Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.46 KB, 35 trang )

Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt
Nam
2.1. Tổng quan về công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam:
a. Hoàn cảnh ra đời của Công ty: Xuất phát ở nhu cầu thị trường vốn trung
và dài hạn ở Việt Nam, đồng thời nhằm đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng
sau khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định 49/QĐ/NH5
về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam đã thành lập Công ty tín dụng thuê mua. Công ty hoạt động dưới hình
thức hạch toán phụ thuộc không được ra vốn độc lập và không có tư cách pháp
nhân. Thực chất trong thời gian này, hoạt động của Công ty chỉ mang tính chất
thử nghiệm, đối tượng cho thuê thì dừng lại một số ít thiết bị văn phòng, máy
xây dựng.
Đến tháng 10 - 1997, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định
64/CP qui định các Ngân hàng muốn thực hiện hoạt động cho thuê tài chính
phải thành lập công ty độc lập, công ty tín dụng thuê mua - tiền thân của công
ty cho thuê tài chính hiện nay phải dừng hoạt động trong một thời gian để
chuẩn bị mọi điều kiện và cơ sở vật chất để thành lập công ty cho thuê tài
chính. Như vậy, hoạt động của công ty tín dụng thu mua chỉ kéo dài được hơn
một năm với tổng giá trị hợp đồng cho thuê ước đạt 10 tỷ đồng.
Và công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ra đời theo Quyết định số 305/2000/QĐ-NH5 ngày 4/9/2000, giấy phép hoạt
động số 08/CP-CTTCTC ngày 27/12/2000. Tại điều 2, Quyết định này ghi rõ:
“Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một
pháp nhân, một doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam cấp vốn điều lệ, có quyền tự chủ kinh doanh, quyền tự chủ tài chính, chịu
sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam theo quy định tại điều lệ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.


- Tên gọi đầy đủ của Công ty bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Financial Leasing Company of Bank for
Investment and Development of Vietnam.
- Gọi tắt: BIDV Leasing Co.
- Địa chỉ trụ sở chính: 194 Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Vốn điều lệ: 55 tỷ VNĐ.
- Địa bàn hoạt động trên phạm vi cả nước.
b. Nội dung hoạt động chủ yếu:
- Thời gian hoạt động: 70 năm kể từ ngày được Thống đốc Ngân hàng nhà
nước cấp giấy phép hoạt động.
- Huy động vốn :
 Công ty được huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn từ mọi nguồn vốn
trong và ngoài nước dưới các hình thức sau:
+ Vay vốn của các tài chính tín dụng trong và ngoài nước.
+ Phát hành trái phiếu công ty và các giấy tờ khác khi được Ngân hàng Nhà
nước cho phép.
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
 Kế hoạch huy động vốn hàng năm của Công ty phải được Hội đồng quản trị
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quyết định.
 Công ty không được nhận tiền gửi, vàng bạc đá quý, chứng từ có giá dưới
mọi hình thức.
- Những quy định về sử dụng vốn:
+ Không được sử dụng quá 25% vốn điều lệ để mua sắm tài sản cố định cho
công ty.
+ Nguồn vốn đi vay không được quá 20 lần vốn tự có.
+ Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được vượt quá
30% vốn tự có, trường hợp vượt mức quy định này phải được Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận bằng văn bản.
-Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau:

 Cho thuê tài chính:
+ Cho thuê tài chính dưới hình thức được Pháp luật cho phép đối với các tài
sản là máy móc, thiết bị và các động sản khác cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Liên kết với các công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tài chính, Ngân hàng
hoặc các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước để đồng cho thuê theo quy
định của pháp luật.
 Các hoạt động khác:
+ Hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam về việc quản lý nguồn vốn góp của các doanh nghiệp thành viên hạch
toán độc lập thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Việc hùn vốn,
liên doanh hoặc mua cổ phiếu nói trên phải tuân thủ theo các quy định của
Pháp luật.
+ Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến
nghiệp vụ cho thuê tài chính.
+ Mua, nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê theo yêu cầu tài sản của bên thuê, tái
xuất tài sản thuê trong trường hợp thu hồi tài sản thuê khi hợp đồng thuê
chấm dứt trước hạn. Việc nhập hoặc tái xuất tài sản thuê trực tiếp nói trên
được thực hiện khi cơ quan chức năng của Chính phủ cho phép.
+ Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển
thành tài sản do Công ty quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh theo các quy định
của Pháp luật.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam uỷ quyền và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
c. Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Công ty cho thuê tài chính mới chính thức ổn định tổ chức bước vào hoạt
động kinh doanh từ tháng 12/2000. Khi khai trương hoạt động, công ty chỉ có
11 cán bộ công nhân viên, hầu hết được điều chuyển từ các phòng ban của

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Cho đến nay, công ty đã có 17 cán
bộ công nhân viên được tổ chức theo bộ máy:
- Ban giám đốc : 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.
- Phòng kinh doanh: 07 người ( 01 trưởng phòng, 06 chuyên viên ).
- Phòng kế toán: 03 người ( 01 phụ trách phòng, 02 nhân viên).
- Phòng tổng hợp: 04 người .
- Tổ kiểm soát nội bộ: 01 người.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng như sau:
- Phòng tổng hợp gồm các bộ phận sau:
+ Tổ thẩm định dự án: Tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc thẩm định dự án.
+ Tổ pháp chế chế độ thực hiện các công việc có liên quan đến pháp chế chế độ
+Bộ phận hành chính tổ chức: thực hiện công tác văn phòng và công tác cán
bộ.
+ Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại đơn vị.
- Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán, nguồn vốn tư vấn cho Ban giám
đốc những vấn đề có liên quan đến công tác tài chính .
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh : nhằm mở rộng địa bàn hoạt động và
mạng lưới khách hàng, nâng cao vị thế của Công ty và tăng sức cạnh tranh
trên thị trường.Công ty đã trình và được Ngân hàng nhà nước cho phép Công
ty được mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và ngày 14/04/2003 chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động với
tổ chức như sau:
+ Phòng kinh doanh: 05 người.
+ Phòng kế toán - hành chính: 04 người.
2.1.2. Môi trường hoạt động của Công ty:
a. Môi trường, chính trị, pháp lý:
Môi trường chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động
kinh tế tại quốc gia đó. Môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích các doanh
nghiệp trong nền kinh tế đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh của mình
cũng như khuyến khích đầu tư từ nước ngoài .Trong thời gian qua tình hình

chính trị trong nước luôn ổn định đồng thời với những chính sách thông
thoáng hơn của Nhà nước như sửa đổi bổ sung luật khuyến khích đầu tư Nước
ngoài, luật doanh nghiệp thực sự đi vào cuộc sống v.v... đã khuyến khích hoạt
động sản xuất kinh doanh cả nước. Điều này cũng giúp cho hoạt động kinh
doanh của công ty thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động
Công ty cho thuê tài chính đã tạo ra một hành lang pháp lý ban đầu nhưng
theo tôi vẫn không đồng bộ. Hiện nay chỉ có nghị định số 64/CP ngày
9/10/1997 của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt đông
của Công ty cho thuê tài chính nhưng đến nay đã gần sáu năm mà chưa được
bổ xung, chỉnh sửa kịp thời. Do vậy, điều này cũng gây lúng túng cho các Công
ty cho thuê tài chính.
b.Môi trường kinh tế:
Trong phần cuối chương I, ta đã biết rằng nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp hiện nay là rất lớn. Điều đó thể hiện một môi trường kinh tế thận lợi
cho hoạt động của công ty. Trong môi trường còn mới mẻ này, cũng đã có sự
góp mặt của chín công ty cho thuê tài chính. Ta hãy cùng tìm hiểu quá trình
thành lập và thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước trong năm năm qua đã cấp giấy phép hoạt động cho
các Công ty cho thuê tài chính theo 2 đợt sau:
Đợt 1: Trong đợt đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã xét cấp giấy phép hoạt
động cho ba Công ty cho thuê tài chính đó là:
1.Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC): giấy phép hoạt động số
01/Gp – CTCTTC ngày 28/10/1998, đây là Công ty liên doanh giữa Ngân hàng
Công thương Việt Nam với 4 đối tác nước ngoài: Công ty tài chính Quốc tế,
Ngân hàng Ngoại thương Pháp, Công ty cho thuê Công nghiệp Hàn quốc và
Ngân hàng tín dụng của Nhật với vốn điều lệ là 5 triệu USD.
2.Công ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam (KVLC): giấy phép hoạt động số
02/GP – CTCTTC ngày 20/11/1998, Công ty 100% vốn nước ngoài với vốn
điều lệ là 10 triệu USD do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn quốc thành lập.

3.Công ty cho thuê tài chính Việt Nam (VINALEASE): giấy phép hoạt động số
03/GP – CTCTTC ngày 26/7/1999, là Công ty liên doanh giữa Công ty cho thuê
tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng tín dụng dài hạn
Nhật bản và Công ty cho thuê Nhật bản.
Đợt 2: trong đợt cấp phép này đã có 5 Công ty cho thuê tài chính và 4 Ngân
hàng thương mại Quốc doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập
và hoạt động đó là các Công ty:
4.Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam.
5.Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
6.Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam (hoạt động từ Huế trở ra).
7.Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam (hoạt động từ Đà Nẵng trở vào).
8.Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
* Gần đây nhất: vào tháng 12/2001 Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép
thành lập thêm một Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là Công
ty cho thuê tài chính ANZ - VTRAC do Ngân hàng ANZ và Công ty máy móc
thiết bị VTRAC của Mỹ thành lập.
Thông qua việc xem xét tình hình hoạt động của các Công ty này trong
thời gian qua ta có thể nhìn nhận một cách khái quát về hoạt động này ở
nước ta cũng như có thể đánh giá được môi trường kinh doanh của Công ty.
a. Về vốn tự có:
Vốn tự có của 9 công ty cho thuê tài chính tính đến 31/12/2001 là 623,4
tỷ, chiếm 77% so với các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng và 3,5% so với các
Ngân hàng Thương mại.
b. Về huy động vốn:
Cho đến nay, hầu hết các Công ty mới hoạt động bằng nguồn vốn điều
lệ, tỉ lệ vốn vay còn thấp.
Tổng vốn huy động của khối cho thuê tài chính đến 31/12/2001 là gần
137 tỷ đồng, chiếm 33% so với tổng số vốn huy động của các tổ chức tín dụng

phi Ngân hàng và 0,11% so với tổng số vốn huy động của khối Ngân hàng
Thương mại.
c. Sử dụng vốn:
 Về dư nợ và cơ cấu dư nợ cho thuê tài chính: tính đến ngày 1/12/2001
được thể hiện hhư sau:
- Tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt gần 481 tỷ đồng trong đó dư nợ của các
Công ty cho thuê tài chính 100% vốn Việt Nam là 196,8 tỷ đồng, chiếm 41% so
với tổng dư nợ của các công ty cho thuê tài chính và tăng 198% so với
31/12/2000. Như vậy, ta có thể thấy dư nợ của các Công ty cho thuê tài chính
trong nước tăng khá nhanh và đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số
dư nợ của các công ty cho thuê tài chính.
- Dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư
nước ngoài là khoảng 284,2 tỷ đồng, chiếm 59% so với tổng dư nợ và giảm
46% so với 31/12/2000. Nguyên nhân chủ yếu là có 2 công ty cho thuê tài
chính có vốn đầu tư nước ngoài phải hạn chế hoạt động do những khó khăn
của Ngân hàng mẹ ở chính quốc.
- Nợ quá hạn chiếm gần 1% trên tổng số dư nợ cho thuê tài chính, thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn cho phép.
 Về doanh số và cơ cấu doanh số cho thuê tài chính trong thời gian
qua:
Tính đến 31/12/2001 tổng doanh số cho thuê tài chính của các Công ty là 665
tỷ đồng. Riêng doanh số cho thuê tài chính năm 2001 là 341 tỷ đồng, tăng 5%
so với năm 2000.
- Doanh số cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 31%
tổng doanh số cho thuê tài chính, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chiếm 54% và đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoaì chiếm 15% trong
tổng doanh số cho thuê tài chính.
- Trong đó, doanh số cho thuê tài chính của các Công ty cho thuê tài
chính 100% vốn Việt Nam là 300 tỷ đồng, chiếm 45% trong tổng số doanh số
cho thuê tài chính và doanh số cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài

chính có vốn đầu tư nước ngoài là 364,8 tỷ đồng, chiếm 55% trong tổng
doanh số cho thuê tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Nói chung, trong năm 2001 hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều
có lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, nếu tính cả trên thuế vốn (thuế tính trên
số vốn sở hữu của nhà nước) thì một số công ty cho thuê tài chính của các
Ngân hàng thương mại Quốc doanh còn lỗ.
Năm 2001 lãi trước thuế của các công ty cho thuê tài chính đạt 27 tỷ
đồng, cao hơn năm 2000 là 37 tỷ đồng, trong đó lãi của các công ty cho thuê
tài chính trực thuộc các Ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm phần lớn.
Năm 2001 cũng là năm đánh dấu đầu tiên kinh doanh có lãi của toàn bộ hệ
thống cho thuê tài chính sau hơn hai năm hoạt động.
Nguyên nhân của tình trạng này là do trong những năm đầu hoạt động
của các công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài bị lỗ do tỷ lệ chi phí vận
hành còn cao, các chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn trong khi chưa mở rộng hoạt
động kinh doanh. Còn các công ty cho thuê tài chính của các Ngân hàng
thương mại quốc doanh ngay từ trong những năm đầu hoạt động đã có lợi
nhuận trước thuế do các công ty này được hưởng những ưu đãi từ các Ngân
hàng mẹ như cơ sở vật chất, những khách hàng truyền thống của Ngân hàng
mẹ v.v..Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của các công ty này cũng không cao và
có công ty còn bị lỗ do phải nộp thuế sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, qua xem xét môi trường hoạt động của các Công ty cho thuê
tài chính ở nước ta trong thời gian qua có thể thấy:
Trong hai năm 2000, 2001 đất nước ta liên tục chịu ảnh hưởng của
thiên tai khắc nghiệt, mặt khác chịu tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ
châu Á. Lãi suất các Ngân hàng thương mại cũng hạ liên tục, điều kiện cho
vay nới rộng dẫn đến áp lực cạnh tranh đối với các Công ty cho thuê tài chính.
Với lợi thế so sánh kém hơn các Ngân hàng thương mại do lãi suất đầu vào
cao hơn, các doanh nghiệp chưa quên với hình thức đầu tư này và do khách
hàng mới, địa bàn rộng khắp trên toàn quốc nên các công ty cho thuê tài

chính gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm định, tìm kiếm khách hàng và
nhất là không có điều kiện ưu đãi về lãi suất. Đồng thời hệ thống các công cụ
pháp lý cho hoạt đông cho thuê tài chính còn chưa hoàn thiện khiến cho hoạt
động này chưa đạt được những kết quả tương xứng với tiềm năng phát triển
của nó ở nước ta.Tuy vậy nhìn vào doanh số cho thuê tài chính tăng liên tục
qua các năm với chất lượng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính công
ty quá thấp biểu hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với hệ thống tổ chức tín
dụng của các công ty cho thuê tài chính ta có thể khẳng định rằng hoạt động
cho thuê tài chính đang được thị trường trong nước chấp nhận.
2.2. Thực trạng hoạt động Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam:
2.2.1.Qui trình cho thuê tài chính tại Công ty:
Phòng kinh doanh xây dựng chính sách tiếp thị và phương pháp tiếp
cận với khách hàng thông qua việc thu thập thông tin về khách hàng, phân
loại khách hàng theo loại hình doanh nghiệp, cử cán bộ tiếp xúc với khách
hàng và giới thiệu về nghiệp vụ cho thuê tài chính với nhưng thuận lợi của nó.
 Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ thuê tài
chính.
Khi khách hàng có đề nghị cho thuê tài chính, phòng kinh doanh có trách
nhiệm trực tiếp hướng dẫn khách hàng, giải thích rõ ràng, đầy đủ điều kiện,
tín dụng, thủ tục, hồ sơ xin thuê tài chính. Nội dung hướng dẫn bao gồm:
- Về điều kiện, thủ tục cho thuê tài chính.
- Về lập hồ sơ cho thuê tài chính.
- Trong quá trình hướng dẫn khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu
những vấn đề cụ thể như lãi suất, thời hạn thuê, cán bộ phòng kinh doanh xin
ý kiến chỉ đạo cấp trên của Ban lãnh đạo trước khi trả lời chính thức khách
hàng.
Chú ý: Hồ sơ thuê tài chính phải do chính khách hàng lập, cán bộ phòng kinh
doanh không được làm thay.
 Thẩm định hồ sơ khách hàng:

Khi nhận được hồ sơ xin thuê tài chính của khách hàng gửi cho công ty,
cán bộ phòng kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ. yêu cầu khách hàng cung cấp
những tài liệu còn thiếu và tiến hành thẩm định hồ sơ.
Thông thường hồ sơ thuê tài chính gồm có:
- Giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân
+ Đối với cá nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (nếu có), quyết định bổ
nhiệm Giám đóc, Kế toán trưởng v.v..
+ Đối với khách hàng đang có quan hệ thuê tài chính đối với công ty
phải đố chiếu, kiểm tra tài liệu có liên quan đến tư cách pháp nhân của khách
hàng về thời hạn hiệu lực, nghành nghề kinh doanh để bổ xung các tài liệu còn
thiếu.
- Đơn đề nghị xin thuê tài chính.
- Phương án sản xuất kinh doanh đối với dự án thuê:
+ Bên thuê cần phải giải trình rõ dự định, mục đích, các điều kiện, để
thực hiện phương án, kế hoạch sử dụng tài sản thuê, tính toán hiệu quả kinh
tế của tài sản thuê, nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ.
+ Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo điều lệ quản lý
đầu tư và xây dựng có liên quan đến việc đầu tư tài sản thuê như: quyết định
phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư, quyết định phê duyệt
dợ án dự toán đầu tư, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất
- Các biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản thuê (bảo lãnh, thế chấp,
tham gia góp vốn).
- Các giấy tờ khác có liên quan.
 Điều tra, thu thập các thông tin về khách hàng thuê và dự án thuê tài
chính :
Để quyết định đồng ý hay từ chối cho thuê, cán bộ phòng kinh doanh
phải điều tra, thu thập và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao
gồm: thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do cán bộ công ty tự điều

tra từ các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan và thị trường.
Các phương pháp thu thập thông tin:
- Phỏng vấn người thuê tài chính.
- Những thông tin từ các Ngân hàng có quan hệ thanh toán tiền gửi, tín
dụng với khách hàng.
- Những thông tin do khách hàng cung cấp từ hố sơ vay vốn và sổ sách
kế toán, báo cáo tài chính của bên thuê.
- Các thông tin từ các tổ chức có liên quan và thông tin từ thị trường.
- Điều tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của người đi thuê.
Phỏng vấn dự án thuê tài chính , đề xuất các vấn đề càn bổ xung để
hoàn thiện dự án thuê tài chính.
 Quyết định cho thuê:
Sau khi thẩm định dự án thuê và tiến hành điều tra thu thập thông tin
tìm hiểu khách hàng thuê theo qui định, cán bộ phòng kinh doanh lập báo cáo
thẩm định nêu rõ ý kiến của mình về dự án báo cáo cho Trưởng phòng.
Trưởng phòng kinh doanh sau khi kiểm tra hồ sơ và báo cáo thẩm định trình
Ban lãnh đạo công ty xem xét quyết định cho thuê hay từ chối, hay có ý kiến
khác để làm căn cứ trả lời doanh nghiệp xin thuê.
Giám đốc hay Phó Giám đốc được uỷ quyền là người là người có thẩm
quyền quyết định cho thuê hay từ chối cho thuê trên cơ sở tờ trình của phòng
kinh doanh.
Những trường hợp vượt mức giải quyết cho thuê với một khách hàng
phải trình Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phương
án giải quyết để Tổng Giám đốc xem xét quyết định.
 Ký kết hợp đồng cho thuê tài chính và tiến hành các thủ tục để thực
hiện hợp đồng:
Cán bộ phòng kinh doanh căn cứ mẫu hợp đồng theo qui định của Ngân
hàng Nhà nước để soạn thảo hợp đồng cho thuê tài chính và thực hiện đầy đủ
các thủ tục để hợp đồng có hiệu lực.
 Thanh toán tiền mua tài sản dùng để cho thuê tài chính:

Sau khi Ban lãnh đạo đã duyệt cho thuê, ký hợp đông thuê tài chính với
bên thuêvà ky hợp đồng mua bán với bên cung ứng tài sản theo biên bản thoả
thuận giữa bên thuê và bên cung ứng, phòng kinh doanh lập tờ trình đề nghị
thanh toán căn cứ vào hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng cung cấp
thiết bị.
Phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tài sản
thuê tài chính và thanh toán cho bên cung ứng theo tiến độ thanh toán ghi
trên hợp đồng kinh tế sau khi kiêmt tra hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
Hồ sơ gốc về thuê tài chính phòng kinh doanh bàn giao cho phòng quản
lý hành chính theo dõi. Sau khi công ty thu hồi hết phí thuê (bao gồm cả gốc và
lãi) công ty tiến hành thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính.
Cán bộ phòng kinh doanh phải lưu giữ đầy đủ một bộ hồ sơ thuê tài
chính và các văn bản bổ sung trong suốt quá trình thu nợ, gia hạn nợ cho đến
khi khách hàng trả hết nợ.
 Giao tài sản cho bên thuê:
Khi hợp đồng mua bán được thực hiện, công ty tiến hành nghiệm thu và
bàn giao tài sản thuê cho bên thuê với sự tham gia của Đại diện Ban Giám
đốc, Đại diện phòng kinh doanh, đại diện phàng Kế toán - Hành chính.
Khi tiến hành nghiệm thu giao tài sản phải có biên bản nghiệm thu bàn
giao với các nội dung chủ yếu: chi tiết các bộ phận của tài sản theo danh mục,
chất lượng tài sản, tình trạng hoạt động của tài sản v.v..
 Quản lý tài sản thuê trong quá trình cho thuê:
Tài sản thuê phải được thường xuyên theo dõi, kiểm tra trong thời hạn
thuê. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra theo dõi tài sản thuê. Ít nhât
trong 6 tháng cán bộ tín dụng phải trực tiếp kiểm tra tài sản thuê một lần.
Trường hợp tài sản đặt ở xa, chi phái đi lại tốn kém, cán bộ tín dụng phải có
tờ trình Ban lãnh đạo để ký hợp đồng hợp tác với chi nhánh, đề nghị Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển kiểm tra, theo dõi tài sản thuê.
Cùng với công tác kiểm tra theo dõi tài sản thuê, cán bộ tín dụng còn
phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

tình hình công nợ, khả năng trả nợ...
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bên thuê vi phạm hợp đồng cho
thuê tài chính, cán bộ tín dụng phải báo cáo ngay Ban lãnh đạo để giải quyết.
 Thu phí, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn thuê, miễn giảm phí thuê:
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng thuê thanh toán
tiền thuê( gốc và lãi ) đúng thời hạn thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính.
Trường hợp bên thuê vì lý do khách quan dẫn đến tình hình sản xuất
kinh doanh gặp khó khăn, việc trả tiền thuê gặp khó khăn. Nếu doanh nghiệp
có văn bản đề nghị cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn thuê, hoặc xin giảm phí
thuê. Khi đó, cán bộ tín dụng trình ban giám đốc để giải quyết. Nguyên tắc gia
hạn thời hạn thuê không quá một nửa thời hạn thuê ban đầu. Khách hàng phải
có phương án trả nợ trong thời gian gia hạn khả thi.
Nếu có khoản nợ không có đơn đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và
không được công ty chấp thuận gia hạn nợ đã quá hạn trả, công ty phải tiến
hàng chuyển nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ
gốc và phí thuê. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lên phương án thu hồi, thanh
lý tài sản thuê và các phương án khác để đề nghị bên thuê hoàn trả nợ trong
thời gian trả nợ ngắn nhất.
 Xử lý rủi ro:
Trong thời hạn thuê, nếu bên thuê gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh
hay rủi ro xảy ra trực tiếp với tài sản thuê, theo hợp đồng cho thuê tài chính
bên thuê sẽ có phương án khắc phục rủi ro ngay lập tức, cán bộ tín dụng trình
ban lãnh đạo để xử lý:
- Xây dựng phương án giúp bên thuê khắc phục khó khăn, nhanh chóng
ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
- Thu hồi tài sản thuê, tổ chức thanh lý tài sản thuê.
- Đề nghị cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm.
- Đề nghị bên bảo lãnh cho bên thuê thực hiện trách nhiệm bảo lãnh.
- Các biện pháp khác.

 Thanh lý hợp đồng:
Sau khi bên thuê hoàn tất các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng cho
thuê tài chính, cán bộ tín dụng lập biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê tài
chính( CTTC), trình ban lãnh đạo công ty làm thủ tục thanh lý với bên thuê.
Trường hợp bên thuê không nhận lại tài sản thuê, cán bộ tín dụng phải
lập phương án xử lý tài sản thuê theo nguyên tắc bảo đảm tính hiệu qủa.
2.2.2 Thực trạng hoạt động của Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tuy có quyết định thành lập từ tháng 9/2000 nhưng đến tháng 12/2000
công ty mới chính thức khai trương hoạt động. Đây cũng chính là khoảng thời
gian nền kinh tế nước ta đang có những dấu hiệu của sự giảm phát. Điều này
cũng hạn chế rất nhiều đến hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nhưng do đặc thù của công ty là một trong những công ty con của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam( Ngân hàng ĐT&PTVN) - một trong những
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam nên công ty tạo lập được nhiều ưu
thế trong quá trình hoạt động. Công ty luôn kết hợp chặt chẽ với hệ thống chi
nhánh của Ngân hàng ĐT&PTVN triển khai các hoạt động tiếp thị để tìm kiếm
khách hàng. Thêm vào đó, công ty luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, thưỡng
xuyên của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PTVN, cùng với sự
cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty, qua hơn hai năm hoạt
động công ty đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, tạo điều kiện
thực sự quan trọng cho hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo.
Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm qua( 2001- 2002) như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của công ty (2001- 2002)
STT Các chỉ tiêu chính Kết quả thực hiện
2001
Kết quả thực hiện
2002
1 Tổng doanh số cho thuê 65.209 127.470

2 Tổng doanh số thu nợ 10.000 25.081
3 Tổng dư nợ
Trong đó:
Dư nợ cho thuê nội ngành
Dư nợ cho thuê ngoại ngành
55.209
25.198
30.011
102.389
31.059
71.330
4 Tổng doanh thu 6.569 7.659
5 Tổng chi phí 1.097 1.048
6 Lợi nhuận trước thuế 5.472 6.500
7 Thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.752 2.080
8 Lợi nhuận sau thuế 3.720 4.420
9 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng
tài sản
6,0% 4,75%
10 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư
nợ
0% 0,07%
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2001- 2002)

×