Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.58 KB, 45 trang )

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(NHNTVN)
1. Lịch sử hình thành NHNTVN
NHNTVN được thành lập vào ngày 1/4/1963, đến 1/4/2003 tới đây
NHNTVN đã có tròn 40 năm xây dựng và phát triển, so với tuổi đời một con
người thì đây chính là thời kỳ chín muồi về tri thức cũng như nở rộ về tài năng.
Trước đây, NHNTVN là Cục ngoại hối của NHNN VN. Ngay từ khi mới chào
đời, NHNT VN đã phải đối mặt với các thử thách to lớn của công cuộc xây dựng
miền Bắc XHCN và công cuộc đấu tranh gian khổ của đồng bào miền Nam
nhằm thống nhất hoàn toàn nước nhà. Là ngân hàng chuyên doanh đối ngoại
duy nhất thời bấy giờ của Việt Nam, NHNTVN đã có những bước tiến thần kỳ,
góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ cho việc mở rộng các quan hệ
kinh tế đối ngoại, làm thất bại hoàn toàn âm mưu phong toả kinh tế của các
lực lượng thù địch, trực tiếp tham gia chi viện một số lượng lớn ngoại tệ và vật
tư kỹ thuật cho chiến trường. Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giảI phóng
đã mở ra một trang sử mới cho đất nước. Trong bao nhiêu bộn bề của thời kỳ
kiến thiết đất nước, NHNTVN vẫn giữ được vai trò quan trọng của một ngân
hàng chuyên doanh đối ngoại, phục vụ cho việc tăng cường quan hệ kinh tế
quốc tế, thương mại quốc tế, thực hiện nhiệm vụ khôI phục và xây dựng lại nền
kinh tế đất nước theo con đường XHCN (1975- 1986). Những thành công và
thất bại trong thời cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã trở thành
những bàI học, kinh nghiệm quý báu cho NHNTVN khi bước vào thời kỳ mở
cửa, nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của
Nhà nước.(1986 đến nay).
Trong bối cảnh đó, NHNTVN đã từng bước thay đổi, thích nghi dần với cơ
chế thị trường và có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nền kinh tế,
thông qua việc huy động một nguồn vốn lớn trong xã hội để đầu tư phục vụ
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng


của Nhà nước.
Hiện nay, NHNTVN là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam. NHNTVN được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt,
NHNTVN cũng đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội
Ngân hàng Châu á. Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại từ khi mới thành lập,
NHNTVN được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực
kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ, bảo lãnh ngân hàng và các
dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.
Tính đến cuối năm 2001, NHNTVN đã phát triển thành một hệ thống vững
mạnh gồm:
 23 chi nhánh cấp I và 6 chi nhánh cấp II ở trong nước;
 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài;
 Góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh
doanh bất động sản) và 7 ngân hàng.
NHNTVN hiện có quan hệ với hơn 1.300 ngân hàng tại 85 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên
phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá
thanh toán sử dụng mạng SWIFT, NHNTVN còn được coi là ngân hàng có hệ
thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam. Quan trọng hơn cả, Ngân
hàng Ngoại thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ 4000 cán bộ,
công nhân viên năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
Xứng đáng với những thành tựu đã đạt được, NHNT được nhận danh hiệu
Ngân hàng Việt Nam tốt nhất của năm (2001) lần thứ hai liên tiếp do tạp chí
The Bankers (thuộc tập đoàn Financial Timers) trao tặng và làn thứ năm liên
tiếp nhận danh hiệu Ngân hàng có chất lượng Thanh toán tốt nhất do JP
Morgan Chase trao tặng.
2. Cơ cấu tổ chức của NHNTVN.
Hệ thống tổ chức của NHNTVN bao gồm:
 Trụ sở chính.
 Các sở giao dịch, chi nhánh (gọi là chi nhánh cấp I), văn phòng đại

diện,đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc NHNTVN.
 Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp I (gọi là chi nhánh cấp II).
 Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm phụ thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp
I, chi nhánh cấp II
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC



Hội
đồng
Quản trị
Sở giao dịch 23 chi nhánh
Các công ty con
Mạng lưới trong nước
Hội
đồng
Tín dụng
Ban
tổng
Giám đốc
Công ty tài chính Vinafico
Tại Hồng Kông
Văn phòng đại diện tại
Paris, Moscow, Singapore
Mạng lưới ngo i nà ước
Phòng kế toán tài chính
Phòng vốn
Ban kiểm
Soát
Trụ sở chính

Văn phòng
Phòng thông tin tín dụng
Phòng quản lý các đề án công
Trung tâm tin học
Phòng công nợ
Phòng kế toán quốc tế
Phòng quản lý vốn liên doanh cổ
Phòng đầu tư dự án
Phòng quản lý tín dụng
Phòng tổng hợp và phân tích kinh
Phòng tổng hợp thanh toán
Phòng quản trị
Phòng xây dựng cơ bản
Phòng pháp chế
Phòng thông tin tuyên truyền
Trung tâm thah toán
Phòng quản lý thẻ
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo
Phòng Quan hệ ngân hàng đại lý
Phòng kiểm tra nội bộ
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành:
NHNTVN được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám
đốc.
-Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát.
+HĐQT: Quản trị NHNTVN là HĐQT. Các chức danh HĐQT do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm. HĐQT có 5 thành viên chuyên
trách, trong đó có Chủ tịch HĐQT, 1 thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, 1
thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát. HĐQT làm việc theo chế độ tập
thể, họp thường kỳ mỗi tháng một lần hoặc họp bất thường để xem xét và

quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
+ Ban kiểm soát:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
 Kiểm tra hoạt động tài chính của NHNTVN, giám sát việc chấp hành
chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ
của NHNT.
 Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của NHNT, thường xuyên
thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động tài chính.
 Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính
củaNHNT.
 Kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc.
 Được yêu cầu các cá nhân và đơn vị phụ thuộc, trực thuộc giải trình,
xuất trình các hồ sơ liên quan đến công việc để phục vụ kiểm tra, kiểm
soát, thẩm định.
- Tổng giám đốc :
Tổng giám đốc NHNT là người điều hành NHNT, là đại diện pháp nhân của
NHNT, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về điều hành
hoạt động của NHNT.
Giúp việc cho TGĐ có 5 Phó TGĐ, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban
chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc:
-Trụ sở chính NHNT có khoảng 50 phòng ban được chia thành 2 khối:
+Khối trung ương thực hiện công tác vỉ mô, điều hành quản lý chế độ chung
toàn hệ thống ngân hàng, gồm các phòng như phòng Tổ chức cán bộ, phòng
Nguồn vốn, phòng Quản lý tín dụng…
+Khối thứ hai là sở giao dịch gồm các phòng thực hiện nghiệp vụ ngân
hàng như phòng Thanh toán xuất khẩu, phòng Thanh toán nhập khẩu, phòng
Tín dụng ngắn hạn, phòng Dự án, phòng Thẩm định đầu tư và chứng khoán,
phòng Thanh toán thẻ, phòng Khách hàng…
-NHNT hiện có 23 chi nhánh trên toàn quốc.

-NHNT hiện có 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm tin học và trung tâm đào tạo.
-NHNT đã đặt văn phòng đại diện tại Singapore, Moscow và Paris.
-3 công ty trực thuộc của NHNT là:
+Công ty cho thuê tài chính.
+Công ty chứng khoán.
+Công ty quản lý và khai thác tài sản xiết nợ.
-Công ty tài chính Vinafico tại HongKong.
2.3. Nội dung và phạm vi hoạt động của NHNT:
NHNTVN thực hiện các nghiệp vụ chính sau đây:
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng VN và ngoại tệ
 Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước
 Nhận gửi tiết kiệm đồng VN và ngoại tệ
 Phát hành kỳ phiếu bằng đồng VN và ngoại tệ
 Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C- D/P- D/A)
 Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ
 Bảo lãnh và tái bảo lãnh
 Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn
 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank- Visa, Mastercard, American
express, Connect-24 (sử dụng trong nước và quốc tế), rút tiền mặt trên
máy VCB-ATM và thẻ VCB-ATM (sử dụng trong nước)
 Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến trên thế giới
như: Visa, Mastercard, American express, Diners club, JBC
 Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua hệ thống Swift,
Moneygram…
 Thực hiện nghiệp vụ thuê, mua tài chính
 Dịch vụ E-Banking, Home-Banking
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNTVN
1. Công tác huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 1: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Tỷ giá: 15.043 (năm 2001); 15,358 (năm2002) Đơn vị: Tr.USD; tỷ VND

n ă m 2 0 1 n ă m 2 0 2
Chỉ tiêu VND USD Quy VND VND USD Quy VND
NV ước
2001
% so
2000
NV ước
2001
% so
2000
NV ước
2001
% so
2000
NV ước
2002
% so
2001
Nv ước
2002
% so
2001
Nv ước
2002
% so
2001
Tổng nguồn vốn
18360 15,6% 3249 5,67% 67232 10,9% 25119 36,8% 3485 7% 78659 17%
I. Vốn điều lệ và các
quỹ

1626 1,44% 3,6 -0,5% 1682 1,44% 2558 57,3% 3,6 0% 2615 55%
II.Vốn huy động từ 2
thị trường
14369 3033 60017 19298 3270 69531
Vốn huy động từ TT1
12710 8% 2460 10% 49735 12,2% 17556 38% 2780 13% 60257 21%
Tiền gửi của các tổ
chức
10247 5,6% 1112 5,2% 26979 7,6% 12809 25% 1443 29% 34970 30%
Tiết kiệm KP&TP
2463 19,3% 1348 14% 22756 19% 4747 92,7% 1337 -1% 25287 11%
Vốn huy động từ TT2
1659 40% 573 -8,8% 10282 0,7% 1742 5% 490 -14% 9274 -9,8%
Tiền gửi
365 769% 573 -8,8% 8985 -2,5% 513 40% 490 -14% 8041 -10%
Tiền vay
1294 11,3% 0,3 -0,3% 1297 11,3% 1229 -5% 0 -1% 1233 -5%
III.Vốn khác
2360 84% 210 6% 5531 31.5% 3263 38% 211 0,5% 6513 18%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2000, 2001 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)
Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa đi vào hoạt động, việc cổ phần hoá các doanh
nghiệp nhà nước đang được xúc tiến thực hiện, cơ hội đầu tư ngày càng khan hiếm, cho nên ngân
hàng là nơi duy nhất có thể dẫn vốn từ người có vốn nhàn rỗi đến người cần vốn đầu tư. Mặt khác,
trong hoạt động của ngân hàng thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng trên các lĩnh vực. Chính vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
luôn chú trọng việc phát triển nguồn vốn, chủ động và tích cực trong công tác huy động vốn.
1.1.Tổng nguồn vốn
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, tổng nguồn vốn của
Vietcombank vẫn tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh và ổn định. Tổng nguồn vốn của
Vietcombank đến năm 2002 đạt 78.659 tỷ VND, tăng 17% so với năm 2001, vượt kế hoạch đặt ra.

Đóng góp vào mức độ tăng nay chủ yếu là do tăng nguồn vốn bằng VND, với tốc độ tăng 36,8% so
với năm 2001, đạt 25.119 tỷ VND. Nguồn vốn ngoại tệ tăng trong vòng 6 tháng đầu năm nhưng 6
tháng cuối năm giảm nên cả năm chỉ tăng 7% so với năm 2001, đạt 3485 Tr.USD. Tỷ trọng ngoại tệ
đã bị thu hẹp hơn và VND được nâng lên trong tổng nguồn vốn.
Để nâng cao nguồn vốn, Vietcombank một mặt vẫn tiếp tục các giải pháp đa dạng hoá các hình
thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp
dụng các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn huy động của Vietcombank đến 31/12/2002 ước đạt 69.531 tỷ quy VND, chiếm
88,4% tổng nguồn vốn, tăng 16% so với năm 2001. Nhìn chung huy động vốn bằng VND tăng trên cả
2 thị trường, còn huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ tăng trên thị trườngI. Tổng số dư huy động vốn
bằng VND đến cuối năm 2002 ước đạt 19.298 tỷ VND, tăng 34% so với năm 2001 (năm 2001 đạt
14.369 tỷ VND), chiếm 27,8% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn bằng ngoại tệ đến cuối năm
2002 đạt 3270 Tr.USD, tăng 7,8% so với năm 2001.
1.2.1. Nguồn vốn huy động từ thị trường I
Trong năm qua, công tác vón đã được chú trọng và tăng cường. Bên cạnh việc triển khai Quy
chế quản lý vốn tập trung nhằm điều chỉnh vốn linh hoạt, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn,
Vietcombank còn tích cực thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hình thức huy động vốn,
đưa vào các kỳ hạn huy động tiết kiệm ngắn hơn, thực hiện tốt công tác khách hàng. Nhờ đó mà các
chỉ tiêu huy động vốn từ thị trường I đạt được rất khả quan. Thị trường I là thị trường đối với các
tổ chức phi tài chính và dân cư. Trong năm 1999, NHNN đã 5 lần hạ trần lãi suất cho vay nên lãi
suất huy động vốn của Vietcombank cũng liên tiếp hạ thấp nhưng nguồn vốn huy động từ thị trường
I vẫn tăng trưởng liên tục ở mức khá cao. Tổng số nguồn vốn huy động trên thị trường I đến cuối
năm 2002 đạt 60.257 tỷ quy VND, tăng 21% so với năm 2001. So với 31/12/2001 tỷ trọng vốn huy
động từ thị trường I trong tổng nguồn vốn tăng từ 69,2% lên 70%. Nguồn vốn ngoại tệ đạt
2780Tr.USD, tăng13% so với năm 2001 nguồn vốn VND đạt 17.556 tỷVND, tăng 38%so với năm
2001.
1.2.2. Nguồn vốn huy động từ trị trường II
Thị trường II là thị trường có mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và
Ngân sách Nhà nước. Đặc trưng của tiền gửi huy động ở thị trường này là không ổn định cả về số

dư và kì hạn gửi. Năm 2002, nguồn vốn huy động từ thị trường II là 9274 tỷ quy VND, chiếm 37%
tổng nguồn vốn, giảm 9,8% so với năm 2001.Sở dĩ có sự sụt giảm nguồn vốn huy động từ thị trường
II là do tiền gửi ngoại tệ của NHNN và NSNN giảm mạnh.
1.3. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng vốn của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2001
Tỷ giá:15.043 Đơn vị: Tr. USD; tỷ VND
Chỉ tiêu Tổng số Tỷ trọng +/- % so 98
VND Ngoại tệ Quy VND
I. Tiền mặt, tiền gửi NHNN 99 3975 8.6% 57.5%
II. Thị trường I 5 959 395 11498 24.8% 0.8%
1. Tín dụng thông thường 5 660 317 10 102 21.8% -2.3%
2. Nợ khoanh 298 78 1 396 3.0% 30.5%
III. Thị trường II 3 627 1 792 28 743 62.1% 61.7%
1. Qhệ với NHNN & NSNN 1 180 76 2 242 4.8% 24.1%
2. Quan hệ với TCTD 2 447 1 716 26 500 57.3% 66.0%
Trong đó :
-Qhệ với TCTD Nngoài 1 690 23 690 51.2% 65.0%
-Qhệ với TCTD tr.nước 2 447 26 2 810 6.1% 74.6%
IV. Sử dụng vốn khác 980 77 2 057 4.4% -40.2%
Trong đó: -liên doanh 106 28 495 1.1% 20.2%
TỔNG SỬ DỤNG VỐN 13 154 2 363 46 272 100.0% 31.7%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 của Vietcombank)
Trong những năm qua, vốn tín dụng của Vietcombank đã được đầu tư vào các lĩnh vực và vào
các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, với những đối tượng khác nhau từ
lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tổng sử dụng vốn của Vietcombank đến hết năm 2002 ước đạt 78.659 tỷ quy VND, tăng 17% so
với năm 2001, vượt mức kế hoạch đề ra.
Sử dụng vốn trên thị trường I (cho vay đối với các tổ chức và cá nhân) đạt mức tỷ quy VND,
chiếm % tổng vốn sử dụng, trong đó tín dụng thông thường là tỷ quy VND và nợ khoanh là tỷ quy
VND.

Sử dụng vốn trên thị trường II là tỷ quy VND, chiếm tỷ trọng % tổng vốn sử dụng, trong đó tiền
gửi tại các tổ chức nước ngoài là Tr.USD (tương đương tỷ VND) chiếm đến % vốn sử dụng trên thị
trường II.
Sử dụng vốn khác (bao gồm cả tài sản cố định, vốn góp liên doanh mua cổ phần, tài sản xiết
nợ..) là tỷ quy VND, chiếm tỷ trọng % tổng vốn sử dụng.
2.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank những năm gần đây
Thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ truyền thống và cũng là thế mạnh
của Vietcombank. Với mạng lưới đại lý gồm 1.300 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, hoạt động
thanh toán quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng.
Vietcombank đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu, là thành viên của hiệp hội ngân
hàng Châu á, thành viên của Uỷ ban buôn bán Việt- úc, thành viên của tổ chức thẻ quốc tế: VisaCard,
MasterCard, AmericanExpress. Do đó, Vetcombank trên trường quốc tế có vị thế và uy tín rất lớn.
Trong cơ chế mới, tuy thị phần thanh toán xuất nhập khẩu bị giảm sút do có sự cạnh tranh gay
gắt nhưng giá trị tuyệt đối của kim ngạch thanh toán vẫn gia tăng, Vietcombank vẫn luôn duy trì
được vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Có được như vậy là do Vietcombank
có cơ sở vật chất, kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại, đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao, đặc biệt là được bạn hàng tín nhiệm thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi,
thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng.
Một số kết quả thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong những năm gần đây.
Bảng 3: Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank so với cả nước.
Đơn vị: Tr.USD
Tổng kim ngạch Thanh toán XNK qua Vietcombank
Năm thanh toán XNK cả
nước
Tổng kim
ngạch
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tỷ trọng so
với cả nước

(%)
% tăng
giảm
1997 20250 5855 1,9 28,9 -2,3
1998 19993 5998 2,4 30,0 1,1
1999 23489 6577 9,6 28,0 -2,0
2000 29501 9171 39,4 31,1 3,1
2001 30887 9328 1,7 30,2 -0,9
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 1997 đến 2001)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank có nhiều
dấu hiệu tích cực. Doanh số thường xuyên đạt mức cao, đặc biệt là năm 2000, kim ngạch thanh toán
xuất nhập khẩu có sự tăng vọt, tăng 2594 Tr.USD tương đương 39,4% so với năm 1999.
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank so với cả nước trong những năm gần đây lại mất ổn định
và có xu hướng giảm đi. Thị phần của Vietcombank bị chia xẻ do ngày càng có nhiều ngân hàng được phéptham gia
thanh toán quốc tế và một số khách hàng lớn có cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần nên tiến hành thanh
toán qua các ngân hàng đó.
Bước sang năm 2001, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 9328 Tr.USD, tăng 157 Tr.USD
so với năm 2000 và chiếm 30,2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu cả nước.
Bảng 4:Doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank
Đơn vị: Tr.USD
CHỈ
TIÊU
Năm
2000
Năm
2001
Tăng
giảm
doanh
số

Tăng
giảm
thị phần
Doanh
số
Thị
phần
Doanh
số
Thị phần
Tổng doanh số
thanh toán XNK
9171 31,1% 9328 30,2% 1,7% -0,9%
Doanh số thanh
toán XK
4161 29,1% 4485 29,9% 7,7% 0,8%
Doanh số thanh
toán NK
5010 33% 4843 30,5% -3,3% -2,5%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2000, 2001)
-Thanh toán xuất khẩu:
Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank năm 2001 đạt 4485 Tr.USD, tăng 7,8% so với
năm 2000, đưa thị phần của Vietcombank trong tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước
đạt đến 29,9% tăng 0,8% so với năm 2000.
Một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán xuất qua Vietcombank
năm 2001 là: dầu thô (đạt 2199 Tr.USD), thuỷ sản (đạt 507 Tr.USD), gạo (đạt 289 Tr,USD), dệt may
(đạt 75 Tr.USD), thủ công mỹ nghệ (đạt 42 Tr.USD), giày dép (đạt 27 Tr.USD).
Hai chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống về thanh toán xuất là: VCB Hồ Chí Minh 49%,
VCB Vũng Tàu 22%.
Đạt được kết quả trên là do Vietcombank đã có những cố gắng trong việc thúc đẩy thanh toán

xuất khẩu như tổ chức các đợt tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với
khách hàng có cam kết thanh toán tại Vietcombank, mở rộng và áp dụng các dịch vụ mới để phục vụ
khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.
-Thanh toán nhập khẩu
Doanh số thanh toán nhập khẩu qua Vietcombank năm 2001 đạt 4843 Tr.USD, giảm 3,3% so
với năm 2000, chiếm 30,5% thị phần thanh toán nhập khẩu của cả nước. Một số nguyên nhân dẫn
đến việc giảm doanh số thanh toán nhập khẩu là do chính sách của nhà nước bảo hộ sản xuất trong
nước, hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, năm 2000, các ngân hàng thương mại khác khan hiếm ngoại tệ
nên khách mở L/C tương đối nhiều tại Vietcombank để được mua ngoại tệ, nhưng sang năm 2001,
các ngân hàng khác không còn tình trạng khan hiếm ngoại tệ nữa, nên lượng khách mở L/C tại
Vietcombank giảm.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực được thanh toán qua Vietcombank là xăng dầu (đạt 1462
Tr.USD), máy móc thiết bị (đạt 382 Tr.USD), sắt thép (đạt 277 Tr.USD), hoá chất (đạt 121 Tr.USD), xe
máy (đạt 69 Tr.USD).
Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống về thanh toán nhập khẩu là Sở giao dịch 42%, VCB Hồ
Chí Minh 29%.
3. Các hoạt động khác
3.1. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank
Bảng 5: Doanh số mua bán ngoại tệ
Đơn vị: Tr.USD
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tăng giảm(%)
Tổng doanh số mua bán 6220 7042 13,2%
Doanh số mua 3108 3514 13,1%
NHNN & TCTD 1091 828 -24,1%
Doanh nghiệp và cá nhân 2017 2686 33,2%
Doanh số bán 3040 3528 13,4%
NHNN & TCTD 48 79 65%
Doanh nghiệp và cá nhân 2992 3449 12,6%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 của Vietcombank)
Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank ước đạt 7042 Tr.USD năm 2002, tăng 13,2% so với

năm 2001; trong đó doanh số mua vào là 3514 Tr.USD, tăng 13,1% so với năm 2001; doanh số bán
ra là 3528 Tr.USD, tăng 13,4% so với năm 2001.
Ngoại tệ mua vào từ khu vực doanh nghiệp và cá nhân tăng cao 33,2% là kết quả nỗ lực của
Vietcombank trong việc nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường, tăng cường nghiên cứu mở rộng
khách hàng.
3.2. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
Hoạt động đại lý thanh toán cho khách hàng có tài khoản ngoại tệ tại Vietcombank ngày càng
tăng kể cả số lượng và chất lượng. Với tư cách là thành viên của hai tổ chức thẻ quốc tế là Master
Card và Visa Card, Vietcombank đã phát hành hai loại thẻ VCB-Master từ 1995 và VCB-Visa từ 1998.
Mới đây nhất, tháng 4/2002, Vietcombank đã chính thức là ngân hàng phát hành độc quyền thẻ tín
dụng quốc tế AmericanExpress tại Việt Nam.
Năm 2002, Vietcombank phát hành được 27480 thẻ, tăng tới 25034 thẻ so với năm 2001, chủ
yếu là do phát hành thẻ ATM (21600 thẻ).
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua Vietcombank đạt 86 Tr. USD, tăng 17 Tr.USD so
với năm 2001.
Doanh số sử dụng thẻ ATM đạt 296 tỷ VND.
Đạt được kết quả trên là do Vietcombank đã có sự đầu tư hiệu quả vào phát triển kỹ thuật công
nghệ và nguồn nhân lực đào tạo nền tảng cho hoạt động thẻ phát triển.
3.3. Công tác đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của Vietcombank tiếp tục được củng cố và phát triển phản ánh đúng vị trí của
một ngân hàng có truyền thống kinh nghiệm hàng đầu trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Mạng lưới
đại lý đã được mở rộng thêm với trên 30 ngân hàng, tập trung vào các thị trường mới như Đông Âu,
Trung Quốc…
Vietcombank đã ký kết Hiệp định cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho một số Ngân hàng thương mại
Nga để nhập khẩu hàng của Việt Nam.
Dự kiến quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ sẽ phát triển trong thời gian tới,
Vietcombank đã ký thoả ước hợp tác với Citibank để tăng cường hợp tác trong hoạt động đầu tư,
thanh toán giữa hai nước.
Vietcombank đã phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng đại lý ở châu Âu để chuyển đổi thành công hệ
thông tài khoản Euro và là ngân hàng đầu tiên cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về việc

chuyển đổi sang đồng Euro, góp phần ổn định hoạt động ngoại tệ tiền mặt trên thị trường và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng về giao dịch tiền mặt ngoại tệ.
3.4. Công nghệ ngân hàng
Lĩnh vực công nghệ tiếp tục có những đóng góp tích cực trong việc thiết lập
một nền tảng ngân hàng hiện đại.
Mạng trực tuyền đã được triển khai mạnh và đã kết nối được hầu hết các chi
nhánh, tạo cơ sở để phát triển thêm nhiều tiện ích ngân hàng cho khách hàng.
Hệ thống E-Banking kết nối trực tiếp với khách hàng đã được triển khai tích
cực và đặc biệt là đã thực hiện thí điểm thành công giao dịch thanh toán qua
mạng với một số khách hàng là tổ chức tín dụng.
Trang web www. vietcombank.com.vn ra đời giới thiệu một cách chi tiết nhất
về Vietcombank, giúp mọi người có thêm nhiều thông tin về ngân hàng và giúp
khách hàng nắm bắt quy trình làm việc của ngân hàng, giúp họ truy cập thông
tin liên quan đến tài khoản…
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Với những kết quả đạt được và nỗ lực hết mình, Vietcombank đã hoàn thành
xuất sắc các chỉ tiêu tài chính cụ thể như sau:
-Tổng thu nhập của Vietcombank năm 2001 ước đạt 4483 tỷ VND, tăng 53,4%
so với cả năm 2000.
Thu lãi tiền gửi, tiền vay ước đạt 3390 tỷ VND, chi trả lãi tiền vay khoảng 2523
tỷ VND. Thu và chi trả lãi tăng mạnh do tổng nguồn vốn huy động và hoạt
độngtín dụng đều tăng.
-Tổng chi phí của Vietcombank năm 2001 ước đạt 4078 tỷ VND, tăng 60,5% so
với cả năm 2000.
Chi dự phòng năm 2001 ước đạt 810 tỷ VND, tăng thêm 502 tỷ VND so với năm
2001.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí là tăng chi dự phòng rủi ro.
-Lợi nhuận trước thuế năm 2001 đạt 250 tỷ VND, tăng 45% so với năm 2000.
Với những kết quả tài chính như vậy, Vietcombank đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nộp cho Ngân
sách Nhà nước. Đây là kết quả khả quan, nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực và lòng quyết tâm vượt khó để vươn

lên của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn bộ hệ thống.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VCB.
1.Văn bản pháp lý quy định về hoạt động thanh toán quốc tế.
Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP.
Bản điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần đầu tiên được áp
dụng vào năm 1933 do Phòng Thương mại quốc tế ban hành nhằm thống nhất
những nội dung và sự hiểu biết chung trong giao dịch thương mại quốc tế giữa
các nước trong khu vực, các châu lục. TrảI qua quá trình phát triển của thương
mại quốc tế và thực tiễn giao dịch hàng ngày, bản điều lệ và thực hành thống
nhất tín dụng chứng từ (UCP) đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Lần gần đây
nhất tháng 11/1989, Uỷ ban kỹ thuật & Nghiệp vụ ngân hàng thuộc Phòng
Thương mại quốc tế (ICC) được phép sửa đổi số xuất bản 400, với yêu cầu của
lần sửa này là nêu bật sự phát triển của nền công nghiệp vận tảI và ứng dụng
công nghệ mới vào các lĩnh vực trên thế giới, đồng thời làm đơn giản hoá điều
lệ để làm tăng hiệu quả tín dụng chứng từ. Đến năm 1993 thì UCP 500 được
phát hành thay thế cho UCP 400.
Một thư tín dụng được mở mà có dẫn chiếu áp dụng theo UCP 500 thì các bên
liên quan đều phảI dựa vào tàI liệu này để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của
mình.
UCP 500 là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình sử dụng
L/C, nó gồm 49 điều. Nội dung chính của UCP 500 bao gồm những vấn đề sau
đây:
-Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ (điều 1 đến điều 5).
-Hình thức và thông báo thư tín dụng (điều 6 đến điều 12).
-Nghĩa v ụ và trách nhiệm của các ngân hàng tham gia (điều 13 đến điều 19).
-Chứng từ thanh toán (điều 20 đến điều 38).
-Những điều khoản khác như qui định về số lượng và số tiền, giao từng phần,
ngày hết hạn hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ thanh toán…
(điều 39 đến điều 47).

-Chuyển nhượng tín dụng thư hay thu nhập từ tín dụng thư (điều 48 đến điều
49).
Người làm công tác thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại phải
nắm vững kiến thức chung về thanh toán bên cạnh đó đòi hỏi phải hiểu kỹ và
biết vận dụng tốt ấn phẩm UCP 500. Có như vậy mới bảo vệ được quyền lợi của
các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường thương mại quốc tế.
2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Vietcombank
2.1.Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thông báo L/C - (Advising bank)
2.1.1. Nhận L/C và tư vấn cho khách hàng
2.1.1.1. Nhận L/C từ ngân hàng tại nước ngoài gửi đến và thông báo cho
người hưởng lợi Việt Nam.
- Tất cả các L/C và các sửa đổi bổ sung liên quan nhận được từ ngân hàng đại lý phải thông báo đầy đủ, kịp thời
cho người hưởng lợi.
- Trước khi thông báo cho khách hàng, ngân hàng thông báo phải
kiểm tra tính chân thực của L/C bằng việc xem L/C đã được xác nhận mã
hay chưa (đối với L/C mở bằng telex). Nếu L/C mở bằng SWIFT thì nó có
được sử dụng đúng mẫu SWIFT theo qui định không (các mẫu điện
MT700, MT701 và MT707). Nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu với mẫu
chữ ký được uỷ quyền của ngân hàng đại lý.
Sau khi đã kiểm tra tính chân thực của L/C, Vietcombank thông báo
L/C cho khách hàng. Trên thông báo L/C phải lưu ý khách hàng nghiên
cứu kỹ L/C, nếu có điều khoản nào không đúng theo hợp đồng đã ký hoặc
cần phải sửa đổi thì liên hệ trực tiếp với người mua để sửa đổi L/C.
Trường hợp những L/C mà ngân hàng không thể xác nhận được tính
chân thực ( như chữ kí không đúng hoặc không có trong Mẫu chữ kí, mã
khoá sai, không đúng mẫu điện SWIFT...) thì phải thông báo ngay cho
Ngân hàng mở L/C biết mà không thông báo cho khách hàng. Trường hợp
khách hàng có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C
mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin ấy

hoặc ngân hàng có thể từ chối thông báo L/C . Việc từ chối phải được
thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết.
- Nếu L/C được mở bằng điện có thư xác nhận gửi sau thì ngân hàng
lấy L/C mở bằng điện có mã khoá làm L/C gốc.
- Nếu nhận được điện mở L/C có tính chất báo trước chưa có điều
khoản chi tiết đầy đủ:

×