Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cơ sở lý thuyết và phương pháp xác định điểm bất lợi của mạng lưới cấp nước trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.48 KB, 9 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Information of Science and Technology
No. 2/2016

`

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
ĐIỂM BẤT LỢI CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC TRONG NHÀ
KS. Đào Xuân Trà
Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp
nước nói chung và mạng lưới cấp nước lạnh
trong nhà nói riêng, ta đều phải tính toán cho
trường hợp bất lợi nhất. Trường hợp bất lợi
nhất của mạng được thiết lập khi mạng phải
chuyển tải lưu lượng nước lớn nhất với điểm
bất lợi của mạng được xác định.
Không thể hoàn tất việc tính toán thuỷ
lực mạng lưới cấp nước khi chưa xác định được
điểm bất lợi của nó. Nhưng việc xác định điểm
bất lợi của mạng lưới cấp nước nhiều khi lại rất
tốn thời gian mà vẫn có thể dẫn đến nhầm lẫn.
Sau đây, trình bày cơ sở lý thuyết và
phương pháp xác định điểm bất lợi của mạng
lưới cấp nước lạnh trong nhà, hỗ trợ việc tính
toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước hoàn tất
nhanh chóng và chính xác.
Từ khóa


Hệ thống cấp nước, tính toán thuỷ lực,
điểm bất lợi.

1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, một nội dung
quan trọng của việc tính toán thuỷ lực
mạng lưới cấp nước lạnh trong nhà là xác
định áp lực cần thiết (Hct) của mạng. Áp
lực cần thiết của mạng, là áp lực mà
mạng lưới cấp nước đó yêu cầu phải cung
cấp cho nó, để nó có thể đưa nước tới
được mọi điểm tiêu thụ nước bên trong
ngôi nhà, đáp ứng các yêu cầu của việc sử
dụng nước.
Áp lực cần thiết của mạng lưới cấp
nước được xác định theo công thức sau
đây:
Hct = Hhh + Hđh + Hdđ + Hcb + Hd (m)
Trong đó:
Hhh - Độ cao hình học đưa nước,
tính từ điểm trích nước trong sơ đồ cấp
nước (trục ống cấp nước ngoài phố) đến
điểm bất lợi.
Hđh - Tổn thất áp lực qua đồng hồ
đo nước (Hđh = S.Qtt2).
Hdđ, Hcb - Tổng tổn thất áp lực dọc
đường, tổng tổn thất áp lực cục bộ trên
tuyến ống bất lợi (Hcb = 30% Hdđ).
Hd - Áp lực dư cần có tại đầu vòi
nước của thiết bị dùng nước tại điểm bất

lợi (Hd = 2 - 4m cột nước).
Trong công thức trên, trừ thông số
Hđh ra, thì các thông số còn lại (Hhh,
Hdđ, Hcb, Hd) đều liên quan đến khái
niệm điểm bất lợi hay tuyến ống bất lợi.
Tuyến ống bất lợi sẽ hoàn toàn được xác
định khi ta xác định được điểm bất lợi của
mạng lưới cấp nước đó.
Điểm bất lợi của mạng lưới cấp nước
được xác định dựa trên những cơ sở lý
thuyết được trình bày dưới đây.
2. Cơ sở lý thuyết về điểm bất lợi của
mạng lưới cấp nước
136


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

2.1. Những yếu tố bất lợi của điểm
(điểm tiêu thụ nước)
Khi yêu cầu sử dụng nước tại các
điểm trên mạng lưới cấp nước là như
nhau, những yếu tố thuỷ lực xuất hiện
khiến cho điểm đó có khả năng phải
nhận giá trị áp lực thấp nhất, thì những
yếu tố thuỷ lực đó được gọi là những yếu
tố bất lợi của điểm. Trong trường hợp
yêu cầu sử dụng nước tại các điểm trên
mạng lưới cấp nước là khác nhau, thì

cần phải xác định thêm một yếu tố thuỷ
lực khác nữa, đó là áp lực dư đòi hỏi tại
các điểm đó. Như vậy, trong trường hợp
tổng quát, những yếu tố bất lợi của điểm
sẽ bao gồm:
2.1.1. Độ cao hình học đưa nước
(Hhh)
Độ cao hình học đưa nước của điểm,
được tính từ điểm trích nước trong sơ đồ
cấp nước, tức là từ trục ống cấp nước
ngoài phố đến điểm tính toán đó. Điểm
nào có độ cao hình học đưa nước càng
lớn, thì điểm đó sẽ càng bất lợi.
2.1.2. Tổng tổn thất áp lực dọc đường
(Hdđ)
Tổng tổn thất áp lực dọc đường
trong tuyến ống cấp nước, là một trong
những yếu tố quyết định áp lực đầu ra tại
điểm cuối của tuyến ống. Điểm nào có
tổng tổn thất áp lực dọc đường trên tuyến
ống tính từ điểm trích nước tới nó mà
càng lớn, thì điểm đó sẽ càng bất lợi.
2.1.3. Tổng tổn thất áp lực cục bộ
(Hcb)
Tương tự như trên, tổng tổn thất áp
lực cục bộ trong tuyến ống cấp nước, cũng
là một trong những yếu tố quyết định áp lực
đầu ra tại điểm cuối của tuyến ống. Điểm
nào có tổng tổn thất áp lực cục bộ trên
tuyến ống tính từ điểm trích nước tới nó mà

càng lớn, thì điểm đó sẽ càng bất lợi.
2.1.4. Áp lực dư đòi hỏi (Hd)
Trong trường hợp yêu cầu yêu cầu
sử dụng nước tại các điểm trên mạng lưới
cấp nước là khác nhau, điểm nào có áp lực
dư đòi hỏi càng lớn, thì điểm đó sẽ càng
bất lợi.

Information of Science and Technology
No. 2/2016

Đối với mạng lưới cấp nước lạnh
trong nhà, thì áp lực dư đòi hỏi của vòi
tắm hoa sen là lớn nhất, từ 3 - 4 mét cột
nước. Còn của các thiết bị dùng nước khác
chỉ cần từ 1.5 - 2.0 mét cột nước là đảm
bảo yêu cầu.
2.2. Nhận dạng điểm bất lợi của mạng
lưới cấp nước
Với những yếu tố bất lợi của điểm đã
nêu trên, dựa trên cơ sở lý thuyết tính
toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước, ta hiển
nhiên thấy rằng: Điểm bất lợi của mạng
lưới cấp nước, là điểm có tổng đại số các
giá trị của các yếu tố bất lợi đối với nó là
lớn nhất, so với tổng tương ứng của bất
kỳ điểm tiêu thụ nước nào trong mạng
lưới cấp nước đó. Điều đó có nghĩa là, nếu
một điểm X nào đó trong mạng lưới cấp
nước mà là điểm bất lợi, thì điểm X đó

phải thoả mãn điều kiện: Tổng đại số các
giá trị của các yếu tố bất lợi đối với X là
lớn nhất, so với tổng tương ứng của bất
kỳ điểm tiêu thụ nước nào trong mạng
lưới cấp nước đó, tức là, tổng đại số của
X: HX = HhhA-X + HdđA-X + HcbA-X +
HdX (m) phải là lớn nhất, so với tổng
tương ứng của bất kỳ điểm tiêu thụ nước
nào trong mạng lưới cấp nước, với:
A : Điểm trích nước trong sơ đồ cấp
nước.
HhhA-X : Độ cao hình học đưa nước
tính từ điểm A đến điểm X đó.
HdđA-X , HcbA-X : Tổng tổn thất áp
lực dọc đường, tổng tổn thất áp lực cục bộ
trên tuyến ống A - X
HdX : Áp lực dư đòi hỏi tại điểm X đó
Nhận dạng được điểm bất lợi của
mạng lưới cấp nước, sẽ là tiền đề quan
trọng cho phương pháp xác định điểm bất
lợi của mạng lưới cấp nước.
3. Phương pháp xác định điểm bất lợi
của mạng lưới cấp nước
Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, phương
pháp xác định điểm bất lợi của một mạng
lưới cấp nước sẽ trở nên đơn giản, đó là:
muốn tìm điểm bất lợi của mạng, ta chỉ
việc lập tổng đại số (H) ở trên đối với mọi
điểm tiêu thụ nước, sau đó đem so sánh.
137



Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Điểm nào có tổng của nó lớn nhất, thì
điểm đó sẽ là điểm bất lợi.
Tuy nhiên, để xác định điểm bất lợi
một cách nhanh chóng, ta cần phải chú ý
đến những điểm (điểm tiêu thụ nước) đặc
biệt trong mạng lưới cấp nước. Trong
trường hợp thông thường, đối với mạng
lưới cấp nước lạnh trong nhà, thì những
điểm đặc biệt trong mạng là những điểm
sau đây:
- Những điểm tiêu thụ nước ở tầng
trên cùng, vì những điểm này có độ cao
hình học (Hhh) lớn hơn, so với các điểm
tiêu thụ nước ở các tầng phía dưới.
- Những điểm tiêu thụ nước, là điểm
đầu mút của các tuyến ống ở tầng trên
cùng, vì những điểm này có chiều dài
tuyến ống so sánh lớn, do đó giá trị tổng
tổn thất áp lực dọc đường và tổng tổn thất
áp lực cục bộ (Hdđ , Hcb) sẽ lớn.
- Những tiêu thụ nước có lắp đặt vòi
tắm hoa sen ở tầng trên cùng, vì những
điểm này có áp lực dư đòi hỏi (Hd) lớn
hơn so với các điểm tiêu thụ khác.
Khi đã tìm được những điểm đặc biệt

trong mạng lưới cấp nước, ta chỉ việc lập
tổng (H) đối với từng điểm đặc biệt đó rồi
đem so sánh, điểm nào có tổng của nó lớn
nhất thì điểm đó sẽ là điểm bất lợi.
Khi đã xác định được điểm bất lợi
của mạng lưới cấp nước, thì áp lực cần
thiết (Hct) của mạng lưới cấp nước đó sẽ
được xác định cụ thể theo điểm bất lợi. Vì
thế, công thức xác định Hct của mạng
lưới cấp nước, lúc này sẽ được viết lại
như sau:
Hct = HhhA-BL + Hđh + HdđA-BL +
HcbA-BL + HdBL (m)
Với: A: Điểm trích nước trong sơ đồ
cấp nước.
BL: Điểm bất lợi của mạng đã được
xác định.
Sau đây, trình bày tóm tắt ví dụ về
cách xác định điểm bất lợi của một mạng
lưới cấp nước lạnh trong nhà cụ thể.
4. Ví dụ
Cho sơ đồ không gian mạng lưới cấp
nước lạnh của một ngôi nhà 2 tầng như

Information of Science and Technology
No. 2/2016

hình vẽ, với A là điểm trích nước. Lưu
lượng nước chảy qua từng đoạn ống đã
xác định và chiều dài các đoạn ống được

ghi trong bảng 01. Tổn thất áp lực qua
đồng hồ đo nước giả thiết bằng 0.75m
(Hđh = 0.75m).
Hãy xác định điểm bất lợi và từ đó tính
áp lực cần thiết của mạng lưới cấp nước.
Bảng 1. Lưu lượng và chiều dài các đoạn ống

Đoạn
ống

Lưu
lượng
Q(l/s)

Chiều
dài
l(m)

DE

0.17

1.50

CD

0.30

1.50


FG

0.21

2.0

CF

0.25

1.5

BC

0.39

3.9

BH

0.25

1.8

IK

0.21

2.0


BI

0.27

1.5

AB

0.53

12.0

Hình 1. Sơ đồ không gian mạng lưới cấp nước

Bài giải tóm tắt
Từ lưu lượng nước chảy qua từng
đoạn ống đã xác định, ta lập bảng tính
toán thuỷ lực cho mạng lưới cấp nước,
kết quả tính toán thể hiện trong bảng 02.
Tra ống nhựa tổng hợp. Vận tốc nước
138


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Information of Science and Technology
No. 2/2016

chảy trong các đoạn ống lấy theo giá trị

kinh tế từ 0.60 - 1.20 m/s. Đường kính
các đoạn ống lấy giá trị nhỏ nhất thoả
mãn vận tốc kinh tế. Tổn thất áp lực dọc

đường trong các
công thức hdđ =
cục bộ trong các
hdđ của đoạn ống

đoạn ống xác định theo
i.l (m). Tổn thất áp lực
đoạn ống lấy bằng 30%
đó.

Bảng 2. Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước

Đoạn ống
DE
CD
FG

Q(l/s)
0.17
0.30
0.21

D(mm)
20
25
20


VKT(m/s)
0.85
0.92
0.99

i
0.08099
0.0696
0.1081

l(m)
1.50
1.50
2.0

hdđ(m)
0.12
0.10
0.22

CF
BC
BH
IK
BI
AB

0.25
0.39

0.25
0.21
0.27
0.53

25
32
25
20
25
32

0.76
0.74
0.76
0.99
0.76
1.02

0.0503
0.0351
0.0503
0.1081
0.0503
0.0617

1.5
3.9
1.8
2.0

1.5
12.0

0.08
0.14
0.09
0.22
0.08
0.74

Kết quả tính toán thuỷ lực mạng lưới
cấp nước tại bảng 02 là cơ sở để xác định
điểm bất lợi của mạng lưới cấp nước và từ
đó tính áp lực cần thiết của mạng.
a. Xác định điểm bất lợi của mạng lưới
cấp nước
- Tìm những điểm đặc biệt trong mạng
(điểm tiêu thụ nước)
+ Những điểm ở tầng trên cùng
(tầng 2): 04 điểm là D, E, F, G
+ Những điểm đầu mút của các
tuyến ống ở tầng trên cùng (tầng 2): 02
điểm E, G. Vậy loại được 02 điểm là D và F
+ Những điểm có lắp đặt vòi tắm
hoa sen ở tầng trên cùng (tầng 2): Điểm
D. Vậy điểm D lại được bổ sung.
Như vậy, tổng hợp lại ta tìm được 03
điểm đặc biệt trong mạng là E, G, D.
- Lập tổng HX = HhhA-X + HdđA-X + Hcb A-X +
HdX (m) đối với 03 điểm đặc biệt E, G, D,

với điểm X trong biểu thức lần lượt được
thay thế bằng 03 điểm E, G, D.
+ Đối với điểm E:
HhhA-E = 5.9 m
HdđA-E = 0.74 + 0.14 + 0.10 + 0.12 = 1.10 m
HcbA-E = 30% H dđA-E = 0.30 x 1.10 = 0.33 m

HdE = 2.0 m (không phải vòi tắm hoa sen)
Vậy đối với E:
Tổng HE = HhhA-E + HdđA-E + HcbA-E + HdE (m)
HE = 5.9 +1.10 + 0.33 + 2.0 = 9.33 (m)
+ Đối với điểm G
HhhA-G = 5.9 m

HdđA-G = 0.74 + 0.14 + 0.08 + 0.22 = 1.18 m
HcbA-G = 30% H dđA-G = 0.30 x 1.18 = 0.35 m
Hd E = 2.0 m (không phải vòi tắm hoa sen)

Vậy đối với G:
Tổng HG = HhhA-G + HdđA-G + HcbA-G + HdG (m)
HG = 5.9 +1.18 + 0.35 + 2.0 = 9.43 (m)
+ Đối với điểm D
HhhA-D = 5.9 m
A-D
Hdđ
= 0.74 + 0.14 + 0.10 = 0.98 m
HcbA-D = 30% HdđA-D = 0.30 x 0.98 = 0.29 m

HdD = 3.0 m (vòi tắm hoa sen)
Vậy đối với D:

Tổng HD = HhhA-D + HdđA-D + HcbA-D + HdD (m)
HD = 5.9 +0.98 + 0.29 + 3.0 = 10.17 (m)
- So sánh 03 tổng HE, HG, HD, ta thấy tổng
HD của điểm D với HD = 10.17 (m) là lớn
nhất, do đó kết luận rằng: Điểm D là điểm
bất lợi của mang lưới cấp nước.
b. Xác định áp lực cần thiết của mạng
lưới cấp nước
Khi đã xác định được điểm D là điểm
bất lợi của mạng lưới cấp nước, thì áp lực
cần thiết (Hct) sẽ được xác định cụ thể
theo điểm bất lợi D. Vì thế, công thức xác
định Hct của mạng, lúc này sẽ được viết
như sau:
Hct = HhhA-D + Hđh + HdđA-D + HcbA-D + HdD (m)

Thay số:
Hct = 5.9+0.75+0.98+0.29+3.0 = 10.92 (m)

Giá trị Hct của mạng sẽ là cơ sở để
triển khai tính toán các phần việc tiếp theo.
5. Kết luận
139


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Trong khuôn khổ của bài báo, tác
giả đã cố gắng trình bày tương đối ngắn

gọn cơ sở lý thuyết và phương pháp xác
định điểm bất lợi trong mạng lưới cấp
nước lạnh trong nhà cùng ví dụ tính toán
tóm tắt.
Khi điểm bất lợi của mạng lưới cấp
nước đã được xác định, áp lực cần thiết
cung cấp cho mạng sẽ được tính toán cụ
thể để thoả mãn các yêu cầu của điểm bất

Information of Science and Technology
No. 2/2016

lợi đó. Và nếu như, các yêu cầu của điểm
bất lợi đó đã hoàn toàn được thoả mãn thì
đương nhiên, yêu cầu của tất cả các điểm
tiêu thụ nước khác trong mạng lưới cũng
sẽ được thoả mãn.
Giá trị Hct của mạng lưới cấp nước đã
tính toán, sẽ là cơ sở để người thiết kế xác
định chiều cao thuỷ lực của bể chứa nước
trên mái và từ đó, quyết định sơ đồ cấp
nước tổng thể cho toàn công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Văn Tín, 2002. Cấp thoát nước, NXB
Khoa học Kỹ thuật.
[2]. TS. Hoàng Huệ, 1993. Giáo trình Cấp thoát nước, NXB Xây dựng.
[3]. Trần Thị Mai, Trần Thị Sen và Nguyễn Đình Hải, 2004. Giáo trình Cấp thoát nước trong nhà, NXB Xây dựng.
[4]. Nguyễn Văn Tín, Nguyễn Thị Hồng và Đỗ Hải, 2001. Cấp nước tập 1: Mạng lưới cấp nước, NXB Khoa học Kỹ
thuật.

[5]. Hoàng Đình Thu, 2005. Giáo trình Cấp thoát nước đô thị, NXB Hà Nội.
[6]. Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân Bộ Xây dựng, 1980. Giáo trình Cấp thoát nước trong nhà, NXB
Xây dựng.

140


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Information of Science and Technology
No. 2/2016

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
KS. Lê Đức Gia
Khoa Đào tạo Nghề, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Xây dựng là một trong những ngành tiêu
thụ năng lượng rất lớn, ở hầu hết các giai đoạn
trong chu trình sống của công trình. Bởi vậy,
trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, vấn
đề tiết kiệm năng lượng trong xây dựng cần
được tính đến ở mọi giai đoạn xây dựng.
Từ khóa
Giải pháp, tiết kiệm năng lượng.

Trong điều kiện hiện nay, khi biến
đổi khí hậu xảy ra mạnh mẽ thì vấn đề
tiết kiệm năng lượng không phải là chuyện

của riêng ngành Xây dựng. Đó là công
việc chung của mọi ngành, nếu không
chung tay góp sức thì kết quả rất hạn chế.
Tuy nhiên, theo số liệu của các nước tiên
tiến, chỉ riêng tổng năng lượng tiêu thụ
cho các công trình xây dựng đã chiếm đến
40% - 70% tổng năng lượng cung cấp cho
đô thị. Từ thiết kế, thi công, khai thác sử
dụng công trình đến sản xuất vật liệu xây
dựng đều phải tiêu thụ năng lượng.
Thông thường, tuổi thọ các công trình
xây dựng rất lớn, trên 50 năm, do đó các
công trình áp dụng các giải pháp tiết kiệm
năng lượng về lâu về dài sẽ tiết kiệm rất
nhiều chi phí… Theo tham khảo các công
trình từ nhiều nước trên thế giới, để xây
dựng những tòa nhà, công trình tiết kiệm
năng lượng, chi phí xây dựng có thể tăng
từ 10% - 30% nhưng có thể mang đến
mức tiết kiệm khoảng trên 20% chi phí
năng lượng so với các công trình không áp
dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Tại
Việt
Nam:
QCVN
09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về các công trình xây dựng
sử dụng năng lượng hiệu quả.
QCVN 09:2013/BXD về “Các công

trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu
quả” do Hội Môi trường Xây dựng Việt
Nam soạn thảo, Vụ Khoa học Công nghệ
và Môi trường trình duyệt, Bộ Xây dựng
ban hành theo Thông tư số15/2013/TTBXD ngày 26 tháng 9 năm 2013. Quy
chuẩn
Kỹ
thuật
Quốc
gia
QCVN
09:2013/BXD thay thế Quy chuẩn Xây
dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 “Các
công trình xây dựng sử dụng năng lượng
có hiệu quả” được ban hành theo Quyết
141


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

định
số
40/2005/QĐ-BXD
ngày
17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ
Xây dựng.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN
09:2013/BXD được sự tham gia nghiên
cứu và góp ý của các chuyên gia quốc tế

do các tổ chức quốc tế tài trợ, bao gồm:
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC –
International Finance Corporation), Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID –
United States Agency for International
Development), Cục Năng lượng Đan Mạch
(Vương Quốc Đan Mạch).
Hòa nhập với xu hướng phát triển
thế giới, một số doanh nghiệp tại Việt
Nam đã đầu tư xây dựng các tòa nhà
thông minh, tiết kiệm năng lượng và thân
thiện với môi trường. Khách sạn La Thành
- Hà Nội, Majestic, Continental, tòa nhà
Green Power, siêu thị Big C, Tòa văn
phòng FPT Đà Nẵng, Chung cư Nam Long
TPHCM,… là một vài ví dụ điển hình trong
những “tòa nhà xanh” tiêu biểu về việc
ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng
lượng hiệu quả.
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
đơn giản được áp dụng như: tất cả hệ
thống điện, nước, điều hòa nhiệt độ, kiểm
soát an ninh, mạng,… của tòa nhà được
lập trình theo một hệ thống điều khiển tập
trung để vận hành tự động; hệ thống cảm
ứng tự điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh
trong phòng phù hợp với nhiệt độ ngoài
trời, tự động ngắt điện khi không có người

Information of Science and Technology

No. 2/2016

trong phòng, sử dụng bình nước nóng
năng lượng mặt trời, hay tận dụng ánh
sáng mặt trời, thông gió tự nhiên,… và
thực tế cho thấy, những giải pháp này đã
giúp doanh nghiệp tiết kiệm 15%–40%
điện năng tiêu thụ mỗi năm.
Năm 2003, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 102 về việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, trong đó có đề cập
đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong các công trình xây
dựng.
Một tòa nhà TKNL dựa trên 3 yếu tố:
thiết kế, công nghệ và quản trị năng
lượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu như
các công trình không đạt hiệu quả tòa nhà
năng lượng vì 3 yếu tố này vẫn còn hạn
chế.
Hiện nay tại Việt Nam chưa thật sự
có được lực lượng tư vấn thiết kế như kiến
trúc sư, thiết kế cơ điện, thiết kế hệ thống
quản lý năng lượng,… đảm bảo đáp ứng
nhu cầu tiết kiệm năng lượng. Lực lượng
tư vấn thiết kế của Việt Nam chưa có
nhiều điều kiện để tiếp xúc với các chương
trình đào tạo bổ sung, cập nhật kỹ năng
thiết kế các công trình xanh, tiết kiệm
năng lượng nên hiện nay, nhiều công

trình, các chủ đầu tư thường phải thuê tư
vấn thiết kế từ nước ngoài.
* Giải pháp:
Dưới đây là một số giải pháp tiết
kiệm năng lượng trong công tác thiết kế
các công trình xây dựng.

Không gian bê tông hóa xung quanh công trình xây dựng
1. Khai thác các điều kiện tự nhiên
Ngay từ bước đầu thiết kế, chọn số
liệu đầu vào (về bức xạ mặt trời, nhiệt độ

không khí, độ ẩm tương đối, gió…) để tận
dụng khí hậu thiên nhiên và cảnh quan tự
nhiên.
142


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

2. Lựa chọn kiểu dáng, hình khối công
trình
Trong khâu thiết kế, việc chọn kiểu
dáng, hình khối nhà cao tầng không chỉ
thuần túy về phương diện thẩm mỹ kiến
trúc mà còn có tác dụng tiết kiệm năng
lượng trong quá trình xây dựng và vận
hành, sử dụng.
Thứ tự ưu tiên, lựa chọn hình khối

nhà cao tầng để tiết kiệm năng lượng là
khối trụ tròn, khối đa diện đều, khối trụ
vuông, khối trụ chữ nhật rồi mới đến các
khối có hình thù lồi lõm phức tạp khác.
3. Chiếu sáng tự nhiên
Thiết kế hệ thống cửa sổ nhằm tận
dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho
phòng cũng là một biện pháp hữu hiệu để
tiết kiệm năng lượng trong xây dựng. Nên
chọn loại cửa sổ cao và hẹp thì sẽ tốt hơn
loại cửa thấp mà rộng (so với cùng một
diện tích của cửa). Cửa dễ dàng đóng mở
nhưng cũng đảm bảo yêu cầu che nắng.
4. Sử dụng kính
Bề mặt kính trong các công trình
xây dựng không chỉ thụ động tiết kiệm
năng lượng tức là chỉ ngăn nhiệt từ ngoài
vào trong mà giảm thiểu truyền tải nhiệt
ra ngoài, kính còn có khả năng chủ động
thu năng lượng chuyển hóa thành dạng
năng lượng phục vụ sinh hoạt của tòa
nhà. Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng
phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở
Việt Nam.
5. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp,
thân thiện môi trường
Vật liệu xây dựng thân thiện với môi
trường có rất nhiều ưu điểm như giảm
trọng tải móng, cách âm cách nhiệt tốt,
tiết kiệm năng lượng.

Gạch đất nung tác động lớn đến môi
trường, gây ô nhiễm nhiệt. Vì vậy nên giảm
sử dụng gạch đất sét nung, chuyển sang
dùng gạch không nung với tỷ lệ 50 - 70%.
Sử dụng các vật liệu tác dụng chống
thấm và chống nhiệt thích hợp góp phần
tiết kiệm năng lượng cho công trình.
6. Sử dụng cây xanh
Không gian xung quanh công trình
được xanh hóa sẽ tạo môi trường không

Information of Science and Technology
No. 2/2016

khí thấp hơn, sạch hơn, mát hơn, ít phải
sử dụng điều hòa không khí và tiết kiệm
điện năng một cách rõ rệt.
7. Thiết kế hệ thống chiếu sáng
Sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết
kiệm năng lượng hơn như: đèn LED,
compact,…
Sử dụng hệ thống điều khiển thông
minh giúp giảm hoặc cắt hẳn lượng chiếu
sáng khi không cần thiết bằng các sensor,
điều khiển tự động độ sáng của đèn theo
ánh sáng ngoài trời hoặc tự tắt đèn khi
không có người sử dụng.
8. Thiết kế cấp nước
Sử dụng các thiết bị vệ sinh thế hệ
mới có thể tiết kiệm được 20% lượng nước

sử dụng.
Tận dụng nước mưa và nước thải
như nước thải từ vòi sen, vòi rửa tay, máy
giặt được xử lý và tái sử dụng cũng góp
phần tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng bình nước nóng bằng năng
lượng mặt trời kết hợp thêm hệ thống đun
nóng dùng điện (hoạt động khi trời không
nắng).
9. Hệ thống điều hòa không khí
Sử dụng thiết bị điều hòa không khí
theo công nghệ biến tần inverter kết hợp
với điều hòa không khí bằng năng lượng
mặt trời.
Xem xét sử dụng hệ thống điều hòa
trung tâm với hệ thống cảm ứng tự điều
chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp với
nhiệt độ ngoài trời.
Ngày 28 tháng 10 năm 2016, tại
Trường đại học Xây dựng Miền Trung, Vụ
khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ
Xây dựng kết hợp với Trường Đại học Xây
dựng Miền Trung tổ chức hội thảo Tập
huấn Quy chuẩn 09:2013/BXD về các
công trình xây dựng sử dụng năng lượng
hiệu quả - nội dung và kinh nghiệm thực
tiễn áp dụng.
Chủ trì buổi Hội thảo có PGS.TS Vũ
Ngọc Anh Hiệu Trưởng Nhà trường, Bà
Phạm Ngọc Linh Chuyên gia Tư vấn, Tổ

chức Tài chính Quốc tế (IFC) giới thiệu
chứng chỉ công trình xanh theo tiêu chuẩn
EDGE của IFC-WB, Ông Poul Erik
143


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 2/2016

Kristensen - Chuyên gia tư vấn kỹ thuật
của Tổ chức IFC-WB phân tích “”Tính toán
chi phí, lợi ích trong việc đầu tư công trình
xanh của quốc tế và thực tế áp dụng tại
Việt Nam”. Về dự Hội thảo có Đảng ủy –
BGH, Trưởng các đơn vị, cán bộ giảng viên
và sinh viên quan tâm. Đây là hoạt động
Khoa học & Công nghệ thường niên của
Nhà trường có tính lan tỏa trong công tác
hoạt động dạy và hoạt động học trong
Nhà trường, nhất là trường chuyên ngành
đào tạo Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng. Sau
này họ là những hạt nhân áp dụng tiến bộ
kỹ thuật trong thết kế và thi công các
công trình Xanh đạt Tiêu chuẩn Khu vực
và Quốc tế.
Tóm lại: Thực tế trên cho thấy làm
thế nào để hài hòa giữa nhân tạo và tự
nhiên nhằm bảo đảm sức khỏe con
người, giảm chi phí khi đưa công trình
vào sử dụng, giảm hiệu ứng nhà kính

chống biến đổi khí hậu, chính là bài toán
cần giải. Công trình xây dựng tiết kiệm
năng lượng ra đời như một lời đáp tất

Information of Science and Technology
No. 2/2016

yếu và thỏa đáng cho bài toán bức bối
của đô thị. Công trình xanh tiết kiệm
năng lượng được hiểu như việc để thiên
nhiên tham gia vào hoạt động xây dựng,
với mục tiêu làm giảm các xung đột
chính giữa môi trường xây dựng nhân
tạo với sức khỏe con người và môi
trường thiên nhiên. Đó là quy trình khép
kín từ việc lựa chọn địa điểm xây dựng,
đến thi công, thiết kế và vận hành dự
án. Địa điểm xây dựng dự án cần gần
vùng có sông nước, ao hồ để điều hòa
khí hậu; quá trình thi công dự án vật
liệu xây dựng bền vững, tường xây bao
che dùng vật liệu không nung, vật liệu
thân thiện với môi trường, vật liệu tái
tạo,… lắp đặt thiết bị điện, nước theo
giải pháp tiết kiệm, thiết kế không gian
cần phóng khoáng, đảm bảo cung cấp
ánh sáng và gió tự nhiên. Một yếu tố
quan trọng không thể bỏ qua là sự đầu
tư vào diện tích mảng xanh. Mảng xanh
thiên nhiên giúp gia tăng tuổi thọ của

con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, 2013. QCVN 09:2013/BXD về “Các công trình xây dựng sử dụng năng
lượng hiệu quả”.

144



×