Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ HỒNG MAI

CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ HỒNG MAI

CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành:

60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ HỮU TÙNG
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Đỗ Hữu Tùng

PGS.TS Phạm Văn Dũng

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn
đƣợc hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS.TS Đỗ Hữu Tùng. Các số liệu và kết quả có đƣợc trong luận văn tốt
nghiệp là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả

Phạm Thị Hồng Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này cho phép em đƣợc
gửi lời cảm ơn trân trọng đến:

Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Chính trị, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.
Lãnh đạo và các phòng ban Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Đỗ Hữu Tùng ngƣời đã hƣớng dẫn khoa học của
luận văn, giúp em hình thành ý tƣởng các nội dung nghiên cứu từ thực tiễn để hoàn
thành đề tài này.
Để có đƣợc những kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong
thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu của học viên cao học.
Tác giả

Phạm Thị Hồng Mai


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ................ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................ 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc......................................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 8
1.2.1. Các khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh ......................... 8
1.2.2. Nội dung của chiến lƣợc kinh doanh ...................................................... 9
1.2.3. Các công cụ xây dựng chiến lƣợc ........................................................... 9

1.2.4. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh .......................................... 13
1.2.5. Các tiêu chí lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh ........................................ 15
1.2.6. Các cấp độ chiến lƣợc kinh doanh ........................................................ 15
1.2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh .............................. 16
1.2.8. Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh đối với doanh nghiệp ..................... 19
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra cho Công ty cổ phần xây dựng
bảo tàng Hồ Chí Minh ..................................................................................... 20
1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp xây lắp điển hình. ................... 20
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 27
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 29
2.1. Phƣơng pháp thu thập ............................................................................. 29
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 29


2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả................................................................. 29
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích ......................................................................... 30
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp .......................................................................... 30
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ......... 31
3.1. Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh ............ 31
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 31
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. ....................................................... 35
3.1.3. Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty ................................................... 36
3.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm ngần đây ............... 39
3.2. Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng bảo
tàng Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018. ........................................................ 41
3.2.1. Định hƣớng hoạt động sản xuất ............................................................ 41
3.2.2. Mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh............................................................ 42
3.2.3 Các giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu ....................................................... 43

3.4. Nhận xét, đánh giá chung về chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần
xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh. .................................................................... 57
3.3.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 57
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 57
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 60
4.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây lắp ........... 60
4.1.1. Bối cảnh thế giới ................................................................................... 60
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc .............................................................................. 60
4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xây lắp ............................. 64
4.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty CP Xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh đến năm 2025. ........................................................... 65
4.2.1. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm. ............................................................ 66


4.2.2. Nâng cao chất lƣợng nhân sự. ............................................................... 66
4.2.3. Tăng cƣờng khả năng tài chính ............................................................. 68
4.2.4. Cải thiện về công nghệ thông tin .......................................................... 69
4.2.5. Ứng dụng công nghệ xây dựng. ............................................................ 70
4.2.6 Đề xuất lựa chọn trọng tâm chiến lƣợc .................................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nội dung

1


BĐS

Bất động sản

2

CCDV

Cung cấp dịch vụ

3

CP

Cổ phần

4

DT

Doanh thu

5

DV

Dịch vụ

6


ĐVT

Đơn vị tính

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

HCM

Hồ Chí Minh

9

HT

Hoàn thiện

10

KD

Kinh doanh

11


TCKT

Tài chính kế toán

12

TCLĐ

Tổ chức lao động

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

15

VNĐ

Việt nam đồng

16

XD


Xây dựng

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2016-2018

39

2

Bảng 3.2

Báo cáo tài chính từ 2016-2018

40


3

Bảng 3.3

Báo cáo tài chính từ 2016-2018

40

4

Bảng 3.4

Tổ chức nhân sự các phòng ban

43

5

Bảng 3.5

Nhân sự dài hạn tại các đơn vị trực thuộc

44

6

Bảng 3.6

Cơ cấu lao động dài hạn


44

7

Bảng 3.7

Kết quả đấu thầu

46

8

Bảng 3.8

Hiệu quả nguồn vốn

47

9

Bảng 3.9

Chỉ tiêu vay nợ

52

10

Bảng 3.10


Bảng kê thiết bị

56

11

Bảng 3.11

Bảng kê máy móc

56

12

Bảng 4.1

Ma trận SWOT của Công ty CPXD bảo tàng Hồ Chí Minh

71

13

Bảng 4.2

Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung

73

14


Bảng 4.3

Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc tăng trƣởng hội nhập

74

ii

Trang


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1 Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

13

2

Hình 3.1 Quy trình công nghệ xây dựng


34

3

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

37

4

Hình 4.1 Tăng trƣởng, lạm phát và tín dụng từ 2008-2018

61

5

Hình 4.2 Năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp từ 2008-2018

63

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập, phát triển kinh tế thị trƣờng tạo thời cơ và cơ hội cho các
doanh nghiệp phát triển năng động song cũng có rất nhiều tiêu cực, thậm chí còn có
nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào các doanh nghiệp cũng phải đối mặt.
Đối với các Doanh nghiệp xây lắp cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ,

để tồn tại và phát triển đòi hỏi từng doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi để
thay đổi tƣ duy quản lý, đổi mới trang thiết bị, thay đổi quy trình làm việc để đáp
ứng và thích nghi với sự thay đổi của thị trƣờng, khác với các lĩnh vực kinh doanh
khác mỗi sự thay đổi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp cần rất nhiều thời
gian, công sức và tiền của. Do vậy, một chiến lƣợc phát triển đúng đắn là điều mà
mọi Doanh nghiệp đều mong muốn và cố gắng xây dựng.
Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh (tên giao dịch bằng tiếng
anh là Ho Chi Minh Museum Construction Joint Stock Company; viết tắt là
HCMC., JSC) là một trong số ít các công ty có bề dày lịch sử lâu đời, vẫn giữ đƣợc
những truyền thống tốt đẹp và không ngừng học hỏi để tiếp thu những tinh hoa mới
của nhân loại trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh là một đơn vị có tiếng
trong thị trƣờng xây lắp. Tuy nhiên, do đặc thu ngành nghề sản phẩm mang tính đơn
chiếc, nguồn đầu tƣ lớn, nhu cầu khách hàng ngành một nâng cao cùng với sự phát
triển lớn mạnh của nền kinh tế, nhiều dự án công trình đòi hỏi các Doanh nghiệp
muốn tham gia phải có nội lực lớn hơn, buộc Công ty phải hợp tác, liên kết với các
đơn vị khác nếu muốn tồn tại và phát triển. Trƣớc những đòi hỏi ngày một khắt khe
của thị trƣờng, Công ty cần có chiến lƣợc phù hợp với yêu cầu thị trƣờng. Hiểu rõ
đƣợc tầm quan trọng của chiến lƣợc kinh doanh, tôi lựa chọn đề tài: “Chiến lược
kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh” là đề tài
nghiên cứu cho luận văn cuối khóa.

1


1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016 -2018
đã hiệu quả chƣa?
- Môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhƣ thế nào ?
- Những tồn tại bất cập của chiến lƣợc kinh doanh Công ty cổ phần xây dựng

bảo tàng Hồ Chí Minh đang theo đuổi?
- Ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh cần phải có
những giải pháp gì để hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh trong thời gian tới.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc
kinh doanh của Công ty.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lƣợc kinh doanh
+ Mô tả và đánh giá thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần
xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian là Công ty cổ phần xây
dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian:
Luận văn tập trung nghiên cứu đánh chiến lƣợc kinh doanh Công ty, đánh giá
giai đoạn 2016-2018 và các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc phát triển Công ty cho
giai đoạn 2019-2025.
2


+ Về nội dung:
Phân tích đánh giá việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh tại

Công ty. Từ đó đƣa ra các giải pháp để góp phần thực hiện chiến lƣợc kinh doanh
hiệu quả hơn.
1.5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của
chiến lƣợc kinh doanh.
Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Thực trạng thực chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dựng bảo tàng Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018.
Chƣơng IV: Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lƣợc. Theo
General Ailleret, chiến lƣợc là „việc xác định những con đƣờng và những phƣơng
tiện vận dụng để đạt tới mục tiêu đã đƣợc xác định thông qua các chính sách”. Trên
con đƣờng có rất nhiều đoạn, để hoàn thành đƣợc các đoạn đƣờng và đi cuối con
đƣờng thì cần vận dụng nhiều biện pháp, giải pháp phù hợp với từng đoạn, từng thời
kỳ. Cũng nhƣ vậy để kinh doanh đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng lại lợi ích (đối với
doanh nghiệp kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận) thì mỗi đơn vị kinh doanh cũng
phải xây dựng các quá trình, quy trình hoạt động sao cho phù hợp với từng bộ phận,
từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, của thị trƣờng thông qua cơ chế quản lý

của doanh nghiệp và pháp luật của Nhà nƣớc để hoàn thành đi đến cái đích của
mình nhanh nhất mà hiệu quả nhất.
Với các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, nhiều nghiên cứu đề xuất quy
trình hoạch định chiến lƣợc và sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp phân tích để
đánh giá, xác định các mặt của chiến lƣợc.
Theo Rüdolf và Richard Kunhn (2003) hoạch định chiến lƣợc thực hiện dƣới
dạng phát triển dự án chiến lƣợc, gồm các tiến trình: (1) Phân tích chiến lƣợc; (2)
Xây dựng chiến lƣợc công ty; (3) Xây dựng các chiến lƣợc SXKD; (4) Xác định các
biện pháp triển khai chiến lƣợc; (5) Đánh giá các chiến lƣợc và các biện pháp thực
hiện chiến lƣợc; (6) Thiết lập và phê chuẩn các tài liệu chiến lƣợc. Trong đó, tác giả
phát triển các phƣơng pháp phân tích ma trận để xác định điểm mạnh – điểm yếu,
mức độ hấp dẫn thị trƣờng, khả năng cạnh tranh dựa trên kỹ thuật cho điểm có trọng
số để xây dựng chiến lƣợc theo quá trình. Tuy nhiên, đối tƣợng áp dụng là các
doanh nghiệp sản xuất chế tạo.

4


Phân loại phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc theo hai nhóm: theo Timothy W.
Powll (1996) định lƣợng (bằng thống kê) và định tính (mềm). Phƣơng pháp định
lƣợng sử dụng các công cụ thống kê để phân tích các yếu tố thị trƣờng nhƣ phƣơng
pháp lập bảng, phân tích yếu tố, dự báo kinh tế,.. Các phƣơng pháp định tính đƣợc
sử dụng phổ biến để đánh giá, lựa chọn chiến lƣợc, gồm mô hình 5 lực lƣợng cạnh
tranh, phân tích chuỗi giá trị (Michael Porter), ma trận BCG (Boston Consulting
Group) phân tích danh mục đầu tƣ, ma trận SWOT phân tích điểm mạnh (S) - điểm
yếu (W)– cơ hội (O) và thách thức (T), bảng điểm cân bằng (BSC) và nhiều công cụ
phân tích khác. Theo tác giả, các nhà phân tích kinh doanh cần hiểu rõ và sử dụng
công cụ phân tích phù hợp với mục đích, đối tƣợng nghiên cứu.
Các tác giả James Cadle, Debra Paul và Paul Turner (2009) tổng hợp các
công cụ phân tích chiến lƣợc nhằm thực hiện 04 nhiệm vụ quan trọng của quá trình

hoạch định gồm: (1). Phân tích chiến lƣợc (gồm phân tích môi trƣờng bên ngoài và
nội bộ doanh nghiệp); (2). Xác định chiến lƣợc; (3). Triển khai chiến lƣợc; (4). Đo
lƣờng hiệu suất. Trong đó, phân tích môi trƣờng bên ngoài sử dụng mô hình phân
tích PESTEL theo 06 yếu tố (chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa, công nghệ, môi
trƣờng), mô hình phân tích 05 lực lƣợng cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trong ngành,
khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng).
Phân tích môi trƣờng nội bộ nhằm đánh giá thế mạnh và điểm yếu của doanh
nghiệp. Tác giả nhấn mạnh sử dụng mô hình phân tích SWOT kết hợp với phân tích
theo mô hình ma trận Ansoff để xác định chiến lƣợc cho doanh nghiệp. Với hai
nhiệm vụ triển khai chiến lƣợc và đo lƣờng hiệu suất, tác giả đề xuất sử dụng mô
hình 7-S (McKinsey) và bảng điểm cân bằng (BSC). Nhƣ vậy, nghiên cứu này đã hệ
thống hóa và phân tích khả năng ứng dụng các công cụ phân tích chiến lƣợc nhƣng
chƣa hƣớng dẫn làm thế nào trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Phân tích lý thuyết hiện đại về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc và ứng dụng
trong thực tế nhằm lý giải những vấn đề cơ bản của chiến lƣợc và bản chất của lợi
thế cạnh tranh. Đồng thời, tác giả nêu ra yêu cầu, nguyên tắc, tiến trình hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lƣợc mang tính khái quát hóa cao.

5


Theo Rubert Murdoch (2008), quá trình xây dựng chiến lƣợc nhằm hƣớng tối
ƣu hóa cấu trúc chiến lƣợc, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con
ngƣời trong chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Nhằm đƣa ra phƣơng pháp
quản lý chiến lƣợc hiệu quả cho doanh nghiệp: theo các tác giả Trong nghiên cứu
Managers' Goal-Setting Strategies các tác giả Stark, Fredrik, Purohit, Nisha (2007),
cho rằng mục tiêu và việc thiết lập mục tiêu là hai khía cạnh thƣờng nhật trong kinh
doanh, cơ sở của sự thành công tài chính một doanh nghiệp nhỏ nằm ở một chiến
lƣợc tốt. Việc lập kế hoạch chiến lƣợc cố định và xác định chiến lƣợc có thể tạo ra
những dấu ấn phát triển và nó là kết quả sự khác biệt cá nhân giữa những ngƣời

quản lý, mức độ lập kế hoạch và tính chủ động.
Đề cập đến hành vi và quan hệ công chúng, John Patrick (2010) đã chỉ ra
quan hệ công chúng có thể thúc đẩy việc ra quyết định lựa chọn chiến lƣợc. Theo tác
giả, quyết định lựa chọn chiến lƣợc dựa trên hai phƣơng diện: liên kết các mục tiêu và
đƣa ra quyết định lựa chọn chiến lƣợc nhờ tiếp cận thông tin và các liên hệ với truyền
thông; sự tin tƣởng giữa các bên liên quan nhờ tính minh bạch về thông tin.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống điều khiển và quản lý chiến lƣợc (MCS):
theo Kent Mashall, Mikael Mnyg (2004) , các tác giả xem xét sự tồn tại, ảnh hƣởng
của MCS về thiết lập mục tiêu, điều khiển và quản lý chiến lƣợc. Các tác giả cho
rằng quản lý chiến lƣợc nên đƣợc thiết lập theo quan điểm điều khiển hệ thống, đòi
hỏi sự tƣơng thích giữa các giải pháp công nghệ hoạch định và kiểm soát chiến lƣợc
với mục tiêu phát triển của công ty.
Tập hợp những yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc thay đổi của doanh nghiệp;
vấn đề chiến lƣợc SXKD đƣợc coi nhƣ một trong những mắt xích quan trọng trong
toàn bộ chuỗi hoạt động kinh doanh: theo các tác giả Nnaemeka E.Ononiwu, Diana
J. Mosquera (2008).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, kế thừa các kinh nghiệm hoạch định chiến lƣợc trên thế giới,
một số công trình nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc đã đƣợc công bố dƣới dạng
giáo trình, sách và đề tài nghiên cứu khoa học.

6


Tổng kết các quan niệm về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc và phân tích việc
ứng dụng các phƣơng pháp phân tích vào quá trình hoạch định chiến lƣợc cho
doanh nghiệp: Tác giả Võ Quốc Huy (2007), đề tài “Chiến lƣợc kinh doanh Công ty
cổ phần Kinh Đô đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ, Trƣờng đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạch định chiến lƣợc
kinh doanh, phân tích thực trạng doanh nghiệp để hoạch định các phƣơng hƣớng

mới với mong muốn giữ vững vị thế của Kinh Đô. Tác giả đề xuất một số chiến
lƣợc phát triển cho Công ty trong môi trƣờng kinh doanh đang biến đổi không
ngừng của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới (thời điểm viết luận là thời điểm
mà Việt Nam vừa là thành viên chính thức của WTO).
Tác giả Mai Nam (2016). đề tài "Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho
Công ty CP xi măng Vissai Hà Nam giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030”, luận văn
thạc sĩ, Trƣờng đại học mỏ - địa chất. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận của
chiến lƣợc kinh doanh và đề suất chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp sản xuất.
Đề tài đã nắm chắc và phân tích một cách sâu sát khung lý thuyết, nó ra đƣợc những
cái nội tại và những điểm cần lƣu ý. Nhƣng cũng nhƣ các đề tài khác vấn đề thực
tiễn lý thuyết không nhƣ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, môi trƣờng hoạt động
của doanh nghiệp là môi trƣờng động chứ không tĩnh nên không thể đúng hết với
tình hình chung. Do đó, để xây dựng chiến lƣợc hợp lý cho sự phát lâu dài của đơn
vị sản xuất nói chung là một đề tài muôn thủa.
Tác giả Đỗ Thị Thu Mận (2016) “Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của
Công ty TNHH MTV khách sạn du lịch công đoàn Hạ Long đến năm 2020”. Luận
văn thạc sĩ Trƣờng đại học mỏ - địa chất là một cách tiếp cận khác cho cách nhìn
khác của chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ. Tác giả nêu ra tầm
quan trọng của việc hoạch định chiến lƣợc, xây dựng các kế hoạch tác chiến kịp
thời để phát triển doanh nghiệp bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
mà Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi.
Tác giả Nguyễn Đình Phúc (2015) “Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh
Công ty TNHH nhúng nóng biên hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

7


Luận văn thạc sĩ Trƣờng đại học Lạc Hồng. Với điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa
phƣơng, để tìm kiếm và phát hiện các cơ hội kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải
xây dựng cho mình các chiến lƣợc phù hợp. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý thuyết,

phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp để đƣa ra các
kiến nghị với Nhà nƣớc, với tỉnh Đồng Nai, Công ty và các giải pháp để thực hiện
chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp đã chọn.
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu chỉ phân tích và đề cập đến chiến
lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp tƣ nhân.
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Các khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh
Theo Alfred Chandler – giáo sƣ ngƣời Mỹ “Chiến lƣợc bao gồm việc ấn định
các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến
trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”
Theo James B.Quynn “Chiến lƣợc là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu,
các chính sách và loạt hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau”
Theo William F.Glueck “Chiến lƣợc là một kế hoạch mang tính thống nhất,
toàn diện và tính phố hợp đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu cơ bản của doanh
nghiệp sẽ đƣợc thực hiện”
Chiến lƣợc kinh doanh là phƣơng pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của
một công ty, tập đoàn nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tối ƣu. Chiến lƣợc kinh
doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi
các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. (Victoria
Duff)
Theo Alfred Chandler: “Chiến lƣợc kinh doanh là tiến trình định các mục
tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc phƣơng
hƣớng hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lực kinh doanh, nhƣng suy cho
cùng thì chiến lƣợc kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị
nhờ triển khai một hệ thống hoạt động khác biệt với những gì mà đối thủ cạnh trang

8



đang thực hiện. Các yếu tố của chiến lƣợc kinh doanh: mục tiêu chiến lƣợc, phạm vi
chiến lƣợc, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lƣợc – năng lực cốt lõi.
1.2.2. Nội dung của chiến lược kinh doanh
Chiến lƣợc kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của
doanh nghiệp, mà mục tiêu của chiến lƣợc tổng quát là điểm đến của các mục tiêu
nhỏ, mục tiêu của các bộ phận trong doanh nghiệp. Một chiến lƣợc kinh doanh
thƣờng có các nội dung sau:
Một là tình hình hiện nay của doanh nghiệp vì muốn xác định chiến lƣợc
kinh doanh thì phải đi sâu tìm hiểu hiện trạng của doanh nghiệp nhƣ khả năng sinh
lời; uy tín, thế, lực của doanh nghiệp.
Hai là mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp, tức là mục tiêu phát triển mà
doanh nghiệp có thể đặt đƣợc trong những năm sắp tới nhƣ chiến lƣợc về con
ngƣời, nguồn vốn, ...
Ba là doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm gì ở thị trƣờng nào, về
marketing ra sao, phát triển công nghệ nhƣ thế nào...
Bốn là những biện pháp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt đƣợc mục tiêu
chiến lƣợc đã đề ra nhƣ sách lƣợc quản lý, sách lƣợc sản xuất, sách lƣợc nguồn
nhân lực, sách lƣợc tài chính.
1.2.3. Các công cụ xây dựng chiến lược
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần xây dựng chiến lƣợc kinh
doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình. Vậy, doanh nghiệp sẽ lựa chọn công cụ
nào trong 4 công cụ sau:
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược bằng bản đồ SWOT
S
Strengths

O
Opportunities

W

Weeknesses

T
Threats

Phân tích SWOT là phƣơng pháp đƣợc ứng dụng đặc biệt hiệu quả trong xây
dựng chiến lƣợc. Bốn yếu tố Cơ hội (O), Thách thức (T), Điểm mạnh (S), Điểm yếu

9


(W) Doanh nghiệp cần đƣợc xác định cụ thể, rõ ràng, để từ bản phân tích này sẽ
giúp thiết lập đƣợc các chiến lƣợc phù hợp. Dƣới đây là tóm tắt giải thích về ứng
dụng của SWOT nhằm xây dựng chiến lƣợc một cách đơn giản nhất cho các DN:

Điểm mạnh (S)

Cơ hội (O)
Chiến lƣợc S – O
Áp dụng điểm mạnh để
hiện thực hoá các cơ hội
cho DN.

Thách thức (T)
Chiến lƣợc S – T
Sử dụng điểm mạnh để
giảm thiểu rủi ro cho DN.

Chiến lƣợc W – T
Thiết lập kế hoạch “phòng

Chiến lƣợc W – O
thủ” để tránh cho những
Điểm yểu (W)
Vƣợt qua các điểm yếu để
điểm yếu bị tác động nặng
tận dụng tốt các cơ hội.
nề hơn từ môi trƣờng bên
ngoài.
Qua áp dụng các điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu và
phòng tránh các mối đe dọa. T ừ đó lựa chọn chiến lƣợc phù hợp cho đơn vị.
1.2.3.2. Xây dựng chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng và bản đồ chiến lược
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý (chứ không chỉ là một hệ
thống đo lƣờng) giúp cho tổ chức xác định rõ tầm nhìn, chiến lƣợc và chuyển chúng
thành hành động. Nó cung cấp các thông tin phản hồi về các quá trình kinh doanh
nội bộ và các kết quả để cải tiến liên tục các kết quả và hiệu quả về mặt chiến lƣợc.

10


Bốn khía cạnh này có thể đƣợc diễn giải đơn giản nhƣ sau:
Tài chánh: doanh nghiệp đo lƣờng và giám sát các yêu cầu & các kết quả về
tài chính
Khách hàng: đo lƣờng và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu
về các kế hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Quá trình nội bộ: đo lƣờng & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các
quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hƣớng đến khách hàng
Năng lực: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân
viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này
để duy trì lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
Dựa vào mô hình BSC, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá đƣợc

các bộ phận trong doanh nghiệp có thể tạo ra đƣợc các giá trị cho khách hàng hiện
tại và tƣơng lai; những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tƣ về con
ngƣời, hệ thống và quá trình để cải tiến đƣợc hiệu quả kinh doanh trong tƣơng lai.
1.2.3.3 Xây dựng chiến lược bằng mô hình Canvas (Business Model Canvas - BMC)
Business model canvas (BMC) là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố
đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dƣới dạng hình ảnh, đƣợc sử
dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới. Ngoài
ra, nó cũng đƣợc sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.
Mô hình kinh doanh Canvas đƣợc phát triển bởi chuyên gia quản trị ngƣời Thuỵ
Điển Alexander Osterwalder.
(8)
Key
Partnerships
(KP) - Các
đối tác
chính

(7)
Key Activities
(KA) - Hoạt động
trọng yếu

(2)
Value
Propositions
(VP) - Giải
pháp giá trị

(6)
Key Resources

(KR)- Nguồn lực
chủ chốt
(9)
Cost Structure (CS) - Cơ cấu chi phí

11

(4)
(1)
Customer
Customer
Relationships (CR) Segment
- Quan hệ khách
(CS) hàng
Phân
khúc
(3)
khách
Channels (CH)hàng
Các kênh kinh
doanh
(5)
Revenue Streams (RS) –
Dòng doanh thu


BMC có 9 nhân tố chính để trực quan hóa chiến lƣợc của doanh nghiệp:
1. Phân khúc khách hàng: Xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức
khác nhau mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và phục vụ.
2. Mục tiêu giá trị: Sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc

khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn nhắm tới.
3. Các kênh kinh doanh: Cách thức một công ty muốn tiếp cận phân khúc
khách hàng của mình, nhằm chuyển đến họ những giá trị mà họ đang mong muốn.
4. Quan hệ khách hàng: Diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết
lập với các phân khúc khách hàng cụ thể.
5. Doanh thu: Phản ảnh dòng tiền mà một công ty thu đƣợc từ việc cung cấp
sản phẩm, dịch vụ tại phân khúc khách hàng của mình.
6. Nguồn lực chủ chốt: Mô tả các nguồn lực quan trọng nhất để vận hành
kinh doanh. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trƣờng), nguồn
lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.
7. Hoạt động trọng yếu: Mô tả những việc quan trọng nhất mà một công ty
phải làm để vận hành công việc kinh doanh của mình.
8. Đối tác chính: Mô tả mạng lƣới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà
nhờ đó mà việc kinh doanh có thể vận hành trơn tru.
9. Cơ cấu chi phí: Mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành
kinh doanh.
Mục tiêu chính của Canvas nhằm giúp các công ty bƣớc ra khỏi tƣ duy về
chiến lƣợc tập trung vào sản phẩm và hƣớng vào thiết kế mô hình kinh doanh.
1.2.3.4 Xây dựng chiến lược bằng mô hình tích hợp
Mô hình tích hợp là sự tổng hoà của tất cả các công cụ trên. Theo phƣơng
pháp này, Chiến lƣợc thông thƣờng sẽ đƣợc xây dựng theo trình tự các bƣớc chính
nhƣ sau:
·

Phân tích tình hình bên ngoài, bên trong và phân tích bối cảnh bằng

SWOT
·

Đánh giá mô hình kinh doanh theo 9 yếu tố của mô hình Canvas


12


·

Từ đó, xác định các năng lực cốt lõi bằng mô hình đánh giá năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp.
·

Thiết lập chƣơng trình hành động để hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc

Dựa vào các bƣớc này, chiến lƣợc sẽ đƣợc cụ thể hoá thành các hành động
một cách toàn diện nhất.
Trên đây là 4 công cụ để xây dựng chiến lƣợc. Mỗi DN nên lựa chọn cho
mình công cụ phù hợp để không chỉ xây dựng đƣợc mà điều quan trọng là phải hiện
thực hoá chiến lƣợc thành hành động kiểm soát các mục tiêu ấy.
1.2.4. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Mục tiêu thiết yếu của Doanh nghiệp là tối ƣu hóa lợi nhuận, thông qua
thực hiện tốt các quy trình xây dựng chiến lƣợc thì việc thực hiện mục tiêu dễ dàng
hơn. Có nghĩa là để đạt đƣợc mục tiêu dài hạn thì các mục tiêu ngắn hạn phải hoàn
thành, các mục tiêu ngắn hạn hoàn thành đồng nghĩa với các bƣớc, quá trình ngắn
hạn phải hoàn thành. Để khái quát quy trình xây dựng chiến lƣợc qua sơ đồ sau:
Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục
tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp

Phân tích môi trƣờng

Phân tích môi trƣờng


bên ngoài doanh nghiệp

bên trong doanh nghiệp

Xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc
Triển khai, thực hiện chiến lƣợc

Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh
chiến lƣợc
Hình 1.1. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
(Nguồn: Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, 1997)
13


Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp
-

Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng

quát, tạo niềm tin vào tƣơng lai của doanh nghiệp.
-

Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm

-

Mục tiêu chiến lƣợc: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những


gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt đƣợc trong phạm vi dài hạn và trung hạn.
Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích môi trƣờng bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy
cơ từ môi trƣờng bên ngoài của tổ chức. Bao gồm việc phân tích môi trƣờng vĩ mô
và môi trƣờng ngành mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá
môi trƣờng ngành cũng có ý nghĩa là đánh giá các tác động của toàn cầu hóa đến
phạm vi của ngành, xem ngành đó cơ những lợi thế gì.
Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Phân tích bên trong nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Chúng ta xác định cách thức công ty đạt đến lợi thế cạnh tranh, vai trò của các năng
lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thế cạnh
tranh cho công ty. Từ đó yêu cầu công ty phải đạt đƣợc một cách vƣợt trội về hiệu
quả, chất lƣợng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng.
Bước 4: Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lƣợc xác định các phƣơng án chiến lƣợc ứng với các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp.
Bước 5: Triển khai thực hiện chiến lược
Triển khai thực hiện chiến lƣợc là việc xây dựng các giải pháp, biện pháp
phù hợp với từng chiến lƣợc để thực thi và đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Việc chiển khai
thực hiện chiến lƣợc cần phải rõ ràng có phân công công việc cụ thể và lộ trình thực
hiện các công việc.
Bước 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu nhƣ
tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra... từ đó nhận ra sớm các vần đề phù

14


hợp và chƣa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lƣợc
hiệu quả hơn. Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng

quan trọng, nó xác định hƣớng đi để doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu theo kế hoạch
đặt ra. Chiến lƣợc kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt
đƣợc, ngƣợc lại nếu chiến lƣợc kinh doanh mơ hồ, con số không rõ ràng sẽ cản trở
sự phát triển, thậm chí là khiến doanh nghiệp phải phá sản.
1.2.5. Các tiêu chí lựa chọn chiến lược kinh doanh
Khi lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Chiến lƣợc lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với với môi trƣờng.
- Chiến lƣợc lựa chọn phải phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và
phƣơng pháp quản lý của ban giám đốc.
- Chiến lƣợc lựa chọn phải phù hợp với khả năng tài chính, vật chất và nhân
sự của doanh nghiệp.
1.2.6. Các cấp độ chiến lược kinh doanh
Chiến lƣợc kinh doanh có nhiều cấp độ, hệ thống chiến lƣợc trong một công
ty có thể đƣợc chia thành bốn cấp:
- Chiến lƣợc toàn cầu
- Chiến lƣợc cấp công ty
- Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh
- Chiến lƣợc cấp chức năng
1.2.6.1. Chiến lược toàn cầu
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế, từ cấp quốc gia đến doanh
nghiệp cũng phải xác định để nắm bắt thời cơ và giảm thiểu nguy cơ của quá trình
hội nhập mang lại. Để thâm nhập và cạnh tranh đƣợc trong xu thế này thì cũng cần
phân biệt: Chiến lƣợc đa quốc gia, chiến lƣợc quốc tế, chiến lƣợc toàn cầu, chiến
lƣợc xuyên quốc gia.
1.2.6.2. Chiến lược cấp Công ty
Chiến lƣợc cấp công ty hay còn gọi là chiến lƣợc chung nhằm hƣớng tới mục
tiêu dài hạn của Công ty. Do đó, có vô số chiến lƣợc ở cấp Công ty với các tên gọi

15



×