THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ KINH
DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.
I - Vài nét về Vietcombank và thị trường thẻ tín dụng Việt
Nam
1.Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của VCB :
Kể từ ngày thành lập 1/4/1963 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
luôn được biết đến là ngân hàng thương mại uy tín và hoạt đông hiệu quả
nhất. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động tài trợ đầu tư và trung gian thanh toán cho các giao dịch của
nền kinh tế . Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc : phát triển các chi
nhánh tại tất cả các thành phố chính, hải cảng quan trọng và trung tâm
thương mại phát triển, duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại
85 nước trên thế giới, trang bị hệ thống máy tính hiện đại nối mạng
SWIET quốc tế. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, được đào tạo lành nghề . Đó là
chìa khoá và động lực chính cho sự phát triển vững chắc, cung cấp dịch
vụ chất lượng cao, giữ chữ tín với đông đảo bạn hàng trong và ngoài
nước.
Hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt nam có 23 chi nhánh ở hầu
hết các thành phố và trung tâm buôn bán của cả nước, đảm bảo sự nhịp
nhàng trong thanh toán thương mại và giao dịch xuất nhập khẩu. Ngoài
ra ngân hàng còn có ba văn phòng đại diện ở liên bang Nga, Cộng hoà
Pháp và Singapore, liên doanh với 3 đơn vị nước ngoài Hàn quốc, Nhật
Bản và Singapore.
Những thành quả của ngân hàng Ngoại thương đã được ghi nhận
qua việc tạp chí Asian Money - Tạp chí tiền tệ uy tín nhất ở Đông nam Á -
bình chọn là ngân hàng hạng nhất của Việt Nam năm 95 và được nhà
nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp hạng đăc biệt.
Trong một vài năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, VCB
đang đứng trước những khó khăn lớn. Đó là môi trường kinh tế vĩ mô nổi
lên những vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống
ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng như tốc độ tăng trưởng
kinh tế chững lại, tình hình thiểu phát xuất hiện..., thêm vào đó là cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, ảnh hưởng của nó là tác
động trực tiếp đến hoạt động ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương.
Trong bối cảnh như vậy, ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực vượt
qua khó khăn để đứng vững và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
* Nguồn vốn:
Trong năm 1999, tổng nguồn vốn của NHNT tăng trưởng liên tục và
đạt 46272 tỷ VNĐ tại thời điểm 31/12/99, tăng 31,7 % so với cuối năm
trước. Nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tổng nguồn vốn tăng 24,7%, vượt chỉ
tiêu kế hoạch ( 15% đề ra từ đâù năm).
BẢNG 1: SỐ LIỆU TỔNG NGUỒN VỐN NĂM 98, 99 CỦA NHNT
Đơn vị : tỷ VNĐ, triệu USD
Tỷ giá: USD/VND =14016 (12/99 ); 12985 (12/98 )
Chỉ tiêu 31.12.98 31.12.99 Tăng
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Giảm
1.VNĐ 11 456 32.6 13 154 28.4 14.8
2.Ngoại tệ 1 824 2 363 29.5
Ng.tệ quy VNĐ 23 687 67.4 33 118 71.6
TÔNG(QUY VNĐ)
35 143 100 46 272 100 31.7
( Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT )
- Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2 363 triệu USD (tương đương 33 118 tỷ
VNĐ), chiếm 71,6% tổng nguồn vốn, tăng 29,5% so với cuối năm trước;
- Nguồn vốn VNĐ đạt 13 154 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng nguồn vốn,
tăng 14,8%.
So với 31/12/98 cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ và VNĐ trong tổng
nguồn vốn thay đổi như sau : tỷ trọng vốn ngoại tệ tăng từ 67,4% lên đến
71,6% ; ngược lại tỷ trọng vốn VNĐ giảm từ 32,6% xuồng còn 28,4%.
Theo số liệu về nguồn vốn có thể thấy nguồn vốn bằng ngoại tệ
chiếm tỷ trọng lớn ( (71,6%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Ngoại
thương. Điều đó chứng tỏ chính sách huy động vốn ngoại tệ của VCB rất
hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Vietcombank không còn thế
độc quyền trong kinh doanh ngoại tệ, ngoài các ngân hàng trong nước còn
có cả các ngân hàng nước ngoài vốn rất giàu kinh nghiệm và có ưu thế
vượt trội về kỹ thuật nghiệp vụ và công cụ thanh toán.
Công tác huy động vốn trong dân cư cũng được ngân hàng chú
trọng vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên việc tăng tỷ trọng nguồn vốn
này trong tổng nguồn vốn sẽ làm giảm tương đối chi phí vốn huy động.
Năm 99 nguồn huy động tiết kiệm từ dân cư đạt 13 595 tăng 34,2% so
với năm ngoái.
* Hoạt động tín dụng:
Công tác tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt
động của VCB. Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động tín dụng và đầu tư của
VCB được thực hiện theo kế hoạch nhà nước. Khách hàng vay vốn chủ yếu
là các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc thực
hiện theo yêu cầu của chính phủ. Hoạt động cho vay của ngâh hàng lúc đó
còn mang nặng tính bao cấp.
Bước sang thời kỳ đổi mới, VCB từng bước đổi mới hoạt động tín
dụng của mình . Các hình thức sử dụng vốn được đa dạng hoá nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Ngoài các hình thức cho vay
thông thường, Vietcombank còn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính
(leasing), mua trái phiếu Kho bạc, góp cổ phần liên doanh.... Vốn tín dụng
đã được VCB đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau: từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Vốn tín dụng của VCB chủ yếu đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các
tổng công ty lớn của nhà nước, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu, các dự án và các vùng được nhà nước ưu tiên, khuyến khích
phát triển như: dầu khí, đường dây tải điện 500KV, hiện đại hoá ngành
bưu chính viễn thông, xuất khẩu lương thực, lâm hải sản....
Cụ thể trong năm 99 : đến cuối tháng 12 tổng dư nợ cho vay trực
tiếp đạt 11 498 tỷ, tăng 0,8% so với cuối năm ngoái. Doanh số cho vay và
thu nợ đều tăng so với năm 98. Doanh số cho vay năm 99 đạt 28 395 tỷ
quy VNĐ, tăng 9,8% . Doanh số thu nợ đạt 27831 tỷ quy VNĐ, tăng 7,0%.
Đặc biệt cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng cao cả về doanh số cho vay
lẫn thu nợ. Doanh số cho vay trung dài hạn đạt 1385 tỷ VNĐ, tăng 30%.
Doanh số thu nợ trung dài hạn là 180 tỷ, tăng 123%.
* Hoạt động bảo lãnh:
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng Ngoại thương đã chủ trương
phát triển nghiệp vụ này. Hàng năm doanh số bảo lãnh nhập khẩu luôn ổn
định ở mức vài tỷ USD.Đặc biệt, trong những năm 90, khi nền kinh tế còn
hết sức khó khăn, Vietcom bank đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập
tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu thông qua hình thức L/C trả
chậm với khối lượng rất lớn, tạo điều kiện cho công cuộc ổn định và phát
triển kinh tế đất nước.
Trong năm 99, dư nợ bảo lãnh nước ngoài chỉ còn 75,95 triệu USD,
giảm 20,42 triệu tức là giảm 21% so với năm 98. Dư nợ bảo lãnh trong
nước đạt 7 triệu USD và 110 tỷ đồng.
BẢNG 2: SỐ LIỆU CÔNG TÁC BẢO LÃNH CỦA NHNT
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu Dư nợ Bảo lãnh Quá hạn
31/12/9
8
31/12/9
9
+/- % 31/12/9
8
31/12/9
9
+/- %
Tổng số 96.37 75.95 -21 41.60 28.90 -31
-L/Ctrả chậm 68.15 49.60 -27 37.24 23.95 -36
-Thư bảo lãnh 28.22 26.35 -7 4.36 4.95 + 14
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác 98, 99 của NHNT)
* Hoạt động thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ truyền thống và
cũng là điểm mạnh của VCB. Thông qua các quan hệ đối ngoại và thanh
toán quốc tế, Vietcombank đã phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra
trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cuả đất nước.
Trong những năm gần đây, mặc dù có ngày càng nhiều ngân hàng
trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia thanh toán
quốc tế nhưng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank hàng
năm vẫn tăng ổn định. Cụ thể đến cuối năm 99 tổng kim ngạch thanh toán
xuất nhập khẩu qua ngân hàng Ngoại thương đạt 6 577 triệu USD, chiếm
28% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, tăng 580 triệu USD so với
năm 1998.Trong đó: doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 3 242 triệu USD
tăng 28%, chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.; doanh số thanh
toán nhập khẩu đạt 1335 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch nhập
khẩu của cả nước.
* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mang tính đặc trưng của một
ngân hàng chuyên đối ngoại như VCB. Với một mạng lưới kinh doanh
ngoại tệ được tổ chức tốt và một đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ,
VCB luôn thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực này.
BẢNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHNT (31/12/99)
Đơn vị : triệu USD
CHỈ TIÊU 1998 1999 +/- %
1.Kinh doanh ngoại tệ trong nước
a- Doanh số mua vào
+NHNN&TCTD
+Doanh nghiệp & cá nhân
b- Doanh số bán ra
+NHNN & TCTD
+Doanh nghiệp & cá nhân
2 244
257
1 987
2 301
79
2 222
2 995
159
2 836
3 026
787
2 239
+34
-38
-43
+32
+896
+1
2.Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài
a-Doanh số mua vào
b-Doanh số bán ra
1 836
1 830
2 659
2 650
+45
+45
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT )
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước: doanh số mua vào và
bán ra tương ứng đạt 2 295 triệu USD và 3 026 triệu USD , tăng 34% và
32% so với năm 98. Doanh số mua ngoại tệ từ các khu vực doanh nghiệp
và cá nhân lại có xu hướng tăng mạnh hơn với tốc độ tăng 43%, từ 1987
triệu USD năm 1998 lên 2 836 triệu USD. Kết quả này có được là do giá trị
xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 99, lượng ngoại tệ bán trên thị trường
liên ngân hàng lớn gấp 10 lần so với năm 98, đạt 787 triệu USD.
+Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nước ngoài: doanh số mua vào và
bán ra đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức 45%.
Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển 10 năm của ngân hàng
Ngoại thương theo phương châm “ An toàn – Hiệu quả - Phát triển “, căn
cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước. Năm 2000 ngân
hàng Ngoại Thương đã đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh chính của năm
2000 :
1.Tăng trưởng nguồn vốn : 20%
2.Tăng trưởng dư nợ tín dụng : 15%
3.Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ : dưới 4%
4.Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu: giữ mức 28%
2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng
ở Việt Nam:
Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được
lưu hành trên thế giới và rất phổ biến ở những nước phát triển ngay từ
những năm 70. Thị trường thẻ Việt Nam chỉ biết đến thẻ tín dụng khi năm
90, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế với vai trò ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân
hàng và tổ chức tài chính nước ngoài.
Giai đoạn đầu, Vietcombank với các ưu thế về uy tín quốc tế và kinh
nghiệm hoạt động trong thanh toán thương maị xuất nhập khâủ là ngân
hàng Việt Nam duy nhất cung cấp dịch vụ về thẻ. Những lợi ích thiết thực
và lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động kinh doanh thẻ đã thu hút các ngân
hàng khác tham gia. Do vậy việc chia sẻ thị trường là không thể tránh
khỏi. Các ngân hàng đều chọn hướng đi giống nhau đó là: thí điểm làm đại
lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài, sau đó mới trực tiếp phát
hành thẻ. Hình thức này đã đem lại một mức hoa hồng chắc chắn, kinh
doanh và sự thận trọng kinh doanh cần thiết.
Năm 1993, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ngân
hàng đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh, là một trong những công
nghệ hiện đại nhất thế giới, vào thị truờng Việt Nam.
Tháng 4 năm 1995, cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 3
ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam: ngân hàng Á Châu, First
Vinabank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Mastercard.
Đến tháng 8 năm 1996, ngân hàng Ngoại thương VN chính thức
đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Tiếp theo sau đó là ngân
hàng Á Châu, ngân hàng Công thương VN và ngân hàng Sài Gòn công
thương lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng
quốc tế VISA. Vào cuối năm1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 – thẻ Visa
đã được phát hành tại Việt Nam.
Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng
tham gia, ngoài các ngân hàng thương mại Việt Nam, còn có khoảng 25
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như UOB,
Hongkongbank...Đây đều là những ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt
động thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng, bởi vậy tạo ra
nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh.
Vào tháng 8 năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt
Nam được thành lập và đi vào hoạt động với 4 thành viên là Vietcombank,
ACB, EXIMBANKvà FIRST VINABANK nhằm tạo thống nhất trong hoạt
động kinh doanh thẻ trên lãnh thổ Việt Nam, duy trì môi trường cạnh
tranh lành mạnh.
3.Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam :
Thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam là thị ttrường phụ thuộc chặt
chẽ vào lượng thương nhân và khách du lịch vào Việt Nam . Từ năm 91
đến năm 96, tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình khoảng 200% /