Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.93 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC

3.1. Các định hướng nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng
cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc
Căn cứ vào nội dung thực hiện cổ phần hoá và những tồn tại đã nếu ra ở
trên, theo em, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá thì
Tcty cần tập trụng giải quyết những vấn đề sau:
3.1.1. Khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
của các công ty hậu cổ phần hoá, tăng lượng vốn điều lệ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Các công ty có thể thực hiện một số các biện pháp sau:
Công khai thông tin minh bạch, đầy đủ. Hầu hết các công ty đều kinh
doanh có lãi, do đó những thông tin này hết sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Ngành vận tải thuỷ hiện tại và tương lai vẫn luôn là một ngành đầu tư có lợi,
do đó, khi thông tin công khai, minh bạch và đầy đủ, những nhà đầu tư không
chỉ nhận thấy tiềm năng kinh doanh lợi nhuận cao của ngành này, mà còn
nhận thấy sự quản lý có hiệu quả, có sự công bằng của ban lãnh đạo công ty.
Đưa ra những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phần. Các
chính sách này có thể là quyền lợi về lợi tức trong những năm đầu, quyền lợi
để mua những cổ phần ưu đãi, quyền lợi về quản lý cho những nhà đầu tư
chiến lược… Điều này giúp cho các nhà quản lý cũ sẽ tích cực trau dồi, nâng
cao năng lực quản trị của mình, và họ cũng có thêm những nhà tư vấn quản lý
có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
1
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ban hành những chính sách ưu đãi đối với lao động của các công ty.
Thông thường họ là những người có được các cổ phần ưu đãi, do đó cần tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của


mình khi ở địa vị là người làm chủ công ty.
3.1.2. Giảm tỷ lệ vốn Nhà nước trong vốn điều lệ
Sở hữu nhà nước thấp hơn 51% không có nghĩa nhà nước mất quyền
kiểm soát doanh nghiệp, bởi nếu vẫn nắm vai trò cổ đông chi phối thì vẫn
kiểm soát được. Việc chiếm giữ đa số đó là cần thiết thì cần một lộ trình rõ
ràng hơn về cơ cấu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Cần
nhận thức được rằng, với việc nhà nước vẫn giữ tỷ lệ 51% hoặc hơn nữa ở
doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hoá, việc đưa công nghệ và kỹ năng quản lý
điều hành hiện đại, đặc biệt là quản trị rủi ro vào những doanh nghiệp này sẽ
có khả năng gặp nhiều khó khăn hơn trong khi quá trình hội nhập nền kinh tế
quốc tế đang diễn ra ngày một nhanh ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân.
Mặt khác, nhà đầu tư bao giờ cũng muốn nắm giữ nhiều hơn ở những
doanh nghiệp hoạt động tốt, và đó là nguyện vọng chính đáng. Như vậy tình
trạng tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao không thể kéo dài mãi được. Hơn nữa,
nguyện vọng chính đáng này của các nhà đầu tư cũng tạo tiền đề cho việc đẩy
mạnh xã hội hoá đầu tư và huy động mọi nguồn lực để phát triển thị trường
vốn của đất nước.
Giải pháp được đưa ra đó là xây dựng lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn Nhà
nước trong các CtyCP. Với các công cy chủ chốt, có vai trò quan trọng trong
Tcty như CtyCP Vận tải thuỷ 1, 2, 3, 4 thì nên xác định tỷ lệ đó khoảng 45% –
50% vốn điều lệ, và tỷ lệ này sẽ giảm dần qua các thời kỳ nhất định. Còn đối
2
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với các công ty còn lại, tỷ lệ này nên thấp hơn để tăng lượng vốn huy động từ
các cổ đông bên ngoài.
3.1.3. Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy cơ
quan Tcty
Đổi mới và sắp xếp lại cơ quan Tcty, đảm bảo chức năng nhiệm vụ vừa là
cơ quan quản lý cấp trên, vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh; từng bước chuyển

đổi tổ chức của cơ quan Tcty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ; nâng
cao năng lực tham mưu và hiệu quả điều hành của cơ quan.
Kiện toàn, ổn định tổ chức cơ quan Tcty theo hướng tinh giản, phân công
phân nhiệm rõ ràng, giảm đầu mối tạo điều kiện phát huy tối đã năng lực của
cán bộ.
Xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể, định biên của từng phòng ban; xây
dựng chức danh cho từng vị trí công tác; rà soát phân loại cán bộ nhân viên cơ
quan để bố trí công việc phù hợp.
Xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý điều hành từ Tcty đến các đơn vị thành viên; sử dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.
Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý về
các thủ tục hành chính, tổ chức hệ thống lưu chuyển hồ sơ, cập nhật và chuyển
tải thông tin trong bộ máy điều hành để bảo đảm xử lý chính xác, kịp thời các
tình huống trong sản xuất và chấp hành đúng các chỉ đạo của cấp trên.
Sắp xếp, đổi mới tổ chức và quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của
các đơn vị thành viên theo mục tiêu: “Năng suất, chất lượng hiệu quả”; nâng
cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị trên thị trường, đẩy mạnh việc phát
3
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
huy vai trò tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, phát
huy khả năng liên kết, tập hợp các đơn vị thành viên khi thực hiện những
nhiệm vụ lớn đòi hỏi sức mạnh của toàn Tcty.
Các đơn vị thành viên phải xây dựng cơ chế quản lý từ công ty đến các
đội xưởng, đặc biệt chú ý đến công tác quản lý tiến độ, chất lượng, quản lý
tiền lương, quản lý vật tư, thiết bị, phương pháp khoán, công tác thanh quyết
toán các hợp đồng, công tác bảo hộ lao động…
3.2. Những kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo thuận
lợi để Tổng công ty Đường sông miền Bắc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao

chất lượng cổ phần hoá
Nhà nước cần có một số giải pháp để đẩy mạnh cổ phần hóa, trong đó tập
trung vào việc quán triệt chủ trương cổ phần hóa DNNN, đề cao trách nhiệm
trong thực hiện cổ phần hóa DNNN, đề phòng và khắc phục những lệch lạc,
tiêu cực trong cổ phần hóa; tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, chính
sách thực hiện cổ phần hóa DNNN, xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa khép kín,
tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư chiến lược được tham gia với tỉ lệ sở hữu vốn lớn hơn; tiếp tục cải tiến quy
trình cổ phần hóa và gắn với quá trình cải cách hành chính; có biện pháp kiên
quyết đối với những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện
nghiêm chỉnh, có hành vi cản trở hoặc chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa;
đẩy mạnh, đa dạng hoá hình thức bán cổ phần; khẩn trương ban hành mới và
hoàn thiện các cơ chế quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển
4
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vốn nhà nước; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội trong
các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Chính phủ cần tiếp tục cổ phần hoá một cách thận trọng, chặt chẽ.
Về cơ chế chính sách nên tiến hành rà soát, sửa đổi một số văn bản liên quan
như Quyết định 155 quy định tiêu chí các lĩnh vực DNNN cần nắm giữ để thu
hẹp các lĩnh vực này, đồng thời thu hẹp những lĩnh vực nhà nước cần giữ cổ
phần chi phối; sửa đổi NĐ 187 để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong
cổ phần hoá, có lộ trình cổ phần hoá các Tcty cụ thể và rõ ràng.
Cần phải định ra một ba-rem nào đó về tỷ lệ phân chia giữa người lao
động và chủ sở hữu (Nhà nước) những tài sản được gọi là ''thành quả bảo vệ
thiết bị sản xuất''. Cụ thể, sau khi đánh giá giá trị các tài sản đã hoàn thành
khấu hao, chủ sở hữu chỉ nên hưởng một lượng tỷ lệ nhỏ tượng trưng. Phần
lớn còn lại nên được gộp vào Quỹ phúc lợi để quy ra những cổ phần ưu đãi

cho người lao động. Theo quan điểm của một số lãnh đạo các doanh nghiệp
vận tải thủy sẽ được cổ phần hoá trong năm tới, cách làm này sẽ vừa tạo công
bằng cho người có công, lại làm tăng thêm tính hấp dẫn của cổ phiếu sẽ phát
hành của công ty cổ phần.
Nhà nước phải tạo đủ khung pháp lý để đẩy mạnh sắp xếp những doanh
nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn và nâng cao tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết TW9
và Luật DNNN sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2004 như: sửa đổi bổ sung ngay
Nghị định 64/2002/NĐ- CP, Nghị định 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 02/NĐ-
CP, Nghị định 63/2001/ NĐ-CP, ban hành kịp thời những nghị định của Chính
phủ liên quan đến triển khai Luật DNNN sửa đổi. Đồng thời khẩn trương sửa
đổi và bổ sung tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, Tcty nhà nước...
5
5

×