Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KDL LONG HẢI HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BRVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Khóa luận tốt nghiệp

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KDL LONG HẢI
HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BRVT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MAI THỊ TÁM
LỚP: DH07DL
MSSV:07157162

TS. NGÔ AN

Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài khóa luận tốt nghiệp cũng như trong 4 năm học
tập tại giảng ñường Đại học tôi ñã nhận ñược nhiều sự giúp ñỡ, ñộng viên từ gia
ñình,thầy cô, các cơ quan ban ngành, và các bạn. Tôi muốn ñược gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất ñến:
- Gia ñình, là chổ dựa về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập
- Thầy cô trong Khoa Môi Trường & Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM


ñã hướng dẫn, truyền ñạt những kiến thức quí báu cho tôi trong 4 năm vừa qua.
- Thầy Ngô An ñã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
- Ban quản lý các khu du lịch huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo ñiều kiện
thực tập và cung cấp tài liệu phục vụ cho ñề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn ñến các bạn sinh viên lớp DH07DL và tất cả những
người bạn khác của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Tám

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, ñánh giá hiện trạng và ñề xuất biện pháp quản
lý môi trường tại KDL Long Hải – Huyện Long Điền – Tỉnh BRVT” ñược tiến
hành tại khu du lịch Long Hải, từ tháng 03/2011 ñến 07/2011, với các nội dung:
Tìm hiểu các hoạt ñộng kinh doanh du lịch tại KDL Long Hải.
Đánh giá hiện trạng cũng như công tác quản lý môi trường tại KDL
Đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại KDL
Qua quá trình thu thập số liệu, ñiều tra thực tế kết hợp phát phiếu phỏng vấn du
khách và nhân viên du lịch ñã thu ñược một số kết quả như sau:
Loại hình du lịch chủ yếu của KDL Long Hải là du lịch biển.
Hoạt ñộng du lịch tác ñộng tiêu cực tới môi trường biển. Vấn ñề rác thải từ hoạt
ñộng vui chơi giải trí; vấn ñề nước thải từ các cơ sở kinh doanh dọc bờ biển.
Từ hiện trạng trên, ñề ra một số biện pháp về kỹ thuật, kinh tế, giáo dục nhận
thức ñể quản lý môi trường tại KDL Long Hải.
Các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của ñịa phương, góp phần cải

thiện môi trường biển ñảm bảo lợi ích kinh tế cho người dân ñịa phương và cho tỉnh
nhà.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ ...................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn ñề ............................................................................................................. 1
1.2 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5 Giới hạn ñề tài ...................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận......................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm liên quan ñến môi trường................................................................. 4
2.1.2 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường ........................................................... 6
2.1.3 Vấn ñề môi trường trong du lịch biển .............................................................. 8
2.2 Tổng quan về khu du lịch Long Hải ..................................................................... 10
2.2.1 Vị trí ñịa lý......................................................................................................... 10
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 11
2.2.2.1 Chế ñộ nhiệt.................................................................................................... 11
2.2.2.2 Độ ẩm không khí ............................................................................................ 11

2.2.2.3 Lượng mưa ..................................................................................................... 12
2.2.2.4 Đặc ñiểm thủy triều ........................................................................................ 12
2.2.3 Đặc ñiểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 12
2.2.4 Tiềm năng du lịch .............................................................................................. 13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14

iv


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 14
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực ñịa.......................................................................... 14
3.2.3 Phương pháp ñiều tra xã hội học ....................................................................... 14
3.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp SWOT ......................................................... 15
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 16
4.1 Hiện trạng kinh doanh DV-DL tại KDL Long Hải .............................................. 16
4.1.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 16
4.1.2 Hiện trạng hoạt ñộng du lịch ............................................................................. 18
4.2 Hiện trạng môi trường tại KDL Long Hải............................................................ 21
4.2.1 Đặc ñiểm chung ................................................................................................. 21
4.2.2 Các cơ sở kinh doanh du lịch có nguồn thải ra biển.......................................... 22
4.2.2.1 Khu vực Đoàn an ñiều dưỡng 298.................................................................. 22
4.2.2.2 Khu du lịch Thái Thiết cũ............................................................................... 23
4.2.2.3 Khu vực bãi tắm Dinh Cô............................................................................... 23
4.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại KDL Long Hải............................................... 27
4.4 Đánh giá hiện trạng môi trường tại KDL Long Hải ............................................. 27
4.4.1 Kết quả phỏng vấn bằng bảng câu hỏi............................................................... 27
4.4.1.1 Đối tượng phỏng vấn là du khách .................................................................. 28
4.4.1.2 Đối tượng phỏng vấn là nhân viên ................................................................. 31

4.4.2 Kết quả phân tích SWOT .................................................................................. 32
4.5 Đề xuất biện pháp quản lý môi trường tại KDL Long Hải .................................. 35
4.5.1 Giải pháp về quản lý và tăng cường năng lực ................................................... 35
4.5.2 Giải pháp kỹ thuật.............................................................................................. 36
4.5.3 Giải pháp kinh tế................................................................................................ 36
4.5.4 Giải pháp giáo dục môi trường.......................................................................... 37
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 39
5.1 Kết luận................................................................................................................. 39
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 42
Phụ lục ........................................................................................................................ 43

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt ñộ trung bình tháng ........................................................................... 11
Bảng 2.2 Độ ẩm tương ñối trung bình theo các tháng ............................................... 12
Bảng 4.1 Tổng lượng khách tham quan tại KDL Long Hải....................................... 21
Bảng 4.2: Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người thải ra môi
trường trong ngày ñêm ............................................................................................... 22
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực bãi tắm Long Hải
năm 2008 .................................................................................................................... 24
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực bãi tắm Long Hải
năm 2009 .................................................................................................................... 26
Bảng 4.5: Tóm tắt các hoạt ñộng gây ô nhiễm môi trường biển Long Hải ............... 29
Bảng 4.6: Ma trận tổng hợp mức ñộ tác ñộng của các hoạt ñộng du lịch ñến các thành
phần môi trường ......................................................................................................... 30
Bảng 4.7: Mức ñộ ưu tiên của các giải pháp.............................................................. 34


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 1 Phân Loại và Phân Bổ Nước Trong Tự Nhiên ............................................. 4
Hình 2 Sơ ñồ vị trí huyện Long Điền ........................................................................ 10
Hình 3 Sơ ñồ vị trí KDL Long Hải ............................................................................ 11
Hình 4.1 Sơ ñồ tổ chức BQL các KDL huyện Long Điền......................................... 16
Hình 4.2 Khu du lịch Long Hải Beach Resort........................................................... 19
Hình 4.3 Khu du lịch Annosis Beach Resort ............................................................. 20
Hình 4.4 Hầm tự hoại căn tin 2.................................................................................. 23
Hình 4.5 Nước thải căn tin 2 chảy ra biển ................................................................. 23
Hình 4.6 Du khách xã rác trên bãi biển ..................................................................... 23
Hình 4.7 Hàng rong tự do buôn bán .......................................................................... 24
Đồ thị 1 Kết quả phân tích hàm lượng SS trong nước biển ven bờ tại bãi tắm Long Hải
năm 2008 .................................................................................................................... 25
Đồ thị 2 Kết quả phân tích hàm lượng T – Coliform trong nước biển ven bờ tại bãi tắm
Long Hải năm 2009 .................................................................................................... 26
Đồ thị 3 Kết quả phân tích hàm lượng SS trong nước biển ven bờ tại bãi tắm Long Hải
năm 2009 .................................................................................................................... 27
Biểu ñồ 4.1 Lượng du khách mang thức ăn, nước uống xuống bãi biển Long Hải... 28
Biểu ñồ 4.2 Ý thức du khách về việc xã rác tại bãi biển Long Hải ........................... 29
Biểu ñồ 4.3 Lượng rác thải tại bãi biển Long Hải ..................................................... 29
Biểu ñồ 4.4 Vấn ñề cần ưu tiên của nhân viên khi phát triển KDL Long Hải........... 31
Biểu ñồ 4.5 Nhận ñịnh của nhân viên KDL Long Hải về ô nhiễm môi trường do hoạt
ñộng du lịch. ............................................................................................................... 31

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT: An ninh trật tự
BR - VT: Bà Rịa - Vũng Tàu
BQL: Ban quản lý
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
DV - DL: Dịch vụ - du lịch
ĐTM: Đánh giá tác ñộng môi trường
KDL: Khu du lịch
KT – XH: Kinh tế - xã hội
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
SWOT : Phương pháp phân tích Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) Cơ
hội ( Oppoturnities) – Thách thức ( Threats)
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài nguyên môi trường
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VSMT: Vệ sinh môi trường

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn ñề
Khi xã hội phát triển, con người tạo ra ñược nhiều của cải vật chất thì nhu cầu của con
người không chỉ ñơn thuần là ăn no mặc ấm mà là ăn ngon mặc ñẹp…Bên cạnh ñó là

nhu cầu ñược hưởng thụ bằng các hình thức vui chơi, giải trí, ñi du lịch…. Đó chính là
ñiều kiện ñể ngành du lịch ngày càng phát triển. Đặc biệt con người có xu hướng
muốn ñi ñến những nơi gần gũi với thiên nhiên ñể hòa mình vào thiên nhiên, giải tỏa
những áp lực trong công việc cuộc sống hàng ngày.
Việc khai thác, phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên biển và văn hoá ñịa phương
ñể phục vụ du lịch ñược nhiều du khách ưa thích và lựa chọn. Hiện nay có nhiều
chương trình tham quan du lịch lựa chọn Long Hải là một ñiểm ñến lý tưởng. Theo qui
hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung Tâm Du Lịch TP Hồ Chí Minh và phụ cận của
Tổng Cục Du Lịch Việt Nam xác ñịnh và ñánh giá khu du lịch Long Hải là khu vực có
ý nghĩa quan trọng ñể tổ chức các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
biển. Đây là khu vực có ñiều kiện tốt ñể ñầu tư, thích hợp cho việc tổ chức các loại
hình du lịch cao cấp, ñáp ứng cho nhu cầu thị trường khách Thành Phố và các khu vực
lân cận.
Theo ñiều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh BR – VT ñến năm 2010 và
ñịnh hướng ñến năm 2020 cụm du lịch Long Hải – Phước Hải ñược xác ñịnh là 1 trong
5 ñiểm du lịch của Tỉnh gồm:
Trung tâm du lịch TP Vũng Tàu và phụ cận
Cụm du lịch Bình Châu
Cụm du lịch Côn Đảo
Cụm du lịch Núi Dinh
Cụm du lịch Long Hải – Phước Hải.
Thế mạnh của du lịch Long Hải là tài nguyên biển phong phú, bãi tắm ñẹp và nhiều
hải sản tươi ngon. Có sự kết hợp ña dạng với nhiều hoạt ñộng vui chơi, tắm biển và
tham quan nghĩ dưỡng.

1


Du lịch Long Hải phát triển thúc ñẩy các nghành nghề khác cũng phát triển tạo công
ăn việc làm cho nhiều người,ñóng góp một phần cho việc phát triển kinh tế của tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu nói chung và huyện Long Điền nói riêng.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực nêu trên thì không thể không ñề cập ñến mặt tiêu cực
do nghành Du lịch mang lại. Các ảnh hưởng tiềm tàng của du lịch có thể chia theo 4
tiêu chuẩn chung ( Môi trường biển Việt Nam, 1998) :
1. Khách du lịch thải ra một số lượng lớn chất thải rắn và nước thải, tại nơi không có
cơ sở hạ tầng phù hợp thì thường dẫn tới tình trạng ô nhiễm biển và nước ngọt.
2. Nghành du lịch phát triển thường làm thiệt hại môi trường môi trường sinh thái hay
làm mất ñi tính ña dạng sinh học vì cây cối bị phát quang ñể xây dựng các khách sạn
lớn, sân quần vợt, sân golf, ñường xá, bãi ñỗ xe, các cơ sở phụ nhằm giúp cho khách
sạn và nhà nghỉ. Hơn nữa, nếu không ñược lên kế hoạch tốt có thể gây thiệt hại kinh tế
cho các hệ sinh thái nhạy cảm.
3. Du lịch, trong một số trường hợp khuyến khích thị trường quà lưu niệm như ñồi
mồi và vỏ sò, ốc. Thêm vào ñó nhiều du khách còn thu thập san hô, phá hủy rạng san
hô.
4. Du lịch có thể tác ñộng tiêu cực về xã hội. Ví dụ, làm tăng tỷ lệ mắc các căn bệnh
lây truyền qua ñường tình dục.
Hiện nay, du lịch Long Hải ñang trên ñà phát triển nhưng bãi biển Long Hải lại có dấu
hiệu ô nhiễm do rác thải từ hoạt ñộng ăn uống, vui chơi của du khách và nước thải từ
các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, tắm nước ngọt lân cận. Vì vậy việc ñánh giá
hiện trạng môi trường tại khu du lịch này cần ñược tiến hành ngay ñể từ ñó ñề xuất
giải pháp quản lý môi trường nhằm duy trình và phát huy tiềm năng du lịch biển Long
Hải.
Đó là lý do tôi quyết ñịnh chọn ñề tài:” Khảo sát, ñánh giá hiện trạng và ñề xuất
biện pháp quản lý môi trường tại khu du lịch Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu”.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên tại KDL Long Hải.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng ñến hai mục tiêu chính:


2


Khảo sát, ñánh giá hiện trạng môi trường tại khu du lịch Long Hải
Đề xuất một số biện pháp quản lý môi trường tại khu du lịch Long Hải
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài ñược thực hiện tại khu du lịch Long Hải thuộc ñịa phận Thị trấn Long Hải,
huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.5 Giới hạn ñề tài
Do thời gian nghiên cứu ngắn ( Đề tài ñược thực hiện từ tháng 3 – 2011 ñến tháng 7 2011). Khả năng về kinh tế có hạn, thiếu các thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nghiên
cứu. Đồng thời thiếu nguồn tài liệu, số liệu tham khảo (vì có rất ít báo cáo nghiên cứu
về vấn ñề môi trường tại khu du lịch Long Hải). Vì vậy ñề tài chỉ tiến hành nghiên cứu
ñánh giá hiện trạng môi trường cũng như công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại khu
du lịch Long Hải. Đây là khu du lịch biển nên ñề tài chú trọng nhiều ñến hiện trạng bãi
tắm và hiện trạng nước biển. Qua ñó ñề xuất biện pháp quản lý môi trường tại KDL.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm liên quan ñến môi trường
● Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
● Ô nhiễm môi trường là sự biến ñổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người, sinh vật.
● Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một chất lạ hay vật thể lạ trong môi
trường nước tự nhiên không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây hại cho sự sinh
trưởng và phát triển của con người và sinh vật.


Hình 1. Phân Loại và Phân Bổ Nước Trong Tự Nhiên

Nguồn: Phan Thị Giác Tâm, 2009. Bài giảng kinh tế nước
* Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
- Nguyên nhân khách quan là do nguồn nước trong tự nhiên cũng có các yếu tố
tự gây ô nhiễm như nước mưa mang theo bụi bẩn, nước có nhiều tạp chất hữu cơ, nước
có nhiều vi sinh vật yếm khí, xác thối rữa sinh vật.

4


- Nguyên nhân chủ quan do con người gây ra thông qua các loại rác thải trong
sinh hoạt, trong sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp và rác thải y tế xâm
nhập vào các nguồn nước. Mặt khác dầu tràn do giao thông vận tải và nguồn ô nhiễm
từ ñất, không khí thấm vào nước.
* Có nhiều loại ô nhiễm nguồn nước như:
- Ô nhiễm chất hữu cơ: khi chất hữu cơ có nhiều trong nước, chúng sẽ bị ôxy hóa và
tạo ra nhu cầu ôxy.
- Ô nhiễm do ñộc chất: ô nhiễm các chất Cation (kim loại nặng) và Anion, một số kim
loại như Pb, Hg, Al…ở nồng ñộ cao.
- Ô nhiễm thuốc trừ sâu.
- Ô nhiễm vi sinh vật.
Tùy theo từng ngành nghề mà có các nguồn gây ô nhiễm khác nhau. Đối với hoạt ñộng
du lịch các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm:
Rác thải từ hoạt ñộng ăn uống, vui chơi của du khách
Nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như: căn tin, nhà nghỉ, nhà hàng,
khách sạn,…
Chất khí,mùi từ các nhà bếp.
Khí thải, bụi từ hoạt ñộng giao thông phục vụ du lịch.

Để ñánh giá mức ñộ ô nhiễm nguồn nước, người ta thường dùng các thông số
chất lượng môi trường nước.
- Các thông số vật lý: nhiệt ñộ, màu, mùi, vị, ñộ dẫn ñiện, ñộ phóng xạ. Tuy
nhiên với ñiều kiện của Việt Nam thì hiện nay các thông số vật lý chưa ñược quan tâm
ñúng mức do nhiều nguyên nhân như: yếu tố tâm lý và trình ñộ nhận thức về mặt
chuyên môn.
- Các thông số hóa học: ñộ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD,
Oxy hòa tan, dầu mỡ, Clorua, Sunfat, Amol, Nitrit, Nitrat, Photphat, các nguyên tố vi
lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều khí, kỵ khí.
● Hoạt ñộng bảo vệ môi trường là hoạt ñộng giữ cho môi trường trong lành, sạch ñẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác ñộng xấu ñối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý

5


và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ ña dạng sinh học. Một số biện pháp bảo vệ
môi trường:
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận ñộng mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn
vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và ña dạng sinh học.
2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
4. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
5. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi
trường.
● Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường năm 2005 - Điều 45. Bảo vệ môi trường trong
hoạt ñộng du lịch:
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, ñiểm du lịch phải thực hiện các

biện pháp bảo vệ môi trường sau ñây:
a) Niêm yết quy ñịnh về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, ñiểm du lịch và hướng dẫn
thực hiện;
b) Lắp ñặt, bố trí ñủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy ñịnh sau ñây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, ñiểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải ñúng nơi quy ñịnh;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không ñược xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài
sinh vật tại khu du lịch, ñiểm du lịch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ ñạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng du lịch theo
quy ñịnh của Luật này và các quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan.
2.1.2 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường

6


Theo Liên Hiệp Quốc Tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization, IUOTO): “Du lịch ñược hiểu là hành ñộng du hành ñến
một nơi khác với ñịa ñiểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục ñích không phải
ñể làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”.
* Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, mang tính liên
ngành. Vì vậy mà trong quá trình hoạt ñộng, du lich cũng gây ra các tác ñộng trên
nhiều mặt như kinh tế , văn hóa – xã hội, môi trường.
● Tác ñộng kinh tế
- Du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ ñáng kể cho
quốc gia và vùng.

- Du lịch tạo cơ hội giải quyết việc làm.
- Du lịch làm thay ñổi cấu trúc kinh tế của vùng.
● Tác ñộng văn hóa
- Phát triển du lịch có tác ñộng thúc ñẩy xây dựng văn minh tinh thần.
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ môi trường ñầu tư, xúc tiến mở cửa với bên
ngoài...
- Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học – kỹ thuật. Du lịch
là hình thức quan trọng của việc truyền bá kỹ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học.
- Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc
cung cấp các hoạt ñộng tham quan di tích văn vật, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên,
du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm ñẹp môi trường và thúc ñẩy sự phát triển
văn hóa dân tộc.
- Tuy nhiên, du lịch cũng gây những tác ñộng tiêu cực ñối với văn hóa xã hội: Hàng
hóa hóa, tầm thường hóa nền văn hóa dân tộc.
Sự sa sút của quan niệm ñạo ñức và bắt chước, sùng ngoại.
● Tác ñộng của hoạt ñộng du lịch ñến môi trường
- Hoạt ñộng du lịch tạo ra hiệu quả tốt ñối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các
nguồn tài nguyên và môi trường. Biểu hiện rõ rệt nhất của hoạt ñộng du lịch là vấn ñề
bảo tồn môi trường. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các
khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ
thống ñền ñài lịch sử kiến trúc mỹ thuật.

7


- Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan ñô thị, cảnh quan tại các ñiểm
du lịch như tu sửa nhà cửa cũ thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho
cả du khách và cư dân ñịa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp
nước, ñường sá, thông tin, năng lượng, nhà cửa.
- Du lịch phát triển cũng ñưa ñến sự kiểm soát ở các ñiểm du lịch nhằm bảo vệ môi

trường. Tuy nhiên, cường ñộ hoạt ñộng du lịch ở một vùng, một ñịa phương càng
mạnh thì tác ñộng môi trường càng lớn và dẫn ñến sự xung ñột giữa du lịch và môi
trường.
- Gia tăng mức ñộ tắc nghẽn giao thông. Ô nhiễm không khí, nước, chất thải rắn, tiếng
ồn. Thay ñổi cảnh quan thiên nhiên và sự thay ñổi sự quân bình môi sinh ñối với môi
trường sống của sinh vật.

2.1.3 Vấn ñề môi trường trong du lịch biển
Theo Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, cho
rằng quá trình khai thác du lịch biển thời gian qua ñã ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
biển Việt Nam, khiến biển ñang bị ñục hóa. Theo ông, vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục
ñến Cửa Lò), hàm lượng bùn ñã vượt quá giới hạn cho phép ñối với nước biển ven bờ;
bãi tắm Đồ Sơn, Cát Bà hàm lượng bùn từ 20g/m3 lên 340g/m3 làm cho nước ñục và ô
nhiễm gây chết các rạn san hô.
( Nguồn: mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/nangluong-moitruong/70-nangluongmoitruong/1139-bao-ve-moi-truong-bien).
Các vùng biển Bình Định, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, ở nhiều khu vực, nước thải
của các khu dân cư, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thường không qua xử lý, thải trực
tiếp xuống biển, gây ô nhiễm hữu cơ nước biển ven bờ. Chẳng hạn tại Nha Trang,
thống kê của Ban quản lý vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch,
cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm ñảo ñổ xuống biển; nhà vệ sinh trên
các tàu du lịch ñược thải thẳng xuống biển; tàu thuyền du lịch, phương tiện vui chơi
giải trí tấp nập khiến nước biển ven bờ bị ô nhiễm dầu. Tình trạng này cũng xảy ra ở
một số vùng biển Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giám sát môi trường gần ñây ở Long Hải, Hồ Cốc, Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu của
Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy, chất lượng nước biển ở các bãi

8


biển này ñều có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là ô nhiễm từ việc du khách và người dân

buôn bán xả rác bừa bãi.
Theo Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay phần lớn rác thải từ các cơ sở lưu trú,
resort, khu du lịch ñều ñã ñược thu gom, xử lý qua hệ thống thu gom của các công ty
môi trường ñô thị. Tuy nhiên, một lượng lớn nước thải từ hoạt ñộng du lịch tại các cơ
sở này lại chưa ñược quan tâm khi ña số vẫn ñược thải chung vào hệ thống nước thải
ñô thị mà chưa qua xử lý.
Sở Du lịch ñã tổ chức một cuộc khảo sát gửi ñến 115 doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú, resort trên ñịa bàn tỉnh nhằm thu thập thông tin về công tác môi trường như ước
lượng rác thải, nước thải hàng ngày, hệ thống xử lý nước thải… tại các cơ sở này.
Theo thống kê của 72 doanh nghiệp gửi thông tin về Sở, trung bình mỗi ngày có
khoảng hơn 5,3 tấn rác thải từ hệ thống khách sạn, resort, trong ñó có khoảng 5 tấn
ñược thu gom qua hệ thống thu gom rác tập trung của Công ty Công trình ñô thị. Số
còn lại ñược xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Như vậy, các loại rác thải ñã ñược xử lý
tương ñối tốt.
Điều ñáng chú ý là mỗi ngày cũng có hơn 1.600 m3 nước thải ra từ 72 khu du lịch,
resort, khách sạn, nhưng chỉ có khoảng 300 m3 nước thải trong số ñó ñược xử lý trước
khi thải ra hệ thống thoát nước ñô thị hoặc tái sử dụng vào mục ñích khác. Số còn lại
ñược lắng qua bể rồi cho thấm vào ñất, cũng có một số cơ sở cho thoát trực tiếp vào hệ
thống nước thải ñô thị. Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của BR-VT. Ngoài
nguồn thu từ hoạt ñộng khai thác dầu khí, ñánh bắt hải sản, mỗi năm ngành du lịch
BR-VT ñón trên dưới 6 triệu lượt du khách, trong ñó chủ yếu là ñến tắm biển, nghỉ
dưỡng, doanh thu du lịch trên 1.000 tỷ ñồng. BR-VT có bờ biển chạy dài khoảng
150km, từ Vũng Tàu ñến Xuyên Mộc với nhiều bãi tắm ñẹp. Tính ñến nay trên ñịa bàn
tỉnh ñã có 137 dự án ñầu tư vào lĩnh vực du lịch, chưa kể 29 resort nằm dọc chiều dài
ven biển ñã ñi vào hoạt ñộng. Vì thế, nguồn nước mặt ven bờ bị ô nhiễm sẽ có tác
ñộng xấu tới hoạt ñộng kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.( Chi cục bảo vệ môi
trường tỉnh, 2009).
Trước tình trạng này, Sở TNMT tỉnh BR-VT ñã chỉ ñạo Trung tâm quan trắc môi
trường lập báo cáo hiện trạng môi trường ñể ñánh giá so sánh mức ñộ với các thời kỳ
ñể ñưa ra giải pháp phù hợp. Sở TNMT tỉnh BR-VT ñã tổ chức các chiến dịch về môi


9


trường, phối hợp với các ñịa phương ra quân làm sạch bờ biển; tham mưu cho UBND
tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và ñã thành lập Phòng
quản lý biển và hải ñảo...
Tuy nhiên, các giải pháp của Sở TNMT tỉnh BR-VT chủ yếu mới dừng lại ở việc khắc
phục tình trạng ô nhiễm, xử lý các cơ sở vi phạm. Để khắc phục và hạn chế tình trạng
này, Sở TNMT tỉnh BR-VT cần có giải pháp mang tính dài hơn ñể bảo vệ môi trường
nước ven bờ.
2.2 Tổng quan về khu du lịch Long Hải
2.2.1 Vị trí ñịa lý
Khu du lịch Long Hải thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tọa ñộ ñịa
lý: 10°29′02″B 107°12′48″Đ 10.483801, 107.213448.
Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ
Phía Tây giáp Thị xã Bà Rịa và TP Vũng Tàu
Phía Nam giáp biển Đông
Phía Bắc giáp Thị xã Bà Rịa.

Hình 2: Sơ ñồ vị trí huyện Long Điền
Nguồn: />KDL Long Hải nằm trong cụm du lịch Long Hải – Phước Hải cách thành phố hồ Chí
Minh 120 km; cách thị xã Bà Rịa trung tâm hành chính của Tỉnh 25 km; cách thành
phố Vũng Tàu 20 km( tính theo trục giao thông ven biển).

10


Hình 3. Sơ ñồ vị trí KDL Long Hải
Nguồn: />2.2.2 Điều kiện tự nhiên

Theo Báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường dự án KDL Long Hải, 2006:
Khu du lịch Long Hải nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh BR –
VT thuộc vùng khí hậu nhiệt ñới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ
tháng 5 ñến cuối tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng
11 ñến tháng 4 năm sau, chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc. Đây là vùng có ñiều
kiện khí hậu ôn hòa, biến ñộng giữa các thời ñiểm trong năm không cao. Các thông số
cơ bản của khí hậu như sau:
2.2.2.1 Chế ñộ nhiệt
Nhiệt ñộ không khí một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình chuyển
hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt ñộ không khí càng cao thì tốc
ñộ phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng
nhỏ. Nhiệt ñộ bình quân cả năm 27,5oC. Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt ñộ trung
bình ñạt 29,2oC.
Bảng 2.1 Nhiệt ñộ trung bình tháng (Đơn vị tính: oC)
TB
Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

năm

25,9

26,2

27,4

29,2

29,1

28,3

27,8

27,6

27,9


27,4

27,2

26,7

27,5

Nguồn: ĐTM dự án KDL Long Hải, 2007.

11


2.2.2.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương ñối của khu vực dao ñộng từ 75 – 87%, cao nhất ñược ghi nhận vào thời
vào thời kì các tháng có mưa (tháng V – X) từ 82 ñến 90% do ñộ bay hơi không cao
làm cho ñộ ẩm tương ñối của không khí khá cao và ñộ ẩm thấp nhất vào tháng mùa
khô (tháng XI – IV) từ 70 ñến 71%
Bảng 2.2 Độ ẩm tương ñối trung bình theo các tháng
TB
Tháng

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

năm

76,5

76,5

77,0

76,0

78,8

81,0


82,3

83,0

82,8

84,8

80,5

78,0

79,8

Độ ẩm

Nguồn: ĐTM dự án KDL Long Hải, 2007.
2.2.2.3 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1500mm/năm. Lượng mưa phân bố không
ñều theo thời gian. Lượng mưa tập trung từ tháng 5 ñến tháng 10 chiếm tới 92,6 –
98,7%. Những tháng mùa khô chỉ chiếm 1,3 – 7,4% thậm chí tháng 1, 2, 3 hầu như
không có mưa.
2.2.2.4 Đặc ñiểm thủy triều
Thủy triều biển Đông có biên ñộ dao ñộng từ 3,5 – 4m, lên xuống mỗi ngày hai lần
với hai ñỉnh triều sắp xỉ nhau. Trong một tháng có hai lần triều cường và hai lần triều
kém. Trong một năm ñỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng 9 ñến tháng 2 năm sau,
ñỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng 5 ñến tháng 8.
2.2.3 Đặc ñiểm kinh tế - xã hội
Khu du lịch Long Hải thuộc huyện Long Điền, do ñó ñiều kiện kinh tế - xã hội ñược

xem xét là huyện Long Điền.
Long Điền là huyện hội tụ tiềm năng ñể phát triển thủy sản và du lịch. Hải sản là
nghành mũi nhọn chủ lực của huyện với sản lượng ñánh bắt trên dưới 60.000 tấn/năm
ñứng ñầu toàn tỉnh. Cảng cá Phước Tỉnh hiện nay là cảng cá lớn nhất tỉnh luôn tấp nập
tàu thuyền ra vào, bên cạnh ñó ngành dịch vụ các ngành nghề khác cũng có ñiều kiện
phát triển như: dịch vụ cung cấp nước ngọt, sản xuất nước ñá, ñóng tàu thuyền, các
mặt hàng hải sản ñông lạnh như: cá khô, mực khô, nước mắm,…, chế biến thức ăn gia

12


súc. Ngoài ra huyện Long Điền còn có cánh ñồng An Ngãi là vựa lúa của tỉnh.
Các hoạt ñộng văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến theo hướng ñổi mới. Chất lượng
giáo dục ñược quan tâm và phát triển ở tất cả các bậc học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao
(tiểu học 99%, THCS 96%, THPT 84%). Hoạt ñộng văn hóa thông tin, tuyên truyền
kịp thời và có tiến bộ hơn, hệ thống truyền thông không dây ñược phủ kín toàn huyện.
Toàn huyện có 07 trạm y tế và 02 phòng khám khu vực tại 07 xã, thị trấn; công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phát triển trên cả ba lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe ban ñầu.
2.2.4 Tiềm năng du lịch
Đúc kết từ những ñặc ñiểm tự nhiên nêu trên có thể nói rằng: tiềm năng phát
triển du lịch và dịch vụ của huyện Long Điền là rất lớn, rất ña dạng và phong phú về
các loại hình hoạt ñộng. Vừa kết hợp giữa du lịch tắm biển với tham quan nghỉ dưỡng;
Du Lịch tắm biển với vui chơi giải trí bằng các loại hình văn hóa, văn nghệ, hoạt ñộng
thể dục thể thao, câu cá trên biển; Du Lịch Sinh Thái kết hợp tham quan thắng cảnh, di
tích văn hóa và leo núi; cùng hành hương cúng viếng và tham gia các lễ hội dân gian.
Hàng năm diễn ra lễ hội Dinh Cô thu hút khoảng hơn 2 vạn khách thập phương
ñến viếng vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 02 Âm lịch. Tính riêng tại Long Hải, hàng
năm tiếp ñón khoảng 300.000 lượt khách ñến ñây tắm biển, ngắm cảnh và nghỉ dưỡng,
trong ñó có khá nhiều khách quốc tế cao cấp.


13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
− Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường tại khu du lịch Long Hải
− Khảo sát thực tế kết hợp với tài liệu thu thập nhằm ñánh giá hiện trạng môi
trường tại khu du lịch tại KDL Long Hải.
− Đề xuất biện pháp quản lý môi trường phù hợp với tình hình thực tế của KDL.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi xác ñịnh rõ nội dung nghiên cứu, ñề tài tiến hành các phương pháp cụ thể cho
từng nội dung như sau:
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
− Thu thập các thông tin từ sách báo, tạp chí, internet liên quan ñến vấn ñề môi
trường.
− Tham khảo các tài liệu, kết quả nghiên cứu có lien quan ñã ñược công bố.
− Liên hệ với các cơ quan chức năng như: BQL các KDL huyện Long Điền, Công
ty công trình ñô thị huyện Long Điền, Phòng tài nguyên môi trường huyện
Long Điền, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Sở TNMT tỉnh
BR – VT ñể tìm hiểu số liệu môi trường tại khu vực nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực ñịa
Khảo sát thực tế khu vực nghiên cứu, ghi chép và chụp ảnh:
Đầu tiên ñóng vai trò là du khách ñi tham quan tắm biển, tiến hành chụp ảnh ghi nhận
những hình ảnh thực tế làm cơ sở cho việc ñánh giá hiện trạng.
Tiếp ñó, với vai trò là sinh viên ñang thực hiện ñề tài nghiên cứu, tiến hành xin số liệu,
dữ liệu có liên quan. Đồng thời yêu cầu ñược nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn giúp ñỡ từ
phía Ban quản lý và các cơ quan chuyên nghành có liên quan ñể tạo ñiều kiện tốt nhất
cho công tác ñiều tra tiếp theo.

3.2.3 Phương pháp ñiều tra xã hội học
Phương pháp ñiều tra xã hội học ñược thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Xác ñịnh ñối tượng ñiều tra

14


Nhóm ñối tượng hướng ñến bao gồm 2 nhóm chính: du khách và nhân viên KDL Long
Hải.
Bước 2: Xây dựng phiếu ñiều tra
Lập bảng câu hỏi cho ñối tượng du khách bao gồm 15 câu hỏi xoanh quanh vấn ñề môi
trường tại KDL .(Bảng câu hỏi ñính kèm phần phụ lục).
Đối tượng nhân viên trong KDL, bảng câu hỏi gồm 10 câu hỏi liên quan ñến hiện
trạng môi trường và công tác quản lý môi trường hiện tại. (Bảng câu hỏi ñính kèm
trong phần phụ lục).
Bước 3: Tiến hành ñiều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp với phỏng vấn
Đối tượng khách du lịch trong thời gian khảo sát, chọn mẫu ngẫu nhiên. Số lượng
phiếu là 100 phiếu (khoảng 5% lượng khách ñến khu du lịch hằng năm)
Đối tượng nhân viên KDL phỏng vấn 100%, với số lượng phiếu khảo sát là 40
phiếu.
3.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp SWOT
• Phân tích SWOT: là một công cụ tìm kiếm tri thức về một ñối tượng dựa trên
nguyên lý hệ thống, trong ñó:
o Phân tích ñiểm mạnh (S=Strength), ñiểm yếu (W=Weakness) là sự
ñánh giá từ bên ngoài, tự ñánh giá về khả năng của hệ thống (ñối tượng) trong việc
thực hiện mục tiêu.
o Phân tích cơ hội (O=Opportunities), thách thức (T=Threats) là sự ñánh
giá các yếu tố bên ngoài chi phối ñến mục tiêu phát triển của hệ thống (ñối tượng).
• Chiến lược S/O: Phát huy ñiểm mạnh ñể tận dụng cơ hội.
• Chiến lược W/O: Không ñể ñiểm yếu làm mất cơ hội.

• Chiến lược S/T: Phát huy ñiểm mạnh ñể khắc phục, vượt qua thử thách.
• Chiến lược W/T: Không ñể thử thách làm phát triển ñiểm yếu.
Áp dụng phương pháp phân tích SWOT ñể phân tích những ưu, khuyết ñiểm
bên trong, những ñe dọa và thuận lợi bên ngoài ñề xuất biện pháp quản lý môi
trường cho KDL.

15


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng kinh doanh DV-DL tại KDL Long Hải
4.1.1 Cơ cấu tổ chức
Khu du lịch Long Hải hoạt ñộng dưới sự quản lý của BQL các KDL huyện Long
Điền.
Giám Đốc

Phòng hành
chính

Đội An ninh
trật tự

Đội cứu hộ
bãi biển

Đội bãi xe
Dinh Cô

Hình 4.1: Sơ ñồ tổ chức BQL các KDL huyện Long Điền

Nguồn: Ban quản lý các KDL huyện Long Điền,2006
Ban quản lý các khu du lịch Long Điền là ñơn vị sự nghiệp hoạt ñộng dưới sự quản lý,
chỉ ñạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Long Điền, ñược thành lập tại quyết ñịnh
số 1478/QĐ.UB ngày 05/04/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, chuyên
môn của Sở Du Lịch tỉnh BRVT và các Ban ngành có liên quan ñến hoạt ñộng của
Ban quản lý các KDL huyện Long Điền.
Ban quản lý các KDL huyện Long Điền giúp UBND huyện Long Điền quản lý các
ñiểm tham quan, du lịch trên ñịa bàn về các lĩnh vực an ninh trật tự (ANTT), vệ sinh
môi trường (VSMT), tổ chức các công tác cứu hộ tại các bãi biển du lịch trên ñịa bàn,
nhằm ñảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Trụ sở BQL các KDL huyện Long Điền ñược ñặt tại thị trấn Long Hải, huyện Long
Điền, tỉnh BRVT

16


Phạm vi hoạt ñộng: Quản lý tất cả các khu, ñiểm tham quan, du lịch, bãi tắm trên ñịa
bàn huyện Long Điền ( trừ các khu di tích, các chùa chiền do bảo tàng và các Ban chủ
trì chùa quản lý ), , BQL các KDL huyện Long Điền chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
theo dõi và phối hợp ñể duy trì, bảo ñảm ANTT, VSMT tại các khu vực này.
Nguồn nhân lực của BQL :
● Giám ñốc (01 người): Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hành năm, 6 tháng, hàng
quý, hàng tháng về các hoạt ñộng của BQL các KDL huyện Long Điền trình UBND
huyện và thực hiện chế ñộ báo cáo theo quy ñịnh cấp trên. Trực tiếp chỉ ñạo, tổ chức,
ñiều hành, ñôn ñốc và kiểm tra các hoạt ñộng của BQL các KDL huyện .
Quyết ñịnh các vấn ñề thuộc thẩm quyền của BQL các KDL huyện, thực hiện công tác
tổ chức bộ máy, sử dụng bố trí cán bộ công nhân viên chức ñúng theo quy ñịnh cấp
trên. Chịu trách nhiệm việc thực hiện cơ chế tài chính, chỉ tiêu lao ñộng và các chế ñộ
chính sách của cán bộ công nhân viên chức của ñơn vị. Tổ chức triển khai, thực hiện

nhiệm vụ của ngành và các nhiệm vụ do cấp trên phân công.
● Phó giám ñốc (02 người): giúp Giám Đốc thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý
các KDL huyện Long Điền nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, ban
nghành và của cấp trên giao.
● Phòng tổ chức hành chính (04 người): phụ trách tất cả các công việc văn phòng,
soạn thảo công văn, báo cáo, lưu trữ văn thư,…theo dõi kinh phí hoạt ñộng của ñơn vị.
● Đội ANTT (06 người): Chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy
ñịnh về kinh doanh, dịch vụ; ñảm bảo trật tự an toàn, vệ sinh môi trường tại khu vực
ñược giao.
● Đội cứu hộ bãi biển (08 người): Gồm cả y sỹ, có nhiệm vụ thực hiện công tác cứu
hộ phối hợp cùng các ñội cứu hộ của cá nhân, tổ chức kinh doanh tại các bãi tắm
● Đội bãi xe Dinh Cô (05 người): Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn phương tiện ñi lại cho
du khách.
Các khu vực ñược giao cho các tổ chức kinh doanh quản lý như các resort, nhà nghỉ
ñều có người trực tiếp quản lý riêng.
Trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ
Đại học: 01 người
Cao ñẳng: 01 người

17


×