Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lại lợi
ích kinh tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương. Sự phát triển của
làng nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo ra việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước. Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghề còn giữ
gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinh trong từng
sàn phẩm.
Hiện nay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như:
sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian,
gỗ, đá... trải dài khắp đất nước. Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
có khoảng 211 làng nghề tiểu thủ công.
Ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phố Bạc
Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển
vượt bậc của Bạc Liêu trong những năm gần đây. Bạc Liêu hiện có 8 làng nghề:
đan lát, mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới. Đến ngày
05/11/2009, Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định 66/2006 của
Chính Phủ về “Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” là làng nghề đan lát
và mộc gia dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhận vào năm 2010. Các
sản phẩm của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạng và phong phú, mang
nét đặc trưng tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong
thời gian qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã
hội, việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ,
việc đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức
quảng cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở
tỉnh còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra
nước ngoài.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp
thích hợp và kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản
phẩm làng nghề. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sản
phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long-
Tỉnh Bạc Liêu, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản
phẩm làng nghề của huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm
làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm
làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản
phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau:
- Giả thuyết 1: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ngày càng tăng.
- Giả thuyết 2: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề chưa đa dạng.
- Giả thuyết 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước
Long- Tỉnh Bạc Liêu không đạt hiệu quả.
- Giả thuyết 4: Các yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
các sản phẩm làng nghề huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước
Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua như thế nào?
- Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề
ở huyện Phước Long - Tỉnh Bạc Liêu?
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
- Đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của
huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở
huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. Số liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tình
hình trong năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 của làng nghề ở huyện.
1.4.2. Thời gian:
Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2010 đến 11/2010
1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản
phẩm làng nghề trên địa bàn huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian
qua, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng
nghề và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm làng
nghề.
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc
Liêu.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Phạm Lê Hồng Nhung, (2008). “Thực trạng và các giải pháp phát triển
làng nghề đan đát truyền thống tại huyện Hồng Dân- Tỉnh Bạc Liêu”. Phương
pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hồi quy
tuyến tính, phân tích ma trân Swot. Nội dung nghiên cứu: đánh giá thực trạng của
làng nghề đan đát truyền thống. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề truyền
thống và định hướng phát triển cho làng nghề để sản phẩm làm ra có thể cạnh
tranh và phát triển tốt trên thị trường.
- TS. Lê Cao Thanh- Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học công
nghiệp Tp Hồ Chí Minh, (2006). “Chiến lược phát triển các làng nghề gạch- gốm
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Phương pháp nghiên cứu: phân tích ma trận Swot và
phương pháp chuyên gia. Nội dung nghiên cứu: thực trạng phát triển làng nghề
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
gạch- gốm ở Vĩnh Long, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề gạch-
gốm ở Vĩnh Long và đưa ra chiến lược phát triển làng nghề trong những năm tới.
- Hà Mạnh Hùng- Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, Đinh Văn Đoãn- Trường
Đại học nông nghiệp Hà Nội, (2008). “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu
phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập VI(Số
6), 597-606. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích hiệu quả kinh tế, phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình
phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của
làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình.
- Bùi Văn Tiến- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình,
Đinh Văn Đoãn- Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp Hà
Nội, (2008), “Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập VI(Số 4), 375-379. Phương pháp
nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế,
phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làng nghề
đan cói ở Kim Sơn, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề từ đó
đưa ra giải pháp phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1.6.1. Kết quả mong đợi:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong đợi sẽ xây dựng một
bức tranh tổng quát về thực trạng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, từ đó làm có sở
cho địa phương nói chung và những làng nghề nói riêng có những chủ trương,
chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thụ các sản phẩm
làng nghề của huyện trong thời gian tới.
1.6.2. Đối tượng thụ hưởng:
Đề tài sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu, đồng thời giúp các nhà hoạch
định kinh tế của huyện, tỉnh có những chính sách hợp lý, nâng cao thu nhập cho
các làng nghề ở địa phương, kịp thời thu hút du lịch. Qua đó góp phần vào sự phát
triển đời sống kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo,
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh nhà.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến việc phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm.
2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa
một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá
trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất
và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu
vào, thương mại đầu ra. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các
nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao
gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực
hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi
phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công
tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản
phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và
kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao
gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng,
xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
2.1.1.2. Khái niệm về doanh thu.
Doanh thu của đơn vị (TR: total revenue) là tổng của tất cả các khoản thu
có được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được tính theo vụ,
theo quý, theo năm.
Công thức tính doanh thu là:
TR =
∑
1=
n
i
QiPi
Trong đó:
i: là sản phẩm i
Qi: là sản lượng sản phẩm i
Pi: là đơn giá bán của đơn vị sản phẩm i
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 5
LN = TR - TC
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
2.1.1.3. Khái niệm về chi phí.
Tổng chi phí (TC: total costs = TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao
động trong một thời kỳ sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối
lượng sản phẩm nào đó trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm,...)
Công thức tính tổng chi phí là:
TC =
∑
1=
n
i
QiPi
Trong đó:
Qi: là sản lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng
Pi: là giá của một đơn vị đầu vào i
Hoặc tổng chi phí được tính theo công thức:
Trong đó:
TFC: là tổng chi phí cố định hay tổng định phí
TVC: là tổng chi phí biến đổi hay tổng biến phí
Nói tóm lại, chi phí là những khoản bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
2.1.1.4. Khái niệm về lợi nhuận.
Là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của đơn vị sản xuất. Mối quan hệ
giữa thu nhập và chi phí đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi sản phẩm hay dịch vụ và cho tất cả các đơn vị. Vì vậy, lợi nhuận là
mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận:
Nhìn chung có 3 hướng cơ bản để tăng lợi nhuận:
- Tăng doanh thu và giữ nguyên chi phí.
- Tăng doanh thu và giảm tổng chi phí.
- Giữ nguyên doanh thu và giảm tổng chi phí.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 6
TC = TFC +TVC
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
2.1.1.5. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm.
a) Vai trò
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một
đơn vị sản xuất hay một đơn vị thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của đơn vị
phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của đơn vị đòi hỏi phải
được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được
đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay
vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như
tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản
xuất, đơn vị phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên
liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của đơn vị được tồn tại dưới
dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, đơn vị được thu hồi vốn đầu tư để tái
sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được
từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ
sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá
trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chi
phí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho đơn vị. Việc tổ chức
hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại
chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thương trường.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực, nâng cao uy tín với
khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức
giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt các khâu của
quá trình tiêu thụ giúp cho các đơn vị có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm
lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.
Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc
đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người
cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị
hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên
tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có
tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển,
tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình,
có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là
thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm
ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực
hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín, tạo cơ sở vững chắc để củng
cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân
đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao
uy tín hàng nội địa.
b) Ý nghĩa
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận
động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi
đơn vị là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả
đã định trước, đó là:
Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị
hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với đơn vị. Tiêu thụ sản
phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ
được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ.
Thứ hai: Mục tiêu vị thế của đơn vị:
Vị thế đơn vị biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được
bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
thế của đơn vị trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của đơn vị trên thị
trường.
Thứ ba: Mục tiêu an toàn:
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra để bán
trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên
tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho đơn vị. Do vậy, thị trường bảo đảm
sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:
Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu
dùng, nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao
đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý
nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.
2.1.2. Khái quát về làng nghề và các tiêu chí công nhận làng nghề.
2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề
a) Khái niệm
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
b) Đặc điểm.
Làng nghề có 2 đặc điểm sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề.
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập của làng.
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định.
2.1.2.2. Phân loại làng nghề.
a) Làng nghề truyền thống (Cổ truyền).
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
Để được công nhận ngành nghề truyền thống, phải đáp ứng 03 tiêu chí sau:
Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công
nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng
nghề.
(Trích Thông tư số 116/2006TT-BNN, ngày 18/12/2006)
b) Làng nghề mới.
Làng nghề mới là làng nghề có nghề được hình thành mới gần đây, không
phải là làng nghề truyền thống.
2.1.2.3. Tiêu chí công nhận làng nghề tỉnh Bạc Liêu.
a) Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các cơ quan quản lý các
cấp của tỉnh: các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Du lịch Bạc Liêu; tài liệu thống
kê ở Cục Thống kê tỉnh…
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi
soạn trước để phỏng vấn các hộ gia đình ở làng nghề đan đát huyện Phước Long
(đề tài thu thập 30 mẫu) và khảo sát thực tế làng nghề.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cán bộ đầu ngành
của tỉnh, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu (Phương pháp chuyên gia -
KIP) để lấy dữ liệu cho phân tích đánh giá.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân
tích tần số.
* Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các phương pháp so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa số kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan
hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
* Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là tổng hợp các
phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực
kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.
* Phương pháp phân tích tần số (Frequency Analysis)
Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành
từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở
dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
- Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. Chọn
các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê. Mục đích của phương pháp hồi qui
tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (biến
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích). Mô hình hồi qui tuyến tính
này có dạng:
Y = b
0
+ b
1
X
1
+ b
2
X
2
+ … + b
n
X
n
Trong đó: Y là doanh thu (biến phụ thuộc); b
i
: các hệ số hay trọng số phân
biệt (các tham số hồi quy); X
i
: các biến độc lập (i =
n,1
).
Kết quả tính toán có các thông số cơ bản như sau:
Multiple R (Multiple correlation coefficient): hệ số tương quan bội. Nói lên
mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Khi R càng
lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R
2
(Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến
động của Y được giải thích bởi các biến X
i
.
Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem
có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R
2
tăng
lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui.
P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bắt
đầu bác bỏ giả thuyết H
0
.
Residual: phần dư của mô hình.
SS (sum of squares): tổng bình phương.
df: độ tự do.
Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu)
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phân tích SWOT và dựa trên kết quả phân
tích của đề tài để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các
sản phẩm làng nghề.
SWOT
Liệt kê các điểm mạnh (S)
1.
2.
Liệt kê các điểm yếu (W)
1.
2.
Liệt kê các cơ hội (O)
1.
2.
CHIẾN LƯỢC SO
PHÁT TRIỂN,
ĐẦU TƯ
CHIẾN LƯỢC WO
TẬN DỤNG,
KHẮC PHỤC
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Liệt kê các đe doạ (T)
1.
2.
CHIẾN LƯỢC ST
DUY TRÌ,
KHỐNG CHẾ
CHIẾN LƯỢC WT
KHẮC PHỤC,
NÉ TRÁNH
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU.
3.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHƯỚC LONG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phước Long là một huyện của tỉnh Bạc Liêu. Huyện lỵ là thị trấn Phước
Long.
− Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân
− Phía Nam giáp huyện Giá Rai
− Phía Đông Nam giáp Vĩnh Lợi
− Phía Tây giáp Thới Bình (Cà Mau)
− Phía Đông giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng).
Tính đến 31/12/2009, Phước Long có tổng số 78 ấp, diện tích 416 km
2
, dân
số trung bình 117.993 người và mật độ dân số là 281 người/ km
2
Trong huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phước Long và
các xã Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông,
Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú, Vĩnh Thanh.
Huyện Phước Long cũ (thuộc tỉnh Minh Hải) được thành lập ngày
29/12/1978, bao gồm 19 xã, 1 thị trấn và nhập vào huyện Hồng Dân ngày
17/5/1984.
Huyện được tái lập ngày 25/9/2000 trên cơ sở tách các xã của huyện Hồng
Dân.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 14
96.530
18.290
97.655
18.794
98.345
19.648
.
10000.
20000.
30000.
40000.
50000.
60000.
70000.
80000.
90000.
100000.
Người
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dân số trung bình nông thôn Dân số trung bình thành thị
57.466
57.345
57.651
58.798
58.858
59.135
56000
56500
57000
57500
58000
58500
59000
59500
Người
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dân số trung bình nam Dân số trung bình nữ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Hình 1: Dân số trung bình theo giới tính năm 2007- 2009
Về cơ cấu dân số theo giới tính, năm 2007 dân số trung bình nam cao hơn
nữ nhưng đến năm 2009 thì dân số trung bình nữ lại cao hơn nam. Tuy nhiên, nhìn
vào biểu đồ cho thấy, sự chênh lệch giữa nam và nữ đã ngày càng được rút ngắn.
Điều này chứng tỏ mức độ bình đẳng giới nơi đây đang tiến triển theo hướng tích
cực.
Hình 2: Dân số trung bình thành thị và nông thôn năm 2007- 2009
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 15
0,02%
0,20%
3,27%
96,51%
Kinh Hoa Khmer Khác
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Xét về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ
dân thành thị thấp hơn rất nhiều so với dân số ở nông thôn, vì hầu hết người dân ở
huyện Phước Long lấy nghề nông là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình.
Tuy nhiên từ năm 2007 đến 2009, dân số ở thành thị tăng lên nhanh hơn ở nông
thôn rất nhiều, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế huyện có xu hướng chuyển
dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng công
nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.
Hình 3: Dân số theo dân tộc tính đến hết 31/12/2009
Huyện Phước Long có chủ yếu 3 dân tộc anh em cùng chung sống là kinh,
hoa, khmer và một số ít dân tộc khác, dân tộc kinh chiếm 96,51%, hoa 0,2%,
Khmer 3,27% và còn lại 0,02% dân tộc khác.
3.1.2. Thành tựu kinh tế xã hội huyện Phước Long sau 10 năm tái lập
3.1.2.1. Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất đạt gần 4.900 tỷ đồn, tổng sản lượng lương thực trên
170.000 tấn, tổng sản lượng thủy sản trên 20.000 tấn, mô hình luân canh tôm- lúa
ổn định, bền vững, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệu quả kinh tế cao ngày
càng phát triển mạnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 2.260.000 đồng/
người, đến nay đạt 15.500.000 đồng/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%.
Sản xuất phát triển nhanh, cơ cấu sản xuất chuyển dịch đúng hướng, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp- thủy sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng,
thương mại- dịch vụ, từ đó công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch
vụ được phát triển.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VỀ CÁC NGÀNH PHI NÔNG,
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2007-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Số doanh nghiệp
Doanh
nghiệp
60 60 62
Số cơ sở kinh tế phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản
Cơ sở 11.208 11.544 11.671
Số lao động trong các cơ sở kinh tế
phi nông, lâm nghiệp và thủy sản
Lao
động
19.296 19.875 20.650
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ
Triệu
đồng
60.8375 803.024 979.690
Nguồn: Tổng cục thống kê Bạc Liêu năm 2009.
3.1.2.2. Về xã hội
Về kết cấu hạ tầng nông thôn: Đã xóa hoàn toàn cầu khỉ. Toàn huyện đã
xây dựng được 139 công trình lộ nhựa, tổng chiều dài hơn 408 km, 712 cây cầu bê
tông cốt thép, tổng chiều dài hơn 12.870 m. Lộ nhựa đảm bảo xe 4 bánh đến trung
tâm các xã, thị trấn và xe 02 bánh đến các xóm, ấp cả 2 mùa mưa nắng, xây dựng
được 121 km bờ kè chống sạt lở bờ sông.
Chính sách xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Tổng các quỹ vận
động (đền ơn đáp nghĩa, quỹ người nghèo) là: 25.429 triệu đồng, xây dựng 405
căn nhà tình nghĩa, 5.007 căn nhà tình thương, tặng 529 sổ tiết kiệm cho gia đình
chính sách, trị giá mỗi sổ 5 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 là 16,3%, giảm xuống còn 4,94%. Tỷ lệ hộ dùng
nước sạch 80% năm 2000, đến nay là 99,97%, tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia sử
dụng năm 2000 là 31,95%, đến nay trên 98% so tổng hộ dân trong huyện...
Các điều kiện về giáo dục của huyện Phước Long cũng đạt mức khá tốt, so
với mức trung bình của toàn tỉnh thì các chỉ tiêu về xã hội của huyện luôn xếp ở vị
trí thứ hai, chỉ đứng sau Thành phố Bạc Liêu.
Bảng 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIÁO DỤC VÀ Y TẾ
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009
1 Số trường mẫu giáo Trường 12
2 Số trường phổ thông Trường 41
- Tiểu học 27
- Trung học cơ sở 12
- Trung học phổ thông 2
3 Số học sinh phổ thông Học sinh 19.226
4 Số cơ sở y tế Cơ sở 9
5 Số giường bệnh Giường 154
6 Số cán bộ y Cán bộ 189
7 Số cán bộ ngành dược Cán bộ 25
Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2009
Về giáo dục, đến cuối năm 2009 huyện Phước Long có 12 trường mẫu giáo,
41 trường phổ thông, đáp ứng khoảng 90% số học sinh của huyện.
Số cơ sở y tế cũng khá nhiều và nằm rãi rác ở khắp các xã trong huyện,
giúp cho người dân trong huyên đảm bảo sức khỏe tốt để sinh hoạt và lao động.
Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có phòng khám khu vực và nhà hộ sinh nào. Điều này,
gây khó khăn rất nhiều cho bà con vùng sâu vùng xa, khi có người trong gia đình
trong tình trạng nguy hiểm về sức khỏe thì việc không có các cơ sở gần nơi sinh
sống thì hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.
Ngoài ra, số cán bộ ngành y, dược vẫn chưa nhiều. Với dân số 117.993 người mà
chỉ có 189 cán bộ y, 25 cán bộ ngành dược, như vậy trung bình 1 cán bộ y chịu
trách nhiệm chăm sóc cho khoảng 624 người. Số lượng cán bộ y đã ít mà chất
lượng cán bộ vẫn chưa cao, đặc biệt là cán bộ ngành dược. Tổng cán bộ ngành
dược có 25 cán bộ mà không có dược sĩ cao cấp nào.
Bưu chính viễn thông huyện tương đối tốt, đặc biệt là tỷ lệ hộ có điện rất
cao, đạt 95,5%, cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh
Trong 7 xã của huyên, đã có 6 xã có đường ô tô đến UBND xã. Hệ thống
giao thông huyện khá tôt, đáp ứng được nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh của
người dân. Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy, các con đường đến các xã vẫn còn
chưa đạt yêu cầu, nhiều khúc đường chất lượng còn rất thấp, đường xuống cấp rất
nhanh, đặc biệt là khi thời tiết có nhiều mưa, thì một số ít con đường rất lầy lội,
khó đi.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Bảng 3: CHỈ TIÊU VỀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ GIAO THÔNG
HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2009
Đơn vị tính Năm 2009
Tổng số xã được phủ sóng truyền hình Xã 8
Tỷ lệ hộ có điện % 95,5
Số xã có đường ô tô đến UBND xã Xã 6
Nguồn: Tổng cục thống kê Bạc Liêu năm 2009
Kể từ khi tách ra từ huyện Hồng Dân (cũ), Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân huyện Phước Long đã không ngừng phấn đấu vượt qua bao khó khăn, thử
thách, nỗ lực vươn lên và đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Kinh tế-
Xã hội, giữ vững Quốc phòng- an ninh, tạo ra nhiều thế và lực mới.
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội huyện phát triển khá tốt so với mức
trung bình của toàn tỉnh. Tuy nhiên, nếu so với những khu vực khác thì nền kinh tế
cũng như đời sống của người dân nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
3.2. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT Ở HUYỆN PHƯỚC LONG
Huyện Phước Long hiện chỉ có 1 làng nghề truyền thống là làng nghề đan
đát ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông và được duy trì và phát triển hơn 80 năm qua.
Nghề đan đát là nghề truyền thống của xã, cha truyền con nối từ bao đời
nay. Chính vì thế, sản phẩm của làng nghề có một sức cạnh tranh lớn trên thị
trường mà các sản phẩm khác không có đó là mang tính truyền thống, giữ gìn
được bản sắc văn hóa dân tộc, mang nét đặc trưng riêng của địa phương. Phát triển
sản phẩm làng nghề góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển
đất nước.
3.2.1. Vị trí địa lý và dân cư
Vĩnh Phú đông là xã vùng nông thôn huyện Phước Long, cách trung tâm
huyện hơn 2 km về phía đông. Diện tích tự nhiên 4.568,17 ha, diên tích canh tác
3.067 ha. Tổng số hộ trong xã là 3.528 hộ, gồm 17.393 nhân khẩu, trong đó lao
động chính có 9.576 lao động, lao động phụ có 7.826 lao động. Xã Vĩnh Phú Đông
có 3 dân tộc anh em cùng chung sống đó là Kinh, Hoa, Khmer. Do dơn vị xã nằm
trong vùng ngọt ổn định của huyện nên đời sống đại bộ phân nông dân sản xuất
độc canh về cây lúa, buôn bán nhỏ và ngành nghề tiểu thụ công nghiệp.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Ấp Mỹ 1 là một ấp vùng nông thôn xã Vĩnh Phú Đông, nằm dọc theo tuyến
kênh sáng quản lộ Phụng Hiệp, địa giới hành chính được tiếp giáp: Phía đông giáp
ấp Vĩnh Phú A; Phía tây giáp ấp Phước Thuận, thị trấn Phước Long; Phía nam
giáp kênh sáng Phụng Hiệp; Phía bắc giáp ấp Mỹ II.
Diện tích tự nhiên của ấp Mỹ 1 là 320,6 ha, diện tích canh tác 254,13 ha.
Ấp có ba dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Kinh, Hoa, Khmer. Địa bàn tương
đối rộng, dân cư sống tập trung dọc theo quản lộ Phụng Hiệp- Cà Mau.
Bảng 4: DIỆN TÍCH VÀ DÂN CƯ XÃ VĨNH PHÚ ĐÔNG VÀ ẤP MỸ 1
Đơn vị tính
Xã Vĩnh
Phú Đông
Ấp Mỹ I Tỷ lệ (%)
Diện tích tự nhiên Ha 4.568,17 320,6 7,02%
Diên tích canh tác Ha 3.067 254,13 8,29%
Tổng số hộ Hộ 3.816 481 12,60%
Số nhân khẩu Nhân khẩu 18.768 2.860 15,24%
Lao động chính Lao động 9.576 2.330 24,33%
Lao động phụ Lao động 7.826 530 6,77%
Nguồn: Báo cáo Kinh tế- xã hội Xã Vĩnh Phú Đông 6 tháng đầu năm 2010
Nhân dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, độc canh về
cây lúa và kết hợp trồng màu, bên cạnh đó còn duy trì và phát triển ngành nghề
đan đát truyền thống của địa phương có từ lâu đời, từ đời ông chuyển sang đời cha
và duy trì cho đời cháu con hiện nay, đồng thời trong thời gian qua nghề đan đát
đã giải quyết một lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần
lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
3.2.2. Cơ sở hạ tầng của làng nghề
Bảng 5: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI LÀNG NGHỀ
TT Chỉ tiêu ĐVT Làng nghề
1 Thông xe 4 bánh đến làng nghề Có
2 Thông xe 2 bánh hai mùa (mưa, nắng) Có
3 Từ làng đến trục giao thông chính Đường nhựa
4 Tỷ lệ hộ dân làm nghề sử dụng điện % 100
5 Trạm bưu điện tại làng nghề Trạm 1
6 Tỷ lệ hộ sản xuất có sử dụng điện thoại % 100
7 Số trạm cung cấp nước sạch cho làng nghề Trạm 1
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
8 Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Trạm 1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
3.2.2.1. Hệ thống giao thông tại làng nghề
Hệ thống giao thông tại làng nghề tương đối tốt, hầu hết các đường vào
làng nghề đều là đường nhựa, độ rộng vửa đủ để xe tải 4 bánh có thể vận chuyển
hàng hóa đi qua. Còn đối với xe 2 bánh lưu thông rất thuận tiện, thuận lợi cho việc
đi lại, sinh hoạt, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc trưng
của vùng ĐBSCL là vùng sông nước, nên trong làng nghề có một khúc sông ngăn
giữa đường đi vào làng nghề. Khi muốn đi vào những hộ sâu bên trong làng nghề
bắt buộc phải qua khúc sông này bằng một con đò. Khúc sông này tuy rất nhỏ
nhưng nó cũng gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng
đường bộ.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, làng nghề còn có thêm hệ thống giao
thông đường thủy. Cặp bên con đường nhựa đi vào làng nghề là một con sông lớn,
đây là con đường vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa rất thuận tiện và nhanh
chóng. Vì thế, đây chính là tuyến đường vận chính của các hộ sản xuất trong làng
nghề.
3.2.2.2. Mạng lưới cung cấp điện
Tại xã Vĩnh Phú Đông có 98% các hộ dân sử dụng điện, trong đó 100% hộ
dân trong làng nghề đan đát đều sử dụng điện. Điều này cho thấy mạng lưới cung
cấp điện trong làng nghề rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, quá trình sản
xuất được diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi cho việc sản xuất vào ban đêm. Từ
đó giúp hoàn thành các sản phẩm nhanh chóng, tăng số lượng sản phẩm làm ra,...
3.2.2.3. Mạng lưới cung cấp nước
Qua khảo sát thực tế làng nghề, ta thấy tại khu vực làng nghề có 1 trạm
cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của các hộ. Trạm cung cấp
nước này được xây dựng theo yêu cầu của người dân ở đây và đáp ứng được rất
kịp thời nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ trong làng nghề cũng như các hộ
lân cận.
3.2.2.4. Mạng lưới thông tin liên lạc
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Mạng lưới thông tin liên lac tốt giúp trao đổi thông tin nhanh chóng, tác
động làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra kip thời và mạnh mẽ
hơn, tạo rất nhiều thuận lợi cho các hộ dân. 100% các hộ trong làng nghề có sử
dụng điện thoại mà chủ yếu là điện thoại di động. Trong thời đại bùng nổ của công
nghệ thông tin như hiện nay thì việc hầu hết các hộ dân đều sử dung điện thoại di
động là điều rất bình thường, và nó giúp ít được rất nhiều trong hoạt động sản
xuất- kinh doanh của họ.
3.2.2.5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Trong làng nghề có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất cũng như
đội ngũ bác sĩ, y tá trong trạm tương đối tốt, đáp ứng được rất cao nhu cầu khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân có một sức khỏe tốt hoạt động sản xuất- kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời
sống.
3.3.3. Quyết định công nhận làng nghề
Căn cứ nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/7/2006 của chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn. Ngày 22/10/2009 tại huyện Phước Long, UBND
huyện tổ chức lễ triển khai Quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu về công nhận
làng nghề đan đát truyền thống ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông. Đây là làng nghề
đầu tiên trong tỉnh Bạc Liêu được công nhận theo Nghị định 66/2006 của Chính
phủ về “ Phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương”.
Tên làng nghề: Đan đát- ấp Mỹ I- xã Vĩnh Phú Đông- Huyện Phước Long.
Làm nghề: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan.
Việc công nhận làng nghề đan đát truyền thống là cơ hội để làng nghề có
điều kiện tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới, thông qua các chính sách
hỗ trợ khuyến công của Nhà nước, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề,
năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, góp phần
nâng cao mức sống và tạo điều kiện cho người dân giữ gìn và phát huy làng nghề
đan đát truyền thống ở địa phương.
Đánh giá chung: hệ thống cơ sở hạ tầng tại làng nghề tương đối tốt, đáp
ứng khá tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Đặc biệt là mạng
lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc đã giúp các hộ trong làng nghề sản
xuất nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một điểm mạnh cần được phát huy của làng
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
nghề. Bên cạnh đó, việc công nhận làng nghề là một động lực quan trọng giúp cho
làng nghề ngày một phát triển có hệ thống và bền vững
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ CÁC
SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
4.1.1. Phân tích tình hình tổ chức sản xuất của các hộ sản xuất trong làng
nghề
4.1.1.1. Lực lượng lao động
Toàn ấp Mỹ 1 hiện có 481 hộ dân, với trên 2.860 nhân khẩu, trong đó có
2.330 lao động chính, 530 lao động phụ, với diện tích đất canh tác 254,13 ha, chủ
yếu sản xuất nông nghiệp 2 vụ trong năm, bình quân tổng giá trị sản phẩm đạt
10.160 triệu đồng/năm. Trong đó có 189 hộ dân tham gia nghề đan đát truyền
thống, chiếm 39,29% so với tổng số hộ trên địa bàn ấp, với trên 1.260 lao động
trực tiếp làm nghề đan đát chiếm 44,06% so với tổng số nhân khẩu trên địa bàn ấp.
Sản phẩm làm ra chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như: cần xé, mê bồ, thúng, nia,
xịa, rổ, ghế nồi, bội gà,... Những năm gần đây, thu nhập từ nghề đan đát của người
dân ấp Mỹ 1 đôi lúc bị mai một, do sản phẩm làm ra chậm đổi mới, thiếu sức cạnh
tranh với mặt hàng nhựa gia dụng, nguyên liệu làm nghề ngày càng khan hiếm và
sản phẩm tiêu thụ chủ yếu hiện nay là cần xé.
a) Thông tin về chủ hộ sản xuất
Chủ hộ sản xuất là người quyết định mọi hoạt động liên quan đến sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trình độ và tay nghề của chủ hộ càng cao thì năng
lực sản xuất của hộ càng lớn và tiềm năng phát triển càng cao.
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Công Thành
Bảng 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA
CHỦ HỘ SẢN XUẤT TRONG LÀNG NGHỀ
STT Tần số Tỷ lệ (%)
1 Trình độ học vấn
- Không biết chữ 3 10,00
- Tiểu học 16 53,33
- Trung học cơ sở 9 30,00
- Trung học phổ thông 2 6,67
- Trung cấp 0 0,00
- Cao đẳng- Đại học 0 0,00
- Trên đại học 0 0,00
2 Trình độ chuyên môn (Năm kinh nghiệm)
<= 10 năm 2 6,67
> 10 năm và <= 20 năm 14 46,66
> 20 năm và <=40 năm 10 33,33
>40 năm và <= 60 năm 2 6,67
> 60 năm 2 6,67
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Qua bảng số liệu ta thấy, đa số chủ hộ trong làng nghề có trình độ tiểu học
là nhiều nhất, chiếm 53,33 %. Trong 30 hộ thì có 3 hộ mù chữ, chiếm 10%. Có thể
nói rằng, trình độ học vấn các hộ tương đối thấp, điều này gây hạn chế rất lớn đến
việc tiếp cận nhiều thông tin về kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại, thông tin về
mẫu mã, bao bì, thông tin về thị trường như: giá cả, nhu cầu thị trường, các yếu tố
ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm,... ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các hộ.
Trong làng nghề, các hộ làm nghề đan đát được chia thành hai loại, đó là hộ
chuyên và hộ kiêm. Hộ chuyên là hộ mà thu nhập hàng năm bao gồm chỉ duy nhất
từ kinh doanh làng nghề. Hộ kiêm là hộ mà thu nhập hàng năm bao gồm từ kinh
doanh làng nghề và các hoạt động khác.
Theo kết quả điều tra 30 hộ trong làng nghề thì có 14 hộ chuyên, chiếm
46,7%, hộ kiêm là 16 hộ chiếm 53,3%.
b) Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề
Lao động và tình hình sử dụng lao động
Lực lượng lao động trong làng nghề tương đối dồi dào, số lao động chính
của ấp là 2.330 lao động, và lao động phụ là 530 lao động. Ngoài ra, lực lượng lao
động ở đây còn rất cần cù, nhiệt tình và đặc biệt là hầu như ai cũng biết làm nghề
SVTH: Ngô Diễm Quyên
Trang 25