Tải bản đầy đủ (.doc) (243 trang)

Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 243 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TẠ VĂN TƯỜNG

NGHIÊN CỨU CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT
LỢN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TẠ VĂN TƯỜNG

NGHIÊN CỨU CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT LỢN
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 9.62.01.15


Người hướng dẫn Khoa học: GS. TS. ĐỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận án

Tạ Văn Tường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu cung cấp
dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sự hướng dẫn, giúp đỡ to
lớn và tận tình của các nhà khoa học, các giáo viên củaHọc viện Nông nghiệp Việt Nam,
sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên của các cán bộ Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội,
của các đơn vị trong ngành nông nghiệp, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hà Nội. Sự hợp tác nhiệt tình, trực tiếp của 150 hộ nông dân, trang trại chăn nuôi lợn,

của 30 doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung cấp đầu vào, của 60 cơ sở giết mổ, chế
biến, của 30 cơ sở phân phối tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, 150 người tiêu dùng và sự
giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè cùng các đồng
nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình nhắc bảo, hướng dẫn, dành nhiều
thời gian, công sức giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính
sách, các thầy cô trong bộ môn còn công tác cũng như đã nghỉ hưu, các cán bộ làm việc
tại bộ môn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô,
các cán bộ làm việc tại Khoa đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện nông
nghiệp Việt Nam, các thầy cô và cán bộ công tác tại học viện đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nơi tôi đã co
phần lớn thời gian làm việc trong cuộc đời công tác của mình, hình thành tư duy học tập
cũng như làm việc, sự đoàn kết gắn bo, tình đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua kho khăn
để theo đuổi mục tiêu học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân chăn nuôi, các chủ trang trại, các
doanh nghiệp đã tin tưởng, cung cấp cho tôi những thông tin, chia sẻ thảo luận với tôi và
giành nhiều thời gian cho tôi để thực hiện nghiên cứu của mình.

ii


Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động
tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cùng các Sở, Ban ngành,
các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề

tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
án./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Nghiên cứu sinh

Tạ Văn Tường

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Danh mục chữ viết tắt.....................................................................................................vii
Danh mục bảng.................................................................................................................ix
Danh mục đồ thị............................................................................................................... xi
Danh mục hộp và sơ đồ..................................................................................................xiii
Trích yếu luận án............................................................................................................xiv
Thesis abstract................................................................................................................xvi
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết.........................................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................7
1.3.

Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................8

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................8
1.3.2. Phạm vi không gian...............................................................................................8
1.3.3. Phạm vi thời gian...................................................................................................8
1.3.4. Phạm vi nội dung...................................................................................................8
1.4.

Đong gop mới của luận án.....................................................................................9

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................10

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cung cấp dịch vụ công cho phát triển
chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn............................................................................12
2.1.

Cơ sở lý luận về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm thịt lợn....................................................................................................... 12

2.1.1. Khái niệm, bản chất và yêu cầu của cung cấp dịch vụ công cho phát triển

chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn.............................................................................12
2.1.2. Vai trò của cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn................................................................................................................. 22
2.1.3. Đặc điểm của việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm thịt lợn....................................................................................................... 24

iv


2.1.4. Nội dung nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị
sản phẩm thịt lợn.................................................................................................27
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá
trị sản phẩm thịt lợn.............................................................................................32
2.2.

Cơ sở thực tiễn về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm thịt lợn....................................................................................................... 34

2.2.1. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ công ở một số nước........................................... 34
2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam...................................................40
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội........................................................................ 45
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................47
3.1.

Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 47

3.1.1. Tiếp cận theo chuỗi giá trị...................................................................................47
3.1.2. Tiếp cận theo 2 khu vực kinh tế khu vực công và khu vực tư nhân....................48
3.1.3. Tiếp cận cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường.......................................49
3.1.4. Tiếp cận theo loại hình của các đơn vị cung cấp dịch vụ công........................... 49

3.2.

Khung phân tích...................................................................................................50

3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 51

3.3.1. Đặc điểm chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn tại Hà Nội.............................................51
3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu.........................................................................................53
3.4.

Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 56

3.4.1. Thu thập số liệu đã công bố.................................................................................56
3.4.2. Thu thập số liệu mới............................................................................................56
3.5.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...............................................................61

3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả...............................................................................61
3.5.2. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên........................................................61
3.5.3. Công cụ xử lý số liệu...........................................................................................62
3.6.

Chỉ tiêu phân tích.................................................................................................62

3.6.1. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng chuỗi và cung cấp dịch vụ công cho chuỗi............62
3.6.2. Chỉ tiêu đánh giá về tiếp cận và cung cấp dịch vụ công cho phát triển
chuỗi giá trị thịt lợn.............................................................................................62

3.6.3. Chỉ tiêu đánh giá về kết quả cung cấp dịch vụ công........................................... 63

v


3.6.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của các tác nhân tiếp nhận dịch
vụ công................................................................................................................63
3.6.5. Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công..................................63
Phần 4. Thực trạng và giải pháp.....................................................................................64
4.1.

Thực trạng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn tại thành phố Hà Nội...............................................................................64

4.1.1. Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội........................64
4.1.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn của các cơ quan quản lý Nhà nước.........................................................75
4.1.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp..............................91
4.1.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ của các tổ chức tư nhân.........................................99
4.1.5. Sự hài lòng của các tác nhân tới các dịch vụ công được cung cấp....................105
4.1.6. Ảnh hưởng của các yếu tố đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển
chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội........................................111
4.1.7. Đánh giá chung về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội.....................................................................121
4.2.

Quan điểm và Giải pháp cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá
trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội..........................................................125

4.2.1. Quan điểm đổi mới cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản

phẩm thịt lợn..................................................................................................... 125
4.2.2. Giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho
phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội........................127
Phần 5. Kết luận..............................................................................................................146
Danh mục công trình khoa học công bố co liên quan đến luận án................................148
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................149
Phụ lục...........................................................................................................................153

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank)

ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CDF


Quỹ phát triển xã (Commune Development Fund)

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership)

DVC

Dịch vụ công

DVCNT

Dịch vụ công nông thôn

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

FFS

Tập huấn tại hiện trường

GMP

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

HACCP


Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

HDND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

IFAD

Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for Agricultural
Development)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hoa)

MbO

Quản lý theo mục tiêu (Management by Objective)

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB


Nhà xuất bản

ODA

Official Development Assistance (Viện trợ Phát triển chính thức)

PPC

Quảng cáo trực tuyến (Pay Per Click)

PPP

Mô hình đối tác công – tư (Public Private Partnership)

PSARD

Dự án "Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp

và Phát triển nông thôn"
QLNN

Quản lý nhà nước

SDC

Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ

vii



TQM

Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

THT

Tổ hợp tác

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSTY

Vệ sinh thú y

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO


Thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Các chuỗi được chọn cho nghiên cứu và lý do chọn các chuỗi...........................53

3.2.

Số công chức, viên chức, cán bộ được phỏng vấn theo các cơ quan, đơn
vị cung cấp dịch vụ công ở các cấp.....................................................................58

3.3.

Số mẫu của các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công được khảo sát.........................59

4.1.

Một số chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn đại diện trên địa bàn thành phố Hà Nội..67

4.2.


Số lượng các tổ chức kinh tế tham gia vào chăn nuôi lợn ở Hà Nội qua
các năm................................................................................................................68

4.3.

Lợi ích của các tác nhân về dịch vụ công khi tham gia chuỗi.............................69

4.4.

Số tổ chức kinh tế tham gia chuỗi sản phẩm thịt lợn năm 2018..........................70

4.5.

Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ trong một ngày của thành phố Hà Nội theo
nguồn gốc............................................................................................................73

4.6.

Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội trong một ngày theo loại thịt.....73

4.7.

Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ qua các chuỗi trong một ngày tại Hà Nội..................74

4.8.

Các thủ tục hành chính và dịch vụ công đang được cung cấp bởi các cơ
quan quản lý nhà nước........................................................................................ 76


4.9.

Số dịch vụ công được cung cấp và được các tác nhân tiếp nhận theo các
khâu trong chuỗi..................................................................................................77

4.10. Số ý kiến đánh giá về những lý do chính khiến các tác nhân không tiếp
cận được đầy đủ các dịch vụ công...................................................................... 78
4.11. Kết quả tuyên truyền, thông tin về ATTP của các cơ quan cấp thành phố
trong 3 năm từ 2016-2018...................................................................................82
4.12. Số dịch vụ công được cung cấp bởi các cơ quan quản lý Nhà nước và số
dịch vụ công thu phí theo các tác nhân trong chuỗi............................................82
4.13. Số ý kiến của công chức cung cấp dịch vụ công về ảnh hưởng của mức
phí cung cấp dịch vụ công thấp...........................................................................83
4.14. Số khách hàng tiếp nhận dịch vụ công ở các khâu co đồng quan điểm chi
phí cung cấp dịch vụ công cao............................................................................83
4.15. Kết quả thu phí, lệ phí về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2018 của
một số cơ quan quản lý nhà nước cấp thành phố................................................84

ix


4.16. Kết quả công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY tại các chợ, lò mổ,
điểm giết mổ năm 2018.......................................................................................88
4.17. Kết quả lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất lượng các loại sản phẩm thịt giai
đoạn 2016-2018...................................................................................................89
4.18. Kết quả thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp................................................... 89
4.19. Các dịch vụ công đang được cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp........................91
4.20. Số dịch vụ công được cung cấp và được các tác nhân tiếp nhận theo các
khâu trong chuỗi..................................................................................................92
4.21. Số dịch vụ công được cung cấp và số dịch vụ công thu phí theo các khâu

trong chuỗi...........................................................................................................95
4.22. Kết quả chứng nhận sản phẩm của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận
chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2016-2018........................97
4.23. Mức độ sử dụng các dịch vụ công theo các tác nhân tiếp nhận...........................98
4.24. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu khách hàng và hình thức định giá.............99
4.25. Số dịch vụ được cung cấp và được các tác nhân tiếp nhận theo các khâu
trong chuỗi.........................................................................................................100
4.26. Số dịch vụ được cung cấp và số dịch vụ thu phí theo các khâu trong chuỗi.....102
4.27. Kết quả chứng nhận sản phẩm của Tổ chức chứng nhận tư nhân NHO
giai đoạn 2016-2018..........................................................................................103
4.28. Mức độ sử dụng các dịch vụ theo các tác nhân tiếp nhận................................. 104
4.29. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo nguồn nhu cầu và hình thức định giá...................104
4.30. Số lượt cung cấp dịch vụ của các tổ chức tư nhân từ 2016-2018......................105
4.31. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng tiếp nhận dịch vụ công về kỹ năng
và thái độ của công chức cung cấp dịch vụ công..............................................112
4.32. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của các công chức về mức độ đầu tư ngân sách cho
cung cấp dịch vụ công.......................................................................................114
4.33. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của các công chức, viên chức, cán bộ về cơ sở vật
chất, kỹ thuật cung cấp dịch vụ công................................................................116
4.34. Tỷ lệ số chủ hộ, chủ trang trại và doanh nghiệp theo ý kiến về sự biết, co
sử dụng và co gặp kho khăn trong tiếp nhận dịch vụ công............................... 117

x


DANH MỤC ĐỒ THI
STT
4.1.

Tên đồ thị

Số lượng các loại hình tổ chức kinh tế tham gia vào 5 chuỗi được
nghiên cứu ........................................................................................................

4.2.

72

Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ trong một ngày của 5 chuỗi được nghiên cứu
phân theo loại sản phẩm thịt .............................................................................

4.3.

Trang

75

Tỷ lệ ý kiến của công chức cung cấp dịch vụ công theo lý do không
thực hiện cung cấp dịch vụ công qua phương thức trực tuyến .........................

80

4.4.

Phương thức cung cấp dịch vụ công theo hình thức cung cấp .........................

81

4.5.

Kết quả cấp giấy chứng nhận và chứng chỉ của cơ quan quản lý Nhà

nước cho các tác nhân cung cấp đầu vào trong 3 năm 2016-2018 ...................

4.6.

Kết quả cấp giấy chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước cho các tác
nhân chăn nuôi trong 3 năm 2016-2018 ...........................................................

4.7.

86

Kết quả cung cấp một số dịch vụ công của cơ quan quản lý Nhà nước
cho các tác nhân giết mổ, chế biến trong 3 năm 2016-2018.............................

4.8.

85

86

Kết quả cấp giấy chứng nhận và kiểm tra giám sát một số dịch vụ công
của cơ quan quản lý Nhà nước cho các tác nhân tiêu thụ trong 3 năm
2016-2018 .........................................................................................................

4.9.

87

Tỷ lệ ý kiến của viên chức cung cấp dịch vụ công về lý do không thực
hiện cung cấp dịch vụ công qua phương thức trực tuyến .................................


93

4.10.

Phương thức cung cấp dịch vụ công theo hình thức cung cấp .........................

94

4.11.

Số lượng mẫu phân tích và kiểm nghiệm cho các tác nhân chăn nuôi lợn
của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông
nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 2016-2018 .......................................................

4.12.

96

Tỷ lệ ý kiến của nhân viên cung cấp dịch vụ về lý do không thực hiện
cung cấp dịch vụ công qua phương thức trực tuyến .......................................

101

4.13.

Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức cung cấp ................................

102


4.14.

Đánh giá của các tác nhân tiếp nhận với những dịch vụ công cho khâu
cung cấp đầu vào ............................................................................................

4.15.

106

Đánh giá của các tác nhân tiếp nhận với những dịch vụ công cho khâu
chăn nuôi .........................................................................................................

xi

107


4.16.

Đánh giá của các tác nhân tiếp nhận với những dịch vụ công cho khâu
giết mổ, chế biến

4.17.

Đánh giá của các tác nhân tiếp nhận với những dịch vụ công cho khâu
tiêu thụ

4.18.

108

109

Sự hài lòng của người tiêu dùng với những vấn đề liên quan đến vệ sinh
an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm thịt lợn 110

4.19.

Sự thay đổi giá trị gia tăng (VA) của các tác nhân khi sử dụng các dịch
vụ công theo co tham gia chuỗi và không tham gia chuỗi

xii

124


DANH MỤC HỘP VÀ SƠ ĐỒ
STT

Tên hộp

Trang

4.1. Doanh nghiệp còn gặp nhiều kho khăn khi sử dụng các dịch vụ công..................84
4.2. Dịch vụ công chưa tốt, người thanh tra, kiểm tra là người đáng trách..................90
4.3. Doanh nghiệp còn phàn nàn về chi phí khi sử dụng các dịch vụ công..................95
4.4. Doanh nghiệp còn than phiền về chi phí kiểm nghiệm phân tích mẫu................103

STT

Tên sơ đồ


Trang

2.1. Các nhom dịch vụ công và các tổ chức cung cấp dịch vụ công trong chuỗi
giá trị nông sản...................................................................................................... 19
3.1. Khung phân tích nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi
giá trị thịt lợn......................................................................................................... 50
4.1. Thực trạng các loại dịch vụ công đang được cung cấp bởi các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân..........................................................122
5.1.

Các loại dịch vụ công được đề xuất thực hiện trong chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn..................................................................................................................134

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Tạ Văn Tường
Tên Luận án: Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn tại thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
thịt lợn ở Hà Nội, các yếu tố co ảnh hưởng đến cung cấp các dịch vụ công cho phát triển
chuỗi giá trị, từ đo đưa ra được những giải pháp cung cấp dịch vụ công cho phát triển

chuỗi sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội. Từ đây, nghiên cứu hướng tới 3 mục tiêu
cụ thể gồm co: (1) Hệ thống hoa và gop phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về
cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn; (2) Đánh giá thực
trạng, phân tích các yếu tố co ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi
sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội; (3) Đưa ra các giải pháp cung cấp dịch vụ công
cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình phân tích sử dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, theo cơ quan cung
cấp DVC và theo tác nhân tiếp nhận DVC. Các thông tin, số liệu thu thập theo phương
pháp tiếp cận khác nhau (theo chuỗi, theo cơ quan cung cấp, phỏng vấn, tổ chức hội
thảo, thảo luận nhom,…). Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng
cung cấp DVC. Nghiên cứu sử dụng tần xuất, số trung bình, độ lệch chuẩn bình quân để
đánh giá quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm thịt lợn của các tác nhân liên quan.
Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert vào để đánh giá mức độ hài lòng của các tác
nhân trong việc tiếp nhận các dịch vụ công. Từ đo, đánh giá khách quan về kết quả cung
cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn.
Kết quả chính và kết luận
Về lý luận, Luận án đã hệ thống hoá và phát triển được nền tảng lý luận về cung
cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị nông sản noi chung và sản phẩm thịt lợn
noi riêng. Cụ thể: đã hệ thống lại các quan điểm về dịch vụ công của các nước và thực tế
trong nước để làm nền tảng cơ sở lý luận; đã hệ thống các quy định của Việt Nam liên

xiv


quan đến các tác nhân từ cung cấp đầu và đến tiêu thụ sản phẩm co liên quan tới ngành
hàng thịt lợn và từ đo đưa ra khái niệm về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi
giá trị sản phẩm thịt lợn; chỉ ra các dịch vụ công để từ đo làm rõ bản chất và yêu cầu của
việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn.

Về thực trạng, Luận án đã chỉ ra việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi
giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội do 2 khu vực công và tư cung cấp còn chưa đầy đủ tới
các đối tượng tiếp nhận. Các dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp
chủ yếu là các thủ tục hành chính, các dịch vụ này chưa vì mục tiêu để phát triển chuỗi
giá trị. Các dịch vụ công còn chồng chéo, phương thức cung cấp chủ yếu là trực tiếp, chi
phí dịch vụ còn cao, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến cung cấp dịch
vụ công. Các dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp và tư nhân chưa co môi trường tốt
để phục vụ nhu cầu xã hội. Bên cạnh đo, mức thu phí cung cấp dịch vụ công của các cơ
quan, đơn vị tuy không cao nhưng tồn tại những bất cập, khiến cho chi phí để co DVC
bị tăng cao.
Co nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi
giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội. Hiện nay, người tiếp nhận dịch vụ công và cả những
cá nhân làm việc trong các cơ quan cung cấp dịch vụ công đều co điểm chưa hài lòng
đối với việc cung cấp và tiếp nhận DVC. Hệ thống cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất,
chính sách pháp luật co liên quan chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất
theo chuỗi giá trị.
Luận án đã đưa ra 5 quan điểm đổi mới về cung cấp dịch vụ công cho phát triển
chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn gồm co: (1) Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo; (2)
Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; (3) Cung cấp các dịch vụ công theo hướng tiếp cận
chuỗi giá trị; (4) Dựa trên cơ chế thị trường để cung cấp một số dịch vụ công; (5) Phải
làm thay đổi tư duy của người tiêu dùng. Từ đo đề xuất 7 giải pháp bao gồm: (1) Điều
chỉnh lại các dịch vụ công; (2) Xác định lại nhiệm vụ của các cơ quan và đơn vị cung
cấp dịch vụ công; (3) Đổi mới cơ chế phí và giá cung cấp dịch vụ công; (4) Thay đổi
phương thức cung cấp dịch vụ công; (5) Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cung cấp
dịch vụ công; (6) Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến cung cấp
dịch vụ công cho chuỗi giá trị và (7) Làm tốt công tác tuyên truyền về các dịch vụ công.

xv



THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Ta Van Tuong
Thesis title: Research about providing public services to develop the value chain of
pork products in Hanoi City
Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research, analyze and evaluate the situation of the development of the value
chain of pork products, factors affecting the provision of public services to develop the
value chain of pork products in Hanoi city, and offering solutions to improve the quality
of providing public services. The study aims at three specific objectives, including: (1)
Systematizing and contributing to the development of theoretical and practical basis for
the provision of public services to develop the value chain of pork products; (2)
Evaluate the situation, analyze the factors that affect providing public services for pork
chain development in Hanoi; (3) Provide solutions to improve the quality of public
service provision for the development of pork product chains in Hanoi City.
Materials and Methods
The analysis process uses a value chain approach, groups of public service
agencies and groups of beneficiaries of public services.Information and data collected
through different approaches (according to the value chain, the supplier) and through
various data collection methods (Interview, workshop, group discussion,…);Using
descriptive statistical methods to reflect the situation of providing public services; Using
the frequency, mean number, average standard deviation to evaluate the process of
providing and receiving public services of related actors.
The study applies the Likert scale to evaluate the satisfaction of actors in
receiving current public services and administrative procedures. So, there are objective
and clear assessments of the results and the efficiency of providing public services for

the development of the value chain of pork products.
Main findings and conclusions
In theory, the thesis has systematized and developed the theoretical basis for
providing public services to develop of value chains of agricultural products in general
and pork products in particular. Specifically: systematized of public services of other

xvi


countries and Vietnam reality as a basis for theoretical basis; a system of Vietnamese
regulations relating to actors from the supply and consumption of products related to the
pork industry and has introduced the concept of providing public services for the
development of value chain of pork products; pointing out the public services to clarify
the nature and requirements of the provision of public services for the development of
the value chain of pork products.
The thesis has pointed out the situation of providing public services to develop
the value chain of pork products in Hanoi is mainly provided by the State Management
agencies. In general, there is a phenomenon of overlapping services within the same
agency and between providers. Modes of providing public service are still going in the
traditional way. The number of public services provided by state management agencies
and by public service providers, private organizations for value chains and actors
participating in the value chain of pork products in Hanoi are still incomplete to the
recipient. Public services provided by state management agencies are administrative
procedures, not public services for value chain development. Public services provided
by private and non-business units do not really have a good environment to serve social
needs. In addition, the fee of providing public services by agencies and units are not
high, but there are shortcomings and problems.
There are many factors affecting the provision of public services for the
development of the value chain of pork products in Hanoi. At present, both public
service providers and individuals working in public service agencies have a

dissatisfaction with service public services provision and reception.The infrastructure
system, related material conditions, laws and the promulgated policies have not yet met
the requirements of changing productionalong the value chain.
The dissertation has proposed 5 innovative perspectives on providing public
services for value chain development, including: (1) The State performs the constructive
role; (2) Change from pre-inspection to post-inspection; (3) Providing public services
along the value chain approach; (4) Based on market mechanism to provide some public
services; (5) Must change the mind of consumers. The dissertation has proposed 7
solutions include: (1) Adjustment of public services; (2) Redefine the duties of public
service providers and agencies; (3) Renewing the fee mechanism and the price of public
service provision; (4) Change the way of public service provision; (5) Enhancing the
capacity of public service provision staff; (6) Develop and promulgate mechanisms and
policies related to the provision of public services for the value chain and (7) Do a good
job of propaganda about public services.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) thì nông sản trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
của sản phẩm thực phẩm các nước. Do đo, việc hình thành các chuỗi giá trị trong
sản xuất là rất quan trọng.
Cơ cấu sản xuất đã tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu
số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ,
phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị, tạo nền sản xuất nông
nghiệp hàng hoa, tập trung, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu. Cần đề ra các giải pháp hợp lý để thực hiện, đặc biệt

co giải pháp tháo gỡ các kho khăn, “nút thắt” hiện nay như: cơ cấu lại ngành vẫn
chưa được triển khai đồng đều ở các địa phương, đổi mới và phát triển các hình
thức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị
chưa phổ biến... Tăng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; đặc biệt thực
hiện đồng bộ các giải pháp để co nền sản xuất nông nghiệp sạch nhằm đảm bảo
sức khỏe cho người dân cũng như hướng đến những thị trường xuất khẩu kho
tính, tăng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp. Phát triển nông thôn trọng tâm là
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (Chính phủ,
2019).
Trong nông nghiệp, việc liên kết để hình thành chuỗi giá trị thường rất kho
khăn. Để xây dựng được chuỗi giá trị rất cần sự tham gia của các tác nhân trong
chuỗi và Nhà nước, nhà khoa học. Lâu nay nhà nước đã phát huy vai trò chủ đạo
để kết nối người dân và doanh nghiệp, từ đo hình thành nên các mối liên kết dọc
và ngang trong chuỗi. Bên cạnh đo các nhà khoa học cũng đã đưa ra các tiến bộ
khoa học công nghệ, phương pháp tổ chức chuỗi, phân tích chuỗi và nâng cao
năng lực cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nhằm củng cố các mối liên kết
mới được tạo ra. Hiện nay, trong thực tế ở nước ta, các chuỗi giá trị thường chỉ
hình thành khi co các dự án của các đơn vị, tổ chức trong nước như Trung tâm
Phát triển chăn nuôi Hà Nội hay tổ chức nước ngoài như IFAD, ADB, WB...
hoặc các chương trình đầu tư phát triển trọng điểm lớn của Nhà nước.Một số
vùng đã hình thành và phát triển các chuỗi giá trị xuất khẩu như: Vùng Tây

1


Nguyên co Lâm Đồng với hoa và rau an toàn; Gia Lai co hồ tiêu Chư sê; Đắk
Lắc, Đắk Nông co cà phê, hồ tiêu và khoai lang Nhật; Vùng đồng bằng Sông Cửu
Long co lúa và cá da trơn; Một số tỉnh co chè xuất khẩu như Thái Nguyên, Phú
Thọ... bên cạnh đo một số tỉnh như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng
Bình... thì hình thành các chuỗi giá trị theo hướng đặc sản vùng miền, tăng lợi thế

so sánh và cạnh tranh.
Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước với số người co mặt
thường xuyên là khoảng trên 10 triệu người, bởi vậy nhu cầu về thực phẩm ngày
càng nhiều, đặc biệt là thực phẩm an toàn và rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, do
chưa liên kết sản xuất theo chuỗi nên không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm,
thực phẩm mất an toàn cũng không quy được trách nhiệm trực tiếp của người nào
gây ra. Chính từ cách làm ăn đứt đoạn, tư lợi, thiếu liên kết như trên mà dẫn đến
người sản xuất không quan tâm tới chất lượng sản phẩm, kể cả việc sử dụng chất
cấm, nhồi tăng cân, các hình thức gian lận để thu nhặt lợi ích riêng. Phần lớn thực
phẩm tiêu thụ trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa chứng minh được cho
người tiêu dùng biết đâu là thực phẩm an toàn. Phát triển chăn nuôi lợn theo
chuỗi giá trị mới tạo ra sản phẩm an toàn, ổn định, đảm bảo truy xuất được nguồn
gốc, chứng minh chất lượng được với người tiêu dùng, hài hòa được lợi ích từ
người chăn nuôi đến người tiêu dùng cuối cùng.
Để hình thành được chuỗi giá trị nông sản ngoài sự nỗ lực của khu vực tư
nhân cònđòi hỏi phải co sự tham gia của khu vực công, đặc biệt là vai trò của nhà
nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị. Các cơ
quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị như: cung
cấp thông tin và hướng dẫn các tác nhân trong chuỗi liên kết tiếp cận chính sách
hỗ trợ từ nhà nước, nghiên cứu giống mới, áp dụng tiến bộ về khoa học và kỹ
thuật trong sản xuất, cung cấp dịch vụ tương tự cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tiếp cận thị trường, hỗ trợ kỹ thuật hoặc nâng cao năng lực trực tiếp và gián tiếp
cho nông dân, cung cấp các dịch vụ truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu,
quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi, giúp phân xử khi co rủi ro trong việc thực
hiện hợp đồng giữa các bên,… Tất cả các dịch vụ đo đều co vai trò hình thành và
thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm. Đã co nhiều nghiên cứu về liên
kết chuỗi giá trị nông sản như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh (2014),
Nguyễn Thị Dương Nga

2



(2016), Đào Thế Anh & Nguyễn Thị Hà (2016), Đỗ Thị Diệp & Nguyễn Hữu
Giáp (2016), Nguyễn Văn Tú & Đỗ Kim Chung (2016), Đỗ Kim Chung (2016),
Đỗ Quang Giám (2015)… Điểm chung của các nghiên cứu này tập trung vào
đánh giá, phân tích cấu trúc tổ chức, các mối liên kết trong chuỗi, sự vận hành
của chuỗi, thị trường sản phẩm, sự phân bổ lợi ích cho các tác nhân trong chuỗi
và đề xuất các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị. Tuy nhiên, chưa co nghiên
cứu nào thảo luận sâu về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị, đặc
biệt đối với chuỗi thịt lợn.
Cho đến giờ, ít tìm thấy các nghiên cứu chuyên sâu về cung cấp dịch vụ
công cho phát triển chuỗi nông sản noi chung và sản phẩm thịt lợn noi riêng. Tuy
vậy, co khá nhiều tác giả đã nghiên cứu về dịch vụ công noi chung. Việc tổng
quan các nghiên cứu về dịch vụ công co tác dụng giúp hình thành được quan
điểm, cách tiếp cận để nghiên cứu đề tài này.
Dịch vụ công rất được chú trọng nghiên cứu ở các nước co kinh tế thị
trường phát triển sớm, nhất là khi đứng trước thất bại của thị trường. Co thể
thống kê mấy nhom nghiên cứu sau đây liên quan trực tiếp đến đề tài: Trong
những năm 80 trở lại đây, khi xuất hiện xu hướng công quản mới, nhất là xu
hướng ủy quyền cho tư nhân tham gia phát triển dịch vụ công thì co nhiều nghiên
cứu về vấn đề này. Đáng chú ý là các nghiên cứu của Wallis & Dollery (1998)
về“Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi", của Osborne & Gaebler
(1997) về "Đổi mới hoạt động của Chính phủ", của Le Grand (1991) với "Lý
thuyết về sự thất bại của thị trường" ("The theory of government failure"),... Các
nghiên cứu này đã cho thấy những thất bại của Chính phủ khi cung ứng dịch vụ
công, do sự phát triển của khoa học - công nghệ, do các căn bệnh cố hữu của nhà
nước, đòi hỏi phải đổi mới quản lý của nhà nước về quản lý dịch vụ công, mà
nước Anh với Chủ nghĩa công quản mới dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher.
Gray (2002), trong nghiên cứu tựa đề “Public versus Private Provision of Public
Services - Cung cấp dịch vụ công giữa khu vực tư nhân và công” đã chỉ ra rằng:

khu vực công co vai trò nhất định trong cung cấp dịch vụ công cho phát triển xã
hội, khu vực tư nhân co vai trò bổ trợ để thực hiện cung cấp các dịch vụ công
trong nhiều lĩnh vực như hạ tầng, giáo dục và y tế. Sử dụng linh hoạt cơ chế cung
cấp giữa hỗ trợ, trợ cấp và phí sử dụng dịch vụ theo cơ chế thị trường cũng là nội
dung được chỉ ra trong nghiên cứu này. Ozolins (2010), trong nghiên cứu

3


"Factors that determine the provision of Public Service Interpreting: comparative
perspectives on government motivation and language service implementation Yếu tố quyết định đến cung cấp cấp dịch vụ công: bối cảnh so sánh về các goi
kích thích của chính phủ và thực thi các dịch vụ" đã chỉ ra được các yếu tố tài
chính, năng lực của cơ quan cung cấp dịch vụ công ảnh hưởng lớn đến phương
thức cung cấp và chất lượng dịch vụ công được cung cấp. Bên cạnh đo cũng co
một số công trình đề cập đến kinh nghiệm của một số nước về quá trình ủy quyền
cho tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ công như "Các công ty tư nhân và
nguồn nước công: Nhận diện mục tiêu về môi trường và xã hội các nước đang
phát triển" ("Private Firms and Public Water: Realising Social and
Environmental Objectives in Developing Countries") của Nick & Libby (2001)
và "Mở rộng khu vực tư trong ngành nước ở Thượng Hải" ("Expansion of the
Private Sector in the Shanghai Water Sector") của Lee (2003). Các nghiên cứu
trên cho thấy sự phong phú của cách tiếp cận về quản lý phát triển dịch vụ công
gắn với quan điểm của từng thể chế cầm quyền, với mô hình “tân tự do”, “tân cổ
điển” hoặc “dân chủ xã hội”, mà ở đo hàm chứa không ít mâu thuẫn chưa được
giải quyết.
Ở Việt Nam, các nhom nghiên cứu với trợ giúp của Tổ chức Phát triển Liên
hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp đã nghiên
cứu về cung cấp dịch vụ công noi chung. Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt

- Pháp (2000), đã chỉ ra tính phức tạp của bức tranh xã hội hoa dịch vụ công ở

Việt Nam mà nguồn gốc của no do thiếu nhận thức rõ ràng. Các nhom nghiên cứu
nêu trên đã cung cấp một số khái niệm, cách tiếp cận, kinh nghiệm nước ngoài về
quản lý và phát triển dịch vụ công - vấn đề còn khá mới mẻ đối với một
đất nước kinh tế thị trường phát triển chưa thành thục, xã hội dân sự chưa định
hình, nhà nước đang trong quá trình cấu trúc lại chức năng.
Cải cách khu vực công đã trở thành chủ đề nghiên cứu được quan tâm
trong thời gian gần đây của cả giới học thuật và những người hoạch định chính
sách. Trước hết là những nghiên cứu tiếp cận từ goc độ chức năng xã hội của nhà
nước, được phản ánh trong nghiên cứu của Ngô Ngọc Thắng (2007) với chủ đề
"Sự biến đổi chức năng xã hội của nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa", của Lê Thị Thủy (2007) về "Chức năng xã hội
của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

4


ta hiện nay". Một hướng khác như Lê Hồng Sơn (2007) với đề tài "Cơ sở lý luận
của việc xác định giới hạn trách nhiệm của nhà nước trong quản lý xã hội" lại
tiếp cận theo yêu cầu đổi mới quản lý dịch vụ công từ các hạn chế của nhà nước.
Chiếm số lượng nhiều nhất là các nghiên cứu về cải cách hành chính, cải
cách khu vực sự nghiệp công, với các công trình của Lê Chi Mai (2003) về đề tài
"Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam", của Đinh Văn Ân & Hoàng Thu Hoà (2006)
về "Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam". Các nghiên cứu này đã chỉ ra
hàng loạt vấn đề trong cung ứng dịch vụ xã hội ở Việt Nam, trong đo đáng chú ý
là chậm tách hoạt động sự nghiệp công ra khỏi hoạt động hành chính công.
Nghiên cứu của Đinh Văn Ân & Hoàng Thu Hòa (2006) tuy co đề cập dưới goc
độ kinh tế dịch vụ nhưng cũng chỉ chỉ ra những quy luật của thị trường trong thời
kỳ hội nhập chi phối đến mọi lĩnh vực dịch vụ, dù đo là dịch vụ kinh doanh hay
dịch vụ công ích, đòi hỏi cần được tính toán trong phát triển khu vực dịch vụ.
Các nghiên cứu của Vũ Huy Từ (1998) về "Quản lý khu vực công", Nguyễn

Ngọc Hiến (2002) về "Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận
thức, thực trạng và giải pháp" đã tổng kết và đánh giá thực trạng cung cấp các
dịch vụ công noi chung ở các lĩnh vực khác nhau, đã chỉ ra sự cần thiết phải cải
cách, đổi mới căn bản khu vực dịch vụ công, gồm cả phương thức cung ứng dịch
vụ, cơ chế tài chính và thể chế. Các tác giả Lê Xuân Bá & cs. (2005) trong nghiên
cứu "Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công ích" đã phân
tích cơ chế quản lý dịch vụ công hiện hành với những bất cập của no trước cơ chế
thị trường và khuyến nghị giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, sử dụng
hợp lý quan hệ thị trường. Các nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, giảm bớt sự can
thiệp trực tiếp của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công nhưng vai trò của nhà
nước không giảm sút, mà đo thực chất chỉ là đổi mới phương thức cung ứng dịch
vụ để tạo ra hiệu quả và chất lượng quản lý cao hơn. Các nghiên cứu trên đã giải
quyết được một số chiều cạnh của đổi mới quản lý dịch vụ công, nhưng do giới
hạn về mặt thời điểm nghiên cứu, mục tiêu của từng đề tài, chuyên khảo, nên còn
không ít vấn đề giải quyết chưa thấu đáo.
Một số nghiên cứu dịch vụ công ở một số tỉnh cũng được tiến hành như:
Nguyễn Thị Hiên (2006) về Sự tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số với dịch
vụ công ở Việt Nam đã đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ công, tình hình tiếp

5


cận và sử dụng một số dịch vụ công, đề xuất được một số giải pháp cải thiện dịch
vụ công ở một số tỉnh.
Các nghiên cứu về phát triển chuỗi giá trị nông sản được nhiều tác giả
quan tâm và thực hiện. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết để tạo ra chuỗi bao
gồm: Hoàng Đình Minh (2016) với nghiên cứu Xây dựng mô hình liên kết, hợp
tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững tại
Việt Nam; Thái Thị Nhung & Trần Mạnh Hải (2016) với nghiên cứu Liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nghề trồng dâu nuôi tằm của hộ nông

dân xã Thiệu Đô, Thiệu Hoa, Thanh Hoa. Các tác giả này đã chỉ ra được sự cần
thiết và những điểm yếu của mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản nhằm phát triển chuỗi noi chung. Nghiên cứu Đỗ Thị Diệp & cs. (2016)
về Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Việt Nam; Nguyễn Thị Minh Hiền & cs. (2016) về Nâng cao năng lực cạnh tranh
của chuỗi giá trị nhãn Hưng Yên; Nguyễn Thị Dương Nga & cs. (2016) về Phân
tích chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Hưng Yên; Vũ Thu Hương (2015) về Chuỗi cung
ứng cây giống keo lai dâm hom vùng Đông Nam Bộ; Nguyễn Văn Tú & Đỗ Kim
Chung (2016) về Chuỗi giá trị mận tại Mộc Châu: Thực trạng và định hướng phát
triển; Đỗ Kim Chung & cs. (2016) về Chuỗi giá trị nông sản ở vùng Tây Bắc:
Thực trạng và định hướng phát triển; Đào Thế Anh & Nguyễn Thị Hà (2016) về
Phát triển chuỗi giá trị an toàn thực phẩm phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp:
Trường hợp rau Đà Lạt và thịt lợn ở Đồng Nai, đều tập trung vào đánh giá hiện
trạng phát triển chuỗi cung ứng, sự liên kết giữa các tác nhân, sự phân bố lợi ích
giữa các tác nhân trong chuỗi. Đặc biệt nghiên cứu của Đỗ Kim Chung & cs.
(2016) cũng đã chỉ ra một số điểm co liên quan đến dịch vụ công cho phát triển
chuỗi như quy hoạch nông nghiệp, xây dựng thương hiệu tập thể, đổi mới dịch vụ
nghiên cứu và khuyến nông. Tuy vậy, cho đến giờ chưa co nghiên cứu nào về
lồng ghép hai chủ đề chung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị nông sản
noi chung và sản phẩm thịt lợn noi riêng được tiến hành.
Mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi giá trị đang được quan tâm ở mức độ
cao nhưng tốc độ phát triển và chất lượng phát triển còn chậm và còn gặp rất
nhiều vấn đề kho khăn. Nguyên nhân là do hiện nay, tuy rằng cung cấp dịch vụ
công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn là rất cần thiết nhưng việc
cung cấp những dịch vụ công đo ở Hà Nội lại co nhiều bất cập. Hiện nay còn

6



×