THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VÀ
PTNT I
I. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của sở Giao dịch
1. Khái quát quá trình hoạt động:
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã có những thay đổi quan trọng cả về mặt tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt
động. Đến nay hệ thống ngân hàng đã phát triển thành hệ thống ngân hàng
Việt Nam tương đối hoàn chỉnh. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 đã
chuyển đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp,
tách rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh. Dựa trên tinh
thần nghị định 53/HĐBT, Ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt
nam đã được hình thành từ vụ tín dụng nông lâm – ngư diêm nghiệp của Ngân
hàng Nhà nước Việt nam.
Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng (hay thủ tướng chính
phủ, đã ký quyết định số 400/Công ty chuyển ngân hàng chuyên doanh phát
triển nông thôn Việt nam thành ngân hàng TMQD lấy tên là NHNo Việt nam
nay là NHNo & PTNT Việt Nam. Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt
nam là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng Công
ty có Hội đồng quản trị dưới sự điều hành của hội đồng quản trị. Tổng Giám
đốc do Thống đốc NHNN bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
Sở Giao dịch NHNo & PTNT là một thành viên của NHNo&PTNT Việt
Nam thành lập theo quyết định 15 ngày 01/04/1991 của Tổng Giám đốc
NHNo Việt Nam. Sở Giao dịch là một pháp nhân tự chủ về tài chính tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có Bảng cân
đối tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật ngân hàng
HTXTD và Công ty tài chính, theo quy định của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam. Trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Đống Đa- Hà Nội, tài khoản tiền gửi
thanh toán mở tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Sở Giao dịch thực hiện nhiệm vụ hạch toán theo lệnh của Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng được
thể hiện qua công tác huy động vốn và công tác đầu tư tín dụng.
2. Phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng.
Sở Giao dịch ra đời muộn hơn các NHTM khác trên địa bàn Hà Nội nên
hoạt động bước đầu gặp khó khăn. Vốn huy độngchwa được nhiều, khách hàng
ban đầu vay chủ yếu là DNNN thuộc nông nghiệp nay phần lớn đã giải thể, sáp
nhập hoặc cổ phần hóa, với chức năng bước đầu là nơi thử nghiệm của NHNo
Việt Nam nên kết quả hoạt động trong những năm đầu của Sở I là không đáng
kể.
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và sự chuyển đổi của mô hình
tổ chức của Ngân hàng. Sở Giao dịch đã kết hợp hài hòa nhiều biện pháp trong
đó việc thực hiện chính sách khách hàng được coi là hàng đầu để thay đổi toàn
diện hoạt động của Ngân hàng. Thị trường cho vay ngày càng được mở rộng
và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Tính đến nay đã có 2.167 khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Sở
tăng 4 lần so với năm 1996. Trong 169 khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở
có 25 DNNN, hầu hết DNNN có quan hệ tín dụng với Sở I đều có dư nợ trên 1 tỷ
VNĐ chủ yếu là Tổng Công ty và các công ty thuộc bộ.
Trong những năm qua cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch
cho thấy Sở Giao dịch là một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
đã tìm đựoc hướng đi đúng đắn phát triển vững chắc, đưa lại hiệu quả cao
hơn nhiều so với trước đây. Những thành công mà Sở I đạt được đặc biệt là
những kết quả thu được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cùng các ngân
hàng khác trên địa bàn đã tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế của thủ
đô nâng cao mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
II. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở giao dịch
NHNo&PTNT
1. Tình hình hoạt động chung của các DNNN hiện nay.
Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ huy động được mọi lực lượng
tham gia xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh việc tạo ra sự bình đẳng
cho các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, sản xuất, chúng ta rất quan tâm
đến thành phần kinh tế nhà nước, coi đây là lực lượng có tính chất quyết định
đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội.
Sau hơn 10 năm đổi mới, các DNNN đã từng bứơc đi vào quỹ đạo vận
động từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, xáo bỏ cơ chế xin cho, tiếp cận với cách
quản lý hạch toán kinh doanh, giữ vững được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan, sự phát triển của các
DNNN thời gian qua mới biểu hiện về mặt số lượng, còn mặt chất lượng
chuyển biến chậm chạp. Trong mấy năm gần đây, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhân.
Khu vực DNNN cũng luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng vẫn chưa tương
xứng với vị trí của nó.
Không thể phủ nhận rằng thực tế nhiều DNNN làm ăn có lãi và sản
phẩm đã chinh phục được thị trường trong và ngoài nước. Nhưng xét dưới góc
độ tổng thể và phổ biến của khu vực DNNN thì vấn đề nổi cộm nhất là chất
lượng sản phẩm còn kém sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu dẫn đến
hiệu quả kinh doanh không cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này:
- Cơ cấu DNNN đã được điều chỉnh lại nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý do chưa
định rõ ngành nghề ưu tiên phát triển hoặc giảm bớt để thực hiện mục
tiêuhiện đại hóa, công nghiệp hóa. Vẫn còn nhiều DNNN có quy mô quá nhỏ và
thiếu sự điều hòa phối hợp để tận dụng năng lực nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh giữa các nghành, giữa doanh nghiệp TƯ và doanh nghiệp địa
phương trên cùng địa bàn lãnh thổ. Trên địa bàn Hà Nộihiện nay có nhiều cơ
quan chủ quản các DNNN nhưng vẫn chưa có một cơ quan nào có đủ thẩm
quyền đứng ra điều phối chung hoặc có quy định cụ thể về mối quan hệ này
trong lĩnh vực điều hòa chung các DNNN trên địa bàn.
-Tình trạng công nghệ lạc hậu chắp vá từ nhiều nguồn, nhiều nước
khác nhau đang là trở ngại lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh mà vấn đề
này không thể giải quyết ngay một lúc được. Các doanh nghiệp có đầu tư để
mở rộng sản xuất kinh doanh cải tiến công nghệ nhưng vấp phải vấn đề nan
giải về vốn, giá thành sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong
nước.
-Xuất phất từ nền kinh tế bao cấp nên người lao động có nơi vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu khẩn trương trong nền kinh tế thị trường dẫn đến năng
suất chất lượng sản phẩm chưa cao hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
-Tình trạng thiếu vốn hoạt động và sử dụng vốn thiếu hiệu quả còn phổ
biến trong các DNNN, hiện nay hầu hết DNNN đều thiếu vốn, vốn lưu động nhà
nước cấp chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%, còn lại các doanh nghiệp phải đi
vay để hoạt động, chính điều đó đã dẫn đến công nợ của doanh nghiệp vượt xa
mức bình thường. Trong khi vốn kinh doanh danh nghĩa thuộc sở hữu nhà
nước thực tế chỉ đạt 80% sử dụng vào hoạt động, trong đó riêng vốn lưu động
chỉ có 50%. Số còn lại nằm ở tài sản mất mát, kém mất phẩm chất. Do thiếu
vốn, các doanh nghiệp nhà nước không đủ sức đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ tiên tiến hoặc đầu tư tràn lan, đưa đến hậu quả sản phẩm không đảm
bảo chất lượng, hàng hóa không bán được. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế,
đói vốn là khó khăn rất lớn kìm hãm mọi hoạt động của các doanh nghiệp nói
chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Vấn đề giải quyết bài toán vốn
ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay liên quan đến sự thành bại của nến kinh
tế nước ta, bởi một nền kinh tế mạnh và vững chắc luôn gắn liền với sự phát
triển của các DNNN và các nghành kinh tế mũi nhọn phần lớn là DNNN.
-Hiệu quả SXKD của khu vực DNNN trong những năm qua có tăng
trưởng nhưng chưa đồng đều giữa các ngành,chưa tương xứng với tiềm lực
phát triển của các doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp nguồn tài nguyên đất
đai chưa được quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng chưa cao. Lực lượng lao
động có trình độ khoa học kỹ thuật tay nghề tập trung trong các doanh nghiệp
chưa phát huy hết khả năng. Hiệu quả của DNNN ở các ngành có sự khác biệt
nhau và chưa phản ánh đúng nỗ lực của DNNN ở ngành đố mà có thể do điều
kiện riêng của từng ngành hoặc do lợi thế của ngành đó có được.
-Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước ban hành đã có nhiều đổi mới
nhưng vẫn có những điểm chưa phù hợp nên việc quản lý vốn, tài sản, hạch
toán kinh doanh chưa đúng và đủ nên kết quả kinh doanh bị bóp méo vẫn còn
tồn tại ở các DNNN.
-Việc thay đổi mô hình tổ chức thành lập các Tổng Công ty với sự tập
trung vốn khá lớn và lực lượng quan trọng để thực hiện các chương trình kinh
tế, chương trình công nghiệp hóa. Các Tổng Công ty này đã và đang trở thành
những Doanh nghiệp đầu ngành trong những ngành then chốt, trong khi đó
các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác và
thị trường tiêu thụ của mình.
Trong quá trình đổi mới các DNNN có những mặt phát huy tác dụng,
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế phát triển của Đảng và Nhà nước nhưng cũng