Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỪ VĂN TUYÊN

GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỪ VĂN TUYÊN

GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Lừ Văn Tuyên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN
ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................... 9
1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................... 9
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu ........................................................................................... 26
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM.................................................................................. 35
2.1. Quan niệm về quyền con người và giá trị quyền con người .............. 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
và vị trí, vai trò của luật tục của người Thái ở Tây Bắc trong đời sống
cộng đồng tộc người.................................................................................. 40

2.3. Mối quan hệ giữa luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam và
giá trị quyền con người ............................................................................. 49
2.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và giá trị quyền con người trong luật
tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam .................................................. 50
2.5. Vận dụng những giá trị quyền con người trong luật tục, tập quán
trong việc thực hiện các quyền con người trên thế giới và Việt Nam ...... 62
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................. 72
3.1. Một số giá trị quyền con người trong luật tục Thái ở Tây Bắc Việt Nam .. 72
3.2. Tác động của những quy định về quyền con người trong luật tục
Thái đến việc thực hiện các quyền con người trong cộng đồng người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay ........................................................ 109


Chƣơng 4: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ QUYỀN CON
NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................... 127
4.1. Quan điểm kế thừa các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam giai đoạn hiện nay .............................. 127
4.2. Giải pháp phát huy các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..................... 134
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 153


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao
đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc. Đây không chỉ là “ngôn ngữ chung”
mà còn là “sản phẩm chung” , “mục tiêu chung” và “phương diện chung” của
toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con
người, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cả trong pháp luật và thực tiễn, là
nghĩa vụ và cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng
lớp và cá nhân, chứ không phải chỉ riêng một quốc gia, dân tộc, giai cấp hay
nhóm người nào. Để đạt được những mục tiêu trong lĩnh vực này, nhân loại
đang hướng tới xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền” ở mọi cấp độ, trong
đó việc kết hợp hài hòa những đặc thù và giá trị truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế được thừa nhận chung về nhân
phẩm và giá trị của con người cũng là một giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền
con người một cách hiệu quả.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc. Trên 10 triệu dân trong tổng
số trên 80 triệu dân, có 53 dân tộc ít người, trong đó dân tộc Thái là một trong
những dân tộc ít người ở Việt Nam. Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân tộc Thái ở nước tacó 1.550.423 người,
chiếm 1,6% dân số cả nước, chiếm 12,2% tổng dân số các dân tộc thiểu số,
đứng thứ ba sau người Kinh và người Tày. Trong xã hội xưa, đồng bào dân
tộc Thái ở Tây Bắc đã có những tư tưởng tiến bộ mang giá trị nhân đạo, nhân
quyền sâu sắc, những tư tưởng đó được biểu đạt bằng nhiều phương thức khác
nhau trong đó, luật tục là một sản phẩm tinh túy nhất trong quá trình phát
triển nhận thức của cộng đồng, và có một vị trí nhất định trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào. Luật tục của Thái với tên
gọi chung là “hít khoòng”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “phong tục tập
quán”, “lệ tục”, hoặc “lệ”. Luật tục được các thành viên trong cộng đồng
nghiêm chỉnh tuân theo một cách tự giác.

1



Từ khi Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nông
nghiệp nương rẫy tự nhiên tại vùng đồng bào dân tộc Thái. Việc giao lưu văn
hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những
biến đổi trong đời sống. Tuy nhiên, với những tác động đó, giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái vẫn luôn tồn tại, luật tục của dân tộc Thái vẫn
luôn có sức sống mãnh liệt, ở một góc độ nhất định vẫn luôn điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng các bản - mường người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, thực thi, bảo đảm các quyền con người đang
được thực hiện, trong đó việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được đặc
biệt chú ý trong xây dựng chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người.
Điều 5, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam; 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; 3.
Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hoá tốt đẹp của mình; 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát
triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng
phát triển với đất nước.
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 : Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp.
Những quy định của Hiến pháp đã thể hiện quan điểm Nhà nước Việt
Nam luôn tôn trọng, thực thi các quyền con người, chính sách dân tộc, bảo
đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố
quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh đã quyết định chọn đề tài giá trị
quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam để triển
khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp
2


phần giải mã toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được
lựa chọn.
Từ những lý do và nhận thức trên đây, tôi chọn đề tài “giá trị quyền con
người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam ” để nghiên cứu và
làm Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là luận chứng khoa học cho một hệ thống
giải pháp bảo đảm, thực thi quyền con người, quyền của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam xuất phát từ hệ thống giá trị truyền thống luôn tồn tại trong lịch sử
đến hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa nhận thức lý luận về giá trị quyền con người và giá trị
quyền con người trong lịch sử truyền thống. Trên cơ sở đó, tập trung làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận, nội dung về giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
- Tìm hiểu và đưa ra những ý kiến đánh giá về thực trạng việc thực hiện
các quyền con người ở vùng đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Xác
định rõ những thành công, hạn chế còn tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân của
thành công, hạn chế đó. Đồng thời, xác định việc vận dụng những giá trị quyền
con người trong luật tục với ý nghĩa bảo đảm thực thi quyền con người.
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những giá trị quyền
con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam để bảo đảm thực
hiện quyền con người trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là luật tục của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam và giá trị quyền con người có trong luật tục của người Thái, khả năng
kế thừa và phát huy những giá trị đó trong xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật
về thực thi quyền con người đối với cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam;
các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật có ảnh hương đến vận dụng

3


giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái trong việc bảo đảm, thực thi
quyền con người đối với cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luật tục tiếp cận dưới góc độ khái niệm, đặc
điểm luật tục của người Thái; đánh giá giá trị của luật tục người Thái trong
cộng đồng; tìm hiểu những kinh nghiệm phát huy những giá trị quyền con
người trong lịch sử truyền thống trên thế giới và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị quyền con
người trong luật tục để xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi các
quyền con người đối với cộng đồng người Thái các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
Đặc biệt tập trung khảo sát đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh, xây dựng hệ thống chính trị; khảo sát về việc hưởng thụ các quyền con
người của đồng bào người dân tộc Thái ở Tây Bắc; khảo sát kết quả thực hiện
các giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị quyền con người trong luật tục của
người Thái của một số xã có người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh Sơn La,
Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái. Từ đó đề xuất quan điểm kế thừa,
phát huy giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người dựa trên giá
trị của luật tục Thái.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng nhà nước và pháp luật; các học thuyết, quan điểm của các nhà tư
tưởng tiến bộ khác về nhà nước và pháp luật hiện đại, đặc biệt là về nhà nước
pháp quyền, về tập quán pháp và về cơ chế tự quản của cộng đồng...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác Lênin và các phương pháp chủ yếu sau đây:
5.2.1 Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận với góc độ khoa học pháp lý nhằm làm sáng tỏ
phạm trù quyền con người trong đời sống, qua quy định trong luật tục điều
4


chỉnh các mối quan hệ xã hội, giữa người dân với với cộng đồng, giữa các
thành viên trong cộng đồng với nhau trong bối cảnh thời kỳ các Châu –
mường người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945 và bối cảnh bản mường vùng
đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đòi hỏi cách tiếp cận liên ngành và đa
ngành khoa học xã hội.
Tiếp cận toàn diện và hệ thống
Nghiên cứu về quyền con người thông qua luật tục đòi hỏi một cách tiếp
cận toàn diện và hệ thống các yếu tố tác động đến cuộc sống của người dân
trong các bản – mường, đến các nội dung mang tính quyền con người trong
luật tục. Sự thay đổi của một yếu tố cấu thành sẽ tác động đến các yếu tố
khác. Ngoài ra, phải xem xét đến tính phổ quát của luật tục bên cạnh đó là
tính đặc thù của từng địa phương, của từng giai đoạn lịch sử.
Tiếp cận toàn diện và hệ thống cho phép đề tài có thể đánh giá các sự
kiện, hiện tượng trong tương quan với chỉnh thể rộng hơn đồng thời xem xét
tính đặc thù của luật tục của người Thái ở Tây Bắc.
Tiếp cận liên ngành khoa học xã hội

Trong khi tiếp cận toàn diện và hệ thống cho phép đề tài có cái nhìn vừa
bao quát vừa đặc thù, thì việc vận dụng một tiếp cận liên ngành trong nghiên
cứu giúp tác giả nhìn nhận, đánh giá các sự kiện từ nhiều chiều cạnh khác
nhau. Trước hết là tiếp cận Luật học trong việc xây dựng hương ước, quy ước
ở cơ sở dựa trên những giá trị của luật tục và thực thi hương ước điều chỉnh
hoạt động tự trị, tự quản của bản mường, chi phối cuộc sống mọi mặt của
người dân.
Tiếp cận ở khía cạnh lịch sử để thấy sự thay đổi của quyền con người
qua các giai đoạn, các thời kỳ, phản ánh trong luật tục. Các yếu tố của bối
cảnh lịch sử tác động đến nội dung của luật tục.
Tiếp cận ở khía cạnh dân tộc học, nghiên cứu bản mường của người Thái
là một thực thể chứa đựng nhiều thành tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn
giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện tự nhiên...

5


Việc xem xét đối tượng nghiên cứu từ tiếp cận liên ngành giúp đưa ra
những phân tích thấu đáo dựa trên đặc thù riêng của mỗi ngành khoa học.
Nhìn đối tượng dưới lăng kính đa chiều cũng cho phép tiến dần tới hiện thực
khách quan, hạn chế được những sai số đặc trưng cho mỗi ngành khoa học.
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề luận án, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận
điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các
luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án.
Tiếp cận liên ngành luật học
Tiếp cận ở khía cạnh luật học, luận án nghiên cứu pháp luật về quyền
con người, quyền của các dân tộc thiểu số và thực tiễn bảo đảm thực thi pháp
luật về quyền con người trong đời sống. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được
luận án đặc biệt chú ý.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu khoa học pháp lý về
quyền con người.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để
phân tích các tài liệu về giá trị quyền con người trong lịch sử nhà nước, pháp
luật trong luật tục dân tộc thiểu số trên thê giới, luật tục dân tộc Thái ở Việt
Nam, bao gồm các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí về luật tục Thái
(bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài), các tài liệu về luật tục được dịch
sang tiếng Việt.
- Phương pháp hỏi chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu
thập thông tin và ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam và nước
ngoài chuyên về luật tục Thái. Phương pháp này được thực hiện thông qua
việc liên lạc trao đổi trực tiếp, qua thư điện tử (e-mail) và qua các cuộc hội
thảo khoa học về luật tục Thái mà tác giả tham dự.
- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng giá trị quyền con người

6


có trong luật tục ở một số quốc gia (tiêu biểu) trên thế giới; qua đó rút ra được
những nhận thức chung và giá trị tham khảo có thể áp dụng đối với Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử: với tính đồng đại, lịch
đại... để xem xét vấn đề quyền con người trong mối liên hệ hữu cơ với điều
kiện lịch sử cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
các tri thức về giá trị quyền con người có được từ hoạt động phân tích, hỏi chuyên
gia, so sánh, và các phương pháp được sử dụng khác. Sự tổng hợp này nhằm mục
đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của chính tác giả luận án nhằm

vận dụng giá trị quyền con người có trong luật tục Thái ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 của luận án
nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực
trạng nghiên cứu lịch sử về quyền con người, giá trị quyền con người, luật tục
của dân tộc Thái ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong chương 3 của
luận án để đánh giá những tác động của giá trị quyền con người có trong luật
tục tới cộng đồng ở một số bản – mường người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Cụ
thể tại một số xã có đông đồng bào người dân tộc Thái sinh sống tại 05 tỉnh:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định trên đây, Luận án có
những kết quả nghiên cứu mới sau đây:
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện, chuyên sâu cả ở phương diện lý luận và thực tiễn về giá trị quyền con
người trong luật tục Thái và tác động luật tục Thái đối với thực hiện pháp luật
trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc hiện nay.
Luận án phân tích làm rõ thêm những vấn đề về luật tục Thái trong xã
hội truyền thống và hiện nay; làm rõ các yếu tố và thực trạng ảnh hưởng của
luật tục đến thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Thái.
Bên cạnh đó, Luận án đánh giá những nguyên nhân chủ yếu và đưa ra
được những quan điểm, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm từng bước phát
7


huy những giá trị quyền con người trong luật tục đến thực hiện pháp luật
trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án góp

phần chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của luật tục, luật tục Thái và vị trí, vai trò
của nó trong điều chỉnh quan hệ cộng đồng; chỉ ra những giá trị về quyền con
người có trong luật tục để góp phần ứng dụng trong thực tế.
Kết quả nghiên cứu của Luận án đưa ra cách nhìn đầy đủ về giá trị quyền
con người có trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc có vai trò quan trọng
trong đời sống cộng đồng; bổ sung cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Thái ở nước ta hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị tích cực, những
mặt hạn chế về những giá trị về quyền con người có trong luật tục Thái trong
quản lý xã hội trên địa bàn nghiên cứu; tìm ra những giá trị của luật tục cùng
những giải pháp khả thi để có thể sử dụng luật tục hỗ trợ cùng pháp luật trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội vùng nông thôn - cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở Tây Bắc; làm cơ sở cho rà soát, hệ thống hóa, phát huy những quy phạm luật tục
phù hợp, đưa vào các hương ước, quy ước khu dân cư, góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật và loại bỏ những quy phạm mang tính hủ tục lạc hậu, mê tín, dị
đoan đang tồn tại trong luật tục, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật trong cộng
đồng người Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nói chung.
Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy,
đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ; trong xây dựng chính sách về dân
tộc của Đảng và Nhà nước; trong quản lý xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn,
đưa pháp luật vào cuộc sống... vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc hiện
nay và trong những năm tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
8


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục, luật tục của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về luật tục
Trên thế giới, vấn đề luật tục sớm được nghiên cứu tại các nước châu
Âu và một số quốc gia châu Á. Ở châu Âu, luật tục được nghiên cứu từ cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX bởi các nhà luật học và các nhà cai trị địa
phương. Các nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật đã kết hợp giữa luật La Mã và
tập quán pháp, cụ thể các tập quán được luật hóa trong luật La Mã, khởi đầu
là Bộ luật 12 bảng - vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên (Đây là một
trong những văn bản luật ra đời sớm nhất và mãi cho đến thế kỷ XIX vẫn
được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu
Âu - ngay các Bộ luật Dân sự hiện đại, như Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật
Dân sự Áo cũng hình thành trước tiên từ Luật La Mã) [55, tr75].
A. Wantson trong bài viết "An approoach to costomary" in trong cuốn
"Folk law" (1994) cho rằng tập quán pháp trở thành luật khi và chỉ khi nó
được đạo luật hay quyết định của tòa án công nhận, khi nó được biết như là
luật, chấp nhận như là luật và thi hành như là luật [48, tr56].
Trong việc thiết lập việc cai trị một số quốc gia thuộc địa ở châu Á,
châu Phi, Nam Mỹ, các nhà luật học, quản lý của các nước có nhiều thuộc địa
như Anh, Pháp, Tây Ban Nha rất quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Những
năm đầu của thế kỷ XX, Bronislaw Malinowski - người trường phái chức năng
(Functionnalism) cho rằng, tất cả những hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang
chức năng nhất định trong một xã hội nhất định, từ đó rút ra kết luận: "không thể
dùng một thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác, mà cần sử dụng bản thân
thể chế xã hội vốn có để quản lý xã hội đó", quan điểm này đã được các nhà cai trị
thực dân vận dụng trong việc cai trị các xã hội thuộc địa lúc bấy giờ [48, tr57].
9



Công trình của Kayleen M.Hazle Hurht dân đã đề cập tới tình trạng đa dạng
pháp luật của cư dân bản địa của các nước Canada, Australia, New Zealand
vốn là nơi sinh sống của cư dân bản địa, còn ở trình độ phát triển thấp và tình
trạng phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân [48, tr56].
Ở châu Á, vốn có nhiều quốc gia chịu sự đô hộ bởi nhà nước thực dân,
vấn đề nghiên cứu luật tục được người Anh, người Pháp quan tâm từ rất sớm
ở Ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia... và nhất là ở Việt Nam. Giáo sư Ngô Đức
Thịnh cho rằng, công trình nghiên cứu: “Asian indigenous law in Interaction
with Received law” (Luật bản địa châu Á trong mối quan hệ tương hỗ với luật
thành văn) của Masaji Chiba [78], bao gồm nhiều chương viết về luật tục của
nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau, như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi
giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản [50], đã đưa ra sự phân loại luật
ở các nước châu Á thành ba hình thức: Luật (Received law), Luật bản địa
(Indigenous law) và dạng hỗn hợp giữa hai hình thức trên.
Tại Ấn Độ, có công trình: “Luật tục bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ” của
Shinbani Roy và S. H. M. Rizvi; hay “Đất đai công cộng và luật tục” của
Minoti Charcravarty-Kaul, đề cập đến vấn đề sở hữu đất đai theo luật tục ở
Bắc Ấn Độ [49, tr18].
Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu về giá trị luật tục của
các dân tộc châu Phi và châu Á như công trình của Woodman, Gordon R và
A.O.Obilade viết về luật châu Phi và lý thuyết luật pháp, bởi châu Á và châu
Phi là đối tượng tập trung sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp,
chủ yếu là người phương Tây, để tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề nảy sinh
giữa pháp luật và luật tục. Khi thực dân Đức, Pháp và Anh sang cai trị và đặt
ách đô hộ ở một số nước ở hai châu lục này, một trong những vấn đề mâu
thuẫn căng thẳng là mâu thuẫn giữa luật bản địa và luật pháp phương Tây.
Nhìn chung, trên thế giới trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX có một khối
lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về luật tục từ các góc độ khác nhau

dưới góc độ lý luận, phương pháp và nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Các
công trình nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết căn bản về luật tục được
nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và tạo ra những nền tảng cần thiết cho các
10


nghiên cứu về luật tục.
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp đã có một số
công trình nghiên cứu về luật tục Tây Nguyên, hơn một thập kỷ qua, các nhà
nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác nhau ở Việt Nam đã bắt đầu
sưu tầm luật tục của dân tộc Êđê, M'nông, Thái, Jrai… Đây mới là sự khởi
đầu của việc sưu tầm và nghiên cứu về luật tục của các dân tộc ở Việt Nam
nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về thực tế các dân tộc áp
dụng luật tục như thế nào, đặc biệt ở những tộc người đa sắc thái với nhiều
cụm điểm dân cư từ nơi khác đến sinh sống mang theo phong tục tấp quán
riêng của họ.
Để thúc đẩy việc sưu tầm, dịch và công bố luật tục Tây Nguyên phải kể
đến Chỉ thị của Pierre Pasquier (có thời gian làm toàn quyền Đông Dương),
năm 1923, Pasquier yêu cầu ghi chép và thu thập luật tục của các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Tại Thông tri 578 -CA ngày 30/7/1923, Ông yêu cầu
các nhóm dân tộc đông người như Jrai, Xơ đăng, Bana, M'nông; quy tắc hóa
các luật tục như đã làm ở Đắc Lắc với người Ê đê. Thông tri 578- CA chỉ rõ
rằng người Pháp cần biết luật tục của các dân tộc Tây Nguyên để tiến hành
việc cai trị. Sưu tầm luật tục Tây nguyên vì lợi ích của chính quyền đô hộ
Pháp cho nên có thể "cải biên" và "thu xếp" một cách có lợi; có thể ủng hộ cả
những việc thử tội có tính chất Trung cổ và biện hộ cho cuộc chiến tranh giữa
các bộ lạc. Thông tri 578 - CA đã thúc đẩy việc ra đời của nhiều tài liệu khác
về luật tục.
Năm 1913, Leopold Sbatier đã sưu tầm, hệ thống và cho công bố bộ
luật tục Ê đê: Ruôn Hra Duc Key bhiam dum in trong Imprimeie d' Extremi Orient, 1927 bằng tiếng Ê đê. Năm 1940, L.Sabatier cho xuất bản cuốn Sưu

tầm luật tục người Ê đê ở Đắc Lắc do D.Antomarchi dịch và chú thích (Hà
Nội, IDEO). Cuốn sách là công trình sưu tầm, hệ thống và ứng dụng đầu tiên
về luật tục. Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ sưu tầm và văn bản luật tục Ê đê,
mà bên cạnh luật tục thực tế, Ông còn thêm những quy định của mình vào
nhằm mục đích thực thi việc cai trị.
Tiếp theo, lần lượt 5 cuốn sách về luật tục được ra đời gồm:
11


Jacques Dournes: Nri, sưu tầm luật tục của người Sre ở Thượng Đồng
Nai, Sài Gòn, France - Asie, 1951. Cuốn sách đã phản ánh được những nét cơ
bản của luật tục Sre, gồm hai phần, phần đầu là những điều chung về hình
phạt, trách nhiệm, làm chứng, thú tội, các giao kèo…và phần chính là các
điều luật cụ thể. Cuốn sách trình bày 92 điều luật bằng song ngữ tiếng Sre và
tiếng Pháp, đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như tội
chống cấp trên, tù trưởng sai phạm, làm hại người khác, hôn nhân, tội ác, gia
súc, đất đai…
Theophile Gerber: Luật tục Stiêng, Tạp chí Trường Viễn đông bác cổ,
1951. Cuốn sách là những ghi chép về luật tục Stiêng ở Bù lơ theo chế độ phụ
hệ (khác với người Stiêng ở Bù đéc theo chế độ mẫu hệ). Cuốn sách gồm 5
chương: chương I là một số khái niệm về tập quán pháp, chương II là việc tổ
chức xét xử, hình phạt, chứng cứ, trách nhiêm và liên đới trách nhiệm,
chương III về người đứng đầu làng và các thành viên trong làng, chương IV
về hôn nhân và gia đình, chương V về sở hữu tài sản và thừa kế. Tuy nhiên,
cuốn sách chỉ ghi chép bằng tiếng Pháp mà không có phần ghi bằng chứ
Stiêng. Bên cạnh đó, một số "tiền lệ pháp" trong chương II quy định hành
chính trong xét xử, bản thân luật tục Stiêng không có.
Paul Guilleminet: Luật tục của bộ lạc Bana, Xedang và Jrai ở tỉnh Kon
Tum, Paris, Trường Viễn đông bác cổ, 1952. Cuốn sách gồm hai tập, mặc dù
tên gọi là Luật tục của bộ lạc Bana, Xedang và Jrai ở tỉnh Kon Tum, song lại

tập trung đề cập đến luật Bana. Cuốn sách không giới thiệu toàn văn hoặc
từng phần của luật tục Bana mà chủ yếu là dẫn ra và bình luận về những luật
lệ mà chính quyền thực dân Pháp sử dụng. Dournes đã nhận xét: "Ở đây
không hề có luật tục truyền thống của nhân dân"[20, tr9].
Jean Boulbet: Vài khía cạnh của luật tục (N'ri) người Cau Ma, Tạp chí
xã hội và nghiên cứu Đông Dương, Sài Gòn 1957. Cuốn sách gồm bốn
chương: chương 1 về xử sở Mạ, chương 2 sắc thái đùa cợt của người Mạ một thú vui trong nói chuyện, chương 3, luật tục Mạ, chương 4, về thơ ca của
người Mạ. Đối với luật tục của người Mạ, tác giả dẫn ra 68 điều liên quan đến
các lĩnh vực như xử kiện, chiến tranh, thủ lĩnh, nói dối, quan hệ trai gái, cưới
12


xin và hôn nhân, gia đình, ngoại tính, không ly dị, loạn luân,…bao gồm tiếng
Mạ và phần dịch sang tiếng Pháp. Cuốn sách là thể hiện sự nghiêm túc, thận
trọng và am hiểu của tác giả về cách nói, cách suy nghĩ của tộc người Mạ: trong
tác phẩm này, luật tục được vận dụng với mong muốn hòa giải các tranh chấp.
Pierre Bernard Lafont: Tơ lơi djuat, luật tục của bộ lạ Jrai, Paris,
Trường Viễn đông bắc cổ, 1963. J.Dournes cho rằng đối với luật tục Jrai:
"mục đích của tất cả quá trình luật tục Jrai là để đạt đến sự thỏa thuận chung,
thông qua một sự dàn xếp chấp nhận được. Và do vậy mà giải quyết sự căng
thẳng trong một bộ phận nhỏ của cộng đồng", và Ông đánh giá rất thấp cuốn
sách nói trên "cuốn sách này có lẽ là đáng chê cười nhất trong số các tác phẩm
về luật tục của người bản xứ [76, tr10].
Ngoài ra, có thể kế tới một số công trình:
Cuốn sách "Một số luật tục và luật cổ ở Đông Nam Á" của Vũ Quang
Thiện, Tô Nguyễn [43] (sưu tầm, biên dịch và giới thiệu: Luật tục của người
Chin (ở Myanma và một phần đất tiếp giáp ở Ấn Độ) Ka-chin (ở Myanma và
một phần đất tiếp giáp ở Trung Quốc); Bộ luật Lào cổ; Bộ luật Luông Phabăng của người Lào; Bộ luật hôn nhân và thừa kế của người Gia-va Hồi giáo ở
Malayxia và Inđônêxia).
Cuốn sách "Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam" cuả

Viện nghiên cứu khoa học dân gian [58] với nhiều bài viết như: "Một số nhận
xét về việc nghiên cứu luật tục" của GS. G.Condomianas (Pháp), đã nhận xét về
luật tục dưới góc độ liên quan đến tính chất của luật tục đó là tính truyền miệng,
đức tin và thực hành tín ngưỡng; "Luật tục của người Minangkabuau" của tác giả
H.Idus Hakimi Datuak Rajo Panghulu (Indonexia) đã miêu tả sự đóng góp của
adat istiadat (các tập tục) của Minangkabuau trong sự phát triển của miền Tây
tỉnh Sumatra thuộc Indonexia, bài viết dưới góc độ để nghiên cứu, so sánh với
luật tục ở Việt Nam; "Nguồn gốc và bản chất của luật tục Tây Nguyên" của tác
giả Phan Đăng Nhật đã khái quát quá trình nghiên cứu luật tục Tây Nguyên của
người Pháp và người Việt Nam, qua đó nêu lên bản chất của luật tục một số dân
tộc Tây Nguyên.v.v…
Cuốn "Luật tục với đồi sống" của tác giả Phan Đăng Nhật đã luận giải luật
13


tục của các dân tộc Việt Nam và giới thiệu, minh chứng nội dung luật tục Jrai
trên một số lĩnh vực liên quan của đời sống xã hội [30].
Cuốn "Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam" của tác giả Ngô Đức
Thịnh gồm 11 chương đã khảo sát các khía cạnh khác nhau của luật tục (như góc
độ tiếp cận, bản chất, hình thức phát triển của luật tục…và giới thiệu luật tục của
một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam [49].
Cuốn sách "Văn hóa chính trị và tộc người" của tác giả Toh Goda
(Chủ biên) là tập hợp những bài viết mới của các nhà nghiên cứu Nhật Bản,
Philippines được đúc kết qua thời gian theo dõi và tiếp cận trực tiếp đời sống
sinh hoạt của một số tộc người nhỏ ở Philipines, Indonexia, Malayxia và Đài
Loan. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và mô tả nhiều khía cạnh của nội dung
văn hóa chính trị của các tộc người này [46].
Ngoài ra có nhiều bài viết về luật tục của các dân tộc đăng trên tạp chí
nghiên cứu khoa học, nhưng chủ yếu các tác giả mới nêu những khái niệm cơ
bản, giới thiệu nội dung, giá trị cơ bản của luật tục và yêu cầu bảo vệ phát

triển luật tục, ít có công trình khai thác các khía cạnh cụ thể của luật tục để đề
xuất giải pháp kết hợp với pháp luật để thực hiện các quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về luật tục của người Thái
Nghiên cứu, giới thiệu, sưu tầm luật tục của người Thái ở Việt Nam đã
được các nhà khoa học khá quan tâm. Nhiều học giả trong nước thời gian gần
đây đã nghiên cứu tích cực, đặc biệt là việc tập hợp luật tục, giới thiệu đặc
điểm, ưu, khuyết điểm của luật tục, và gợi mở một số nét cơ bản về vận dụng.
Một số công trình nổi bật đó là:
Cuốn sách “Luật tục và phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay"
[56], tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vận dụng luật tục,
cụ thể như: “Luật tục và chiến lược phát triển nông thôn ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Duy Quí; “Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất
khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên”, của tác giả Hoàng Xuân Tý;
“Vai trò của phong tục tập quán và việc kế thừa phong tục tập quán trong xây
dựng pháp luật”; “Luật tục và vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên: những
gợi ý nhằm hoà hợp luật thành văn và luật tục ở Châu Á”, của tác giả John
14


Ambler; “Luật truyền thống của người Thái: Khái quát chung về luật hiít
khoòng ở Lào” của tác giả Oliver Raendchen, tại đây, tác giả đã dẫn chứng về
luật tục truyền thống, đó là luật hiit khoòng hiện đang có hiệu lực ở các bộ tộc
người Lào, Thái Phuan, Thái Lue, Thái Yuan, Thái Dam. Một số bài viết về
luật tục người Thái, điển hình như: “Luật tục Thái với việc bảo vệ môi
trường” của tác giả Cầm Trọng; “Phong tục trong hôn nhân và gia đình của
người Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La)” của tác giả Hoàng Lương. Tác
giả cho rằng, đây là hội thảo khoa học lớn nhất bàn về vận dụng luật tục vào
phát triển nông thôn ở Việt Nam. Cuốn sách là kỷ yếu của hội thảo lớn,
nghiên cứu hệ thống luật tục của nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước, do
đó luật tục người Thái vẫn chưa được nghiên cứu theo chiều sâu, nhất là

nghiên cứu những giá trị của luật tục người Thái và sự vận dụng những giá trị
đó trong thực tiễn đời sống thì chưa có công trình nào.
Nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng có cuốn “Luật tục Thái ở
Việt Nam” [50]. Công trình được trình bày bằng hai ngôn ngữ: chữ Thái và
bản dịch tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày khái quát một
số khái niệm về luật tục, luật tục người Thái; những nội dung cơ bản của luật
tục người Thái Đen ở Thuận Châu, Sơn La và một số nội dung luật tục người
Thái ở Tây Bắc do đồng tác giả Cầm Trọng sưu tầm.
Cuốn “Tư liệu về Lịch sử và xã hội dân tộc Thái” của nhóm tác giả
Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân [65]. Công
trình tập hợp và giới thiệu các nội dung chủ yếu sau: Truyện kể bản mường;
Lai lịch dòng họ Hà Công; Lệ mường; Luật mường; Tục lệ người Thái Đen ở
Thuận Châu - Sơn La.
Cuốn “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của tác giả Quán Vi Miên [26], tác giả
đã sưu tầm và giới thiệu một số tục ngữ của người Thái, được thực hiện dưới
hai ngôn ngữ: Phiên âm tiếng Thái (La Tinh) và dịch nghĩa tiếng Việt, gồm
giới thiệu những nội dung tác giả sưu tầm được ở tỉnh Nghệ An.
Cuốn sách có tiêu đề “Tìm hiểu luật tục các dân tộc ở Việt Nam” của tác
giả Ngô Đức Thịnh [50] . Trong đó có phần giới thiệu luật tục người Thái, tác giả
đã nêu khái quát vai trò của luật tục trong phát triển nông thôn Việt Nam.
15


Cũng phải đánh giá khách quan rằng, những công trình nghiên cứu về
luật tục người Thái các tác giả chỉ mới dừng lại việc trình bày hệ thống luật
tục của các dân tộc thiểu số, khái quát sơ lược vấn đề vận dụng, chưa đi sâu
nghiên cứu việc vận dụng luật tục, nhất là luật tục người Thái vào thực tiễn
công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở vùng dân tộc Thái.
Cuốn “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường
Lò” [18] là công trình giới thiệu khá chi tiết về tín ngưỡng cúng vía của

người Thái, trong đó cuốn sách trình bày tục cúng vía là một nét văn hóa của
người Thái nói chung, Thái Đen Mường Lò nói riêng. Cúng vía là hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng người Thái. Cúng vía, tức là gọi hồn,
gọi vía, một nghi lễ tín ngưỡng. Theo quan niệm của người Thái, người sống
có vía của người sống (tiếng Thái gọi là phi khoăn), người chết có vía, tiếng
Thái gọi là phi tai, một số con vật, cây cối, rừng núi, đất đai…người ta quan
niệm đều có hồn, vía. Và theo tục lệ, có thể cúng vía theo định kỳ, theo chu
kỳ hoặc có thể cúng vía đột xuất do có các sự kiện vui, buồn…khác nhau phát
sinh trong đời sống thường nhật. Cho đến nay, tục lệ này đang được duy trì
khá phổ biến trong cộng đồng người Thái ở Việt Nam.
Cuốn: “Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc
Thái, H’Mông Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Bùi Xuân Trường [60] đã gắn
với những vấn đề liên quan đến quản lý xã hội, có tính thời sự.
Liên quan đến giá trị của luật tục người Thái còn một số công trình
như: Cuốn “Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên” của nhóm tác
giả Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh [13]; “Hôn nhân và gia đình các dân tộc
Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thúy Bình [6]; “Phong tục
tang lễ của người Thái Đen xưa kia”, tác giả Lương Văn Trung [54]; hoặc
cuốn “Văn hóa Thái, những tri thức dân gian”, của tác giả Đặng Thị Oanh
[38]...đã tập hợp, giới thiệu về phong tục tang lễ, cưới xin, tri thức dân gian
của người Thái.
Ngoài ra, có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học về
luật tục của người Thái:

16


Tác giả Lò Châu Thỏa có bài viết “Ảnh hưởng của Luật tục dân tộc
Thái trong thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình” [51]. Tác giả cho rắng
Luật tục dân tộc Thái trong quan hệ hôn nhân và gia đình có sự đan xen giữa

tích cực và tiêu cực, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa thuần phong mỹ tục và hủ
tục, mê tín dị đoan.
Tác giả Lừ Văn Tuyên trong bài viết “Phòng, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí theo luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” [64] đã phân
tích một số quy định trong luật tục về phòng chống quan liêu, tham nhũng lãng
phí từ đó đề ra các giải pháp vận dụng luật tục trong công tác phòng, chống tham
nhũng tại vùng đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Tác giả đã chỉ ra rằng “những
quy định về phòng, chống tham nhũng lãng phí trong luật tục Thái có tác dụng
giáo dục nhân cách con người: nhắc nhở con người không tham lam vật chất;
phê phán những thói hư tật xấu của con người như kẹt xỉn, tham lam, khoe
khoang…; luật tục định hướng giáo dục, đề cao danh dự của con người”.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả là sự nỗ
lực, cố gắng để mang những giá trị dân gian vào cuộc sống đương đại một
cách hài hòa, với mong muốn sẽ có được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, xét
về góc độ nghiên cứu gắn với pháp luật thì các công trình chỉ dừng lại ở lĩnh
vực dân tộc học, sử học, hoặc có tác giả đã nghiên cứu về vận dụng luật tục
nhưng mới ở mức độ tiếp cận khái quát mang tính bước đầu, và chỉ nghiên
cứu ở một số lĩnh vực, một số vùng miền trong phạm vi hẹp, luật tục người
Thái vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặt khác, quá trình
nghiên cứu các tác giả chưa có sự so sánh giữa luật tục với các qui phạm pháp
luật và chưa phân tích rõ những tiến bộ hay hạn chế của hệ thống luật tục đó,
đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá có chiều sâu về những
giá trị của luật tục.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quyền con người và giá trị
quyền con người
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về quyền con người
Liên quan đến đề tài luận án, tác giả đề cập đến các công trình nghiên
cứu về quyền con người có trong lịch sử và giá trị quyền con người trong thực
17



tiễn với mục đích khẳng định rằng quyền con người là sự kết tinh những giá
trị cao đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc trong một quá trình lịch sử
lâu dài và giá trị quyền con người có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống xã hội.
Một số công trình của các tác giả nước ngoài như sau:
Cuốn sách “Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo
dục quyền con người” của tác giả Wolfgang Benedek [73] đã cung cấp những
thông tin phong phú về quyền con người, giúp người đọc hiểu được các nội
dung, đặc trưng của quyền con người và các vấn đề khác có liên quan, qua đó
hình thành được quan điểm, kiến thức và khả năng vận dụng quyền con người
vào thực tế cuộc sống.
Trong bài “Đạo Phật và nhân quyền trong lịch sử Việt Nam”
(Buddhism and Human Rights in traditional Vietnam) của GS.TS Tạ Văn Tài
[44] đã đưa ra nhiều dẫn chứng như vụ khoan hồng đối với Nùng Chí Cao,
với Lê Văn Thịnh đánh giá dưới góc độ quyền sống và khẳng định: “quan
niệm Phật giáo quí trọng mạng sống đã làm cho chính sách của Triều Lý về
tử hình trở nên rất khoan dung”. Dưới góc độ an ninh cho con người trong
diễn tiến pháp luật, tác giả tìm thấy dấu vết lịch sử về ba quyền trong phạm vi
này. Thứ nhất, một trong những yếu tố căn bản về an ninh của cá nhân liên
quan đến quá trình pháp luật là sự phỏng đoán là vô tội cho đến khi bị kết án
chính thức, và do đó người bị cáo bị truy tố phải được phân biệt với người đã
bị kết án. Thứ hai, sự bảo đảm tránh bị nguy cơ hai lần nghĩa là không ai có
thể bị xét xử và phạt thêm lần nữa về một vi phạm mà y đã bị kết án chung
thẩm hoặc được tha bổng theo luật và thủ tục tố tụng. Nguyên tắc như vậy đã
được công nhận dưới đời Lý (sắc lệnh 1128) và được tiếp tục trong các triều
đại sau đó, kể cả đời Lê và đời Nguyễn. Thứ ba, là tránh đối xử hoặc hình
phạt bất nhân, tương ứng với Điều 5 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và
Điều 7 của Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị có cùng một
cách diễn đạt: “Không ai phải chịu tra tấn hoặc đối xử hoặc hình phạt độc ác,
bất nhân và mất phẩm giá”. GS Tạ Văn Tài còn nhận định: “Sự khoan dung

của nhà Phật đối với tự do tư tưởng và tôn giáo chắc chắn đã ảnh hưởng đến
chính sách nhân quyền của các triều đình nhà Lý và nhà Trần”.
18


Trong bài viết: “Nhân quyền trong Luật Hồng Đức – niềm tự hào của
dân tộc” của GS.TS Hoàng Xuân Hào (Hoa Kỳ) [19] đã nhấn mạnh: Luật
Hồng Đức thật xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trên cả hai
bình diện quốc tế và quốc gia. Trên bình diện quốc tế, phân tích đối chiếu các
điều khoản của Luật Hồng Đức với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế được
quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Điều 1 và Điều 56), bản Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền và 7 Công ước quốc tế về nhân quyền, ta thấy
những quy định của Luật Hồng Đức rất gần gũi với những tiêu chuẩn nhân
quyền quốc tế ngày nay trong cả bốn lãnh vực: quyền toàn vẹn thân thể;
quyền bình đẳng; các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa.
Trong tác phẩm Truyền thống nhân quyền Việt Nam (The Vietnamese
Tradition of Human Rights) của GS Tạ Văn Tài [45] do University of
California Berkeley xuất bản năm 1988, đã nêu những bằng chứng xác thực
được ghi nhận trong Bộ luật Hồng Đức và các sắc dụ, các hành động cụ thể
còn lưu trong chính sử để kết luận: “Tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần
những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay”. Cuốn sách đã khiến các học
giả phương Tây ngạc nhiên và thán phục tinh thần tôn trọng nhân quyền của
Luật Hồng Đức đã có trước phương Tây. Học giả Mỹ Robert Foster nhận định
rằng công trình của giáo sư Tạ Văn Tài đã nhắc nhở giới học giả Âu Mỹ rằng
những tiêu chuẩn về nhân quyền không phải là sáng tác độc quyền của thế
giới Tây phương. Cuốn sách này sử dụng danh mục đầy đủ về các tiêu chuẩn
nhân quyền quốc tế hiện nay, như một khung phân tích và hòn đá thử vàng
cho việc đánh giá thành tích của Việt Nam trong những lãnh vực về sự toàn
vẹn con người (quyền sống, quyền tự do và quyền an toàn trong quá trình

pháp luật), quyền bình đẳng, các quyền dân sự và chính trị, các quyền về kinh
tế, xã hội và văn hoá trong xã hội truyền thống.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về quyền con người ở nước ta mới được bắt
đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX, đó là một khoảng thời gian lớn đối với
mỗi người song còn rất nhỏ so với tiến trình phát triển của bảo đảm quyền con
người - một vấn đề bao trùm toàn diện và sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời
19


sống xã hội loài người. Đa số các công trình nghiên cứu về quyền con người ở
Việt Nam hiện nay đều tập trung phân tích các khuôn khổ pháp lý quốc tế và
khả năng áp dụng tại Việt Nam trong những bối cảnh nhất định, bên cạnh đó
là việc nghiên cứu những quyền hoặc nhóm quyền con người cụ thể, có thể kể
tới một số công trình sau:
Cuốn sách: “Tư tưởng quyền con người (tuyển tập tư liệu thế giới và
Việt Nam)”[57] của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động –
xã hội, (2011). Đây là một công trình tập trung giới thiệu một cách toàn diện
lịch sử phát triển của nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại
cũng như dân tộc Việt Nam. Cuốn sách có 2 phần: phần I – tuyển chọn những
văn kiện, đoạn trích và tuyên bố mang tính chất tiêu biểu, phản ánh nhận thức
và tư tưởng của nhân loại về nhân quyền, được sắp xếp theo trình tự lịch sử;
phần II – bao gồm những đoạn trích và tác phẩm phản ánh rõ nét tư tưởng về
nhân quyền trong lịch sử của dân tộc Việt. Nói chung, công trình này là một
khối lượng lớn tư liệu về vấn đề quyền con người, là nguồn tư liệu nhằm mục
đích thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Cuốn sách "Quyền con người" của GS. TS Võ Khánh Vinh [70], trong
chương Quyền con người: Khái niệm và bản chất cho rằng “cần phải tiếp cận
nội dung của các quyền con người bằng phương pháp lịch sử cụ thể. Danh
mục các quyền con người được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế
và trong các bản Hiến pháp của các nhà nước pháp quyền là kết quả của sự

hình thành lâu dài về mặt lịch sử các tiêu chí và chuẩn mực mà hiện nay đã
trở thành quy chuẩn đối với xã hội dân chủ hiện đại”.
Trong các thời đại khác nhau, vấn đề quyền con người được biểu hiện dưới
góc độ khác nhau: tôn giáo, đạo đức học, triết học tùy thuộc vào lập trường xã
hội của giai cấp nắm quyền lực. Quyền con người cũng là hiện tượng đa dạng,
phong phú do được qui định, được chi phối bởi rất nhiều yếu tố.
Sau khi phân tích đánh giá suốt quá trình lịch sử, đánh giá các học thuyết
chủ yếu, GS Võ Khánh Vinh khẳng định: “Rõ ràng sự hình thành và phát
triển quyền con người có quá trình lịch sử lâu dài kèm theo các cuộc tranh
luận giữa các học thuyết và truyền thống đặc trưng của đất nước này hay đất
20


×