Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO và PTNT CHỢ MƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.6 KB, 9 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO và PTNT CHỢ MƠ
3.1 Phương hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong
thời gian tới
Chi nhánh NHNo & PTNTChợ Mơ vừa tròn hai tuổi, hoạt động kinh doanh
gặp nhiều khó khăn như tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường và chịu
nhiều áp lực về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác là một tất yếu.
Những kết quả thu được cũng đáng kể, những thuận lợi cũng nhiều nhưng
những khó khăn trước mắt cũng rất lớn, còn nhiều việc mà chi nhánh cần phải
tiếp tục hoàn thành trong thời giai tới, trong đó có hoạt động cho va. Căn cứ
vào mục tiêu nhiệm vụ chung của NHNo & PTNT Việt Nam và chi nhánh NHNo
& PTNTThăng Long. chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ đề ra những định
hướng kinh doanh năm 2004, căn cứ vào tình hình hiện tại và kết quả đã đạt
được, đối với công tác cho vay, phương hướng và mục tiêu nhiệm vụ đề ra năm
2004 là:
Tổng nguồn vốn huy động: 200 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ)
Tổng dư nợ : 185 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ)
Tỷ lệ nợ quá hạn : Dưới 0,3%
Kết quả tài chính đảm bảo chi đủ lương theo quy định và có tích luỹ.
Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2004 trong hoạt động cho vay, chi nhánh
sẽ thực hiện các giải pháp sau:
- Tiếp cận và tăng số lượng khách hàng mới có nguồn thu lớn và tương
đối ổng định. để thực hiện mục tiêu này cần phải có một chính sách tiếp thị
đúng mức.
- Tiếp tục mở tộng cho vay các thành phần kinh tế đặc biệt chú trọng cho
vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu
dùng có phương án khả thi.
- Cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm điều hành, Chi nhánh đã và đang tìm ra
hướng kinh doanh mới mang tính đột phá, đó là tiếp tục tìm kiếm tiếp nhận để
được phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó tạo lập nguồn vốn
rẻ.


- Quản lý tín dụng: xuất phát từ đặc điểm Chi nhánh mới ra đời, các khách
hàng hầu hết đã có quan hệ tín dụng với một hay nhiều Ngân hàng khác, các
bộ tín dụng lại mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, việc quản lý tín dụng được
quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn vay. Vì thế, Chi
nhánh phải tiến hành phân tích thị trường, phân loại khách hàng từ đó lựa
chọn xác định mục tiêu khách hàng có khả năng lên kế hoạch tiếp thị thu hút
khách hàng đặt quan hệ Tín dụng
- Năm 2004, Chi nhánh luôn bám sá định hướng phát triển kinh doanh của
ngành từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo hướng đi đúng
cho Chi nhánh ngay từ giai đoạn đầu bởi vì giai đoạn đầu này cực kỳ quan
trọng đối với sự phát triển sau này của Chi nhánh. Chi nhánh phải tạo được
những mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo ra và tăng cường uy tín trên
thương trường,nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Do
đó,viẹc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn hiệu quả và vững
chãi.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh
nghiệp vay vốn:
Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là hai mặt thống nhất biện
chứng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Nếu Ngân hàng chỉ
chú trọng đến chất lượng tín dụng mà coi nhẹ việc mở rộng tín dụng thì sẽ
nhanh chóng bị các Ngân hàng khác cạnh tranh, chiếm ưu thế, thị phần bị
giảm sút dần dần mất đi vị thế của mình. Quan trọng hơn, không tăng trưởng
dư nớ tín dụng đồng nghĩa với việc Ngân hàng không có đủ lợi nhuận để trang
trải chi phí kinh doanh và trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Nhưng nếu Ngân
hàng chỉ coi trọng tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ việcnâng cao chất lượng
tín dụng, cho vay tràn lan, không kiểm tra giám sát. cho vay những khách hàng
không có khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả, không có khả năng trả nợ vay
hoặc khách hàng vay vốn với mục đích đầu cơ trục lợi, sử dụng vốn vay sai mục
địch, cố tình không trả nợ vay, từ đó nhất thiết phải kết hợp cả hai mặt: tăng
trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng nhưng nâng cao chất lượng tín

dụng luôn phải thực hiện đầu tiên vì chỉ có số lượng không có chất lượng thì
việc đầu tư của Ngân hàng sẽ tăng độ rủi ro.
Nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm việc Ngân hàng phải giảm thiểu
rủi ro tín dụng mà để làm được như vậy phải hạn chế và giảm thiểu những
nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn vậy, Ngân
hàng phải chọn lựa được những khách hàng tốt, có tình hình và khả năng tài
chính lành mạnh đồng thời có sự kiểm tra giám sát các món vay chặt chẽ, khoa
học. việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phân tích khách
hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu đó.
3.2.1 Quản lý khách hàng theo nhóm ngành kinh doanh hoặc theo
nhóm khách hàng
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng
không chỉ tập trung vào cá doanh nghiệp mà còn các hộ kinh doanh, cá nhân,
….nhưng việc phân tích khách hàng vay vốn đối với mỗi nhóm khách hàng có
khác nhau ví dụ: từ khi Luật Doanh nghiệp đi vào thực thi, có hiệu lực, các loại
hình doanh nghiệp đa dạng ra đời, rất nhiều các công ty tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn được thành lập. Phần lớn những công ty này đều có quy mô
nhỏ, thời gian, ngành nghề kinh doanh phong phú, các báo cáo tài chính có thể
còn nhiều thiếu sót, đơn giản, sơ sài, trong đó các công ty liên doanh hoặc công
ty có 100% vốn nước ngoài, các công ty Nhà nước có thời gian hoạt động dài,
quy mô kih doanh lớn, các báo cáo tài chính phức tạp.
- Nhưng tại Chi nhánh chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên
môn hoá đối với từng Cán bộ Tín dụng. Do đó để công việc đạt hiệu quả cao,
cần thiết phải phân công cán bộ chuyên môn hoá phụ trách theo nhóm ngành
kinh doanh hoặc theo các nhóm khách hàng.
- Theo nhóm mục đích sử dụng khoản vay: đối với khoản vay của các
ngành kinh doanh trước tiên Chi nhánh nên phân loại khách hàng theo nhóm
ngành nghề kinh doanh như: may mặc, xây dựng, giao thông, vay tiêu
dùng….đối với các khoản vay cho các cá nhân thì phân theo cho vay tiêu dùng
hay để đầu tư . từ đó có thể mỗi cán bộ Tín dụng phụ trách một số nhóm khách

hàng mà những ngành nghề có liên quan đến nhau như: xây dựng - xi măng;
thuỷ sản - chế biến thuỷ sản…
- Theo các nhóm khách hàng: Chi nhánh nên ra các nhóm vay là cá nhân,
hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp. Do doanh nghiệp có nhiều loại hình
kinh doanh khác nhau nên từ nhóm doanh nghiệp nên phân theo các loại hình
Doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty liên doanh, Công ty có 100%
vốn nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân…..
3.2.2 Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với
từng ngành nghề lĩnh vực
Hiện nay, mặc dù cán bộ Tín dụng của Chi nhánh được cung cấp nhiều tài
liệu về phân tích tài chính khách hàng để tham khảo, song nhiều khi giữ các tài
liệu lại không có sự thống nhất về tên gọi cho việc tính toán cùng một chỉ tiêu,
thậm chí về một nội dung của chỉ tiê, điều này gây lúng túng cho Cán bộ Tín
dụng đặc biệt là Cán bộ Tín dụng còn ít kinh nghiệm khi lựa chọn các chỉ tiêu
để phân tích.Ví dụ: Hệ số thanh toán tức thời có tài liệu tính bằng công thức =
Vốn bằng tiền/ Nợ đến hạn, có tài liệu tình bằng = Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn
hạn. Mặt khác Chi nhánh vẫn áp dụng về các tiêu chuẩn tài chính cho mọi loại
nhình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh donah như sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn > 1
Hệ số thanh nhanh >=1
Hệ số thanh toán tức thời > 0,5
Điều này không chính xác đối với tất cả các Doanh nghiệp. Do đó, để nâng
cao chất lượng phân tích đánh giá tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn, Chi
nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính chuẩn mực làm cơ sở
cho các Cán bộ Tín dụng trong quá trình làm việc.
3.2.3 Nâng cao trình độ của Cán bộ Tín dụng
Ngày nay, vấn đề này không chỉ của riêng Chi nhánh mà là vấn đề bức xúc
của toàn ngành kinh tế trên toàn càau. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát
triển mạnh mẽ, trong xu hướng toàn cầu hoá, mở của thông thương với quốc
tế, nhân tố con người đang trở nên vô cùng quan trọng

Để thực hiện được giải pháp này, Chi nhánh đã và đang từng bước nâng
cao trình độ cho Cán bộ Tín dụng. Hiện nay, các Cán bộ Tín dụng tại Chi
nhánh có hai thế hệ rõ rệt: một là lớp trẻ mới công tác được vài năm, kinh
nghiệm chưa nhiều, hai là Cán bộ Tín dụng có trìnn độ chuyên môn cao vì vậy
để giảm thiểu độ chênh lệch đó Chi nhánh nên khuyến khích viẹc học thêm ở
ngoài giờ bằng nhiều hình thức khác nhau: tăng lương trợ cấp cao hơn cho
việc đi học thêm ngoài các chỉ tiêu của Chi nhánh để vừa phục vụ tốt cho công
việc của cán bộ, vừa đem lại sự thịnh vượng, thắng thế trong cạnh tranh và
phát triển của Ngân hàng như ngoại ngữ, tin học;..
3.2.3 Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích khách hàng
Mặc dù đối với Ngân hàng một số chỉ tiêu như hệ só khả năng thanh toán,
hệ số cốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là những chỉ tiêu chính, chủ yếu và vô
cùng quan trọng đố i với Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, các loại phân tích
diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay vốn lưu động.. cũng nên đưa vào sử dụng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo phản ánh toàn diện tình hình tài
chính của khách hàng, nhưng vẫn chưa được chú trọng nhiều.
3.2.4 Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích khách hàng
Hiện nay, chưa có một Ngân hàng nào lập quỹ hỗ trợ cho quá trình thẩm
định tín dụng khác hàng của Cán bộ Tín dụng bởi việc thẩmđịnh tài chính
khách hàng chủ yếu chỉ dựa vào những giấy tờ, báo cáo tài chính mà khách
hàng nộp, từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước CIC và linh
cảm, kinh nghiệm của Cán bộ Tín dụng đúc kết lại. việc điều tra tận cơ sở sản

×