Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.47 KB, 26 trang )

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1.1-/ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Khi đánh giá vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, có
nhà kinh tế học đã cho rằng ngân hàng như "một trái tim lớn" cung cấp
máu đỏ - tiền vốn cho các tế bào của nền kinh tế - các doanh nghiệp, chủ
thể kinh doanh.
Trong Tư bản luận, Các Mác đã đánh giá cao vai trò "bà đỡ" của
Ngân hàng như sau: "Ngân hàng ra đời với vai trò tài chính trung gian đã
tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đem đến cho các
nhà doanh nghiệp và công chúng vay. Do đó khi một Ngân hàng cho
khách hàng của mình vay, bằng cách đó tạo nên sức mua cho họ thì không
làm giảm sức mua của bất kỳ ai. Đó chính là nét nổi bật nhất trong vai trò
của Ngân hàng tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển
mạnh mẽ
1
. Theo pháp lệnh Ngân hàng ngày 23-5-1990 thì "Ngân hàng
thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương
tiện thanh toán”.
* Với chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại thực sự
là "cầu nối" giữa người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở Ngân
hàng với người thiếu vốn cần vay.
Thông qua chức năng trung gian tài chính Ngân hàng thương mại
(NHTM)thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào
quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, đồng thời thực hiện các dịch
vụ tiện ích cho xã hội. Nhờ có NHTM mà tiền tiết kiệm của cá nhân, đoàn
thể, tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Tiền
tệ huy động được, thông qua các hoạt động của hệ thống NHTM nó trở


thành "chất bôi trơn" cho bộ máy kinh tế hoạt động. Việc mở tài khoản,
cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho NHTM trở thành
một trung gian thanh toán của nền kinh tế.
* Chức năng trung gian thanh toán cho phép NHTM tạo ra bút tệ mở
rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế vừa tiết giảm được lượng tiền
mặt, vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của nền kinh tế.
Chu chuyển tiền tệ ngày nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM nên chức
năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM sẽ
được nâng cao hơn, với tư cách là người thủ quỹ cho xã hội.
* Một vai trò quan trọng mới của NHTM đó là khi thực hiện chức
năng tạo "bút tệ" hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế: NHTM làm trung gian
giữa cung và cầu về vốn tiền tệ, nó huy động tập trung những nơi có
nguồn tiền tạm thời thừa hay tiết kiệm để điều hoà sang những nơi thiếu
đang có nhu cầu về vốn với mục đích đem lại lợi ích cho các bên đó là
người gửi tiền, Ngân hàng và người vay. Ngoài việc thu hút tiền gửi và
cho vay NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Bút tệ hay tiền ghi sổ chỉ
tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Lạm phát
tín dụng hay thắt chặt tín dụng cũng đều gây ra suy thoái cho nền kinh tế.
Với chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế
quốc gia thì NHTM là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia.
- Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng NHTM góp phần
thu hút vốn nước ngoài để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế đất nước .
- Tín dụng NHTM nhằm mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề,
tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục
tiêu chính sách xã hội của Nhà nước.
1
Các Mác - Tư Bản - Tập 3 phần 2 trang 28 - NXB Sự thật H Nà ội - 1987
* Vai trò của NHTM còn được thể hiện thông qua các dịch vụ đó là:
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi doanh nghiệp vừa là người mua,

vừa là người bán, họ mua nguyên vật liệu, sức lao động, máy móc, thiết
bị, nhà xưởng công nghệ để tiến hành sản xuất kinh doanh và bán các sản
phẩm được tạo ra sau quá trình sản xuất đó nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy
trong quan hệ kinh doanh tất yếu các doanh nghiệp phải thực hiện thanh
toán với nhau về các khoản mua bán hàng hoá dịch vụ, các cá nhân cũng
vậy, họ cũng phải thực hiện chi trả hay thanh toán cho các nhu cầu của
mình, nên NHTM với việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền
mặt đã làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tăng nhanh khối lượng chu
chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội.
Với việc luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ cao trong thanh toán,
các NHTM có thể cung cấp cho hàng triệu khách hàng các dịch vụ hiệu
quả và rẻ nhất có thể được.
Các NHTM bằng việc thực hiện môi giới đại lý cho cá nhân, các tổ
chức kinh tế trên thị trường chứng khoán, hay thực hiện các dịch vụ về
thông tin, tư vấn cho khách hàng và các dịch vụ khác. Với trình độ chuyên
môn của mình hoạt động như là chất "bôi trơn" dẫn vốn từ kênh tiết kiệm
đến kênh đầu tư trên thị trường tài chính hay giúp cho các khách hàng
của mình trong việc quản lý tài sản tài chính một cách có lợi nhất. Việc
làm này đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động trôi chảy, nhịp
nhàng và hữu hiệu, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của mỗi cá nhân
trong xã hội, đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
1.2-/ VAI TRÒ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG.
Trong môi trường cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ đa dạng với
chất lượng cao và chi phí thấp là một ưu thế quan trọng mang lại hiệu quả
cao trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Vì vậy vai trò của dịch
vụ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện ở một số mặt chính
sau đây:
a. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nền kinh tế:
Dịch vụ thanh toán làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nền kinh

tế, đáp ứng nhu cầu về chuyển tiền cũng như chi trả của khách hàng một
cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm chi phí lưu thông.
Dịch vụ tài chính và tư vấn, dịch vụ bảo quản ký gửi đáp ứng các nhu
cầu riêng của khách hàng.
b. Tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro:
Một trong những mục tiêu quan trọng của bất cứ một Ngân hàng
Thương mại nào đó là lợi nhuận. Nếu theo nghiệp vụ truyền thống và cổ
điển của Ngân hàng thì lợi nhuận có được chủ yếu là từ nghiệp vụ tín
dụng nhưng đây cũng là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhất bởi mọi biến động
trên thị trường đều liên quan đến tiền tệ. Có thể kể đến các loại rủi ro
Ngân hàng thường gặp là:
- Rủi ro lãi suất.
- Rủi ro tỉ giá.
- Rủi ro hệ thống.
- Rủi ro chính sách.
- Rủi ro môi trường.
Với việc kinh doanh nhiều lĩnh vực, đa dịch vụ là một phương sách hiệu
quả nhất để phân tán rủi ro trong kinh doanh, giữ vững sự ổn định của
Ngân hàng, lợi nhuận thu được từ các dịch vụ khác nhau sẽ bổ sung cho
nhau khi thị trường biến động giúp cho Ngân hàng ổn định được mức
doanh lợi.
c. Thúc đẩy các nghiệp vụ khác phát triển:
Giữa các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Huy động vốn tạo
nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển dịch vụ, nhưng
ngược lại thì nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ thực hiện tốt cũng tạo điều kiện
để thu hút khách hàng đồng thời thu hút được những nguồn tiền nhàn rỗi
của họ.
Ngày nay việc thực hiện các dịch vụ Ngân hàng có một vai trò quan
trọng nhằm thu hút khách hàng, tạo điều kiện có thể làm tốt các nghiệp

vụ khác của Ngân hàng. Khách hàng không những có nhu cầu vay
vốn hay nhu cầu gửi tiền để lấylãi mà họ còn muốn được hưởng những
tiện ích từ các dịch vụ do Ngân hàng đó đem lại. Trong điều kiện kinh tế
thị trường, việc thực hiện những dịch vụ Ngân hàng đảm bảo chất lượng
cao và sự phong phú đa dạng của nó đang là vấn đề rất quan trọng để các
Ngân hàng khai thác khách hàng.
d. Tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường.
Đứng trên giác độ lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng có
thể thấy sự tồn tại của Ngân hàng gắn chặt với các chủ thể sản xuất kinh
doanh và lưu thông hàng hoá. Sự tồn tại của NHTM được đảm bảo bởi sự
kết hợp hữu cơ giữa hai mặt hoạt động: dịch vụ và kinh doanh tiền tệ.
Mặt khác trong môi trường cạnh tranh thì từ đầu các Ngân hàng đã đề
cao chất lượng hoạt động dịch vụ như một đối sách lợi hại để giữa phần
thắng trong cạnh tranh. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng lãi suất, các Ngân
hàng phải biết cạnh tranh bằng biện pháp phi giá (chất lượng dịch vụ và
công nghệ Ngân hàng). Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các giải
pháp đó càng trở nên tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của một
Ngân hàng hiện đại.
1.3-/ MỘT SỐ DỊCH VỤ CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.3.1 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng
Theo từ điển toàn thư tiếng Anh trên mạng Internet thì dịch vụ nói
chung đó là:
- Một hành động có ích; giúp đỡ, trợ giúp: cung cấp cho ai một dịch
vụ
- Thường dùng, services. Việc thực hiện bất kỳ một công việc hoặc phần
việc nào cho một người khác; hoạt động có tính chuyên môn hoặc có ích lợi.
Theo David Cox trong tác phẩm “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”:
dịch vụ Ngân hàng được hiểu theo nghĩa “Trong khi một số Ngân hàng
chuyên đáp ứng các nhu cầu của nhóm khách hàng đặc biệt như các công

ty hoặc người tiết kiệm nhỏ thì các Ngân hàng thanh toán bù trừ lại cung
cấp một loạt các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về tài chính của tất
cả các loại khách hàng từ những tư nhân nhỏ nhất đến các công ty lớn
nhất. Các dịch vụ này được phân loại ra các nhóm chính sau:
- Tiền gửi và tiền tiết kiệm.
- Cho vay ứng trước.
- Dịch vụ chuyển tiền.
- Các dịch vụ tài chính và tư vấn.
- Các dịch vụ đối ngoại.
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu dịch vụ ngân hàng là sự
đáp ứng mọi nhu cầu hợp lý về tài chính của tất cả các đối tượng khách
hàng - nó có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả của
ngân hàng.
1.3.2. Một số dịch vụ ngân hàng.
1.3.2.1 Dịch vụ nhận tiền gửi:
a, Nghiệp vụ mở tài khoản:
Trong toàn bộ các công cụ của Ngân hàng thương mại, tài khoản Ngân
hàng là công cụ có vị trí quan trọng vào bậc nhất. Phần lớn các nghiệp vụ do
NHTM thực hiện thay cho khách hàng đều được ghi vào tài khoản của khách
hàng.
Sau khi mở tài khoản tại Ngân hàng, khách hàng chuyển giao cho
Ngân hàng việc tiến hành về mặt kỹ thuật các nghiệp vụ chi trả của mình,
công việc mà trước kia thuộc nhiệm vụ của kế toán khách hàng thì bây
giờ do Ngân hàng thực hiện. Thông qua tài khoản Ngân hàng, Ngân hàng
cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ tạo khả năng to lớn để
khách hàng thực hiện được các nghiệp vụ có giá trị to lớn cùng khắp địa
phương một cách nhanh chóng chính xác, bảo đảm an toàn mà bản thân
khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn.
Đối với Ngân hàng, tài khoản là một công cụ diệu kỳ thực hiện cơ chế
tạo tiền, làm tăng sức mạnh của Ngân hàng gấp nhiều lần.

Về phương diện pháp lý cũng như theo thông lệ, tài khoản được định
nghĩa là "một bảng kê có mang tên, họ, địa chỉ... của khách hàng và có số
thứ tự. Trong đó Ngân hàng tuần tự ghi chép tất cả các nghiệp vụ của
Ngân hàng thực hiện giúp cho khách hàng chủ tài khoản" trên đó lưu trữ
bảo quản các "dấu vết" của các nghiệp vụ và cho tổng kết tình hình kết số
tiền gửi của khách hàng.
Một số ngân hàng cho rằng không có lợi trong việc mở tài khoản cho
các khách hàng chỉ để một số tiền khiêm tốn và tài khoản ít hoạt động. Do
đó ngân hàng thường bắt buộc khách hàng phải gửi một số tiền nhất
định cho lần đầu mới mở sổ hoặc lấy một khoản hoa hồng tương đối cao
để tránh mở các tài khoản mà Ngân hàng cho là không cần thiết. Áp dụng
một chính sách như vậy mà không phân biệt có thể đưa đến tình trạng
cằn cỗi về khách hàng. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng sẽ rất khó khăn
cho sau này trong việc chinh phục lại các khách hàng mà ta đã để rơi mất.
Nhiều ngân hàng và ngay cả những tổ chức tín dụng đã áp dụng
nguyên tắc tiếp đón một cách tự do thoải mái các đơn vị xin mở tài
khoản, không lấy hoa hồng và cũng chỉ cần gởi một số tiền tượng trưng
cho lần gửi đầu mà thôi.
b, Nhận tiền gửi (ký thác)
NHTM được hiểu như là một xí nghiệp là "tổ chức kinh doanh tiền tệ
mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán" (Điều I khoản 1, pháp lệnh
Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính).
Đối với người gửi tiền, ý nghĩa "ký thác" không hoàn toàn như danh
từ đã sử dụng. Thông thường ở các nước thì khách hàng xin mở tài
khoản là có ý để hưởng các lợi ích của các phương tiện mà Ngân hàng có
thể cung cấp cho họ. "Ký thác" ở đây là các số tiền được gửi vào để sử
dụng cho các nghiệp vụ trong tương lai hoặc do các nghiệp vụ phát sinh
từ trước còn lại. Khách hàng cũng thường gửi tiền để lấy lãi như các số

tiền gửi vào sổ tiết kiệm hay vào các tài khoản định kỳ. Trường hợp này
thì khách hàng không còn quyền sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như
dùng séc để thanh toán chẳng hạn. Do đó người gửi tiền cảm thấy việc
Ngân hàng tuỳ nghi sử dụng các số tiền ký thác là chính đáng.
Đối với Ngân hàng, các loại ký thác tạo thành nguồn vốn cung cấp
cho các nghiệp vụ sinh lợi nhất trong các hoạt động của Ngân hàng, các
khách hàng và doanh nhân thông qua việc mở tài khoản để được Ngân
hàng cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ, thu chi tài vụ một cách nhanh
chóng và an toàn. Những nghiệp vụ này nếu tự khách hàng đứng ra đảm
nhiệm sẽ tốn nhiều công sức và thời gian.
Đối với khách hàng thuộc các tầng lớp dân cư, việc mở tài khoản và
ký gửi tiền tại Ngân hàng ngoài việc được Ngân hàng cung cấp một tập
séc (chi phiếu) để thuận tiện trong việc chi trả còn được Ngân hàng cung
ứng các loại dịch vụ đa dạng về tài chính có sinh lời.
1.3.2.2. Dịch vụ thanh toán.
Với sự ra đời của Ngân hàng, những chi trả về hàng hoá và dịch vụ
của khách hàng được thực hiện qua Ngân hàng với nhiều hình thức
thanh toán đơn giản, thích hợp và kỹ thuật ngày càng tiên tiến, Ngân
hàng làm trung gian thanh toán hộ các khoản giao dịch theo yêu cầu của
hai bên mua bán, cho doanh nghiệp vay vốn nếu thiếu vốn thanh toán, do
đó tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng nhanh vòng quay vốn.
Các doanh nghiệp thấy được tác dụng to lớn của việc quan hệ giao dịch
với ngân hàng, do đó khối lượng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng
tăng, quy mô thanh toán trực tiếp ngày càng bị thu hẹp và Ngân hàng đã
trở thành trung gian thanh toán của Ngân hàng ngày càng được khẳng
định vững chắc. Ngày nay với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ
thuật - công nghệ, Ngân hàng luôn ứng dụng kịp thời các thành tựu kỹ
thuật hiện đại vào lĩnh vực thanh toán, nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất
cho khách hàng, đảm bảo thanh toán nhanh, tiết kiệm, tiện lợi, văn minh.
Với việc tin học hoá lĩnh vực thanh toán đã làm cho quy mô thanh

toán được mở rộng hơn bao giờ hết, phạm vi thanh toán không dừng lại
ở các doanh nghiệp mà đã bao trùm lĩnh vực thanh toán trong dân cư,
theo đó các công cụ thanh toán hiện đại lần lượt xuất hiện và ngày càng
hoàn thiện với các hình thức ngày càng phong phú bao gồm:
a, Hình thức thanh toán bằng séc.
Là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất
định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc
hay người cầm tờ séc đó.
Séc là hình thức thanh toán lâu đời, phổ biến ở hầu hết các nước trên
thế giới. Khi sử dụng séc phải tuân theo một nguyên tắc bắt buộc là người
phát hành séc phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi và chỉ được phát
hành trong phạm vi số dư đó.
Séc là thể thức thanh toán đơn giản thuận tiện được sử dụng rộng
rãi nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên trong thực tế đã có xuất hiện séc giả
do đó kỹ thuật thanh toán séc không ngừng được hoàn thiện.
b, Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi:
Là lệnh chi của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân
hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản để trả cho người
thụ hưởng có tài khoản ở cùng một ngân hàng hay khác ngân hàng.
Uỷ nhiệm chi được dùng rất phổ biến trong cả quan hệ thanh toán
hàng hoá và phi hàng hoá. Khi dùng hình thức này người trả tiền chủ
động lập chứng từ để thanh toán cho người hưởng thông qua Ngân hàng.
c, Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu:
Uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán mà người bán sau khi giao
hàng sẽ xuất trình cho Ngân hàng phục vụ mình, những chứng từ được
quy định trong hợp đồng để nhờ thu hộ. Căn cứ vào nội dung các chứng
từ gửi đến Ngân hàng nhờ thu mà phân làm hai loại: Nhờ thu trơn và
nhờ thu kèm chứng từ.
Hình thức thanh toán này được sử dụng trong quan hệ thanh toán
nội địa và trong thanh toán quốc tế.

d, Thanh toán bằng thư tín dụng.
Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng nơi mở thư tín
dụng cam kết trả tiền cho bên bán nếu bên bán thực hiện đúng và đầy đủ
những quy định theo thư tín dụng. Muốn được mở thư tín dụng người
mua phải lưu ký tiền của mình vào tài khoản đảm bảo thanh toán tại

×