Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG TẠI VCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.6 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG TẠI
VCB
I.Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ tín dụng
của VCB:
Trong những năm tới thị trường thẻ tín dụng sẽ là thị trường rộng
lớn, mở ngỏ cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Hiện nay, ngoài các ngân hàng đi trước như VCB, Sài gòn công thương,
INDO VINA Bank ... , đã và đang có nhiêu ngân hàng nhập cuộc với nhiều
mức độ khác nhau. Theo dự báo của 2 tổ chức thẻ quốc tế Master Card,
Visa International, trong 5 năm tới, Châu Á Thái Bình Dương sẽ là thị
ttrường lớn thứ 3 trên thế giới với tổng doanh số thanh toán là 1407,33 tỷ
USD . Cũng theo 2 tổ chức này, nếu giữ vững được tỷ lệ tăng trưởng bình
quân 200% thời kỳ 91 - 96, năm 2005 thị trường thẻ VN sẽ đạt tới con số
500 triệu USD về doanh số thanh toán. Sự cạnh tranh và tiềm năng phát
triển của thị trường thẻ tín dụng đang đặt ra những cơ hội và thách thức
mới cho VCB.
Định hướng phát triển thẻ tín dụng của VCB phải mang tính tập
trung, đồng bộ đều khắp ( vì đối tượng sử dụng thẻ là cá nhân ), vừa kết
hợp tận dụng mọi khả năng mọi tiềm lực của VCB. Dựa trên qui chế cho
nghiệp vụ thẻ của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Ngoại thương sẽ đưa
ra các điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích hơn đối với khách
hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn tín dụng. Đưa ra các chương trình
makerting quảng cáo, khuyến mại nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm của
ngân hàng. Xem xét nghiên cứu việc liên kết phát hành thẻ với các tổ chức
tín dụng khác, nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm thẻ tín dụng,
phục vụ các nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau của ngân hàng. Đầu tư trang
thiết bị công nghệ tại các CSCNT, mở rộng mạng lưới các CSCNT đến các
điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ mới. Tăng cường sự hợp tác với các ngân
hàng trong và ngoài nước để mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và
ngân hàng thanh toán. Bên cạnh đó vấn đề tổ chức nhân sự vẫn được hết
sức quan tâm . VCB sẽ có đầu tư thích đáng cho tổ chức nhân sự tại một số


chi nhánh lớn và các vùng kinh tế phát triển. Trong thời gian tới ngân
hàng Ngoại Thương sẽ có chương trình đào tạo tập huấn ở trong và ngoài
nước hàng năm cho cán bộ quản lý cũng như cán bộ nghiệp vụ thẻ.
II.Các giải pháp phát triển thị trường thẻ tín dụng tại
Vietcombank :
1.Cải tiến phương thức phát hành :
Số lượng thẻ phát hành mỗi năm của Vietcom Bank rất hạn chế do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do phương thức phát hành mà VCB
đang áp dụng chỉ dựa trên nguyên tắc thế chấp. Mức thế chấp mà VCB
đặt ra đối với chủ thẻ 125% hạn mức . Cách thức này đã phát huy hiệu
quả : Thời gian qua VCB không phải chịu bất cứ một rủi ro nào liên quan
đén chủ thẻ mất khả năng thanh toán hay không chịu trả nợ. Thế nhưng
thế chấp quá cao sẽ không thể phát hành thẻ một cách đại chúng.
Khách hàng sử dụng thẻ không phải chỉ thuần tuý để làm phương
tiện thanh toán mà còn để nâng cao khả năng tài chính ngắn hạn. Nếu họ
đã có tiền thế chấp thì sử dụng thẻ không có ý nghĩa đi vay nữa. Họ sẽ lựa
chọn các hình thức thanh toán khác với chi phí thấp hơn thẻ tín dụng. Bởi
vậy, tạm thời VCB có thể giảm bớt tỷ lệ thế chấp của khách hàng cho số dư
hạn mức.
Bên cạnh đó Vietcom bank cần xúc tiến phát triển hệ thống tài
khoản cá nhân, từ đó làm cơ sở cho việc phát hành thẻ tín dụng ( thông
qua theo dõi thu nhập ). Hiện nay Vietcom bank chỉ hướng tới khách hàng
có khả năng về tài chính và tiếp nhận theo từng cá nhân riêng rẽ chứ chưa
chú trọng tới từng nhóm khách hàng. Vietcom bank có nhiều lợi thế do
nhiều năm hoạt động kinh doanh mang lại đó là có quan hệ giao dịch tốt
với nhiều tổng công ty lớn . Ngoài ra có những công ty liên doanh và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quan hệ mật thiết với
Vietcom bank. Đó chính là cơ hội để VCB thực hiện trả lương qua ngân
hàng, để có thể đẩy mạnh công tác phát hành thẻ dựa trên theo dõi thu
nhập định kỳ của các cá nhân .

2.Nâng cao tiện ích của thẻ :
Thị trường thẻ Việt nam phụ thuộc chặt chẽ vào dòng khách nước
ngoài, sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành nhưng khi có sự
biến động, dòng khách nước ngoài giảm xuống kéo theo doanh số thanh
toán cũng giảm xuống. Để hạn chế tình trạng này, chỉ có một phương thức
là phát hành thẻ tín dụng nội địa, nâng cao tỷ lệ doanh số thanh toán
trong nước. Nhưng đối với phần đông người Việt nam hiện nay thẻ tín
dụng là một sản phẩm lạ lẫm, họ chưa hiểu và chưa biết khai thác các tiện
ích vốn có của thẻ tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ phí, lãi áp dụng cho các giao
dịch thẻ của Vietcombank là quá cao và vì thế họ cho rằng sử dụng thẻ là
không kinh tế. Bởi vậy trong thời gian đầu, Vietcombank nên xem xét để
giảm bớt mức phí, lãi áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng.
Một điểm nữa cần quan tâm trong việc nâng cao tiện ích của thẻ đó
là việc phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ. Số lượng các điểm
chấp nhận thẻ không ngừng tăng qua các năm những vẫn chỉ tập trung
vào các khách san, nhà hàng , siêu thị nơi có nhiều khách nước ngoài. Do
đó không khuyến khích được việc phát hành thẻ một cách rộng rãi. Vì vậy
Vietcombank cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới Merchant tới
các đơn vị có số lượng người đến mua hàng hoá dịch vụ lớn không phải là
khách hàng nước ngoài .
3.Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ :
Các cơ sở chấp nhận thẻ là “ cầu nối “ giữa khách hàng sử dụng thẻ
với ngân hàng .Vấn đề về cơ sở chấp nhận thẻ là vấn đề mang tính sống
còn đối với cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Việc phát
triển mạng lưới chấp nhận thẻ Vietcom bank cần đẩy mạnh trên cơ sở
tăng cường quan hệ với các điểm tiếp nhận cũ và phát triển các điểm tiếp
nhận mới. Hiện nay các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietcom bank phân bố
không đồng đều, chỉ tập trung ở nhiều nơi có khách nước ngoài, bởi vậy
cũng cần lưu ý phát triển và các điểm tiếp nhận thẻ có tìêm năng trong
tương lai .

Vietcombank cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị máy móc ở các
điểm tiếp nhận thẻ. Tình trạng hoạt động của các máy thường xẩy ra các
lỗi kỹ thuật khiến giao dịch thẻ không thực hiện được.Theo số liệu thống
kê của ngân hàng Ngoại Thương năm 1997, mạng lưới chấp nhận thẻ có
khoảng 135.000 đơn vị, trong đó chỉ có hơn 200 cơ sở được trang bị hệ
thông kiểm tra thẻ và nối mạng tự động với tổ chức thẻ quốc tế 24/24 h.
Con số này còn quá khiêm tốn .Đây cũng là một trong các nguyên nhân các
cơ sở chấp nhận thẻ của VCB bị các ngân hàng khác lôi kéo làm đại lý cho
họ . Thời gian tới VCB cần đầu tư hợp lý cho các phương tịên máy móc để
tăng uy tín với khách hàng .
Một vấn đề nữa gây khó khăn cho việc phát triển các cơ sở chấp
nhận thẻ là tỷ lệ chiết khấu áp dụng tới các tiếp điểm nhận thẻ là quá cao :
3% trên doanh số thanh toán . Như vậy các tiếp điểm nhận thẻ sẽ bị mất
3% lợi nhuận khi bán hàng bằng thẻ . Trong khi thẻ tín dụng chưa phổ
biến, các tiếp điểm nhận thẻ vẫn có thể bán được hàng mà không cần chấp
nhận thẻ. Bởi vậy VCB và các ngân hàng phát hành thanh toán thẻ nên
giảm lệ tỷ chiết khấu để khuyến khích sự tham gia các cơ sở kinh tế vào
mạng lưới tiếp nhận thẻ. Hơn nữa VCB nên áp dụng khuyến khích dưới
hình thức trích lại số phần trăm hoa hồng trong tổng số doanh số thanh
toán thẻ của đơn vị này khi đat hoặc vượt mức nào đó chẳng hạn như
5000 USD / tháng
4.Tăng cường các biện pháp makerting :
Thẻ tín dụng là một sản phẩm mới của ngân hàng, còn lạ lẫm với
nhiều người . Bởi vậy giới thiệu nó ra công chúng là điều hết sức cần thiết.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay rất hiếm khi thấy giới
thiệu về hoạt động hay dịch vụ của ngân hàng nào. Vietcom bank và các
ngân hàng phát hành, kinh doanh thẻ đã xem nhẹ vai trò của thông tin
truyên tuyền... đối với các tầng lớp dân cư, trong khi họ là những khách
hàng tiềm năng trong tương lại.. Bằng cách khác ít chi phí hơn, Vietcom
bank có thể thiết lập một “đường dây nóng “ chuyên giải đáp miễn phí

những thông tin về thẻ. Trong thời đại thông tin hiện nay, đây tỏ ra là một
cách thức có hiêu quả giữa khách hàng với ngân hàng để có thể cập nhật
thông tin về thẻ.
Đồng thời Vietcom bank cần duy trì mối quan hệ tốt với các khách
hàng truyền thống, thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi
dưới hình thức giảm phí thanh toán, miễn lãi nếu khách hàng thanh toán
trước hạn, tặng quà kỷ niệm ..
5.Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ:
Sau một thời gian kinh doanh, Vietcombank đã có một đội ngũ cán
bộ kinh doanh thẻ khá năng động. Bên cạnh những cán bộ có kinh nghiệm,
hiểu biết rộng thực hiện công việc kinh doanh thẻ ngay từ lúc mới hình
thành nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ trẻ cũng hết sức năng động, họ đã đảm
trách tốt công tác của mình. Tuy nhiên, xét khối lượng công việc thì nhân
sự còn mỏng so với yêu cầu. Trong xu thế cạnh tranh, hoạt động kinh
doanh thẻ ngày càng khó khăn đội ngũ cán bộ luôn có nhu cầu được đào
tạo một cách cơ bản, có hệ thống, việc xây dựng đội ngũ nhân viên, tiến
hành trau dồi chuyên môn kỹ thuật về nghiệp vụ thẻ phải được coi trọng
hàng đầu và là vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển thẻ. Trước mắt
có thể áp dụng một số biện pháp :

×