Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Nhóm 1 xói mòn đất, hiện trạng và các biện pháp cải thiện xói mòn đất ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 21 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI

CHÀO MỪNG THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI TIỂU LUẬN CỦA
NHÓM 1

CHỦ ĐỀ 1: Xói mòn đất, hiện trạng và các
biện pháp cải thiện xói mòn đất ở Việt Nam


Thành viên nhóm gồm:
- Nguyễn Văn Cương
- Nguyễn Văn Đức
- Nguyễn Quốc Nam
- Đào Thành Đạt


NỘI DUNG

XÓI MÒN ĐẤT
THỰC TRẠNG XÓI MÒN
ĐẤT Ở VIỆT NAM VÀ HẬU
QUẢ
CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
XÓI MÒN ĐẤT


I . XÓI MÒN ĐẤT
1. Khái niệm
Là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các


tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết
tan hoặc gió

Xói mòn gió từ đá bị
phong hóa
1 cánh đồng xói mòn
do thâm canh


2.Nguyên nhân
a. yếu tố tự nhiên
–Yếu tố khí hậu : mưa, gió, bão, nhiệt độ, …
–Yếu tố địa chất: loại đá/trầm tích, độ dốc, độ lỗ rỗng, nứt nẻ, hệ số thấm,

–Yếu tố sinh học: độ bao phủ bề mặt, hoạt động của sinh vật, sử dụng đất
–Do trọng lượng: Di chuyển từ nơi cao xuống nơi thấp hơn
–Do nước:
+ do những giọt mưa rơi xuống làm di chuyển các hạt vật liệu tới khoảng
cách khác.
+ nước mưa chảy tràn kéo theo các hạt vật liệu theo đường di chuyển của
dòng chảy
+nước tập trung trong các khe nhỏ và kéo theo vật liệu theo dòng chảy.
+ Rãnh xói mòn :kết quả của khe xói mòn theo thời gian.
–Dọc bờ biển: Hoạt động của sóng
+Do băng
+Do gió
+Do nhiệt: tan chảy băng, thay đổi nhiệt độ


b. Do hoạt động của con người

1. Chặt phá rừng
Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, nước ta đã mất gần chục triệu
hecta rừng. Độ che phủ của rừng năm 1943 là 42,6%, đến năm 1993
chỉ còn lại 27,7%. Riêng về rừng tự nhiên cả nước năm 1993 còn
được 8,84 triệu hecta so với năm 1985 đã giảm 200.000 hecta, bình
quân hàng năm giảm mất khoảng gần 30.000 hecta


2, Nương rẫy du canh
Nương rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu và lương thực: ngô, lúa,
sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây xói mòn, rửa trôi
cực kỳ nghiêm trọng. Mùa mưa hàng chục tấn đất màu trên một ha bị cuốn trôi vào mùa khô đất
ở tầng mặt bị mất ẩm, gây nên chai cứng.
3. Chăn thả tự do
Chỉ có 3-4 tháng ngày mùa người ta mới bắt giá súc về để cầy kéo hoặc chuyên chở ngô, lúa. Còn
lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc được tự do đi lại kiếm ăn không cần người trông coi. Chúng
có gì ăn nấy, đi đâu phá đấy, giẫm đạp cây cối, phá huỷ đất đai, làm cho nhiều cánh rừng, nương
lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng.
Nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm cạn kiệt, gia súc càng đói khát. Do cây cỏ không bị mất ngay
như đốt nương làm rẫy mà bị suy thoái dần dần, nhiều người lầm tưởng không gây tác hại gì nên
tập quán chăn thả gia súc tự do mặc nhiên tồn tại.
4. Chọn cách trồng không đúng
Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật  không  
phù  hợp  có  khi  không  thu  hoạch  được  gì  mà  còn  làm  hỏng  đất  đai  môi trường, nhiều
nơi thành hoang hoá. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất giữ   nước  là  
những cách trồng không đúng kỹ thuật, còn rất phổ biến, cản trở việc sử dụng đất lâu bền ở ta
hiện nay.


3. Phân loại

Có 2 loại xói mòn:
+ Xói mòn vật Lý: Là sự tách rời và di chuyển những phân tử đất không
tan như cát, sét, bùn và hợp chất hữu cơ
+ Xói mòn hóa học: Là sự di chuyển của vật liệu hòa tan
4.Các kiểu xói mòn đất chình và yếu tố gây xói mòn đất của nó
4.1 – Kiểu xói mòn do nước
- Do tác động của nước chảy tràn trên bề mặt( nước mưa, bang tuyết tan hay
tưới tràn )
- Tác động goomg các tác động va đập phá vỡ, làm tách rời các hạt đất và
sau đó vận chuyển các hạt đất bị phá hủy theo các dong chảy tràn trên mặt
đất.
- Dòng chảy của nước có thể tạo ra các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo
từng lớp, người ta chia theo kiểu xói mòn do nước gây ra thành các dạng:
+ Xói mòn thẳng: Xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung, ăn
sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói.
+ Xói mòn phẳng: Sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đêu trên bề mặt
do nước chảy dàn đều , đất bị cuốn đi teo từng lớp, phiến


Yếu tố ảnh hưởng lượng đất bị xói mòn
Phương trình mất đất phổ dụng
A = R.K.L.S.C.P
A: lượng đất mất bình quân trong năm
a. Yếu tố mưa và dòng chảy (R )
- Là thước đo sức mạnh xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên mặt.
- Được thể hiện qua tổng lượng mưa và cường độ mưa, ngoài ra sự
phân bố mưa cũng là yếu tố chi phối và quyết định đến lượng đất mất do
xói mòn.
b. Hệ số xói mòn đất(K)
- Thể hiện mức độ bị bào mòn vốn có của đất

- Được quyết định bởi 2 đặc tính là khả năng thấm và sự ổn định về
mặt cấu trúc của đất


c- Yếu tố địa hình (L,S)
- Phản ánh chiều dài dốc và mức độ dốc.
- Đất có độ dốc càng lớn khả năng xói mòn càng lớn bởi vì chúng làm tốc
độ của dòng chảy và lượng nước chảy tràn tăng lên
- Chiều dài dốc cũng góp phần quan trọng đối với khả năng xói mòn đấy
bởi vì chúng mở rộng diện tích nghiêng của dốc, do nó tập trung nhiều lượng
nước chảy trên mặt
d– Yếu tố che phủ và quản lý ( C )
- Chỉ ra mức độ tác động của các hệ thống cây trồng và những khác biệt
trong quản lý sử dụng đất đối với lượng đất bị mất do xói mòn
- Các rừng và đồng cỏ la những hệ thống bảo vệ đất tự nhiên tốt nhất, tiếp
đó là các loại cây trồng có khả năng che phủ cao thường được trồng mật độ
dày(ngũ cốc, họ đậu…) có khả năng bảo vệ đất khá tốt.
4.2- Kiểu xói mòn do gió
- Hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió.
- Chịu ảnh hưởng :+ Tốc độ gió và sức cuốn của gió
+ Điều kiện bề mặt đất
+ Đặc tính đất
+ Tình trạng thực vật che phủ bề mặt đất


II. THỰC TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT Ở VIỆT NAM VÀ HẬU QUẢ
1. Thực trạng


- Khu vực trung du và miền núi đất dốc nên nguy cơ xói mòn và rửa trôi lớn

- Do thảm thực vật che phủ bị tàn phá đã dẫn đến hiện tượng sụt lở đất, làm giảm
diện tích đất đồi, thu hẹp đất ruộng. Quan trắc ở 14 khu vực thuộc Phú Thọ, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Đắk Lak cho thấy tỉ lệ mất đất 1-2 %/ năm
- Kết quả nghiên cứu về xói mòn đất của Hội Khoa Học đất Việt Nam ở huyện Quỳnh
Nhai – Sơn La cũng cho phép ước tính lượng đất mất hàng năm lên tới hơn 800
nghìn tấn, thiệt hại mỗi năm khoảng 15 tỷ đông
- Không chỉ bị xói mòn, rửa trôi, các kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những con số
giật mình: trên 50% diện tích đất tự nhiên cả nước có nguy cơ bị thoái hóa


2. Hậu quả
2.1 – Mất đất do xói mòn:

2.2 – Mất dinh dưỡng
- Đất bị thoái hóa bạc màu
- Làm thay đổi tính chất VL của đất, đất trở nên khô cằn, khả
năng thấm hút và giữ nước của đất kém
- Làm tổn hại đến MTS của SV, Đ- TV đất, hạn chế khả năng
phân giải của chúng, do đó độ phì của đất giảm


2.3. Tác hại đến sản xuất
- Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng
- Tăng chi phí sx để phục hồi đất, thu nhập của người dân thấp,
đời sống của người dân gặp khó khan
2.4 – Tác hại đến môi trường
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên
tục làm ô nhiễm nguồn nước và gây ra nhiều thiệt hại cho nhà
nước và nhân dân
- Múc độ cao sẽ gây lở đất, sạt núi gắn liền với hiện tượng lũ

quét đã gây thiệt hại không những cho môi trường sinh thái,
cảnh quan mà cả con người và xã hội


B
I

N
P
H
Á
P

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

Biện pháp nông nghiệp

Biện pháp hóa học

BIỆN PHÁP LÂM NGHIỆP

Biện pháp canh tác khống chế
và giảm thiểu xói mòn


BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

- Thềm bậc thang:
- Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang:
+ Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức

+ Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng
rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ dốc và tầng dày đất.
+ Ðất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng
đất ban đầu, phải đảm bảo trả lại được lớp đất màu trên
mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải đạt 65- 70% so với diện tích
ban đầu.   
-  Các công trình và thềm đơn giản
+ Thềm cây ăn quả: là một dạng thềm canh tác
không liên tục của dạng thềm bậc thang hẹp, dốc
nghịch
+  Thềm sử dụng linh hoạt: là các dạng thềm nằm
cách nhau khá xa, xen kẽ là các dải sườn đồi chưa
được xử lý dùng để canh tác hỗn hợp. Thềm để trồng
cây lương thực là chủ yếu, trong khi ở phần sườn dốc
chưa xử lý ở giữa thì trồng cây dài ngày hay cây lấy gỗ.
+ Thềm tự nhiên: thềm tự nhiên được hình thành sau
khi tạo ra các bờ thấp (dải chắn) bằng đất hay đá có thể thu
lượm tại chỗ, hay các dải cỏ dày theo đường đồng mức trên
các sườn dốc thoải


- Biện pháp bảo vệ bằng nông nghiệp thực chất là các
kỹ thuật đã được áp dụng qua việc quản lý, sử dụng
đất trồng, chúng liên quan chặt chẽ với các quy trình
canh tác bình thường, nhưng được thiết kế hay lựa
chọn một cách đặc biệt nhằm đem lại lợi ích cho công
tác bảo vệ đất trồng, chi phí đòi hỏi không lớn và có
thể áp dụng tương đối dễ dàng.
-  Các biện pháp thường được áp dụng trong nông
Biện pháp nông nghiệp

nghiệp như: canh tác theo đường đồng mức, cày bừa
ngang dốc, bố trí đa canh, trồng cây thành dải, biện
pháp phủ bổi, trồng cây bảo vệ đất, làm đất tối thiểu,
trồng các dải cây chắn... Tuy nhiên, những biện pháp
này chỉ có thể áp dụng được trên những sườn đồi núi
không dốc lắm (dưới 12o), ở những nơi có độ dốc cao
hơn thì cần phải kết hợp giữa biện pháp nông nghiệp
với các biện pháp công trình đơn giản ở trên.


BIỆN PHÁP LÂM NGHIỆP

- Trên các đỉnh đồi, núi, sườn
dốc đứng và ở những vị trí
hợp thủy không có điều kiện
xây dựng đồi ruộng phải
được trồng rừng hoặc bảo vệ
rừng tái sinh. Các diện tích
rừng bảo vệ này có tác dụng
chống xói mòn, ngăn chặn
dòng chảy và giữ ẩm cho đất
đồng thời còn hạn chế cả xói
mòn gây ra do gió.


Biện pháp hóa học

Một số nước tiên tiến trên thế
giới người ta nghiên cứu các
chất kết dính hóa học (phụ

phẩm của ngành chế biến gỗ)
đưa vào đất để tạo cho đất có
thể liên kết chống xói mòn.
Ngoài ra người ta còn dùng
một số chất có khả năng giữ
đất khác như thạch cao, sợi,
thủy tinh tạo thành màng bảo
vệ trên mặt đất.


- Luôn duy trì độ ẩm cho đất, tránh để hiện tượng đất
bị khô kiệt.
- Thường xuyên che phủ cho đất bằng các đai rừng
chắn gió, thảm thực vật tự nhiên (rừng đồng cỏ...)
và các hệ thồng cây trồng thích hợp cho khu vực
thông qua việc sử dụng các mô hình nông - lâm kết
hợp các công thức luân canh và xen canh.
Biện pháp canh tác khống chế
và giảm thiểu xói mòn

Trong hoạt động quản lý canh tác ở các vùng xói
mòn do gió phải hết sức chú ý tới các đai rừng bảo
vệ, không cày bừa hoặc lên luống theo hướng gió
thổi thường xuyên mà phải cắt vuông góc với
hướng gió, tạo cho mặt đất có độ gồ ghề bằng
cách lên luống cao, không nên làm đất quá kỹ làm
các hạt đất bị vỡ nhỏ hình thành nhiều các hạt mịn
dễ bị gió cuốn đi.

- Bón phân hoá học kết hợp hữu cơ và trả lại phụ

phẩm cây trồng cải thiện độ phì nhiêu đất và giảm
lượng xói mòn


BÀI TIỂU LUẬN CỦA CHÚNG EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CẢM ƠN THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



×