Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng về tổ chức dạy và học tiếng Anh tại trường Đại học Xây dựng miền Trung – một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.97 KB, 6 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Information of Science and Technology
No. 1/2016

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG –
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ThS. Nguyễn Thị Kim Cúc
CN. Bùi Nguyên Tuân
Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, năng lực
giao tiếp ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng
để tuyển dụng nhân lực và là chìa khóa phát
triển hội nhập. Trong đó tiếng Anh đã trở
thành 1 ngôn ngữ chung được sử dụng trên rất
nhiều quốc gia. Tiếng Anh ngày càng được sử
dụng phổ biến trên thế giới, là công cụ giao
tiếp phổ biến cho các hoạt động kinh tế chính
trị, xã hội văn hoá giữa các quốc gia. Do vậy
việc đào tạo tiếng Anh ở các trường Đại học
ngày càng được quan tâm đáng kể. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày một
số thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tiếng Anh cho sinh viên tại Trường
Đại học Xây dựng (ĐHXD) Miền Trung.

Từ khóa
thực trạng, học tiếng Anh, giải pháp, nâng cao


chất lượng đào tạo, Trường ĐHXD Miền Trung

1. Mở đầu
Giáo dục nói chung và giáo dục đại
học Việt Nam nói riêng đang trong tiến
trình hội nhập với khu vực và thế giới. Có
thể khẳng định việc đào tạo nâng cao
năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là
nâng cao năng lực tiếng Anh cho cán bộ,
giảng viên và sinh viên là ưu tiên hàng
đầu. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định
1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” với mục
tiêu chung là “Đổi mới toàn diện việc dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, triển khai chương trình dạy và
học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình
độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt
được một bước tiến rõ rệt về trình độ,
năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực
ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên
Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử
dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học
tập, làm việc trong môi trường hội nhập,
đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ
trở thành thế mạnh của người dân Việt

Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.”
2. Thực trạng trong việc giảng dạy và
học tiếng Anh ở trường Đại học Xây
dựng Miền trung hiện nay
2.1 Phương pháp dạy học của giáo
viên
Trung tâm Ngoại ngữ tin học Trường
Đại học Xây dựng (ĐHXD) Miền Trung
hiện có 7 giảng viên (GV) tiếng Anh.
Trong đó có 5 GV có trình độ thạc sĩ, có

83


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

một giảng viên đang nghiên cứu sinh tại
Đại học quốc gia Hà Nội. Nhìn chung đội
ngũ GV có trình độ chuyên môn vững
vàng, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình
giảng dạy và luôn tự trau dồi chuyên môn
trong giảng dạy. Việc bồi dưỡng năng lực
tiếng Anh được quan tâm đáng kể, nhiều
giảng viên tiếng Anh được nhà trường cử
đi đào tạo ở nước trong nước và nước
ngoài hàng năm nên trình độ chuyên môn
ngày càng được nâng cao và đáp ứng yêu
cầu của nhà trường và xã hội. Tuy nhiên,

phương pháp giảng dạy giao tiếp và trau
dồi kỹ năng qua các bài tập tình huống có
lẽ chưa được áp dụng triệt để. Trên lớp
giáo viên còn giảng giải nhiều (teacher
talk) thay vì vài trò người hướng dẫn
(facilitator), dành nhiều thời giảng cấu
trúc ngữ pháp, giải bài tập, đề kiểm tra,
chưa tổ chức các hoạt động thực hành
ngôn ngữ, khuyến khích, và động viên trải
nghiệm thực tế. Giáo viên vẫn là trung
tâm của quá trình giảng dạy, điều đó đồng
nghĩa với việc sinh viên là đối tượng thụ
động tiếp thu thông tin, họ chỉ làm theo
những yêu cầu của giáo viên mà ít có
sáng tạo trong việc sử dụng kiến thức mà
họ đã tích lũy được.
2.2. Thái độ học tập và trình độ của
sinh viên
Phần lớn sinh viên của Trường ĐHXD
Miền trung đến từ các tỉnh khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên. Môi trường học tập
ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn
chế, thói quen thụ động trong học ngoại
ngữ đã hình thành từ bậc phổ thông đối
với số đông sinh viên. Tính thụ động này
còn thể hiện qua hiện tượng thường xuyên
không chuẩn bị bài, và chưa biết chủ động
trong học tập của nhiều sinh viên. Sinh
viên chưa tìm ra động lực học tập cũng
như phương pháp học thích hợp, nói cách

khác, họ ngại học tiếng Anh và nhiều khi
lảng tránh việc nghe nói tiếng Anh.
Trình độ của sinh viên không đồng
đều. Mặc dù đã học tiếng Anh nhiều năm
ở trường phổ thông nhưng kỹ năng nghe
nói tiếng Anh rất yếu, kết quả kiểm tra

Information of Science and Technology
No. 1/2016

tiếng Anh đầu vào chỉ có khoảng 10%
sinh viên đạt yêu cầu.
Phần lớn sinh viên nhìn nhận ngoại
ngữ là một môn học kiến thức chứ không
phải là quá trình tập luyện để đạt được kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ
cảnh phù hợp. Hơn nữa, sinh viên cho
rằng tiếng Anh không phải là môn chuyên
ngành chỉ là môn điều kiện nên hầu hết
sinh viên học đối phó và chỉ cần bài thi
đạt yêu cầu là được.
2.3 Thời lượng và giáo trình giảng dạy
Theo sự phân phối chương trình đào
tạo dành cho sinh viên bậc đại học ở
trường Đại học xây dựng Miền trung từ
năm 2012 đến nay, tiếng Anh cơ bản gồm
có 3 học phần trong đó học phần Anh văn
1 (2 tín chỉ), Anh văn 2 (2 tín chỉ), Anh
văn 3 (2 tín chỉ) và tiếng Anh chuyên
ngành ( 2 tín chỉ). Như vậy thời lượng học

tiếng Anh của sinh viên trên lớp là 8 tín
chỉ tương đương với 120 tiết. Tham dự các
hội thảo khoa học “ Tổ chức dạy và học
ngoại ngữ nhằm thúc đẩy và hỗ trợ người
học đạt chuẩn khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo” và tại trường
đại học Phú Yên ngày 14/05/2014 và hội
thảo khoa học “Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ
của SV đại học, cao đẳng các tỉnh, thành
phố Miền Trung –Tây Nguyên, Thực trạng
và giải pháp” ngày 27 tháng 11 năm 2015
tại trường Đại học Quy Nhơn cho thấy
rằng ở các trường đại học khác thời lượng
đào tạo tiếng Anh cao hơn nhiều so với
trường Đại học xây dựng Miền trung. Hầu
hết thời lượng giảng dạy tiếng Anh ở các
trường đại học từ 180 tiết trở lên tương
đương với 12 tín chỉ. Như vậy, để giúp cho
sinh viên đạt chuẩn bậc 3 theo khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt
Nam là một thách thức lớn đối với đội ngũ
giảng viên của trung tâm Ngoại ngữ Tin
học Trường ĐHXD Miền Trung.
2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
dạy học
Lãnh đạo Nhà trường có quan tâm
đến việc đầu tư cơ sở vật chất và trang

84



Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

thiết bị giảng dạy, máy chiếu để phục vụ
giảng dạy, một phòng lab 30 máy dành
cho sinh viên rèn luyện kỹ năng trong giờ
học ngôn ngữ. Hơn nữa, trường cũng đã
trang bị hệ thống thi kiểm tra trắc nghiệm
trên máy tính và đã đưa vào sử dụng. Tuy
nhiên, nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất
của Nhà trường vẫn còn hạn chế. Hầu hết,
các phòng học tại trường chưa đạt chuẩn
cho giờ học tiếng Anh, chưa trang bị loa,
mirco. Mô hình lớp học được thiết lập chưa
phù hợp đối với đặc thù giờ học tiếng Anh,
lớp học còn quá đông, đa số hơn 50 sinh
viên trên một lớp làm hạn chế hoạt động
theo cặp nhóm, làm cho việc quản lý lớp
của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Internet đã được trang bị nhưng rất yếu,
chưa được sử dụng hiệu quả cho hoạt
động dạy và học của giảng viên và sinh
viên trên lớp.
III. Một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo ở trường Đại
học xây dựng Miền trung
3.1. Vai trò của giảng viên trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo trong

nhà trường.
Giảng viên cần xây dựng động cơ
học tập cho sinh viên, phân tích cụ thể
mục đích của môn học và tầm quan trọng
của việc tiếng Anh.
Trên lớp giảng viên cần phát huy vai
trò là hướng dẫn viên, và hỗ trợ khi cần
thiết, tạo sinh viên chủ động hơn trong
học tập.
Sử dụng CEF làm cơ sở xây dựng
chương trình, lựa chọn giáo trình, xác định
mức trình độ đầu vào, đầu ra, mức tăng
trưởng và kiểm tra đánh giá thường
xuyên.
Tăng thời lượng để rèn kỹ năng nghe
nói cho sinh viên, khai thác công nghệ
thông tin để hỗ trợ tối đa cho việc luyện
âm, ngữ điệu và khả năng diễn đạt lưu
loát của của sinh viên.
Để khuyến khích sinh viên tích cực,
chủ động và sáng tạo trong học tập, giảng
viên cần tạo ra nhiều hoạt động trên lớp,
làm việc theo cặp theo nhóm, qua đó

Information of Science and Technology
No. 1/2016

giảng viên có thể xây dựng quy trình đánh
giá ghi điểm thưởng và điểm phạt cho mỗi
hoạt động tham gia trên lớp.

GV tích cực bồi dưỡng chuyên môn
của mình qua việc tự điều chỉnh và hoàn
thiện kỹ năng nghiệp vụ, tăng hiệu qủa
hoạt động sư phạm trên lớp, cải tiến trong
giảng dạy và học tập - hoạt động được coi
là tất yếu, trực tiếp thúc đẩy chất lượng
công tác đào tạo và đòi hỏi người dạy cần
phát huy tối đa tính năng động và sáng
tạo trong việc luôn tìm kiếm các biện
pháp nghiệp vụ cụ thể.
3.2 Một số phương pháp dạy học tích
cực cho sinh viên đối với bộ môn tiếng
Anh
Đối với việc giảng dạy ngoại ngữ,
mỗi giảng viên có nhiều phương pháp
khác nhau. Mỗi phương pháp đều được có
được ưu điểm và nhược điểm riêng của
nó. Nếu như với phương pháp dạy ngoại
ngữ truyền thống chú trọng nhiều vào
việc học và rèn luyện thành thạo các cấu
trúc ngữ pháp, thì dạy ngoại ngữ theo
phương pháp thực hành giao tiếp việc
hình thành ở người học năng lực sử dụng
ngôn ngữ thành thạo lại là trọng tâm của
quá trình dạy học. Khác với phương pháp
nghe nói nhấn mạnh đến vai trò của
luyện tập từ các mẫu cấu trúc có sẵn,
cách giảng dạy theo phương pháp thực
hành giao tiếp nhấn mạnh đến khả năng
tương tác của người học trong bối cảnh

giao tiếp, trong đó mỗi hành vi ngôn ngữ
của người học sẽ thay đổi tùy thuộc vào
những phản ứng và câu trả lời trước đó
của những người cùng tham gia. Một
phương pháp cố định không thể là chìa
khoá chung cho mọi giảng viên mà phải
tuỳ thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối
tượng học, nội dung học để mỗi giảng
viên cần điều chỉnh các hoạt động giảng
dạy hợp lý. Chúng ta không thể có một
phương pháp cụ thể cứng nhắc áp dụng
cho tất cả các đối tượng mà phải phụ
thuộc vào trình độ nhận thức, năng
khiếu, sở thích, niềm say mê với môn học
mà người dạy và người học chọn cho

85


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

mình phương pháp riêng để học tập và
giảng dạy. Một số phương pháp dạy học
sau đây có thể được xem là phương pháp
có thể phát huy tính tích cực chủ động
trong học tập.
3.2.1.
Phương
pháp

động
não
(Brainstorming)
Động não là phương pháp giúp sinh
viên trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một
vấn đề nào đó. Thực hiện phương pháp
này, giảng viên cần đưa ra một hệ thống
các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo
luận. Để thực hiện phương pháp này,
giảng viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được
tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm và
khích lệ sinh viên phát biểu và đóng góp ý
kiến càng nhiều càng tốt. Sau đó giảng
viên liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa
lên bảng và phân loại ý kiến để làm sáng
tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận
sâu từng ý.
3.2.2. Phương pháp vấn đáp (oral)
Vấn đáp là phương pháp trong đó
giảng viên đặt ra câu hỏi để sinh viên trả
lời, hoặc sinh viên có thể tranh luận với
nhau và với cả giảng viên, qua đó sinh
viên lĩnh hội được nội dung bài học. Căn
cứ vào tính chất hoạt động nhận thức,
người ta phân biệt các loại phương pháp
vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giảng viên đặt
câu hỏi chỉ yêu cầu sinh viên nhớ lại kiến
thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ,

không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện
không được xem là phương pháp có giá trị
sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi
cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa
mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ:
Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài
nào đó, giảng viên lần lượt nêu ra những
câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ
để sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ. Phương
pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự
hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi như là giảng viên
dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp

Information of Science and Technology
No. 1/2016

hợp lý để hướng sinh viên kích thích sự
ham hiểu biết của mình. Giảng viên tổ
chức sự trao đổi ý kiến, tranh luận giữa
giảng viên với cả lớp nhằm giải quyết vấn
đề đã đặt ra. Trong vấn đáp tìm tòi, giảng
viên giống như người tổ chức sự tìm tòi,
còn sinh viên giống như người tự lực phát
hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc
cuộc đàm thoại, sinh viên có được niềm
vui của sự khám phá trưởng thành thêm
một bước về trình độ tư duy.
3.3.3. Phương pháp hoạt động nhóm

(Group based Learning)
Lớp học được chia thành từng nhóm
nhỏ từ 5 đến 7 người. Tùy mục đích, yêu
cầu của vấn đề học tập, các nhóm được
phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định,
Khi làm việc nhóm, các thành viên phải
làm việc theo qui định do giảng viên đặt
ra hoặc do chính nhóm đặt ra. Các thành
viên đều phải làm việc chủ động, không
thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và
năng động hơn. Các thành viên trong
nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu
ra trong không khí thi đua với các nhóm
khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết
trình, các nhóm còn lại phải đặt ra các câu
hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm
sáng tỏ vấn đề. Phương pháp hoạt động
nhóm giúp các thành viên trong nhóm
chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân,
cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng
cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi
người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra. Bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ
không phải là sự tiếp nhận thụ động từ
giảng viên.
Thành công của bài học phụ thuộc
vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành
viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là
phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên,

phương pháp này bị hạn chế bởi không
gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian
hạn định của tiết học, cho nên giảng viên
phải biết tổ chức hợp lý và sinh viên đã
khá quen với phương pháp này thì mới có
kết quả. Trong hoạt động nhóm, tư duy

86


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

tích cực của sinh viên phải được phát huy
và ý nghĩa quan trọng của phương pháp
này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các
thành viên trong tổ chức lao động.
3.2.4. Phương pháp đóng vai (Role
playing)
Đóng vai là phương pháp tổ chức
cho sinh viên thực hành một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định.
Trên thực tế, phương pháp đóng vai có
một số ưu điểm như sinh viên được rèn
luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và
bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn
trước khi thực hành trong thực tiễn, gây
hứng thú và chú ý cho sinh viên và tạo
điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của
sinh viên, khích lệ sự thay đổi thái độ,

hành vi của sinh viên theo chuẩn mực
hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. Có
thể thấy ngay tác động và hiệu quả của
lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Cách tiến hành phương pháp này giảng
viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai
cho từng nhóm và quy định rõ thời gian
chuẩn mực, thời gian đóng vai. Các nhóm
thảo luận chuẩn bị đóng vai. Khi sử dụng
phương pháp này giảng viên nên cho tình
huống mở, không cho trước “kịch bản”, lời
thoại. Phải dành thời gian phù hợp cho các
nhóm chuẩn bị đóng vai. Người đóng vai
phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập
đóng vai để không lạc đề. Nên khích lệ cả
những sinh viên nhút nhát tham gia. Nên
hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính
hấp dẫn của trò chơi đóng vai.
Phương pháp này có thể giúp đạt
được chuẩn đầu ra như: Tư duy suy xét,
phản biện; nhận biết về kiến thức, kỹ
năng và thái độ cá nhân của bản thân.
3.2.5 Phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề. (Problem based learning)
Mục tiêu của học dựa trên vấn là để
học nhiều hơn về một chủ đề chứ không
phải là chỉ tìm ra những câu trả lời đúng
cho những câu hỏi được giảng viên đưa ra
(Hmelo-Silver, 2004). Trong phương pháp
học dựa trên vấn đề, sinh viên vừa nắm

được kiến thức mới, vừa nắm được

Information of Science and Technology
No. 1/2016

phương pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát
triển tư duy chủ động, sáng tạo, được
chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời
sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải
quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh (HmeloSilver, 2004).
Muốn tạo được một môi trường học
tập năng động và hấp dẫn trong đó có sự
phối hợp tích cực của thầy và trò. Việc áp
dụng phương pháp với vai trò là người
điều khiển trong quá trình dạy học, người
dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi khả
năng để hướng dẫn các hoạt động của
người học trong giờ học. Người dạy cần
vận dụng mọi thao tác và phương tiện, cử
chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các
hoạt động giao tiếp. Các phương tiện dạy
học được phát huy triệt để.
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà
trường
Nhà trường cần trang bị đầy đủ
phương tiện phù hợp với điều kiện giảng
dạy đặc thù cho giờ học tiếng Anh, trang
thiết bị nghe nhìn, internet đảm bảo chất
lượng phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập trực tuyến trên lớp. Sĩ số lớp phù hợp

không quá 30 sinh viên/lớp.
Tăng thêm thời lượng cho môn tiếng
Anh trên lớp ít nhất là 180 tiết tương
đương (12 tín chỉ).
Tiếp tục phát huy việc khảo sát,
kiểm tra, đánh giá, phân loại trình độ
tiếng Anh đầu vào của sinh viên năm thứ
nhất bậc đại học để định hướng kế hoạch
xếp lớp theo năng lực và trình độ tiếng
Anh của sinh viên từ đó lên kế hoạch bồi
dưỡng kịp thời để sinh viên có thể đủ kiến
thức tiếp tục tham gia vào học tiếng Anh
chính khóa đồng thời giúp sinh viên nhận
biết trình độ tiếng Anh hiện có ý thức để
định hướng và có sự chuẩn bị tốt hơn.
Phối hợp các đối tượng tình nguyện
viên bản ngữ của các tổ chức quốc tế
tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh để sinh
viên có cơ hội tiếp cận và sử dụng tiếng
Anh ngoài lớp.
Tăng thêm giáo trình và tài liệu
tham khảo tiếng Anh ở thư viện hỗ trợ cho

87


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

sinh viên có điều kiện nâng cao năng lực

ngôn ngữ.
Mỗi năm Nhà trường cần tạo điều
kiện cho giảng viên tiếng Anh có cơ hội đi
học tập, bồi dưỡng nghiên cứu chuyên
môn, năng lực ngôn ngữ ở các nước bản
ngữ.
IV. Kết luận
Tóm lại, để giúp sinh viên đạt chuẩn
đầu ra theo bộ giáo dục đào tạo quy định,
cả tập thể lãnh đạo nhà trường, giảng
viên ngoại ngữ cùng tất cả các sinh viên
đại học trong trường phải nổ lực hết sức
và quyết tâm cao. Sinh viên phải tự học
và biết chủ động nỗ lực trong học tập khi
thực hiện lộ trình trên là yếu tố quan
trọng hàng đầu. Với giảng viên cho thấy
giảng dạy với phương pháp phù hợp như

Information of Science and Technology
No. 1/2016

chú trọng hướng dẫn thực hiện các bài tập
trau dồi kỹ năng, luyện chiến thuật học
nghe, nói, đọc, viết là phương châm chủ
đạo trong quá trình giảng dạy môn học.
Đối với nhà trường, lộ trình đạt chuẩn bậc
3 đối với sinh viên là một yếu tố quan
trọng. Để tối đa hiệu quả là tính đồng bộ,
và nhất quán trong cách tổ chức thực hiện
mục tiêu này, không thể thiếu sự hỗ trợ từ

phía nhà trường với sự cải tiến và trang bị
mới các thiết bị hỗ trợ dạy và học ngôn
ngữ. Nếu đảm bảo được tính đồng bộ của
các hoạt động dạy, học, sự quyết tâm cao
từ phía nhà trường, giảng viên và sinh
viên, chúng tôi tin rằng việc đào tạo sinh
viên ở Trường ĐHXD Miền trung có trình
độ năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3
như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bachman, L.F & Palmer, A.S, 1996.Language Testing in Practice. OUP.
2. Ngô Doãn Đãi, 2001.Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo, Tài liệu tham
khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. N.T.T.Hà & V.Đ.Phước, 2007. Làm thế nào để có được hiệu quả đào tạo tiếng Anh trong chương trình chính
quy không chuyên tại ĐHKT TP Hồ Chí Minh trong cuốn Giảng dạy tiếng Anh ở bậc đại học tại Việt Nam: Vấn đề
và giải pháp. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức, 2008. Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học Sư phạm.
5. Nguyễn Đình Hòe, 2001. Cải tiến phương pháp giảng dạy đại học nhằm thích ứng với nền kinh tế tri thức. Tài
liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. PGS. TS Trần Văn Hiếu, 2015. Giáo trình lí luận dạy học đại học.
7. TS. Nguyễn Thanh Hùng, 2016. Bài giảng lí luận dạy học đại học.
8. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), 1998. Quá trình dạy - tự học; NXB Giáo dục.
9. Thái Duy Tuyên, 1999. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại; NXB Giáo dục.
10. Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục.

88




×