1/. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHĐTPT
chi nhánh Quang Trung.
1.1/. Định hướng hoạt động của NHĐT&PT chi nhánh Quang
Trung trong thời gian tới.
Với nền tảng tạo dựng được trong 2 năm qua, Chi nhánh Quang Trung
đang dự thảo kế hoạch kinh doanh 2007 với một số chỉ tiêu lớn có khả năng
thực hiện được như sau:
- Tổng tài sản cuối kỳ: 4.000 đến 4.500 tỷ.
- Huy động vốn cuối kỳ: 3.900 đến 4.000 tỷ
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1.500 đến 2.000 tỷ
- Thu dịch vụ: 8 tỷ.
- Số lao động: 170 người.
- Thu nhập bình quân: >200tr/người.
Các công tác cụ thể như sau:
Công tác huy động vốn:
Theo sát biến động về lãi suất trên thị trường, chỉ đạo của HSC về lãi suất chỉ
đạo, kịp thời điều chỉnh LS HĐV;
Tiếp tục triển khai công tác tiếp thị đối với một số khách hàng có tiềm năng về
tiền gửi; Chú ý tới những tổ chức có tiềm năng tiền gửi lớn hoặc những khách
hàng mới; xây dựng các chương trình ứng dụng cụ thể để quản trị nguồn vốn
hiệu quả khoa học.
Khảo sát lãi suất huy động vốn của các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất
VNĐ để chủ động có hướng huy động phù hợp, giữ vững nền vốn trong những
tháng cuối năm.
Công tác tín dụng và thẩm định:
- Tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới và hoàn thiện các quy trình thao
tác, mẫu biểu để giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng.
- Chuẩn hoá các quy trình kiểm tra, giám sát và quản lý khách hàng vay
vốn đối với từng loại hình kinh doanh;
- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ bằng nhiều hình thức thảo luận và các
lớp đào tạo tập trung.
- Phát triển khách hàng mới, với từng sản phẩm cho vay sẽ có từng đối
tượng khách hàng mục tiêu được đề ra, phấn đấu trong năm 2006 sẽ có thêm 60
khách hàng doanh nghiệp mới và sẽ đẩy mạnh phát triển khách hàng cá nhân
thông qua công tác triển khai các sản phẩm tín dụng: cho vay mua ôtô, mua nhà,
du học, XKLĐ,...
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiến khách hàng
mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.
- Thực hiện phân nhóm công tác trên cơ sở phân nhóm, trên cơ sở định
hướng phát triển của năm từ đó sẽ quán triệt và giao chỉ tiêu cho từng nhóm,
từng cán bộ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản đảm bảo, hệ thống thông tin nhà đất.
- Triển khai công tác quản lý tín dụng theo đúng quy định của TW.
Công tác tiếp thị và dịch vụ khách hàng:
- Tiếp thị sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh bằng nhiều hình thức khác
nhau;
- Tìm hiểu thị trường xác định khách hàng mục tiêu đưa ra chương trình
tiếp thị và lôi kéo.
Công tác kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ
Cân đối nguồn vốn, đảm bảo mọi yêu cầu chi trả thường xuyên và thanh toán lãi
trái phiếu các đợt tiếp theo tại Chi nhánh. Thực hiện hoạt động đầu tư có lãi.
Đẩy mạnh hoạt động mua bán ngoại tệ kinh doanh, triển khai các sản phẩm mới,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ công tác TTQT, mục tiêu góp phần
hoàn thành chỉ tiêu thu dịch vụ năm 2006 của Chi nhánh.
Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý và dự báo luồng tiền vào ra tại CN, tính
kỳ hạn bình quân.
Hoàn tất thủ tục và tiến hành nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu xây dựng thủ đô tại
chi nhánh, quản lý vốn góp tại Công ty CPTB Bưu điện;
Thực hiện các báo cáo điều hành hàng ngày, định kỳ cũng như đột xuất theo yêu
cầu công tác.
Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, đảm bảo lợi nhuận và an toàn trạng thái.
Công tác thanh toán & an toàn kho quỹ:
Tiếp tục đảm bảo cân đối tiền mặt VNĐ, ngoại tệ nhằm đảm bảo đáp ứng kịp
thời nhu cầu chi trả của khách hàng, đồng thời duy trì đúng mức tồn quỹ cuối
ngày cho phép;
Hướng dẫn và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân quỹ, chuẩn
bị nguồn cho các đợt thanh toán lớn của Chi nhánh.
Công tác tài chính kế toán
Thực hiện kiểm soát kịp thời chứng từ và các báo cáo hàng ngày của các phân
hệ
Hạch toán kịp thời các chứng từ phát sinh hàng ngày thuộc phân hệ GL và hỗ
trợ hạch toán các bút toán điều chỉnh của các Phòng.
Hoàn thành các báo cáo định kỳ, báo cáo quyết toán, tính và hạc toán khấu hao
TSCĐ, đóng và lưu trữ chứng từ theo quy định, thanh toán nhanh chóng và kịp
thời đúng chế đọ các khoản chi tiêu của Chi nhánh,...
Tổ chức thảo luận, tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân
viên, tối thiểu 6 tháng thực hiện việc luân chuyển công việc cho cán bộ.
Vận động và động viên cán bộ tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học
từng bước tự nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Công tác thanh toán quốc tế
Thực hiện đảm bảo các giao dịch an toàn và chính xác
Phấn đấu thực hiện các giao dịch theo đúng như quy định về thời gian giao dịch
cho từng nghiệp vụ
Thực hiện phát triển khách hàng mới
Từng bước đánh giá lại hoạt động các doanh nghiệp hiện có và các doanh
nghiệp XNK mục tiêu để xây dựng khách hàng mục tiêu cho hoạt động TTQT
Xây dựng chính sách chăm sóc đối với khách hàng hoạt động TTQT
Từng bước xây dựng chính sách ưu đãi phí đối với các khách hàng lớn và tiềm
năng
Tiếp tục phát triển và nghiên cứu sâu chuyên đề vận tải, bảo hiểm, thị trường
giá cả
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới như bao thanh toán, Tín dụng trọn gói
Tiếp tục phát triển sản phẩm mở L/C bằng vốn tự có với mức ký quỹ thấp và
cầm cố bằng L/C hàng nhập
Xây dựng chính sách giá chọn gói đối với khách hàng sử dụng tất cả các sản
phẩm dịch vụ của chi nhánh
Công tác kiểm tra nội bộ
- Tập trung củng cố kiện toàn công tác kiểm tra nội bộ
- Thực hiện công tác giám sát kiểm tra hoạt động: tín dụng, bảo lãnh, huy
động vốn, kinh doanh ngoại tệ, tài chính kế toán,...
- Công tác chống tham nhũng, phòng chống tội phạm và giải quyết đơn
thư khiếu nại tố cáo,..
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Công tác TC- HC
- Tăng cường công tác chú trọng chiều sâu trong kỹ năng tác nghiệp cho
cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
- Xây dựng hệ thống đánh giá, giám sát cán bộ đảm bảo nguyên tắc quản
lý rủi ro
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của Chi nhánh.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, phòng chống tham
nhũng,..
- Ổn định trụ sở hoạt động Chi nhánh, phát triển mạng lưới,....
Công tác điện toán
Đảm bảo sự thông suốt và tính bảo mật của hệ thống mạng máy tính, mạng điện
thoại, hệ thống phần mềm hiện có (BDS, Trade Finance, T5 Editor, Swift
Editor), back up số liệu định kỳ cho các phân hệ BDS, Trade Finance, T5
Editor, Swift Editor
Đăng ký người sử dụng mới, thay đổi trạng thái người sử dụng trong các phân
hệ BDS, Trade Finance, T5 Editor, Swift Editor khi các phòng, tổ yêu cầu và
được Ban Giám đốc phê duyệt.
Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các phần mềm phục vụ cho công việc kinh
doanh của chi nhánh trên trang web nội bộ
Thực hiện các công việc liên quan đến phát triển mạng lưới của CN: ATM,
POS, mở các phòng Giao dịch và quỹ tiết kiệm (nghiên cứu phương án kết nối
mạng máy tính, bổ sung các thiết bị tin học, cài đặt các phần mềm cần thiết...);
tiếp tục hoàn thiện hệ thống chương trình phần mềm phục vụ cho công việc
kinh doanh tại CN.
1.2/. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tạo ra các thách thức
cho các nền kinh tế, cho các ngân hàng và các doanh nghiệp. Để hạn chế những
tác động tiêu cực, tận dụng được những cơ hội tạo ra trong quá trình hội nhập,
cả Chi nhánh lẫn các DNV&N đều cần phải có những thay đổi sao cho phù hợp
với thời cuộc.
Các DNV&N ở nước ta đang ngày mộ gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trên cơ sở phân tích về vai trò, vị trí và sự cần thiết khách quan của các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, có thể nói đây là một thị trường khai thác
đầy tiềm năng của Chi nhánh. Để làm được điều nay, Chi nhánh cần thực hiện
các biện pháp sau:
1.2.1. Chi nhánh cần xây dựng chiến lược cho vay riêng đối với các DNV& N.
Mặc dù được đánh giá là khu vực kinh tế đầy tiềm năng của hệ thống ngân hàng
thương mại, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ngân hàng nào có chiến lược tiếp
cận đến các DNV&N, kể cả Chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung. Chiến lược
cho vay này cần phải tính đến đặc thù của DNV&N và các yếu tố cạnh tranh
của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi hiệp định Thương mại Việt Mỹ có
hiệu lực với khu vực Ngân hàng. Chiến lược cần bao gồm: chiến lược hoạt
động, cơ cấu tổ chức, thủ tục cho vay, marketting… Chiến lược tổng thể nhằm
mở rộng hoạt động cho vay các DNV&N một cách vững chắc, hiệu quả và lâu
dài.
1.2.2. Xây dựng qui trình cho vay riêng đối với DNV&N
Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với
nguồn vốn vay của ngân hàng là do những rắc rối, rườm rà, phức tạp trong qui
trình cho vay. Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng một qui trình cho vay chung
đối với tất cả các doanh nghiệp. Do vây nó không phù hợp với những điều kiện
cũng như nhu cầu vay vốn của các DNV&N mà còn làm cho tỷ trọng dư nợ cho
vay tại Chi nhánh còn thấp. Bởi vậy, Chi nhánh cần xây dựng một qui trình và
thủ tục cho vay riêng đơn giản, linh hoạt, phù hợp với đặc thù của các DNV&N.
Cụ thể là:
• Về chính sách lãi suất: thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt
Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng là
lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh
nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với
khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp. Đối với DNVVN, nên
thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh nghiệp, xu thế sản xuất kinh
doanh trên thị trường...
• Nới lỏng điều kiện vay vốn: linh hoạt hình thức cho vay có đảm
bảo.Với điều kiện vay vốn hiện nay thì DNV&N gặp nhiều rào cản trong việc
tiếp cận vốn vay ngân hàng. Một trong các điều kiện đó là tài sản thế chấp. Khi
ngân hàng quyết định cho vay mà biết mình phải dùng tài sản thế chấp để thu nợ
thì ngân hàng sẽ quyết định không cho vay. Cho nên có thể nói rằng áp dụng tài
sản thế chấp của ngân hàng chỉ là thủ tục, nhiều khi là loại trừ trách nhiệm cho
cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay. Đây là một thách thức lớn đối với
DNV&N. Vì vậy, nếu coi việc thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết thì vô
hình dung ngân hàng và cả doanh nghiệp đều gây khó khăn cho nhau.
Trong trường hợp này, thì phải phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, ngân hàng cần đánh giá đúng hiệu quả của doanh nghiệp, uy tín
trên thị trường và tinh thần trách nhiệm đối với khoản vay của ngân hàng. Năng
lực của các DNVVN thường lớn hơn so với tài sản thực có của họ. Do đó, muốn
mở rộng tín dụng đồng thời tạo hướng cho các doanh nghiệp, ngân hàng cần
mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng hàng hoá, dịch vụ. Ngân
hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phương án sản xuất
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Tài sản bảo
đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, do
vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bão lãnh …
sao cho phù hợp Trên cơ sở đó có thể xem xét cho DNV&N vay theo hình thức
không tài sản đảm bảo.
Với cơ chế cho vay phù hợp, linh hoạt, các DNV&N sẽ có cơ hội để tiếp cận
với vốn vay ngân hàng, các cán bộ tín dụng sẽ có phương hướng rõ ràng cho
việc cho vay doanh nghiệp, và nhờ vậy mà làm tăng mối quan hệ gắn bó giữa
ngân hàng và doanh nghiệp.
• Kỳ hạn cho vay:
Ngân hàng cần phải đổi mới tư duy cho vay. Đối với khách hàng có đủ điều
kiện vay vốn, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư
phát triển. Thời hạn cho vay sẽ không chỉ căn cứ vào mục đích vay mà còn căn