Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.68 KB, 19 trang )

Dân chúng
Ngân hàng(nhà trung gian)
Ngân hàng(nhà luân chuyển tài sản)
Các công ty
Vốn
Vốn
CP & TP
Chứng chỉ tiền gửi
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại - Một trung gian tài chính
1
Đồ thị 1.1: Các luồng vốn luân chuyển trong một thế giới mà hệ thống ngân
hàng tồn tại và phát triển.
(Nguồn: Quản trị rủi ro ngân hàng, Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản
Thống kê 1999, trang 16)
Mô hình trên thể hiện cuộc sống thực tế mà ở đó hệ thống ngân hàng phát
triển mạnh mẽ và được coi là xương sống của nền kinh tế. Đồ thị biểu diễn các
dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế, qua đó thấy được vai trò một trung
gian tài chính của ngân hàng.
Nhìn vào mô hình có thể thấy ngân hàng thực hiện hai chức năng cơ bản,
đó là: chức năng luân chuyển tài sản và chức năng cung cấp các dịch vụ thanh
toán, môi giới và tư vấn.
Về các dịch vụ thanh toán, môi giới và tư vấn: ngân hàng hoạt động như
một đại lý của khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán và thông tin
1 Mục này tóm tắt từ: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê
1999, tr.13-17 và tr.21.
cho khách hàng. Ngân hàng cung cấp rất đa dạng và phong phú các loại hình
dịch vụ như các loại thẻ thanh toán, hướng dẫn mua bán tiền tệ, chứng khoán,
nghiên cứu và tư vấn đầu tư cho khách hàng. Ngân hàng đóng một vai trò rất


tích cực trong việc môi giới các hoạt động thị trường nhằm tìm kiếm đầu vào và
đầu ra thuận lợi, giúp đem lại hiệu quả kinh doanh cho khách hàng và tăng
cường lợi ích cho ngân hàng. Thông qua chức năng tư vấn và cung cấp dịch vụ
thanh toán làm cho chi phí đầu tư của khách hàng giảm xuống và người đầu tư
có thể nắm bắt được tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty một
cách chính xác và toàn diện hơn.
Về chức năng luân chuyển tài sản: ngân hàng đồng thời tiến hành hai
hoạt động. Thứ nhất, ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành các chứng
chỉ tiền gửi. Các chứng chỉ tiền gửi có ưu điểm hơn so với các chứng khoán
phát hành trực tiếp từ công ty cho dân chúng và giảm đáng kể các chi phí giám
sát, chi phí thanh khoản và rủi ro giá cả. Thứ hai, ngân hàng cấp tín dụng và
mua cổ phiếu, trái phiếu do các công ty phát hành. Hoạt động đầu tư chứng
khoán của ngân hàng tạo tiền đề cho những chứng chỉ tiền gửi đó có tính chất
như những chứng khoán thứ cấp. Có thể thấy sự khác biệt trong chức năng luân
chuyển tài sản giữa ngân hàng với các loại hình kinh doanh khác được thể hiện
trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản ngân hàng và công ty (dạng đơn giản)
Các công ty Ngân hàng
Tài sản có
TS hữu hình:
- Nhà xưởng.
- Máy móc.
- Thiết bị.
Tài sản nợ
CK sơ cấp:
- Trái phiếu.
- Cổ phiếu.
- Tín dụng.
Tài sản có
CK sơ cấp:

- Trái phiếu.
- Cổ phiếu.
- Tín dụng.
Tài sản nợ
CK thứ cấp:
- Chứng chỉ tiền gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi thanh toán.
(Nguồn: Quản trị rủi ro ngân hàng, Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản
Thống kê 1999, trang 17)
Trong thực tế những nhà hoạch định chính sách còn đưa ra một số lĩnh
vực thuộc về đặc trưng của ngân hàng.
Ngân hàng là đối tượng đồng thời là trung gian chuyển tải chính sách
tiền tệ. Thông qua hoạt động có tính chất đặc thù của mình, các ngân hàng đã
thực hiện chức năng chuyển tải chính sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương đến
toàn bộ nền kinh tế. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, chính sách tiền
tệ đã chi phối và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Ngân hàng còn là một kênh phân bổ tín dụng. Ngân hàng là nguồn chính
tài trợ, cung cấp tín dụng cho một số lĩnh vực nhất định được xác định có nhu
cầu đặc biệt về vốn. Ngân hàng cũng là kênh điều chỉnh mở rộng hay thu hẹp
tín dụng. Ở hầu hết các quốc gia, những nhà làm chính sách luôn xác định các
lĩnh vực cần được trợ giúp về vốn như đối với người nghèo, hoặc một số ngành
nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Dịch vụ thanh toán cũng là đặc thù của ngân hàng. Tính hiệu quả của
các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đem lại những lợi ích trực tiếp cho nền
kinh tế. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh
tế nối tiếp nhau, thông suốt và hiệu quả. Bất kỳ một trục trặc nào trong hệ thống
thanh toán của ngân hàng cũng sẽ gây ra những bế tắc và thiệt hại cho nền kinh
tế.

Như vậy, qua những trình bày về chức năng và vai trò, có thể kết luận
rằng ngân hàng là một trong gian tài chính đặc biệt trong nền kinh tế ở cả tầm vĩ
mô và vi mô. Do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng có rất nhiều điểm
khác biệt so với các hoạt động kinh doanh khác.
2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
2
Sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn bởi vì các
sản phẩm dịch vụ của nó tồn tại và phát triển xoay quanh một loại hàng hoá đặc
2 Mục này được tóm tắt từ: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản
Thống kê 1999, tr.17-21.
biệt - tiền tệ. Đây là loại hàng hoá có tính xã hội hoá rất ca. Tiền được coi là vật
ngang giá chung do vậy sự biến động của tiền có ảnh hưởng tới sự lưu thông
của rất nhiều hàng hoá, tới những tính toán của các nhà đầu tư và người tiêu
dùng. Mối quan hệ hàng tiền đó đã được thể hiện nhiều trong nhiều lý luận về
kinh tế.
Với đặc điểm dựa trên nền tảng hàng hoá tiền tệ, hoạt động kinh doanh
của ngân hàng trở thành một loại hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ tổng hợp
hết sức đa dạng, phong phú mang lại lợi ích cho rất nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau.
Tuy nhiên bên cạnh ngân hàng còn rất nhiều tổ chức khác cũng kinh
doanh tiền tệ. Vậy ngân hàng làm thế nào để tạo ra lợi thế so sánh với vai trò
một trung gian tài chính đặc biệt. Làm thế nào để ngân hàng kinh doanh có lãi
với hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ.
Với vai trò trung gian tài chính đặc biệt, ngân hàng đã xử lý tốt hơn và
giảm đáng kể ba loại chi phí. Đó là chi phí giám sát, chi phí thanh khoản và rủi
ro giá cả mà từng nhà đầu tư riêng rẽ không thể đạt được. Cụ thể hơn là giảm
được các chi phí điều tra khách hàng, chi phí đại lý và chi phí luân chuyển tài
sản.
Một ngân hàng lớn sẽ có đủ uy tín, thời gian, tiền bạc và nhân sự hơn
nhiều so với nhà đầu tư riêng lẻ khi thực hiện việc điều tra và giám sát các hoạt

động của khách hàng, đối tác, các công ty, ... Tính hiệu quả trong việc thu thập
và xử lý thông tin tạo ra lợi thế so sánh của ngân hàng. Trên cơ sở giám sát có
hiệu quả và giảm được chi phí, ngân hàng tạo lòng tin phát hành các chứng chỉ
tiền gửi, các phương tiện thanh toán, các dịch vụ tư vấn và môi giới.
Thanh khoản và rủi ro giá cả: ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch
vụ tiền gửi và chuyển tiền có khả năng thanh khoản cao hơn hẳn so với cổ phiếu
và trái phiếu. Ngân hàng cho phép mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, phát
hành các chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn linh hoạt, có thể rút trước hạn, trả lãi
trước, thanh toán, chuyển tiền trong ngày, ... Ngân hàng có thể quản trị và thu
lợi nhuận từ các dịch vụ tiền gửi và chuyển tiền dựa trên khả năng đa dạng hoá
danh mục đầu tư của chính ngân hàng. Ngân hàng luôn đảm bảo được tính
thanh khoản đối với vốn huy động và bảo toàn được giá trị tiền gửi, hấp dẫn
khách hàng tham gia vào các sản phẩm dịch vụ được ngân hàng cung ứng.
Giảm chi phí giao dịch: cũng như các thị trường khác, người mua lẻ bao
giờ cũng chịu một chi phí lớn so với người mua buôn. Ngân hàng trên cơ sở
nguồn vốn lớn sẽ đầu tư những khoản lớn, nhờ đó chi phí giao dịch sẽ giảm
xuống. Ngoài ra do giao dịch với khối lượng lớn, chuyên biệt nên sẽ hiệu quả
hơn nhiều so với những giao dịch nhỏ, làm tăng hiệu quả của các hoạt động
kinh tế.
Ngân hàng còn thực hiện được sự chuyển hoá linh hoạt kỳ hạn của tài
sản. Với vai trò trung gian tài chính đặc biệt, không những ngân hàng quản lý
tốt rủi ro mà còn xử lý được sự không cân xứng trong kỳ hạn của tài sản nợ và
tài sản có trong nền kinh tế một cách rất hiệu quả. Qua đó ngân hàng đã góp
phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế diễn ra liên tục.
Qua những phân tích trên, quan niệm chung cho rằng ngân hàng là một
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ với vai trò trung gian tài chính đặc biệt.
Nhưng một cách gián tiếp, ngân hàng có thể tham gia vào tất cả công đoạn trong
quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp và hành vi giữ tiền hay tiêu tiền của
dân cư. Từ quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho kinh doanh - ngân hàng có thể
cho vay vốn để mua sắm tài sản cố định, phát triển công nghệ; đến khi sản xuất

sản phẩm - ngân hàng có thể cho vay vốn để trang trải các chi phí; đến khâu
thanh toán tiền hàng - ngân hàng có thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ thu nợ...
Ngân hàng đưa ra những dịch vụ gửi tiền, cho vay, thanh toán, chuyển tiền
nhanh, chi phí thấp khuyến khích người dân rút ngắn khoảng cách địa lý,
phương tiện, mua bán nhiều hàng hoá hơn, nắm được nhiều thông tin thị trường
hơn, ...
Như vậy với những lợi thế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tài chính
tiền tệ, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các sản phẩm dịch vụ của ngân
Thỏa mãn thị trường Hoạt động kinh doanh ngân hàngThỏa mãn nhân viên ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng
hàng ngày càng đa dạng, sâu rộng, hiện đại hơn, chi phí thấp hơn, hoàn hảo hơn
nhằm đem lại các thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau và đảm bảo lợi ích
của các chủ sở hữu.
3. Khái niệm năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại
3
Từ những phân tích vai trò và những hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại, có thể quan niệm rằng năng lực kinh doanh của ngân hàng
thương mại là khả năng kết hợp các nguồn lực với các quá trình phân tích, lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại nhằm đạt mục tiêu thoả mãn ba đối tượng: thị trường,
cán bộ ngân hàng và ngân hàng.
Đồ thị 1.2: Mục tiêu hoạt động kinh doanh thoả mãn 3 đối tượng.
(Trích Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ quản trị marketing ngân hàng, Trung
tâm đào tạo, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2003, tr.
96)
Theo cách nhìn thực hiện dịch vụ ngân hàng, mô hình trên có thể được cụ
thể hoá như mô hình dưới đây.
Đồ thị 1.3: Cách nhìn thực hiện dịch vụ.
3 Mục này được tóm tắt từ: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ quản trị marketing ngân hàng, Trung tâm đào tạo,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 2003, tr. 92-97.

Ban giám đốc
Trưởng phòng Chi nhánh
Nhân viên giao dịch tại quầy
Nhân viên giao dịch với khách hàng
Chuyên viên ngân hàng
KHÁCH HÀNG
(Trích Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ quản trị marketing ngân hàng, Trung
tâm đào tạo, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2003, tr.
93)
Theo cách nhìn hiện đại
Đồ thị 1.4: Cách nhìn thực hiện dịch vụ xuất phát từ khách hàng.

×