phức tạp như
là tình dục và kinh tế. Mà các bạn chưa hề ý thức được nó. Từ đó nó sẽ kéo theo
các vấn đề liên quan rắc rối khác. Hơn thế nữa là do ảnh hưởng văn hóa Phương
Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở
giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là

bình thường, không ảnh hưởng gì cả”.
Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền, chủ nhiệm khoa tâm lý giáo dục học Việt
nam thì: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của
văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, phóng túng của các bạn.
Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ đã quan niệm
về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu" tốc độ”...
Bên cạnh đó thì đề tài “ sống thử” này cũng được rất nhiều các bạn trẻ,
các bạn sinh viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Sống thử không còn là vấn đề mới mẻ trong giới sinh viên. Các mặt lợi và
hại của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm, đánh giá. Đề tài nghiên cứu
nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng sống thử của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta
thấy được các mặt tồn tại của vấn đề này.
4.Đối tượng, khách thể
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề sống thử trong sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền và các quan điểm liên quan tới vấn đề này.
Khách thể nghiên cứu: Nhóm 3 sinh viên lớp Quản lý văn hóa tư tưởng
K32a1
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu ở Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
5.Xác định biến số, thao tác hóa khái niệm
Xác định biến số
Biến số là sự cụ thể hóa các khái niệm, phạm trù. Biến số bao gồm: biến
số độc lập; biến số phụ thuộc; biến số trung gian; biến số can thiệp.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng biến số phụ thuộc.
3

3



Biến số phụ thuộc thường được xác định để thể hiện đối tượng nghiên cứu hoặc
là chỉ báo cho đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một hiện tượng xã hội, theo đó
các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn
lễ cũng như đăng kí kết hôn.
Trong khoa học, "sống thử" được gọi là "liên mình tự do". "Liên mình tự
do" là sự giao kết không ràng buộc bởi yếu tố pháp lý nào, hai chủ thể tham gia
"liên mình tự do" không bị ép buộc hay cấm đoán bởi bất kì yếu tố nào và xuất
phát từ sự tự nguyện của cả hai bên.
Phân biệt giữa "sống thử" và "sống thật":
Sống thật

Sống thử

Là chỉ sự chung sống giữa hai người Là chỉ sự chung sống giữa hai người
khác giới, được sự đồng ý của hai khác giới nhưng không đăng ký kết hôn
bên gia đình, có giấy đăng ký kết theo quy định của pháp luật, không chịu
hôn theo quy định của pháp luật và sự quy định hay ràng buộc nào từ phía
được pháp luật bảo hộ các quyền pháp luật đối với mối quan hệ của mình.
của cả hai bên, chịu sự chi phối của
pháp luật.
6.Phương pháp nghiên cứu
Trong cuộc điều tra về "Vấn đề sống thử của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay" phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là
phương pháp anket ( sử dụng bảng hỏi điều tra).
Phương pháp anket được sử dụng trong nghiên cứu này bởi đây là phương
pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi. Phương pháp này là phương
pháp nghiên cứu định lượng, đi sâu vào thu thập các thông tin về hành vi, sự

việc...
Ngoài ra còn áp dụng thêm một vài phương pháp khác như phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích tài liệu.
7.Phương pháp chọn mẫu
Việc chọn mẫu để thực hiện đề tài nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên.
4

4


Trong quá trình tiến hành điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu đã phát đi
150 phiếu và thu về được 146 phiếu hợp lệ.
8.Bảng hỏi điều tra

5

5


Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Tuyên truyền



Bảng hỏi điều tra
Chào bạn! Chúng tôi đến từ lớp Quản lý văn hóa tư tưởng K32A1. Hiện tại
chúng tôi đang thu thập thông tin thực tế cho đề tài Thực trạng sống thử của sinh
viện HVBCTT hiện nay. Rất mong nhận được sự hợp tác của bạn.
Các câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, nếu đồng ý phương án nào bạn hãy khoanh

tròn vào trước phương án đó. Một số câu hỏi nếu không giống ý kiến của bạn thì
mong bạn viết rõ câu trả lời của mình cho câu hỏi đó.
Bảng hỏi này chỉ nhằm thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm cá nhân của bạn.
Không nhằm mục đích biểu dương hay phê phán. Mong bạn trả lời chân thực
nhất có thể.
Xin chân thành cảm ơn vì sự hợp tác của bạn!
Câu 1. Giới tính
A: Nam
B: Nữ
Câu 2. Bạn là sinh viên năm thứ mấy?
A: Năm I
B: Năm II
C: Năm III
D: Năm IV
Câu 3: Sinh viên khoa nào?
.........................

6

6


Câu 4: Định nghĩa "Sống thử" là việc sống chung với một người khác giới như
vợ chồng trong cùng một căn phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần chung
theo bạn là ðúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 5: Hiện tại bạn đang ở với ai?
A: Ở với bố mẹ, gia đình, họ hàng.
B: Ở kí túc xá.

C: Ở trọ với bạn
D: Ở trọ một mình.
Câu 6: Bạn có người yêu không?
A: Có
B: Không
Câu 7: Nếu người yêu của bạn đề nghị bạn sống thử bạn có đồng ý không
A: Có
B: Không
C : Còn tùy vào hoàn cảnh
Câu 8: Bạn có hoặc biết ai đang sống thử trong trường không?
A: Có
B: Không
Câu 9: Chỉ những sinh viên học xa nhà mới sống thử. Bạn có suy nghĩ như thế
nào về ý kiến này?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 10: Bạn thấy tình trạng sống thử trong sinh viênở HVBCTT có phổ biến
không?
A: Phổ biến
B: Ít phổ biến
C: Không có
D: Không quan tâm đến vấn đề này.
Câu 11: Theo bạn vì sao có hiện tượng sống thử trong sinh viên HVBCTT? (Có
thể chọn một hoặc nhiều phương án)
A: Muốn thử cảm giác sống với người mình yêu.
B: Giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng ngày.
C: Do chưa có kinh nghiệm sống, nhẹ dạ cả tin.
D: Chạy theo trào lưu, cho rằng sống thử là sành điệu.
E: Tất cả các nguyên nhân trên
F: Ý kiến khác (nêu rõ).............................

Câu 12: Bạn đánh giá thế nào về cuộc sống của những sinh viên sống thử.
A: Tốt.
B: Tương đối tốt.
7

7


C: Xấu.
D: Rất xấu.
Câu 13:Bạn thấy những người đang sống thử thì việc học của họ như thế nào?
A: Ngày càng tốt
B: Không có gì thay đổi.
C: Kém đi một chút.
D: Kém đi rất nhiều.
Câu 14: Những sinh viên sống với nhau theo bạn gia đình của những sinh viên
đó có biết không?
A: Có
B: Không
Câu 15: Theo bạn việc sống thử có lợi ích hoặc hậu quả gì cho sinh viên không?
(đánh dấu vào những ý kiến bạn cho là đúng)
A: Cùng nhau trang trải sinh hoạt phí hàng ngày.
B: Cùng giúp đỡ nhau trong học tập
C: Việc học sa sút.
D: Học được cách nhường nhịn. tha thứ cho những người xung quanh.
E: Tạo chỗ dựa về đời sống tình cảm.
F: Có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
G: Dễ dẫn đến việc lây nhiễm cách bệnh qua đường tình dục.
H: Làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.
I: Học được cách quản lý một gia đình cho tương lai.

K: Trở nên dễ dãi trong tình yêu.
L: Đạo đức cá nhân đi xuống.
M: Hiểu hơn về người mình yêu, tránh việc hôn nhân đổ vỡ khi mai này cưới
nhau.
N: Ý kiến khác (nêu rõ).................
Câu 16: Nếu đặt mình trong hoàn cảnh là một người sống thử với người khác.
Khi bị gia đình phát hiện và ngăn cản. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
A: Vẫn tiếp tục sống như vậy. Bản thân đã lớn có thể tự quyết định được cuộc
sống của mình.
B: Phân tích cho gia đình hiểu và chấp nhận.
C: Ngoài mặt nghe lời gia đình nhưng vẫn tiếp tục sống thử.
D: Nghe lời gia đình, chấm dứt sống thử
E: Ý kiến khác (nếu rõ).................
Câu 17: Bạn đánh giá thế nào về việc sống thử?
A: Đi ngược lại với đạo đức, truyền thống của dân tộc.
B: Tùy vào hoàn cảnh từng người để xem xét.
C: Là điều bình thường. Các nước trên thế giới đều có chuyện này.
D: Ý kiến khác (Nêu rõ).....
8

8


Câu 18: Nếu trong gia đình có anh hoặc chị em của bạn đang sống thử? Bạn sẽ
xử sự như thế nào?
A: Tuyệt đối không chấp nhận. Ra sức phản đối.
B: Xem xét hoàn cảnh người đó rồi mới quyết định.
C: Nói với người lớn trong gia đình để tìm cách khuyên can.
D: Không quan tâm. Đó là chuyện riêng tư của anh, chị. Không nên can thiệp
Câu 19: Bạn thấy thái độ của xã hội và những người xung quanh về việc sống

thử như thế nào?
A: Phản đối, lên án.
B: Chỉ lên án những người sống thử mà gây ra hậu quả, còn lại không có thái độ
gì.
C: Lảng tránh vấn đề này
D: Không để ý.
Câu 20: Theo bạn "sống thử" có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
A: Có
B: Không
Câu 21: Nếu nhà trường tổ chức một buổi nói chuyện về việc sống thử bạn sẽ
tham gia chứ?
A: Chắc chắn sẽ tham gia.
B: Không tham gia.
C: Nếu có thời gian sẽ tham gia.
Câu 22. Trong buổi nói chuyện về sống thử đó bạn mong muốn được học và
chia sẻ những gì?
A: Cách quản lý cuộc sống cá nhân.
B: Cách xử sự khi chung sống với nhau.
C: Các biện pháp để chung sống an toàn.
D: Ý kiến khác (nêu rõ)...
Xin cảm ơn bạn đã hợp tác để chúng tôi có thể hoàn thành bảng khảo sát này.

9

9


NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG “SỐNG THỬ” CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO
CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi: 146/150 phiếu phát đi. Trong đó:
Nam 43 người (29.45%), Nữ 103 người (70.55%).
Số sinh viên trả lời thuộc các nhóm: Năm I: 61 người (41.75%); Năm II:
37 người (25.34%); Năm III: 34 người (23.30%); Năm IV: 14 người (9.61%).
Số sinh viên thuộc khối nghiệp vụ: 77 người (52.74%) ; khối lý luận: 69
người (47.26%).
1.Nhận thức, mức độ quan tâm của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về vấn đề "sống thử".
"Sống thử" không còn là một điều xa lạ đối với sinh viên, tuy nhiên điều
này không đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên đều hiểu rõ thế nào lả "sống
thử", sống với ai thì là "sống thử".
Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, trong bảng hỏi điều tra đã đưa ra câu
hỏi: Định nghĩa "Sống thử" là việc sống chung với một người khác giới như vợ
chồng trong cùng một căn phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần chung theo
bạn là đúng hay sai? với hai lựa chọn là Đúng và Sai.
Qua việc thống kê câu trả lời có thể thấy phần lớn sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền có cái nhìn đúng đắn về vấn đề "sống thử” với 96.57%
tương đương với 141 bạn được hỏi đều đồng ý với cách hiểu "Sống thử" là việc
sống chung với một người khác giới như vợ chồng trong cùng một căn phòng,
có sinh hoạt vật chất và tinh thần chung", song bên cạnh đó vẫn có một số bạn
vẫn chưa hiểu thế nào là "sống thử" hoặc có quan niệm khác về "sống thử" dù số
bạn này chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ có 5 bạn, chiếm 3.43%.
10

10


Nhìn chung đa số các sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đều có
khái niệm đúng đắn về "sống thử" các bạn cũng hiểu được rằng "sống thử" dù

không có ràng buộc về pháp lý nhưng cũng không vi phạm pháp luật, điều này
chứng được thể hiện qua câu hỏi "Theo bạn "sống thử" có phải là hành vi vi
phạm pháp luật không?” với hai lựa chọn là CÓ và KHÔNG. Với câu hỏi này
có tới 142 bạn lựa chọn phương án không và chỉ có 4 bạn lựa chọn phương án
có. Qua thống kê cho thấy những lựa chọn sai cho đáp án câu hỏi về "Định
nghĩa sống thử" và "Sống thử có vi phạm pháp luật không" chủ yếu rơi vào các
sinh viên năm nhất, điều đó chứng tỏ so với những sinh viên khóa trước thì các
sinh viên năm nhất thường có nhận thức mờ nhạt, thậm chí chưa biết nhiều đến
hiện tượng xã hội này.
Bảng 1: Bảng đánh giá khái quát về nhận thức của sinh viên HVBCTT về
vấn đề "sống thử".
Câu
Phương án
Kết quả

Định nghĩa” sống thử”
Đúng
Sai
141 người
5 người

Hành vi vi phạm pháp luật

Không
4 người
142 người

(96.57%)
(3.43%)
(2.74%)

(97.26%)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trường đại học lớn của cả nước
tập trung số lượng sinh viên theo học lớn do đó sinh viên trong trường có xuất
thân và điều kiện sống hoàn toàn khác nhau. Chính điều này cũng tạo nên sự
khác biệt về tri thức, nhận thức, cách xem xét, nhìn nhận vấn đề của mỗi sinh
viên. Như những sinh viên xuất thân từ gia đình nông thôn thì khái niệm về vấn
đề như thế nào là "sống thử" thì còn chưa rõ ràng, cái nhìn của những sinh viên
này cũng khắt khe hơn so với những sinh viên có xuất thân từ thành thị, tiếp xúc
nhiều với các vấn đề của xã hội. Một yếu tố nữa tác động đến vấn đề có hay
không "sống thử" của sinh viên chính là việc các bạn có người yêu hay không.
Qua cuộc điều tra cho thấy, phần lớn những sinh viên chưa có người yêu (93
người, chiếm 63.69%) thường “không” chấp nhận việc sống thử (37.68%),
nhưng đối với những sinh viên có người yêu (53 người, chiếm 36.31%) thì họ
11

11


đồng ý hoặc lưỡng lự khi người yêu của họ đề cập đến vấn đề sống thử
(62.32%). Một điều nữa là dù có cái nhìn cởi mở hơn về sống thử nhưng phần
lớn sinh viên ở thành thị, dù là sống cùng gia đình hay ở kí túc xá hoặc ở trọ thì
họ đều không chấp nhận việc sống thử. Có thể thấy chính nền giáo dục cũng như
môi trường sống có thể ảnh hưởng lớn đến việc nhìn nhận vấn đề của sinh viên.
Bảng 2: Tỷ lệ đồng ý sống thử của sinh viên.
Ở với bố mẹ. gia

Có người yêu không

đình, họ hàng
26 người

(17.83%)

Ở kí túc xá

Nếu người yêu đề nghị
sống thử có đồng ý
không?
Có người yêu không

42 người

Nếu người yêu đề nghị

(28.76%)

sống thử có đồng ý
không?

Ở trọ với bạn

Có người yêu không

48 người

Nếu người yêu đề nghị

(32.87%)

sống thử có đồng ý
không?


Ở trọ một mình

12

Có người yêu không

Có 19 người ( 73.07%)
Không 7 người (26.93%)
Có 3 người (11.53%)
Không 21 người (80.78%)
Tùy hoàn cảnh 2 người (7.69%)
Có 27 người ( 57.14%)
Không 15 người ( 42.86%)
Có 14 người ( 33.33%)
Không 17 người (40.47%)
Tùy hoàn cảnh 11 người ( 23.81%)
Có 32 người (66.66%)
Không 16 người (33.34%)
Có 21 người (43.75%)
Không 9 người (18.75%)
Tùy hoàn cảnh 18 người (37.50%)
Có 17 người (56.66%)
Không 13 người (43.34%)

30 người

Nếu người yêu đề nghị

Có 14 người (46.80%)


(20.54%)

sống thử có đồng ý

Không 8 người (26.6%)

không?

Tùy hoàn cảnh 8(26.6%)
12


Từ Bảng 2 ta có thể thấy tỷ lệ sinh viên đồng ý "sống thử" hoặc “phân
vân” về vấn đề này tương đối cao ở nhóm sinh viên ở kí túc xá, ở trọ với bạn và
tăng cao nhất ở nhóm sinh viên ở trọ một mình. Vậy tức là những sinh viên thiếu
sự quản lý của gia đình, được sống tự do thì tỷ lệ đồng ý sống thử sẽ cao hơn
nhóm sinh viên sống cùng gia đình hoặc sống cùng họ hàng. Một điều đáng chú
ý nữa là phần lớn số sinh viên nam đều đồng ý sống thử với 39 người (90.69%)
trong 43 người được hỏi, tỷ lệ này khá cao so với các bạn nữ chỉ với 58 bạn
chiếm 56.31% trong tổng số 103 bạn nữ tham gia trả lời, do đó giới tính cũng là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ về "sống thử" của các bạn sinh
viên.
Đối với việc sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có quan tâm đến
việc sống thử hay không thì bảng điều tra có đưa ra câu hỏi "Bạn thấy tình trạng
sống thử trong sinh viên ở HVBCTT có phổ biến không?" với câu trả lời là các
mức độ: Phổ biến, ít phổ biến, không có và không quan tâm. Thì có tới 67(47%)
bạn không quan tâm đến vấn đề "sống thử", 21(14%) bạn cho rằng không có
hiện tượng sống thử trong sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bên cạnh
đó thì có 27 (18%)bạn cho rằng hiện tượng này ít phổ biến và 31(21%) bạn nghĩ

"sống thử" phổ biến trong sinh viên.Từ kết quả này có thể đưa ra một nhận xét
là: Nam giới có suy nghĩ chủ động và phóng khoáng hơn nữ giới trong vấn đề
sống thử.
Biểu đồ: Mức độ quan tâm của các bạn sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.

13

13


Số lượng đáng kể sinh viên không quan tâm đến việc sống thử cho thấy
tình trạng đánh báo động về việc các bạn sinh viên thờ ơ với các vấn đề của
xã hội. Việc thờ ơ với các vấn đề của xã hội làm các bạn sinh viên thiếu các
kỹ năng, kiến thức cơ bản để có thể tự bảo vệ mình.
Khi đề cập đến vấn đề sống thử: có tới 52 bạn tức là khoảng 35.61% trong
số 146 bạn được hỏi đồng ý sống thử, 39 bạn tức khoảng 26.71% các bạn được
hỏi sẽ tùy theo hoàn cảnh để có quyết định hay không và chỉ có 37.68% các bạn
được hỏi từ chối sống thử nếu người yêu để cập đến vấn đề này. Lí giải cho điều
này có nhiều lý do mà các bạn đưa ra như "sống thử" để tiết kiệm chi phí sinh
hoạt, rồi "sống thử" để được ở gần người yêu tiện chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau
trong học tập, giảm bớt cảm giác cô đơn khi xa ra đình. Một số bạn cho rằng
"sống thử" để tìm hiểu nhau dễ hơn, tránh chuyện đổ vỡ khi cưới nhau về, đặc
biệt một số bạn còn thẳng thắn bày tỏ "sống thử" để "mai này có lấy nhau về thì
xem có hợp về mặt sinh lý không?".
2.Hệ quả của “ sống thử”
Phần lớn các sinh viên khi được hỏi về việc đánh giá cuộc sống của những
sinh viên sống thử mà sinh biết đều cho rằng việc "sống thử" đều đem lại những
hệ quả xấu và tốt.
14


14


Về mặt tích cực: Sống thử giúp các sinh viên tiết kiệm được chi phí sinh
hoạt, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, cùng nhau học tập, bước đầu tạo
nền tảng cho việc kết hôn sau này..
Về mặt tiêu cực: Các bạn sinh viên đều nhận thức và hiểu rõ việc "sống
thử" mang lại những hậu quả như: đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của gia
đình-xã hội, có thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng nạo phá thai ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe sinh sản sau này của các bạn nữ, làm gia tăng các bệnh lây qua
đường tình dục, việc học hành sa sút, dần dần có lối sống buông thả, làm gia
tăng các tệ nạn xã hội...
Những mặt tích cực mà việc sống thử mang lại chỉ là bề nổi của tảng băng
chìm. Hậu quả mà sống thử mang lại đều để lại đều có ảnh hưởng xấu đến sinh
viên không chỉ về mặt thể chất và còn về cả mặt tinh thần.
“Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng
về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với
nhau hơn. “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời
gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho
người ta chán nhau, sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành,
nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một
mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết
được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Tâm lý “không hợp thì bỏ”
khiến nhiều sinh viên “sống thử” thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu và
tình yêu của mình, “cả thèm chóng chán” và mối quan hệ trở nên nhạt dần. Cuộc
sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán nhanh chóng nếu cả hai không nhận thấy
trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu là không vững bền.
Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và gia đình
thì không, nên chẳng có ai giúp đỡ cho “vợ chồng” này khi gặp những khó khăn,

trục trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn; chẳng
có ai bảo vệ “gia đình” này khi có kẻ thứ ba dòm ngó. Và nỗi lo chẳng may có
15

15


thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ
chồng thử” của các bạn sinh viên không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự
nhiên như trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong
muốn xảy ra như nạo phá thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và
đặc biệt nó có thể kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống hôn nhân thực sự của các bạn sau này
“Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn
điệu, chưa kể đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống
hằng ngày là điều không thể tránh khỏi. Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì
việc chia tay là hoàn toàn có thể xảy ra. Tất nhiên, đám cưới chỉ là hình thức
nhưng giấy tờ hôn thú là sự ràng buộc về mặt pháp luật, đó là kết quả của một
tình yêu chín muồi. Khi sống thật, các bạn sinh viên sẽ sống có trách nhiệm hơn,
yêu và tôn trọng nhau hơn. Qua điều tra cho thấy, những đôi bạn sống chung
trước khi thành hôn thường phải chịu đau buồn khốn khổ nhiều hơn bởi cách
sống ấy, và cuối cùng dẫn tới tình trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người đã chung sống trước hôn nhân
như thế lại có khuynh hướng “cãi nhau liên miên” ngay sau ngày cưới.
Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng
không phải không bị ảnh hưởng; mất mát về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất
mát nhiều cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp
bế tắc sau khi “sống thử” đã tự tử. Họ còn chưa đủ tiềm lực về kinh tế, nhận
thức về trách nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện đại là phải
“sống thử”. “Sống thử” nhưng chia tay là thật. Vì thế, có thể khẳng định “sống

thử” không thể là bước đệm cho một cuộc hôn nhân bền vững.
Mặt khác, có con chung, không giáo dục nổi con họ vì họ không cảm
nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ. Đặc biệt, người cha
“sinh viên” rất vô trách nhiệm, và sống bê tha, không chu cấp cho con mình, mà
tự cho mình chỉ là "bạn trai" của mẹ “sinh viên” đứa bé, và vô hình chung,
16

16


người cha “ sinh viên” đó đã chuyển trách nhiệm nuôi và dạy đứa nhỏ cho bà mẹ
“sinh viên”. Hơn nữa, đời sống sinh lý của những người không phải là vợ chồng
cũng không điều hòa như đời sống vợ chồng
Trả giá quá “lớn”
Một phút vui chơi bên người mình yêu, bên tình nhân tưởng như đang ở
thiên đường; những tháng ngày vắn vỏi bên nhau tưởng giúp con người thoải
mái về tinh thần và thể xác, hay đáp ứng cách trọn vẹn khao khát sống cho nhau.
Nhưng hậu quả của nó mang lại rất lớn mà người trong cuộc thường không
lường hết được. Đó là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa… gây hoang mang
tinh thần cho những người thân trong gia đình.
Bên cạnh nỗi đau về tinh thần còn có nỗi đau về thể xác, hậu quả của
người trong cuộc khó tiên liệu trong hiện tại, vì câu trả lời chỉ có trong tương lai.
Có lẽ chỉ với những người đang và sẽ làm mẹ mới hiểu nỗi đau không thể sinh
con mà hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào
khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang
từng ngày lớn lên trong bụng. Đó là giải pháp cuối cùng và tất yếu của cuộc
ngoại tình, hôn nhân ngoài giá thú, hay “sống thử”, vội vàng “cho” để chứng
minh tình yêu của cô gái, hay của những cuộc ăn chơi thác loạn…
Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của
gia đình, thì tất yếu sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do rất

đời thường như: ghen tuông, không còn yêu nhau, hay không có trách nhiệm…
Và đó cũng là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ chồng
với nhau… trước khi chia tay. Phần lớn những bạn nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Di chứng tương lai
Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành
chồng, cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều bạn
gái lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh
17

17


tiết với người bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc
mặc cảm tự ti với gia đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt
đẹp phía trước, và sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn. Và chắc chắn, không
có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc
đời dương thế.
Tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết, chính bản thân người trong cuộc sẽ
phải gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà còn ảnh hưởng dài tới tương
lai sau này. Hậu quả của việc “sống thử”, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ sinh
nhàm chán và nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh phúc và
tiếp theo là một “lộ trình buồn”. Thật đáng tiếc cho giới trẻ ngày nay. Cái tai hại
hơn và không đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể chúng sẽ
không được thấy ánh dương mặt trời vì sự “nhẫn tâm và tàn nhẫn” của cha mẹ;
hay nếu được sinh ra thì cũng sẽ èo uột vì “thiếu vắng sự ấm áp” từ tình thương
của cha hoặc mẹ. Và như thế, chúng sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình
thường về thể lý và tâm lý .
3.Quan điểm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn
đề “sống thử”.
Các bạn sinh viên khi được hỏi "Bạn đánh giá thế nào về việc sống thử?"

đa phần đều cho rằng nên xem xét nhiều mặt để đánh giá về vấn đề sống thử.
Bảng 3: Nhận định của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc sống
thử
Câu trả lời
Đi ngược lại với đạo đức, truyền thống của
dân tộc
Tùy vào hoàn cảnh từng người để xem xét

Kết quả
41 người (28.08%)
71 người (48.63%)

Là điều bình thường. Các nước trên thế giới 34 người (23.29%)
18

18


đều có chuyện này.

Từ Bảng 3 ta có thể thấy sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có
cái nhìn tương đối khách quan và đa chiều về vấn đề sống thử. Một số bạn cho
rằng "Việc hai người sống thử không thể chỉ nhìn nhận qua góc độ đạo đức mà
còn phải nhiều góc độ khác như về tình yêu, tình cảm của hai người, sự đồng ý
của gia đình…". Các bạn cũng có thái độ khá kiên quyết khi có tới 30.82% các
bạn trả lời "Sẽ thuyết phục cho gia đình hiểu" cho câu hỏi "Nếu đặt mình trong
hoàn cảnh là một người sống thử với người khác. Khi bị gia đình phát hiện và
ngăn cản. Bạn sẽ xử lý như thế nào?", phương án "Nghe lời gia đình chấp dứt
sống thử" được 29.45% các bạn lựa chọn, 19.86% và 14.38% lần lượt là tỷ lệ
cho hai trả lời "Vẫn tiếp tục sống thử" và ": Ngoài mặt nghe lời gia đình nhưng

vẫn tiếp tục sống thử".

Các bạn sinh viên cũng nhận thấy được rõ ràng thái độ

của xã hội và cộng đồng là lên án và phản đối sinh viên sống thử, song bên cạnh
đó vẫn còn một số ít sinh viên cho rằng xã hội cộng đồng chỉ lên án những
người sống thử mà gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Tổng Kết: Từ kết quả điều tra thông qua bảng hỏi cũng như phỏng vấn về
Thực trạng sống thử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay ta
có thể thấy một số vấn đề nổi cộm như sau.
Đa phần sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều có nhận thức
đúng đắn về vấn đề sống thử là như thế nào, sống với ai thì là sống thử, nhưng
vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên (phần lớn là sinh viên năm nhất) vẫn chưa
hiểu rõ về vấn đề này.
Có sự quan tâm nhất định về việc sống thử của sinh viên trong trường
Các bạn sinh viên có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề “sống thử”, đặc biệt là
các bạn nam sinh viên.
19

19


Nhận thức được những lợi ích cũng như tác hại mà sống thử mang lại.
Đều có mong muốn tìm hiểu, giao lưu, trao đổi bày tỏ quan điểm bản thân
về vấn đề “sống thử”.
II. NGUYÊN NHÂN “SỐNG THỬ” CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” của các bạn sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng vì giới hạn của bài viết, nhóm
chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bản thân:
Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi
và đi theo não trạng sai lạc do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá
dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích kết hôn khi
sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi
đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không
còn e dè dư luận xã hội trước kia. Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử,
đặc biệt là các bạn sinh viên nữ . Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng
đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn
giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp và giáo luật mà còn tự hạ
thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù
biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố
tình bước vào.
Mặt khác do sự thiếu hiểu biết về bản chất cũng như hậu quả khôn lường mà
“sống thử” để lại khiến các bạn tò mò và muốn thử.
Nguyên nhân từ gia đình
Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã
thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho các bạn không muốn nghĩ
20

20


đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ
như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột,
muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con
cái được. Cha mẹ lăng nhăng mà cấm con cái bồ bịch mới là chuyện lạ!
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình,
không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì
làm sao chúng không hư hỏng? Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm

đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ
mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết
yêu. Ngoài ra,một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở các
bạn sinh viên là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các
bạn, nhất là lúc các bạn đang tuổi cặp kè yêu đương, các bạn muốn có người
đồng hành để chia sẻ.
Nguyên nhân từ nhà trường
Do công tác tuyên truyền, phổ biến về vấn đề tình yêu, hôn nhân và giới
tính trong nhà trường còn triển khai chậm. Hoạt động đoàn-đội chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng trong việc tìm hiểu cuộc sống của sinh viên trong trường. Các
lớp học rèn luyện kĩ năng sống, các chương trình giao lưu, diễn đàn cho sinh
viên chưa đáp ứng được nhu cầu của phần lớn sinh viên. Đoàn, đội, hội chưa có
sự quan tâm kĩ lưỡng tới tiếng nói của sinh viên cũng như chưa thực sự đồng
cảm với những trường hợp đặc biệt liên quan tới vấn đề “sống thử” này.
Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình
dục và “sống thử” trước hôn nhân đang ở mức báo động. Nhiều bạn sinh viên
thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Việc các
bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương
Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của
21

21


nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn sinh viên quan niệm về tình yêu “rất hiện đại”
hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn
sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có
khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo
thổi cơm chung”.

Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu
thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục
là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn sinh
viên vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp
cũng đang sống chung đấy thôi”. Nguyễn Thị H – sinh viên năm 2 khoa lý luận
Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Phòng mình có ba người ở, hai bạn
của mình có người yêu, mình cảm thấy rất buồn và quyết định kiếm đại một
người yêu để vơi đi nỗi buồn. Nhưng sau thời gian khi chiếm được thân xác
mình, anh ta đã cao chạy xa bay rồi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này
khiến các bạn sinh viên dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay,
không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Do đến với
nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử
và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do hội nhập văn hoá làm cho
giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người”.
Trên đây là bốn lý do cơ bản được các bạn sinh viên đồng ý nhiều nhất
trong quá trình thực hiện khảo sát. Ngoài ra còn một số lượng nhỏ ý kiến cho
rằng "sống thử trước khi sống thật để có thể sửa đổi bản thân tránh đổ vỡ về sau
khi lấy nhau về"
Như vậy chúng ta có thể thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
sinh viên lựa chọn việc sống thử trong khi còn đang theo học tại trường. Đây là
một hiện tượng cần phải có các giải pháp điểu chỉnh một cách hợp lý nhất trong
thời gian sớm.
III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP
22

22


Sống thử là một hiện tượng đang dần trở nên phổ biến trong thời gian gần
đây, đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện nay. Đây là kết quả của việc hội nhập, phát

triển, giao thoa văn hóa giữa Đông và Tây, nó xảy ra như một điều tất yếu của xã
hội. Sống thử không hoàn toàn xấu nhưng những hệ quả mà nó mang đến cho
thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên thì vô cùng xấu và có ảnh hưởng lâu dài về thể chất
cũng như tinh thần và nhất là cuộc sống hôn nhân sau này của các bạn trẻ.
Sống thử là một vấn đề không thể chấm dứt một cách hoàn toàn, do đó
chúng ta phải có nhứng biện pháp điều chỉnh, uốn nắn để hạn chế tối đa những
hậu quả đáng tiếc mà nó gây ra.
Về phía bản thân
Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về
hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua
những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết
bảo vệ cái quý giá nhất của mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi
phá thôi sao? Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời
khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, các bạn nên tham gia các đoàn hội,
tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm nói “không” với
việc “sống thử”.
Về phía gia đình
Các bậc phụ huynh phải nhận rằng: “ chính họ là những nhà giáo dục đầu
tiên và trên tất cả đối với con cái”. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi thật
khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải
nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và mọi người,
để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người. Vì
vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính xã hội mà bất cứ
xã hội nào cũng cần phải có.

23

23



Ðây không phải là khó khăn có thể đóng khung trong khuôn khổ gia đình,
nhưng thực sự nó đã trở nên thách đố quan trọng của xã hội. Ðể đối phó, cần có
sự vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình và nhà trường. Sự hợp
tác này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không
muốn nói là quá hời hợt. Thành thật mà nói, đa số các bậc phụ huynh, mặc dù có
kinh nghiệm, nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không được coi
như “tốt lành”. Vì vậy, chính một số phụ huynh cũng cần phải được đi “huấn
luyện” thêm, học hỏi thêm, trước khi họ có thể giúp đỡ con cái của họ.
Về phía nhà trường, xã hội
Nhà trường và xã hội nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo,
những diễn đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai
triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau một cách sôi động, tạo ra những điều hấp
dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc, giao lưu bạn bè, giải trí… cho sinh viên
trong trường.

24

24


KẾT LUẬN
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn
thu hút được sự quân tâm của xã hội. Mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ
những năm 90 nhưng đối với vấn đề này còn rất nhiều quan điểm, ý kiến trái
chiều. Có quan điểm đồng tình, ủng hộ với cách nhìn "thoáng" hơn, bên cạnh đó
là những quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn theo truyền thống
đạo đức, văn hóa phương Đông.
Bên cạnh những mặt tích cực về vật chất cũng như tinh thần mà sống thử
mang lại nhưng cũng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất lớn
đối với các cặp sinh viên đang sống thử. Không những thế lối sống được coi là

"mốt" này đang làm đảo lộn các giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình và xã hội
nhưng đây vẫn là một vấn đề còn tồn tại khó có thể chấm dứt trong sinh viên
nên cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức hơn nữa để hạn
chế đến mức tối đa những hậu quả mà sống thử mang lại.

25

25


×