Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ non nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.75 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


TRẦN ĐỨC TÚ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ
NGHỆ NON NƢỚC, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng, năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


TRẦN ĐỨC TÚ

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ
NON NƢỚC, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG QUANG VINH

Đà Nẵng, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của GVHD TS. Đặng Quang Vinh. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu sử dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn địa
bàn nghiên cứu và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Trần Đức Tú


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
3.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 2

4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 3
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ......... 4
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................... 9
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 9
2.2.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu liên quan ...................... 9
2.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ
Non Nước ................................................................................................................... 9
2.2.3. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề
đá mỹ nghệ Non Nước ............................................................................................... 9
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan ......................................... 10
2.3.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................... 10
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm .. 10
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 14
3.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ................ 14
3.1.1. Hiện trạng Làng nghề ....................................................................................... 14
3.1.2. Quy trình sản xuất, các dụng cụ và nguyên, vật liệu sử dụng trong sản xuất ... 15
3.1.3. Dụng cụ, nguyên liêu và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất ......... 19
3.2. Hiện trạng môi trường của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ............................. 21


3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí .................................................................... 21
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ............................................................................ 25
3.2.3. Hiện trạng thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn .......................................... 41
3.2.4. Các tồn tại khác ảnh hưởng xấu đến môi trường của Làng nghề .................... 45
3.3. Giải pháp cải thiện môi trường Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ...................... 46

3.3.1. Giải pháp quản lý ............................................................................................. 46
3.3.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 47
3.3.3. Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 64
1. Kết luận .................................................................................................................... 64
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC
Học viên: Trần Đức Tú
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20
Khóa: 34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước được quy hoạch xây dựng tại phường
Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã đi vào hoạt động từ năm 2017.
Tuy nhiên, do không áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của các chất thải
phát sinh từ hoạt động sản xuất nên môi trường tại làng nghề ngày càng ô nhiễm
nghiêm trọng. Luận văn này nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường tại làng
nghề, các vấn đề còn tồn tại gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
đánh giá hiện trạng môi trường, có thể đề xuất một số giải pháp quản lý, kỹ thuật để
giảm thiểu tác động của các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất tại Làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
Từ khóa – Non Nước; Làng nghề đá mỹ nghệ; Hiện trạng môi trường
REVIEW OF CURRENT STATE OF NON NƯỚC MARBLE CARVING
VILLAGE AND PROPOSAL FOR ENVIROMENTAL IMPROVEMENT MEASURE
Student: Tran Duc Tu
Specialized: Enviromental engineer

Mã số: 60.52.03.20 Science: 34
Polytechnic University – ĐN University
Abstract – Non Nuoc marble carving village is situated at Hoa Hai ward, Ngu Hanh
Son district, Da Nang city and has been in operation since 2017. However, due to
the absence of measures to minimize the impacts of waste generated from
production activities, the environment in the village is becoming increasingly
polluted. This dissertation studies and reviews of the current state of the
environment in Non Nuoc marble carving village and the ongoing environmental
pollution issues. Based on the results of research and review of the current state of
the environment, a number of management and technical solutions can be proposed
to reduce the environmental impacts caused by waste from the production process at
Non Nuoc marble carving village.
Key words – Non Nuoc; Marble carving village; Review of current state of the
enviroment


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Vị trí địa lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước

4


2.1

Sơ đồ quan trắc môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước

12

3.1

Sơ đồ quy trình chế tác đá mỹ nghệ Làng nghề đá Non Nước

15

3.2

Đá lớn trước khi đưa vào cắt

16

3.3

Đá được cưa tại cơ sở Trương Thị Nga

16

3.4

Gia công thô tượng quan âm tại cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vĩ
Loan

17


3.5

Sản phẩm được mài trước khi đem đi đánh bóng

18

3.6

Sản phẩm được đem đi đánh bóng bằng axit

18

3.7

Tỉ lệ các loại sản phẩm

21

3.8

Nhiệt độ tại khu vực Làng nghề

22

3.9

Tốc độ gió tại khu vực Làng nghề

22


3.10

Nồng độ bụi lơ lửng trong môi trường không khí tại Làng nghề

22

3.11

Mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại Làng nghề

23

3.12

Nhiệt độ trong môi trường lao động

23

3.13

Nồng độ bụi lơ lửng trong môi trường lao động

24

3.14

Tiếng ồn trong môi trường lao động

24


3.15

Mạng lưới thu gom nước thải sản xuất tại Làng nghề

25

3.16

Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ XLNT sản xuất tại làng nghề

27

3.17

Sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải

28

3.18

Mặt bằng hiện trạng trạm xử lý nước thải tập trung của Làng nghề

32

3.19

Nhiệt độ nước sông Cổ Cò

33


3.20

Nồng độ pH trong nước sông Cổ Cò

33

3.21

Nồng độ DO trong nước sông Cổ Cò

34

3.22

Nồng độ TSS trong nước sông Cổ Cò

34

3.23

Nồng độ BOD5 trong nước sông Cổ Cò

34

3.24

Nồng độ COD trong nước sông Cổ Cò

35


3.25

Nhiệt độ nước ngầm

35

3.26

Nồng độ pH trong nước ngầm

36


3.27

Nồng độ độ cứng theo CaCO3 trong nước ngầm

36

3.28

Nồng độ SS trong nước ngầm

36

3.29

Nồng độ COD trong nước ngầm


37

3.30

Nhiệt độ nước thải sau xử lý của cơ sở sản xuất

37

3.31

Nồng độ pH trong nước thải sau xử lý của cơ sở sản xuất

38

3.32

Nồng độ SS trong nước thải sau xử lý của cơ sở sản xuất

38

3.33

Nhiệt độ của nước thải trước và sau xử lý tại trạm XLNT

39

3.34

Nồng độ pH của nước thải trước và sau xử lý tại trạm XLNT


39

3.35

Nồng độ SS trong nước thải trước và sau xử lý tại trạm XLNT

40

3.36

Sơ đồ khối quy trình thu gom, xử lý đá thải

41

3.37

Sơ đồ khối quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

41

3.38

Bột đá phế thải tại bể lắng

43

3.39

Đá dăm phế liệu


43

3.40

Cơ sở sản xuất ngoài phạm vi, ranh giới cho phép

45

3.41

Mặt bằng và mặt cắt hệ thống thu gom, xử lý bụi

50

3.42

Thiết bị xyclon

50

3.43

Phương án xây dựng nhà xưởng

51

3.44

Mặt bằng trạm quan trắc nước thải tự động


52

3.45

Máng đo lưu lượng Parsal

53

3.46

Kích thước trạm quan trắc và máng lấy mẫu

54

3.47

Sơ đồ nguyên lý làm việc của trạm quan trắc tự động

56

3.48

Mặt cắt hố ga đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động

56

3.49

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung


58

3.50

Quy trình gia công mặt bàn composite

59

3.51

Quy trình gia công sản phẩm nắp hố ga composite

60

3.52

Quy trình công nghệ gia công song chắn rác composite

60

3.53

Quy trình công nghệ gia công dải phân cách

61

3.54

Vị trí xây dựng nhà máy gạch không nung


61

3.55

Tấm tiêu âm Polyester

62


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường

10

2.2

Phương pháp phân tích các thành phần môi trường

13

3.1


Cơ cấu lao động làng đá Non Nước

14

3.2

Tuổi đời và tuổi nghề làng đá Non Nước

15

3.3

Lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh tại các cơ sở

26

3.4

Thông số thiết kế Trạm xử lý nước thải tập trung của Làng nghề

31

3.5

Một số thông số vật lý của đá dăm phế thải

42

3.6


Thành phần hóa học của đá dăm phế thải

42

3.7

Một số thành phần của bột đá thải

42

3.8

Số lượng cơ sở sản xuất ngoài phạm vi, ranh giới cho phép

45

3.9

Thuỷ lực đường ống hút và đẩy

48

3.10

Thống kê hệ số sức cản cục bộ thiết bị trong hệ thống xử lý bụi

48

3.11


Tính toán tổn thất trên đường ống

48

3.12

Thuỷ lực tuyến ống chính

49

3.13

Bảng thiết bị quan trắc nước thải tự động đề xuất

54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP
BĐ-K
BĐ-U
BOD
BQL
BTNMT
BVMT
COD
CP
CSSX

DO
ĐTM
KT - XH
NLDV
NLĐ
NN & PTNT
MKN
QCVN
TCCP
TCVN
THCS
TP
TSS
VSMT
XLNT

An toàn thực phẩm
Bột đá khô
Bột đá ướt
Nhu cầu oxi sinh hóa
Ban Quản lý
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxi hóa học
Cổ phần
Cơ sở sản xuất
Hàm lượng oxi hòa tan
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Kinh tế - Xã hội
Nguyên liệu đầu vào

Người lao động
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mất khi nung
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung học cơ sở
Thành phố
Tổng chất rắn lơ lửng
Vệ sinh môi trường
Xử lý nước thải


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta luôn
gắn liền với lịch sử phát triển Làng nghề Việt Nam truyền thống. Bởi những sản phẩm thủ
công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó
chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ
phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Làng nghề là cả một
môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu
những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác với những sản
phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam.
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tại thành phố Đà Nẵng hoạt động chính thức từ
năm 2017 có tổng diện tích khoảng 35,5 ha với gần 500 CSSX, chế tác đá mỹ nghệ với
quy mô khác nhau, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Tuy nhiên, qua thời
gian hoạt động, làng nghề đã bộc lộ những bất cập, từ khó khăn của các cơ sở sản xuất

đến vấn đề ô nhiễm môi trường từ bụi đá, nước thải.
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường thì tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề tại
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước khiến nhiều công nhân chịu không nổi xin nghỉ làm
việc, khiến công việc bị đình trệ vì không thực hiện kịp đơn đặt hàng, có nhiều cơ sở phải
đi thuê đất để sản xuất trong làng nghề và cũng đang phải làm việc trong môi trường ô
nhiễm khủng khiếp từ bụi đá, nước thải [17].
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường, quận Ngũ Hành Sơn cho thấy
mỗi ngày có khoảng 1.600 m3 đá khô và bột đá ướt thải ra môi trường, trong đó có
khoảng 700 m3 lượng đá khô và bột đá ướt được tái sử dụng để sản xuất gạch, đúc tượng
và các sản phẩm mỹ nghệ khác, lượng đá khô còn lại được thải ra bừa bãi ở bãi đất trống
và bột đá ướt sau khi qua các bể lắng thì đổ đống ngoài trời và thỉnh thoảng được thuê xe
chở đi đổ ở những nơi khác [9].
Ngoài ra, nhiều CSSX sử dụng dung dịch HCl 37% để làm mềm bề mặt sản phẩm
trước khi mài tinh. Do vậy, khi nước thải sản xuất tràn ra đường, trộn với bụi đá trở thành
những lớp bùn dẻo quánh khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng.
uất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và
đề xuất biện pháp cải thiện môi trƣờng Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc” để tìm
hiểu nghiên cứu, đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm,
nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và đem
lại môi trường trong sạch hơn cho Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nói riêng và thành
phố Đà Nẵng nói chung.

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

1


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở sản xuất; hệ thống thu gom và xử lý nước thải,
chất thải rắn.
- Phạm vi nghiên cứu: làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phường Hòa Hải, quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát: Các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong làng nghề đá mỹ
nghệ Non Nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và đề xuất
biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- ác định được hiện trạng môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước gồm:
môi trường không khí; công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất,
chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại cơ sở sản xuất.
- Cải thiện hệ thống thu gom nước thải sản xuất.
- Đề xuất giải pháp quản lý lượng chất thải rắn phát sinh, cải thiện công tác thu
gom, tập kết và xử lý chất thải rắn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo, xem xét chọn các giải pháp khắc phục các
vấn đề môi trường phù hợp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực tiễn công tác cải
thiện môi trường khu vực Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nhằm giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường.


Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

2


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cách đây khoảng bốn trăm năm, vào khoảng thế kỷ XVII, đã có một truyền thống
đá mỹ nghệ nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, người có công đầu khai sáng làng nghề nổi
tiếng này là ông Huỳnh Bá Quát - vị cao tổ nhiều đời của quan Đô ngự sử Huỳnh Bá
Chánh, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam.
Huỳnh Bá Quát am tường nghề truyền thống do tổ nghiệp truyền dạy. Vì thế, khi
từ Thanh Hóa vào định an sở nghiệp dưới chân núi Non Nước vào nửa đầu thế kỷ XVII,
nhận thấy đây là cụm núi đá cẩm thạch, ông bèn ra công khai thác, rồi đục đẽo thành
những tấm bia mộ, chế tác cối xay, chày và cối giã tiêu, giã thuốc Bắc, hoặc làm những
hòn đá chì cung cấp cho ngư dân quanh vùng. Nhận thấy nghề đá này đem lại nguồn lợi
trong lúc nông nhàn, ông bèn truyền dạy nghề cho con cháu trong gia đình và những
người thân cận trong vùng.
Lúc bấy giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống gồm những hòn chì đá dùng để
buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột; tiếp theo là những sản phẩm điêu khắc
bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, nghề phục vụ cho trang trí tại các
Chùa chiền, Miếu mạo, Lăng tẩm, cung đình. Những sản phẩm điêu khắc đá truyền nghề
và phát triển qua nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ảnh nền văn hoá truyền
thống của một vùng dân cư với nghề điêu khắc đá mỹ nghệ.
Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát triển khá nhanh đến nỗi dưới triều
nhà Nguyễn, nhằm ngăn chặn việc khai thác đá quy mô làm mất đi danh thắng Ngũ Hành

Sơn, các đời vua Gia Long, Minh Mạng và Tự Đức đều có sắc chỉ cấm cư dân làng Quán
Khái khai thác đá làm thủ công điêu khắc bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu sang các nước
khác, chỉ được phép khai thác đá làm bia mộ nhỏ lẻ cung cấp trong vùng. Quán Khái là
tên làng dưới chân núi Non Nước, lúc đó thuộc huyện Hòa Vang, xứ Quảng Nam.
Có thể nói, gần như hầu hết các văn bia thuộc địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, từ
đầu thế kỷ VII cho đến sau này đều do thợ đá thủ công Non Nước điêu khắc. Nổi bật
trong số đó có văn bia cổ dựng ở chùa Phổ Khánh, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam, được lập vào năm Mậu Ngọ (1678) đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị
thứ 3; Văn bia chùa Long Thủ, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng,
lập năm Quý Dậu (1693) đời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa 14. Văn bia cử nhân Lê
Tấn Toán, thầy của Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn; Văn
bia Tú tài tại Quế Sơn...
Hiện nay, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã vươn tới đỉnh cao nghệ thuật,
không chỉ điêu khắc văn bia mà còn tạo tác các tượng đài, các nhân vật lịch sử, các danh
nhân văn hóa, các linh vật Long, Lân, Quy, Phượng, các Phật Thánh Tiên Thần mang tính
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

3


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh, tại các đền, chùa, lăng, miếu. Tạo tác khá phong phú
các hình tượng, cảnh vật của tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, hay mai, lan, cúc, trúc... [13]
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc
a) Điều kiện tự nhiên
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một trong những
làng nghề truyền thống lâu đời nhất Đà Nẵng tọa lạc tại phường Hải Hòa, ngay chân núi

danh thắng Ngũ Hành Sơn.
- Vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp: Khu phố chợ Hòa Hải mở rộng.
+ Phía Tây giáp: Đường quy hoạch có mặt cắt (5m + 10,5m + 5m).
+ Phía Nam giáp: Trường Cao đẳng Tư thục Tinh Hoa, Danatol, Tổng kho công ty
xuất nhập khẩu Đà Nẵng.
+ Phía Bắc giáp: Đường Mai Đăng Chơn. [3]

Hình 1.1. Vị trí địa lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
- Điều kiện về khí tượng: Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong khu vực
chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ cao, ít biến động và chia thành 2 mùa rõ
rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12.
+ Nhiệt độ:
 Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,8 0C.
 Nhiệt độ cao nhất trung bình hằng năm: 30,50C.
 Nhiệt độ thấp nhất trung bình hằng năm: 22,60C.
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

4


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

 Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,50C.
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 12,0 0C.
 Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 còn tháng có nhiệt độ
thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12.
+ Mưa: mùa mưa thường tập trung và kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập

trung vào tháng 10 và tháng 11 và chiếm hơn 70% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng ít
mưa trong năm là tháng 3, 4, 5, 6.
 Lượng mưa trung bình hằng năm: 1.992 mm.
 Lượng mưa cao nhất trung bình hằng năm: 3.100 mm.
 Lượng mưa thấp nhất trung bình hằng năm: 1.400 mm.
 Lượng mưa ngày cao nhất: 590 mm.
+ Nắng: ngày nắng thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6.
 Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm: 2253 giờ
 Số giờ nắng cao nhất trong tháng (tháng 5): 248 giờ.
 Số giờ nắng thâp nhất (tháng 12): 120 giờ.
+ Độ ẩm không khí:
 Độ ẩm trung bình hằng năm: 82%.
 Độ ẩm cao nhất: 95% vào tháng 12.
 Độ ẩm thấp nhất: 64% vào tháng 7.
+ Bốc hơi:
 Lượng bốc hơi trung bình hằng năm: 1.174 mm.
 Lượng bốc hơi cao nhất: 1.286,5 mm.
 Lượng bốc hơi nhỏ nhất: 1.025 mm.
 Các tháng có lượng bốc hơi cao: tháng 4 đến tháng 8.
+ Gió: hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất
hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mang theo không khí lạnh, vận tốc lớn nhất là 24
m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang theo nhiều hơi nước, tốc độ
gió lớn nhất là 15 m/s.
 Tốc độ gió trung bình trong năm là 3,3 m/s.
 Tốc độ gió lớn nhất: 15 – 25 m/s.
+ Bão: thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, cấp bão lớn nhất lên
đến cấp 11, 12. Mỗi năm ít nhất có 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay trực tiếp đổ bộ lên đất
liền.
+ Lũ: lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5, 6 lũ chính vụ thường xuất hiện vào
tháng 10 đến tháng 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng mưa từ thượng nguồn sông Hàn.

[8]
- Điều kiện thủy văn:
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

5


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

+ Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng: bờ biển Đà Nẵng kéo đài khoảng 90km, chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động
khoảng 0,6m. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa trong năm. Sóng có
hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với tần xuất ổn định vào
tháng 7 là 75,21 %. Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần và
chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4. Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng sóng
Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7. Vào tháng 8 sóng chuyển dần
theo hướng Nam với tần suất 55,37%.
+ Dòng chảy: dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn của chế
độ gió. Dòng chảy vào mùa hè dao động từ 13 - 36 cm/s với hướng dòng chảy thịch hành
là Đông Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển. Tốc dộ dòng cực địa
mùa đông là 71 cm/s, lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa hè. [3]
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế chung của phường Hòa Hải trong thời gian qua có
mức tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu thu ngân sách trong cơ cấu kinh tế của toàn quận.
Trong đó, tổng thu ngân sách phường trong 9 tháng đầu năm 2017 là 15,789 tỷ đồng, đạt
trên 113% kế hoạch; giá trị thương mại - du lịch - dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn của
quận, ước đạt 181 tỷ đồng, bằng 96,27% kế hoạch giao.
+ Sản xuất thuỷ sản - nông - lâm: giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá CĐ

2010) năm 2015 ước đạt 196 tỷ đồng, lũy kế năm ước đạt 378 tỷ đồng, đạt 16,6% kế
hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong đó thủy sản tăng 4,4%, nông nghiệp tăng 1,9% và
lâm nghiệp bằng 100% so với cùng kỳ 2014.
+ Lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, thương mại: tình hình di dời giải tỏa
công viên văn hoá Ngũ hành Sơn trên tuyến phía bắc Huyền Trân Công Chúa hiện đang
bàn giao mặt bằng chuyển về đường Trần Hưng Đạo nối dài nên việc kinh doanh hàng đá
mỹ nghệ của các hộ còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng trên lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, thương mại của phường vẫn có bước phát triển khá, mặt hàng đá mỹ nghệ vẫn ổn
định, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài
nước.
- Về xã hội:
+ Y tế:
Trạm Y tế phường Hòa Hải có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Trong năm qua công tác tuyên truyền các bệnh truyền nhiểm, bệnh sốt xuất
huyết, bệnh chân tay miệng luôn được Trạm Y tế phường lồng ghép vào các trường trên
địa bàn phường để tuyên truyền, đặc biệt là tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng tháng
hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Làm tốt công tác phòng, khám các chương

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

6


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

trình sức khỏe cộng đồng, tiêm phòng mở rộng, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối
tượng nghèo và trẻ em hằng tháng theo quy định và quản lý các bệnh xã hội.
Tổ chức ký cam kết cho các chủ hộ kinh doanh về ATTP, đảm bảo VSMT. Công
tác phòng, ngừa các loại dịch bệnh được Trạm Y tế thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hạn

chế thấp nhất về dịch bệnh xảy ra.
Thực hiện Công văn số 16/HBT ngày 16/02/2017 của Hội Bảo trợ phụ nữ và Trẻ
em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng về “Khám sàng lọc phát hiện bệnh tim cho trẻ em”,
trong 4 ngày, từ ngày 24 đến ngày 27 Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh quận
Ngũ Hành Sơn phối hợp với Trung tâm Y tế quận tổ chức các đợt khám sàng lọc bệnh tim
miễn phí tại Trạm Y tế các phường và một số trường học trên địa bàn quận.
Kết quả có 3.490 trẻ và học sinh các trường trên địa bàn quận được khám, qua đó
có 53 em nghi mắc bệnh tim. Những trường hợp nghi phát hiện bệnh tim ở trẻ sẽ được
Trung tâm Y tế và Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh quận tư vấn và vận
động gia đình đối tượng mắc bệnh đến bệnh viện tuyến trên để khám và chỉ định cứu chữa;
đồng thời, Hội sẽ lập hồ sơ đề xuất Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành
phố và UBND quận hỗ trợ kinh phí phẫu thuật và điều trị tại nhà đối với những em được
chỉ định phẫu thuật, giúp các em có được trái tim khỏe mạnh và sớm hòa nhập, vui chơi
như bao bạn bè cùng trang lứa.
+ Giáo dục:
Theo báo cáo thể hiện tại Hội nghị, Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn
2017-2021 bước đầu được triển khai thực hiện với đồng bộ các giải pháp, như: nâng cao
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia,
phòng bộ môn đạt chuẩn; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động
giáo dục-đào tạo; chú trọng giáo dục thể chất và đầu tư công tác thư viện. Hiện nay, toàn
quận có 771 cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 84,4%.
Đội ngũ này được bố trí đủ tại 20 trường công lập trên địa bàn quận để phục vụ công tác
quản lý và giảng dạy.
Đến nay, có 08 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 04/20 trường Mầm non đạt
chuẩn, đạt tỷ lệ 20%, 02/8 trường tiểu học đạt chuẩn, tỷ lệ 25%; 02/4 trường THCS đạt
chuẩn, đạt tỷ lệ 50%. Có 04 trường THCS có phòng học bộ môn đạt chuẩn, với số lượng
12 phòng đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 44,4%. 100% thư viện đạt chuẩn
Năm học 2017-2018 đầu tư 66 tỷ đồng xây dựng mới, cải tại, sửa chữa phòng học,
phòng chức năng, nhà bếp, nhà ăn…đảm bảo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập ngày
càng tăng và yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay.

Ở bậc mầm non thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ. Kết quả, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm dưới 1,8%, SDD thấp còi
giảm dưới 1,4%, thừa cân so với tuổi giảm dưới 3,5%. Triển khai có hiệu quả chương
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

7


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

trình “Sữa học đường”, tại 9 trường MN và 33 nhóm lớp độc lập tư thục trên địa bàn
phường Hòa Hải và Hòa Quý với 2.823 trẻ được thụ hưởng.
Bậc tiểu học và THCS bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn,
Ngành Giáo dục chỉ đạo tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý
cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương
trình “Học làm người có ích”, “Học từ thiên nhiên”, hành trình “Đi để biết, học để sống”.
Giải pháp trong thời gian đến, quận Ngũ Hành Sơn và ngành chức năng đánh giá
thực trạng chất lượng giáo dục của mỗi địa phương, đơn vị và xây dựng chương trình, kế
hoạch nâng cao chất lượng với những giải pháp phù hợp, khả thi; nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý...Chú
trọng tổ chức định kỳ các hội thi cho giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao tỷ lệ học sinh
khá, giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém từng năm học và lấy kết quả nâng cao chất lượng
giáo dục để bình xét thi đua. [6]

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

8



Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở sản xuất; hệ thống thu gom và xử lý nước thải,
chất thải rắn.
- Phạm vi nghiên cứu: làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phường Hòa Hải, quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát: Các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong làng nghề đá mỹ
nghệ Non Nước.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu liên quan
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí tượng
thủy văn, kinh tế xã hội tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Điều tra, khảo sát các số liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản
xuất, tình hình thoát nước, xử lý nước thải; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Khảo sát về khối lượng (sử dụng phương pháp điều tra), thành phần, tính chất
chất thải rắn sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Non
Nước
- Phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn, nước thải sản xuất tại các
cơ sở sản xuất; nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của làng nghề; thành
phần bùn thải trong nước thải sản xuất.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, nước thải tại các
CSSX.
- Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất.

- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại.
2.2.3. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề đá
mỹ nghệ Non Nước
- Giải pháp quản lý:
+ Đề xuất các quy định hỗ trợ cho công tác duy trì, vận hành các biện pháp bảo vệ
môi trường.
+ Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn.
+ Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người dân.
- Giái pháp kỹ thuật:
+ Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất.
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

9


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

+ Cải tạo hệ thống thu gom nước thải sản xuất.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
Kế thừa, tổng hợp các nguồn tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị quản lý.
2.3.2. Phương pháp điều tra
Khảo sát và lập phiếu điều tra các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản
xuất, công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non
Nước.
Số lượng cơ sở điều tra được chọn theo công thức [7]:
n=


=

= 23 cơ sở

Trong đó:
n: Số cơ sở cần điều tra
N: Tổng số cơ sở
e: Độ sai số được tính bằng % của sai số gốc, e biến thiên trong
khoảng từ 10% ÷ 40%. Chọn e = 20%.
Vị trí cơ sở cần điều tra theo được chọn ngẫu nhiên, cách đều theo tuyến đường.
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
a) Thời gian lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu 03 đợt vào các ngày 24/3/2018, 4/4/2018
và 17/04/2018.
b) Số lượng mẫu mỗi đợt:
- Môi trường không khí: 03 mẫu ở các khu dân cư xung quanh và 03 mẫu trong
khu vực sản xuất.
- Môi trường nước: 01 mẫu nước ngầm, 01 mẫu nước mặt và 05 mẫu nước thải
c) Vị trí lấy mẫu:
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường
STT

Tên mẫu

Vị trí lấy mẫu

Thời gian

Thời tiết


I. Môi trƣờng không khí xung quanh
1

2

3

Không khí 1 Giao nhau giữa đường Quán Khải 4
với đường Lộc ninh
(KK1)

24/3/2018
(8h00 - 11h30)
Trước
nhà
ông
Trương
Công
Tuấn,
Không khí 2
4/4/2018
Lô B2.1, lô số 10, đường Phạm Như
Trời nắng
(KK2)
(8h00
11h30)
Hiền
17/04/2018
Không khí 3 Ngã 3 giao nhau giữa đường Quán
(13h30h-17h)

Khải 9 và đường Mai Đăng chơn
(KK3)

II. Môi trƣờng lao động
1

Không khí 4 Tại cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Quốc

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

24/3/2018

Trời nắng

10


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

Vũ, khu sản xuất 7, lô số 06, đường (8h00 - 11h30)
Quán Khải 10.
4/4/2018
(8h00 - 11h30)
Không khí 5 Tại cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thanh,
Lô sản xuất số 61, đường Trương Gia 17/04/2018
(KK5)

(13h30h-17h)

Không khí 6 Tại cơ sở điêu khắc đá Huy Hiệu, lô
sản xuất 18, đường Quán Khải 12
(KK6)
(KK4)

2

3

III. Nƣớc ngầm
24/3/2018
(8h00 - 11h30)
Nước ngầm Nước giếng khoan cơ sở điêu khác đá
4/4/2018
1
mỹ nghệ Huy Hùng, đường Quán
Trời nắng
(8h00
- 11h30)
(NN1)
Khải 12
17/04/2018
(13h30h-17h)
IV. Nƣớc mặt
24/3/2018
(8h00 - 11h30)
Nước mặt Sông Cổ Cò, cách đường Mai Đăng
4/4/2018
1
Trời nắng

(NM1)
Chơn 200m
(8h00 - 11h30)
17/04/2018
(13h30h-17h)
V. Nƣớc thải
1

2

3
4
5

Cống thải của cơ sở điêu khắc đá mỹ
Nước thải 1
nghệ Quốc Vũ, khu sản xuất 7, lô số
(NT1)
06, đường Quán Khải 10
Cống thải của cơ sở điêu khắc đá mỹ
Nước thải 2
24/3/2018
nghệ Thanh, Lô sản xuất số 61, đường
(NT2)
(8h00 - 11h30)
Trương Gia Mô
4/4/2018
Cống thải của cơ sở điêu khắc đá Huy
Trời nắng
Nước thải 3

(8h00 - 11h30)
Hiệu, lô sản xuất 18, đường Quán Khải
(NT3)
17/04/2018
12
(13h30h-17h)
Nước thải 4
Tại bể thu gom nước thải Làng nghề
(NT4)
Nước thải 5
Sau bể lắng
(NT5)
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu:

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

11


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, thành phố Đà Nẵng

Hình 2.1. Sơ đồ quan trắc môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

12


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,

thành phố Đà Nẵng

d) Quy chuẩn so sánh:

- Môi trường nước: QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp), QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt), QCVN 09-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ngầm).
- Môi trường không khí: QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh), QCVN26: 2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về tiếng ồn).
e) Phương pháp đo, phân tích các thông số môi trường:
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các thành phần môi trường
Chỉ tiêu

Phƣơng pháp phân tích

Không khí
Nhiệt độ

Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo

Độ ẩm

Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo

Hướng gió

Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo


Tốc độ gió

Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo

Bụi TSP

Đo tại hiện trường phương pháp trọng lượng

Độ ồn (Leq)

Đo tại hiện trường bằng máy

Nước
pH

TCVN 6492 - 2011 - Chất lượng nước - ác định pH

TSS

TCVN 6625 - 2000 - Chất lượng nước bằng cách lọc qua giấy lọc

BOD5

TCVN 6001 - 2008 - Chất lượng nước - ác định nhu cầu oxi sinh hoá
sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng có bổ sung
allylthiourea.

COD

TCVN 6491 - 1999 - Chất lượng nước - ác định nhu cầu oxy hoá học


Amoni
(NH4+)

TCVN 5988 - 1995 (ISO 5664 - 1984) - Chất lượng nước amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

Độ cứng

TCVN 2672 -78 -Nước uống - Phương pháp xác định độ cứng tổng số

DO

Đo bằng thiết bị tại phòng thí nghiệm

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

ác định chất rắn lơ lửng

ác định

13


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc
3.1.1. Hiện trạng Làng nghề

Hiện nay, làng nghề có gần 500 CSSX với hơn 4.000 lao động tạo ra giá trị sản
phẩm hằng năm từ 120 - 130 tỷ đồng, góp phần đáng kể ổn định kinh tế địa phương. Để
làng nghề tiếp tục tồn tại và phát triển ổn định, UBND thành phố đã có Quyết định số
5633/QĐ-UBND ngày 18/7/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng chi tiết làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước, tập trung vào một khu vực, tách biệt khỏi khu dân cư nhằm
giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường. Làng nghề được quy hoạch tập trung với
tổng diện tích 35,5ha với các hạng mục như sau [14]:
- Đất bố trí cho sản xuất đá mỹ nghệ: 7,46 ha.
- Đất trạm xử lý nước thải: 0,20 ha.
- Đất cây xanh vành đai cách ly: 6,74 ha.
- Đất bãi chứa đá nguyên liệu: 6,68 ha.
- Đất giao thông, vỉa hè, mương thoát nước,…: 8,43 ha.
- Trụ sở làm việc của BQL làng nghề kết hợp nhà sinh hoạt cộng đồng: 0,03 ha.
- Một số hạng mục đất khác (đất quỹ điều khắc, đất chia lô liền kề, đất trại tạm
giam và kho vật chứng CAQ, đất đơn vị A20 - Bộ Công an, Nhà thờ tộc Huỳnh): 5,5ha.
Theo [2] thì cơ cấu lao động tại làng nghề như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động làng đá Non Nước
STT

Tính chất công việc

Tuổi nghề

Số lao động

1

Thợ chế tác đá

>8


550

2

Thợ chế tác đá

4-8

750

3

Thợ chế tác đá

2-4

850

4

Thợ học nghề

<2

500

5

Thợ thủ công (mài, đánh bóng sản phẩm)


-

850

Theo kết quả nghiên cứu (Điều tra, đánh giá qui mô, mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường có nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng và đề xuất kế hoạch triển
khai các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe tại một số điểm ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và các vùng đặc thù – Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi
trường) thì trong vòng 5 năm gần đây Làng nghề đá Non Nước đã tăng 898 lao động. Các
chủ hộ sản xuất hàng năm tuyển thêm lao động làm thủ công từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh... Lực lượng lao động này chủ yếu làm các công việc cưa cắt đá trong các
CSS . Người lao động (NLĐ) làm việc trong các hộ gia đình mà đề tài khảo sát nhìn một
các tổng quát có tuổi đời và tuổi nghề cao NLĐ 18 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn.
Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

14


Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
thành phố Đà Nẵng

Bảng 3.2.

Tuổi đời và tuổi nghề làng đá Non Nước

Tuổi đời

Tỷ lệ (%)


Thế hệ làm việc

Tỷ lệ (%)

18-40

53,5

Một thế hệ

72

41-55

24,4

Hai thế hệ

24

>55

21,1

Ba thế hệ

4

Nhìn về tổng thể làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn là một Làng nghề vẫn là một

Làng nghề truyền thống, học nghề theo hình thức “Cha truyền con nối nghiệp”. Bên cạnh
nghề truyền thống tại Làng nghề một thế hệ làm việc chiếm tỷ lệ 72%, có nhiều hộ gia
đình thuê cả lao động Thanh Hóa, Nghệ An... cùng làm chủ yếu là làm hàng “chợ” để
tăng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường [2].
3.1.2. Quy trình sản xuất, các dụng cụ và nguyên, vật liệu sử dụng trong sản xuất
Theo [3] thì:
- Quy trình công nghệ sản xuất:
Quy trình công nghệ của các hộ sản xuất ở Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có
thể mô tả như sau [3]:

Hình 3.1.

Sơ đồ quy trình chế tác đá mỹ nghệ Làng nghề đá Non Nước

Học viên thực hiện: Trần Đức Tú
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Quang Vinh

15


×