Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lông xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------o0o-----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------o0o-----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47– TY – N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Lê Minh

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại cơ sở và ở trường, đến nay em đã hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Để có được kết quả này
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm Thái. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình dạy dỗ giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Lê Minh
đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt
kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình
và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người đã luôn giúp đỡ
em trong thời gian qua
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019


Sinh viên

Nguyễn Thị Phương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Lịch dùng vắc xin và thuốc thú y cho gà sinh sản giai đoạn 20 - 38
tuần tuổi ........................................................................................................... 29
Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai
đoạn 20 – 38 tuần tuổi ..................................................................................... 29
Bảng 4.1. Quy trình tiêm vắc xin và sử dụng thuốc thú y phòng bệnh cho gà
Lông Xước....................................................................................................... 36
Bảng 4.2. Khối lượng của gà sinh sản qua các giai đoạn tuổi (g) .................. 38
Bảng 4.3. Tuổi thành thục tính dục của gà Lông Xước .................................. 39
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước ........ 41
Bảng 4.5. Khối lượng và chất lượng trứng của gà Lông Xước 38 tuần tuổi .. 43
Bảng 4.6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước đàn hạt nhân thế
hệ 2 .................................................................................................................. 46
Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lông Xước ................................ 47


iii

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ trứng của gà Lông Xước giai đoạn 20-38 tuần ....... 42



iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Nghĩa diễn giải

1

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2

NQ-HĐND

Nghị quyết- hội đồng nhân dân

3

TLCD

Tích lũy cộng dồn

4

TTTA


Tiêu thụ thức ăn

5

NST

Năng suất trứng

6

Cs

Cộng sự

7

Nxb

Nhà xuất bản

8



Thức ăn


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ .......................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm ................................................... 3
2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm.............................................................. 6
2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà ............................................. 10
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ............................... 10
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm .................. 16
2.1.6. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ .............................................................. 19
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới .... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trong nước ...... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 28
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 28


vi


3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 28
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 21/11/2018 – 26/5/2019 .............................. 28
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 28
3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 28
3.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2... 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước ..... 28
3.4.2. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt
nhân thế hệ 2 ................................................................................................... 30
3.4.3. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Lông Xước .... 30
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng:........ 30
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
4.1.1. Công tác vệ sinh thú y khu vực trại chăn nuôi ...................................... 32
4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà Lông Xước..................................... 32
4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc thú y ............................... 35
4.1.4. Công tác điều trị bệnh ........................................................................... 37
4.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ..... 38
4.2.1. Nghiên cứu khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ......... 38
4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ
2 ....................................................................................................................... 39
4.2.2.2 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước giai đoạn 20 38 tuần tuổi ..................................................................................................... 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49
1.Kết luận ........................................................................................................ 49
1.1. Về công tác phục vụ sản xuất................................................................... 49


vii


1.2. Về khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 38 tuần tuổi ...................................................................................................... 49
1.3. Về kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân
thế hệ 2 ............................................................................................................ 49
2. Đề nghị ........................................................................................................ 50
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện kinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành
chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20% tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ
hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76%), bên cạnh đó
chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn
chỉnh đó là trứng gia cầm.
Vốn có nhiều truyền thống trong chăn nuôi, song hành với tiến độ hội
nhập của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói
riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi
diễn biến phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà
nhập ngoại thường có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong điều kiện đó một số giống gia cầm địa
phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những
yêu cầu đó.
Gà Lông Xước là giống gà bản địa mới được phát hiện ở một số huyện
như: Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Giống gà
này có đặc điểm: lông xước ngược toàn thân như lông nhím; hình dáng thon,

nhỏ, nhanh nhen, chắc khỏe. Chúng có chất lượng thịt ngon, có khả năng chịu
đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao của tỉnh Hà Giang. Trọng lượng lớn
nhất của gà Lông Xước là 4 - 5kg và mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60
quả trứng. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên
cứu nào đi sâu nghiên cứu về giống gà này và chưa có công bố cụ thể về thực
trạng của giống gà này ở tỉnh Hà Giang.
Trên cơ sở lưu giữ đàn hạt nhân gà Lông Xước đã được chọn lọc qua 1
thế hệ, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh sản


2

của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên” để có cơ sở khoa học đánh giá về khả năng sinh sản của giống
gà này.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân
thế hệ xuất phát thế hệ 2 được nuôi giữ tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về khả năng sinh sản
của gà Lông Xước hạt nhân thế hệ 2.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lông
Xước đàn hạt nhân thế hệ 2; từ đó đưa ra đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất sinh sản của đàn hạt nhân thế hệ tiếp theo.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm
2.1.1.1. Các dẫn xuất của da gia cầm
Lông là dẫn xuất của da, là một đặc điểm di truyền của giống, có ý
nghĩa phân loại và ý nghĩa kinh tế. Gà con mới nở có lông tơ che phủ, cùng
với sự sinh trưởng của gia cầm non, lông tơ dần dần được thay thế bằng lông
cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện mức độ mọc lông sớm hay muộn,
biểu hiện theo một nhịp điệu có tính di truyền. Tốc độ mọc lông liên quan
chặt chẽ đến cường độ sinh trưởng, những gia cầm lớn nhanh thì tốc độ mọc
lông nhanh (Brandsch và Billchel H.1978) [2].
- Mỏ: Có nguồn gốc vảy sừng, ngắn, cứng và chắc. Gà có mỏ dài và
mảnh thì khả năng sản xuất thấp. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng,
gà da đen thì mỏ cũng tối màu. Ở gà mái màu sắc này cũng bị nhạt đi vào cuối
thời kỳ đẻ trứng. Mỏ gà cần chắc chắn và ngắn.
- Chân: Được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu
sắc. Bàn chân và ngón chân bao phủ một lớp vảy sừng tương tự như mỏ. Gà
có khoảng cách giữa hai chân rộng thường được ưa thích hơn vì chân đứng
rộng chứng tỏ thân rộng. Gà có chân chữ bát, các ngón cong và bộ xương
khuyết tật không nên dùng làm giống. Chân gà có 4 ngón (trừ gà ác chân có 5
ngón). Chân thường có vuốt và cựa. Cựa là một đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp, có ở gà trống. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài.
2.1.1.2. Hình dáng và kích thước các chiều đo
Tùy mục đích sử dụng, các dòng gà được chia thành 3 loại hình: hướng
trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng trứng có thân hình thon
nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có thân hình to, thô, cổ



4

dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có
hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng - thịt hoặc thịt - trứng.
2.1.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu gà
Máu là một trong những mô biệt hóa cao nhất ở dạng lỏng, lưu thông
trong huyết quản, là nguồn gốc của tất cả các dịch thể, có ảnh hưởng sâu sắc
đến các tổ chức, cơ quan trong cơ thể sống, là nội mô của cơ thể. Khi lưu
thông huyết quản của vòng tuần hoàn lớn, máu thực hiện các chức năng sinh
lý: tham gia vận chuyển sinh dưỡng và chất thải trong quá trình trao đổi chất,
điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất khí O2 và CO2 cho quá trình hô hấp
mô bào. Nhiệm vụ bảo vệ cơ thể là do các dạng protein miễn dịch, các kháng
thể (phetixitin, inglutinin…) tồn tại trong huyết thanh, bạch cầu là phòng
tuyến bảo vệ vững chắc sự xâm nhập của vi khuẩn. Cân bằng nước và muối
khoáng trong cơ thể, tạo một hệ thống đệm rất hoàn chỉnh và hoạt động linh hoạt.
Hồng cầu ở gia cầm có hình bầu dục, lồi hai mặt, có nhân nhỏ. Hồng
cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu, có chức năng vận chuyển khí O 2
và CO2. Số lượng hồng cầu và kích thước của nó phụ thuộc vào loài giống,
mùa vụ, tuổi của gia cầm. Số lượng hồng cầu gà con dưới 5 ngày tuổi 2,3
triệu/mm3. Đến 3 - 4 tháng tuổi số lượng hồng cầu đạt tới mức như ở gia cầm
trưởng thành 3 - 4 triệu mm3. Trong hồng cầu có 60 % là nước và 40 % là vật
chất khô. Trong vật chất khô có 90 - 95 % là hemoglobin, 3 - 8 % các protein
khác, 0,5 % lexitin, 0,3% cholesteron, các muối kim loại chủ yếu là muối kali.
Hồng cầu tăng khi con vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí
quản…) hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng mô huyết…).
Hemoglobin (Hb) chiếm 9 - 14 % trong máu động vật khỏe mạnh.
Hemoglobin là một chromoprotein có cấu tạo globin (96%) và nhóm Hem
(4%), kết cấu của nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ, cũng
như đồng (Cu) trong hemoxiamin làm máu loài nhuyễn thể có màu xanh da



5

trời và Magie (Mg) trong chlorophyll làm cho lá cây có màu lục. Globin có
bản chất protein nên hemoglobin mang tính đặc trưng cho loài.
Hàm lượng hemoglobin còn đánh giá chất lượng của máu, mặc dù số
lượng hồng cầu ít nhưng hàm lượng hemoglobin cao thì máu vẫn tốt. Hàm
lượng hemoglobin trong máu gia cầm phụ thuộc vào tuổi và giống. Gà mái
Leghorn 6,7g/100ml máu; gà mái trưởng thành 8,9 g/100ml máu; gà trống
trưởng thành 10,2g/100ml máu.
Bạch cầu là loại tế bào có nhân, có bào trứng được phân loại thành:
bạch cầu có nhân, các nhân nằm ở nguyên sinh chất, tùy theo tính chất bắt
màu của các nhân mà phân ra hạch cầu trung tính, toan tính, kiềm tính.
Bạch cầu không nhân gồm: lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân. Chức
năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, chống lại những vi khuẩn xâm
nhập vào máu và mô thông qua: phương thức thực bào, miễn dịch dịch thể
(tiết kháng thể và làm ngưng kết kháng nguyên), miễn dịch tế bào (không tiết
kháng thể, nhưng cố định được độc tố ngay trên bản thân nó).
Thực bào là phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của
cơ thể, là chức năng chỉ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt
như: lâm ba cầu (lymphocytes) thì tham gia quá trình miễn dịch tế bào và
miễn dịch dịch thể. Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch
cầu. Khi sinh trưởng cơ thể thay đổi, công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa
vào đó để chẩn đoán lâm sàng. Bạch cầu trắng khi có bệnh nhất là chứng
viêm, nhiễm trùng ở nơi có nhiều mầm bệnh.
Bạch cầu là những tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu nhưng số
lượng ít hơn nhiều lần so với hồng cầu. Số lượng bạch cầu của gà trong 1mm 3
máu là 40 (20 - 60) nghìn. Số lượng bạch cầu phụ thuộc vào điều kiện nuôi
dưỡng, tình trạng sức khỏe, đặc điểm giống, loài và các nguyên nhân khác.
Ngoài các chỉ tiêu sinh lý máu như hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin còn

các chỉ tiêu khác như: đông máu, lắng máu, thể tích hồng cầu, sức kháng thẩm


6

thấu của hồng cầu, công thức bạch cầu cũng rất quan trọng. Trong chăn nuôi
thú y có ý nghĩa xác định giống, chọn và lai tạo giống, trong chẩn đoán lâm
sàng cũng có ý nghĩa quan trọng.
2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm
2.1.2.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được
nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền số
lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó.
Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản,
mọc lông, tăng trưởng thịt, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di
truyền của các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể
qui định. Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1] các tính trạng sản xuất là các tính
trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng cơ thể, kích
thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng.v.v.
Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này
hoạt động theo 3 phương thức:
- Công gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một locus
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng 1 locus
Hiệu ứng cộng gộp (A) là các giá trị giống thông thường (general
breeding value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Hiệu ứng trội (D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính và là
giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ
hợp lai. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen
(kiểu di truyền) và sai lệch môi trường qui định. Những giá trị kiểu gen của

tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minon gen) cấu tạo thành.
Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp
lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sản xuất là một


7

ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1996) [19].
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hương
rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài
không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền nhưng nó tác động làm phát huy hay
kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng
được qui định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh,
mối tương quan đó được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi trường.
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át gen.
Từ đó, G cũng có thể biểu thị theo:
G=A+D+I
Trong đó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai
lệch trội, I là giá trị sai lệch tương tác.
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường. Có 2 loại môi trường chính:
- Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường
tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính
chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng....
- Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất
định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu
bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình (P),

kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen từ
2 locut trở lên có giá trị là: P P= G + E
Trong đó: G = A + D + I; E = Eg + Es, suy ra P = A + D + I +Eg + Es
Trên cơ sở đó cho thấy, các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác,
con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào


8

đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, ....
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung
(Χg), mức độ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v ...
2.1.2.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các tính trạng
số lượng như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và chất
lượng trứng.
* Tuổi thành thục sinh dục
Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và
hoàn chỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng gia cầm,
do vậy mà nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng. Đối với quần thể
không theo dõi được cá thể thì tuổi thành thục về tính được tính khi toàn bộ
đàn có tỷ lệ đẻ đạt 5%.
Tuổi thành thục sinh dục có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Tuổi thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn trong chọn
giống gia cầm, tuy nhiên tuổi thành thục lại có tương quan với khối lượng cơ
thể. Khi chọn lọc tăng khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng tăng theo và

ngược lại khi chọn lọc giảm khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng giảm theo.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một
đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan
trọng nhất, nó phản ảnh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh
dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào
loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc


9

điểm của cá thể.
* Khối lượng trứng
Khối lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng do nhiều gen có tác
động cộng gộp qui định, nhưng đến nay người ta cũng chưa xác định được số
lượng gen qui định tính trạng này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng là
chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn bố mẹ.
Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, nên có thể
đạt được mục đích nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc. Ngoài các
yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại
cảnh như: chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Khối lượng trứng
mang tính đặc trưng của từng loài và tính di truyền cao. Hệ số di truyền của
tính trạng này là 0,48 - 0,8 (Brandsch và Billchel (1978) [2].
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [13], Nguyễn Trọng Thiện (2008)
[21] sức sản xuất trứng chỉ sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các
gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi
giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. Sức đẻ trứng
của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp

bóng, tuổi thành thục sinh dục.
* Khả năng thụ tinh và ấp nở
Tỷ lệ trứng có phôi ở gia cầm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về
khả năng sinh sản của con trống và con mái. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, ghép đôi giao phối…
Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của
gia cầm non. Đối với những trứng có chỉ số hình thái chuẩn, khối lượng trung
bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Khả năng ấp nở phụ thuộc vào
chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, kỹ thuật ấp nở …


10

Nghiên cứu khả năng ấp nở của trứng gà, các tác giả cho biết tỷ lệ
trứng được thụ tinh, tỷ lệ nở gà loại 1 phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi
trường. Trong điều kiện phối giống tự nhiên, đặc tính phối giống của gà trống
là rất quan trọng. Các dòng gà nặng cân có tỷ lệ giao phối và thụ tinh kém so
với dòng gà nhẹ cân, sự khác nhau này là do tính năng đạp máu của dòng gà
nặng cân kém dòng gà nhẹ cân. Nguyễn Quý Khiêm (2003) [12] nghiên cứu
gà Tam Hoàng cho biết, trứng có khối lượng 45g - 55g có tỷ lệ nở/trứng ấp và
tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt tương ứng là 84,09 % - 86,46% và 86,95 % 88,89%, cao hơn trứng có khối lượng dưới 45g và trứng có khối lượng trên
55g lần lượt là 7,41% - 9,06%; 12,35 - 13,45%.
2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Tỷ lệ nuôi sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đề đánh giá sức
sống của gia cầm. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ
lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Billchel, 1978) [2].
Khavecman (1972) [11] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai
làm tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh
truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống gia cầm còn phụ thuộc vào sức sống của đàn

gà bố mẹ, gà mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gà con sẽ tốt và ngược lại. Đối
với cơ thể sinh vật những phản ứng sinh lý trong phản ứng stress là tác động
tương quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu ảnh hưởng vai trò
của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính v.v…
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
2.1.4.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm sinh sản
* Cơ quan sinh dục đực: gồm tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và
cơ quan giao phối. Tinh hoàn có hình ô van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi
vàng; nằm phía trên thùy trước của thận, cạnh túi khí bụng. Khối lượng tinh
hoàn phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của con vật. Cơ quan giao cấu có


11

cấu trúc khác biệt. Gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt.
Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc. Tế bào
sơ cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển. Mỗi
tinh bào thứ nhất lại chia thành tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển, sau đó
hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Ở gà, một lần
phóng tinh khoảng 0,6-2ml tinh dịch. Trong mỗi ml tinh dịch chứa 3,2 tỷ tinh
trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú nhưng
thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu, khoảng
72-75 giờ (3 ngày). Tuy nhiên, tinh trùng gà sống được rất lâu trong đường
sinh dục cái.
* Cơ quan sinh dục cái: gồm buồng trứng và ống dẫn trứng.
- Buồng trứng: có chức năng tạo lòng đỏ, nằm bên trái xoang bụng,
được giữ bằng màng bụng, hình dạng và kích thước buồng trứng phụ thuộc
vào tuổi và loại gia cầm. Ở gà 1 ngày tuổi, buồng trứng có kích thước 1-2
mm, khối lượng đạt 0,03 g. Đến 4 tháng tuổi, buồng trứng có dạng hình thoi,
khối lượng đạt 2,66g. Gà ở thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho chứa nhiều

tế bào trứng, có khối lượng 45-55g. Gà dò và gà đẻ thay lông có khối lượng
buồng trứng là 5g.
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) [15], sự phát triển
của mỗi tế bào trứng gồm 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh: trước khi bắt đầu đẻ trứng, đếm được 3500 - 4000 tế
bào trứng ở buồng trứng gà mái. Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có
nhân to với những hạt nhỏ và nguyên sinh chất. Trong noãn hoàng có chứa
nhân tế bào.
Thời kỳ sinh trưởng: tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng
đỏ. Trong khoảng thời gian 3-14 ngày, lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng của
tế bào trứng. Thành phần gồm: protit, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất
khoáng và vitamin. Lòng đỏ tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi


12

trứng rụng. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ chứa
đầy lympho. Trong đó, noãn hoàng bơi tự do và các cực của nó nằm theo lực
hướng tâm-cực anivan (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, cực thực vật hướng
xuống dưới. Đường kính lòng đỏ khoảng 35-40mm.
Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng): lúc đầu
các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu
bì phát sinh. Tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành
tiến tới bề mặt buồng trứng. Cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có
một khoảng hở chứa đầy dịch. Bên ngoài follicun giống như một cái túi.
Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chin dần làm buồng trứng trở về hình
dạng ban đầu. Các follincun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng
với dịch follicum và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo
hiệu sự thành thục sinh dục. Đó là quá trình xảy ra một lần trong ngày. Có
trường hợp đặc biệt, có hai hoặc ba tế bào trứng cùng rụng một lúc. Trường

hợp quả trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm
sau mới xảy ra quá trình rụng trứng.
- Ống dẫn trứng: Là một phần hình ống. Ở đó xảy ra sự thụ tinh tế bào
trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng
đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng.
Trứng lưu lại trong ống dẫn trứng 23 - 24 giờ.
Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt hóa chức năng hệ
sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có đường kính
đồng nhất trên chiều dài ống. sau khi gà đẻ quả trứng đầu tiên, ống dẫn trứng
có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Khi đẻ với cường đọ cao, chiều dài tăng
tới 86 - 90cm, dường kính 10cm. Ở gà không đẻ trứng, ống dẫn trứng có
chiều dài 11 - 18cm, đường kính 0,4 - 0,7cm. Khi gia cầm thành thục, ống dẫn
trứng gồm các phần : phễu, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.


13

Phễu: Phần mở rộng hình loa kèn ở đầu ống dẫn trứng dài 4 – 7cm,
đường kính 8 - 9cm, nằm ở dưới buồng trứng. Bề mặt liêm mạc phễu gấp nếp,
không có tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống. Chất tiết của nó
tham gia vào tạo trứng và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây, trứng được
thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Trứng dừng ở đây khoảng 20 phút.
Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng, có thể dài
tới 20 - 30cm. Niêm mạc phần này có nhiều tuyến hình ống như cổ phễu tiết
ra lòng trắng đặc, hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng.
Trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ.
Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm. Các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và chất hạt hình thành nên màng dưới
vỏ gồm hai lớp. Hai lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng tạo nên
buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng này đi vào

lòng trắng. Trứng rừng ở đây 60 - 70 phút.
Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, dài 8 - 12cm. Tuyến
vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng. Nó thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong
làm tăng khối lượng lòng trắng. Một số tuyến ở tử cung tiết ra chất dịch tạo vỏ
trứng diễn ra chậm chạp. Trứng dừng lại ở đây khá lâu, khoảng 18 - 20 giờ.
Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra
ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp lớn. Niêm mạc nhăn nhưng không
có các tuyến hình ống. Mép biểu mô của âm đạo tiết ra chất dịch tham gia
hình thành lớp màng keo trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo rất nhanh.
2.1.4.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất của một con giống
hoặc một dòng nào đó. Khả năng sản xuất của gà không chỉ phụ thuộc vào
khả năng sinh trưởng, khối lượng lúc giết thịt mà còn phụ thuộc vào khả năng
sinh sản, số lượng trứng, số lượng gà con trên một đầu mái.


14

Theo Brandsch và Bichel (1978) [2], thì sức đẻ trứng của gia cầm chịu
ảnh hưởng của 5 yếu tố:
- Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục;
- Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng;
- Tần số thể hiện bản năng đòi ấp;
- Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông;
- Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên do gen di truyền của từng giống gia cầm quy định.
Để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, người ta dựa vào chỉ tiêu
đầu và năng suất trứng.
Khối lượng trứng bình quân theo các tháng. Chambers (1990) [29] cho

biết: khối lượng trứng thường tăng đến cuối chu kỳ đẻ trứng. Nhiều tác giả
cho rằng, giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng có tương quan âm.
- Tuổi đẻ đầu: Tuổi đẻ quả trứng đầu là thời điểm đàn gà đã thành thục
về tính. Tuổi đẻ đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản
xuất, kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu,… đặc biệt là chế độ chiếu sáng.
Tuổi đẻ đầu đánh giá sự thành thục về tính của đàn gà. Thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính sớm hay muộn có
lien quan chặt chẽ tới sự tăng khối lượng cơ thể cũng như sự hoàn thiện tới
các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Những giống gia cầm có tầm vóc nhỏ
thường có tuổi thành thục sớm hơn những con có tầm vóc lớn.
Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều
kiện khí hậu và chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ thành thục sớm hơn. Nhiều
công trình khoa học đã chứng minh, tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so
với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham
gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi
bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới
năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên là thời điểm tại đó, đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%


15

- Năng suất trứng: Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm
mái là tổng số trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là
một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của
hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản suất,
khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng, mùa vụ, tuổi, độ béo, thể trọng và đặc điểm của
cá thể. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng như nhau, năng suất đẻ của các cá
thể trong cùng một giống khác nhau. Giữa các cá thể có sự chênh lệch khá lớn

so với chỉ tiêu trung bình của cả đàn. Các giống gà khác nhau thì khả năng đẻ
trứng cũng khác nhau. Năng suất trứng gia cầm phụ thuộc vào tuổi; năng suất
trứng của gà ở năm thứ nhất cao hơn so với năm thứ hai.
Nhiệt độ môi trường xung quanh liên quan mật thiết với sản lượng
trứng. Nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp đều làm cho sản lượng
trứng giảm. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất cho gà đẻ là 14 – 22oC.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại
cảnh. Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ và thời gian kéo dài sự đẻ.
Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của
tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ đẻ
cao và kéo dài thời kỳ sinh sản thì chứng tỏ là giống tốt. Nếu chế độ dinh
dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Gà chăn thả có tỷ lệ đẻ thấp
trong vài tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và đạt cao ở những tuần tiếp
theo rồi giảm dần và thấp ở cuối thời kỳ sinh sản.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Thời gian
kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn
phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chế
độ chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các đợt đẻ, gà thường có
khoảng thời gian thường ấp. Các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau.
Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,…


16

Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, dinh
dưỡng,...khối lượng trứng quyết định chất lượng trứng, giống, tỷ lệ ấp nở,
khối lượng cơ thể và sức sống của gà con. Brandsch H. và Bichel H.
(1978)[2] cho rằng hiện nay chưa có cách nào để tăng khối lượng trứng mà
không đồng thời tăng khối lượng cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân phải hạn chế khối lượng trứng ở mức 55-60g để phù hợp với sinh lý của

gà và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra tăng khối lượng trứng còn làm tăng tiêu tốn
thức ăn.
Theo Lochus và Starstikov (1979) thì trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ
hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Theo Awang (1984) thì khối lượng trứng
phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài và chiều rộng của quả trứng cũng như khối
lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng (dẫn theo Trần Huê Viên, 2011) [27]
Theo Trương Thúy Hằng, khối lượng trứng của gia cầm thuộc nhóm
tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen, đặc biệt là gen liên kết với
giới tính. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau
đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [26], trong cùng một độ tuổi, khối
lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị
năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi nở bằng 62-78% khối lượng
trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các giống khác nhau là khác nhau.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng của gia cầm là đặc điểm phức tạp và biến động. Nó
chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài như: giống
dòng, sự phát triển, tuổi, trọng lượng cơ thể, trạng thái sức khỏe, sự thay lông,
bản tính ấp bóng, tuổi thành thục, cường độ và sức bền để trứng, chu kỳ và
nhịp độ đẻ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chọn lọc, thức
ăm, mùa vụ,…


×