Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đại học xây dựng miền Trung thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.17 KB, 9 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

8

ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG THỰC HIỆN PHƢƠNG CHÂM
“HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO PHÁT TRIỄN NGUỒN NHÂN LỰC HỘI NHẬP
KS. Lê Đức Gia
Phó Trưởng khoa Đào tạo nghề, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính
thức thành lập đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các
nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng, quyết
định sự thành bại của quá trình hội nhập là chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực quí giá nhất của các tổ chức, đơn vị là yếu tố quyết định
sự thành bại của họ trong tương lai. Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị luôn tìm
cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Một trong các biện
pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện mục tiêu trên là đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
Từ khóa: Học đi đôi với hành, nâng cao chất đào tạo, nguồn nhân lực, hội nhập.

1. Một số khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hiện nay không
còn xa lạ với nền kinh tế nước ta. Tuy
nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề
này hầu như chưa thống nhất. Tuỳ theo
mục tiêu cụ thể mà người ta có những
nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực.
Có thể nêu lên một số quan niệm như
sau: Nguồn nhân lực là toàn bộ khả
năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân
trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì.


Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực
là nói đến sức óc, sức bắp thịt, sức thần
kinh và nhìn nhận các khả năng này ở
trạng thái tĩnh. Có ý kiến cho rằng,
nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân
những con người cụ thể tham gia vào
quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố
về thể chất và tinh thần được huy động
vào quá trình lao động. Khác với quan
niệm trên, ở đây đã xem xét vấn đề ở
trạng thái động. Lại có quan niệm, khi
đề cập đến vấn đề này chỉ nhấn mạnh
đến khía cạnh trình độ chuyên môn và

kỹ năng của nguồn nhân lực, ít đề cập
một cách đầy đủ và rõ ràng đến những
đặc trưng khác như thể lực, yếu tố tâm lý
– tinh thần...
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc,
nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể
các tiềm năng lao động của một nước
hay một địa phương sẵn sàng tham gia
một công việc nào đó. Nghiên cứu con
người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên,
chúng ta cần phải hiểu: Nguồn nhân lực
là tổng thể những tiềm năng của con
người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm
năng lao động), gồm: thể lực, trí lực,
nhân cách của con người nhằm đáp ứng

yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ
cấu kinh tế - xã hội nhất định. Đào tạo
nguồn nhân lực là một loại hoạt động có
tổ chức, được thực hiện trong một thời
gian nhất định và nhằm đem đến sự thay
đổi nhân cách và nâng cao năng lực của
con người. Là quá trình học tập để chuẩn
bị con người cho tương lai, để họ có thể


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

chuyển tới công việc mới trong thời gian
thích hợp.
Nguồn nhân lực là quá trình học
tập nhằm mở ra cho cá nhân một công
việc mới dựa trên những định hướng
tương lai của tổ chức. Theo quan niệm
này, khi nói đến đào tạo nguồn nhân
lực là nói đến việc trang bị cho người
lao động: kiến thức phổ thông, kiến
thức chuyên nghiệp, kiến thức quản
lý... Từ đó cho thấy, Đào tạo: Là hoạt
động làm cho con người trở thành
người có năng lực theo những tiêu
chuẩn nhất định. Là quá trình học tập
để làm cho người lao động có thể thực
hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả
hơn trong công tác của họ.
Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết

cho sự thành công của tổ chức và sự
phát triển chức năng của con người.
Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ
được thực hiện bên trong một tổ chức,
mà còn bao gồm một loạt những hoạt
động khác được thực hiện từ bên ngoài,
như: học việc, học nghề và hành nghề.
Kết quả của quá trình đào tạo nguồn
nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, phát
triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực Có
người cho rằng: Phát triển nguồn nhân
lực là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho
nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức
khi nó thay đổi và phát triển. Phát triển
nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến
thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ
cho người lao động, để họ có thể đảm
nhiệm được một công việc nhất định.
Phát triển nguồn nhân lực là truyền đạt
các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng
cao kỹ năng thực hành cho người lao
động trong tương lai...

9

Phát triển nguồn nhân lực là quá
trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp
đến cao. Là quá trình học tập, nhằm mở

ra cho cá nhân những công việc mới dựa
trên cơ sở những định hướng tương lai
cho tổ chức. Trong khi đó, quan niệm
của Tổ chức giáo dục - khoa học và văn
hoá của LHQ (UNESCO): Phát triển
nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn
bộ sự lành nghề của dân cư, trong mối
quan hệ phát triển của đất nước. Tổ chức
phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO):
Phát triển con người một cách hệ thống
vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự
phát triển của một quốc gia. Nó bao gồm
mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã
hội. Như nâng cao khả năng cá nhân,
tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng
tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông
qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn. Tổ chức Lương thực và
nông nghiệp LHQ (FAO): Sự phát triển
nguồn nhân lực như một quá trình mở
rộng các khả năng tham gia hiệu quả vào
phát triển nông thôn, bao gồm cả tăng
năng lực sản xuất. Quan niệm của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển
nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi
rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm
lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào
tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên
cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu
cầu sử dụng năng lực của mình để tiến

tới có được việc làm hiệu quả, cũng như
những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc
sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn
thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức
trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp
ứng kỳ vọng của con người. Từ những
vấn đề trên, phát triển nguồn nhân lực là


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về
chất lượng của nguồn nhân lực và sự
biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng
cao năng lực và động cơ của người lao
động. Như vậy, thực chất của việc phát
triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng
cao chất lượng của nguồn nhân lực đó.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là quá trình tạo lập và phát triển năng
lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ
kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản thân
mỗi con người; nó là kết quả tổng hợp
của cả 03 bộ phận cấu thành gồm: Giáo
dục, Đào tạo và Phát triển. Ở đây, giáo
dục được hiểu là các hoạt động học tập,
để chuẩn bị cho con người bước vào một
nghề nghiệp, hoặc chuyển sang nghề
mới, thích hợp hơn trong tương lai. Cần
chú ý rằng, năng lực của người lao động

ở đây được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng
và hành vi thái độ của người lao động
đó, và ứng với mỗi mục tiêu công việc,
cần một loại năng lực nhất định. Năng
lực người lao động, Năng lực là sự tổng
hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng,
hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính
hiệu quả trong công việc của mỗi người.
Kiến thức là những điều hiểu biết có
được hoặc do từng trải, hoặc nhờ học
tập. Nó gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng
hợp (những hiểu biết chung về thế giới),
kiến thức chuyên ngành (về một vài lĩnh
vực đặc trưng như kế toán, tài chính, kỹ
thuật...) và kiến thức đặc thù (những
kiến thức đặc trưng mà người lao động
trực tiếp tham gia hoặc được đào tạo).
Kỹ năng của người lao động là sự
thành thạo, tinh thông về các thao tác,
động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn
thành một công việc cụ thể nào đó.
Những kỹ năng sẽ giúp cho người công

10

nhân đó hoàn thành tốt công việc của
mình, quy định tính hiệu quả của công
việc. Thái độ của người lao động cho
thấy cách nhìn nhận của người đó về vai
trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối

với các công việc, điều này sẽ được thể
hiện qua các hành vi của họ. Một người
có kỹ năng tốt nhưng thái độ không
đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không
cao. Như vậy, nói đến năng lực của
người lao động là nói đến cả 3 yếu tố:
Thái độ, kỹ năng và kiến thức. Ở đây,
thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự
thành công của người lao động với công
việc cũng như với tổ chức. Một người có
thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng
chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan
với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội
thì chưa chắc đã làm tốt công việc.
Động cơ thúc đẩy người lao động
Con người sống và làm việc có những
nhu cầu khác nhau. Đó là nhu cầu vật
chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu xã hội
và cũng có thể là nhu cầu hoạt động, làm
việc. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi
con người để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của họ trong những điều kiện nhất
định. Động cơ là cái có tác dụng chi
phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành
động. Đó chính là sức mạnh bên trong
thúc đẩy con người hoạt động, chỉ đạo
hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm
bền bỉ giành lấy mục tiêu. Như vậy,
động cơ làm việc là sự sẵn sàng dồn tâm
trí, sức lực theo đuổi mục tiêu của tổ

chức để đáp ứng, thỏa mãn những nhu
cầu cá nhân. Những động cơ làm việc cá
nhân phục vụ mục tiêu chung, có lợi cho
tổ chức, cho xã hội, đem lại những điều
tốt đẹp cho mọi người được xem là


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

những động cơ trong sáng, tốt đẹp.
Trong các cơ quan vốn đã có một đội
ngũ lao động thì việc thiết kế công việc,
bố trí đúng người, đúng việc là đòi hỏi
quan trọng hàng đầu đối với các nhà
quản lý.
2. Nguồn lao động dồi dào
Dân số việt nam hiện nay đạt
ngưỡng dưới 93 triệu người (tính đến
tháng 12 năm 2015 Theo chương trình
mục tiêu dân số được Thủ tướng phê
duyệt, mức sinh giai đoạn 2012-2015).
Với lượng dân số này, hiện nay Việt
Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới về
dân số và thứ 3 trong khu vực Đông
Nam Á. Về lực lượng lao động, cả nước
có nguồn cung Lao động 54,43 triệu
người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng
lao động, chiếm 76,11% tổng dân số.
(theo bản tin cập nhật thị trường Lao
động Việt Nam số 6 Quý 2 ngày 30

tháng 10 năm 2015).
Tuy nhiên, số người trong độ tuổi
lao động đông không có nghĩa là thị
trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ
nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp.
Bởi số lao động có tay nghề, có chất
lượng của nước ta đang còn rất hạn chế.
Trong tổng số 54,43 triệu lao động chỉ
có gần 10,77 triệu người đã được đào
tạo, chiếm 20,77% tổng lực lượng lao
động (gồm 11,73% có tình độ giáo dục
nghề nghiệp, 8,33% có trình độ từ đại
học trở lên). Trong số 10,77 triệu lực
lượng lao động qua đào tạo có bằng
cấp/chứng chỉ từ sơ cấp và tương đương
trở lên, trình độ đại học trở lên có 4,47
triệu người (chiếm 41,51%); trình độ cao
đẳng có 1,46 triệu người (14,99%); trình

11

độ trung cấp có 2,92 triệu người
(27,11%); trình độ sơ cấp có 1,77 triệu
người (16,39%). Cơ cấu trình độ đại học
trở lên/cao đẳng/trung cấp/ sơ cấp là 1:
0,35: 0,65: 0,4 cảnh báo sự mất cân đối
về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học,
nguy cơ này sẽ gia tăng khi Việt Nam
hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

tháng 12 năm 2015.
Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất
nghiệp ở nước ta trong những năm gần
đây liên tục tăng, nhưng các doanh
nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên
nhân là do lao động Việt Nam chỉ mới
đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ
chưa đáp ứng được nhu cầu về chất
lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn
cho các doanh nghiệp và còn khiến cho
người lao động tự làm mất cơ hội việc
làm cho bản thân.
3. Doanh nghiệp vẫn khát nhân lực
Theo số liệu của Viện nghiên cứu
phát triển nhân lực TP. HCM cho biết:
hiện nay, cung lao động tại Việt Nam rất
dồi dào và lớn hơn cầu về lao động. Tuy
nhiên, phần lớn lượng cung lao động này
là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động
chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao
động không đồng đều giữa các vùng,
miền. Cụ thể là gần 77% người lao động
trong độ tuổi lao động chưa được đào
tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn
chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất
lượng lao động ở khu vực thành phố cao
hơn so với ở khu vực nông thôn. Về mặt
cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện
nay phần lớn được phân bổ trong khu
vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề

và trình độ của người lao động thường
không cần ở mức độ cao. Lực lượng lao


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

12

động đang làm việc trong khu vực công
nghiệp chỉ chiếm 20% và đối với khu
vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%.
Theo Bộ LĐ-TB&XH thì hiện tại,
chất lượng việc làm vẫn rất thấp. Cụ thể:
việc làm giản đơn, không cần kỹ năng
chiếm gần 40% tổng việc làm của cả
nước. Ở khu vực thành thị tỷ lệ này là
18,1% nhưng khu vực nông thôn chiếm
gần 50% tổng việc làm. Trong khi đó, so
với những năm trước đây, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế nói chung và
các doanh nghiệp nói riêng, nhu cầu về
nguồn nhân lực có chất lượng cao của các
ngành dịch vụ và công nghiệp tăng rất
nhanh. Đến các KCX-KCN, khi tuyển
công nhân cho các ngành may mặc, điện
tử cũng yêu tiên người có kinh nghiệm,
tay nghề, lao động đã qua đào tạo.
Bên cạnh các Doanh nghiệp Việt
Nam, hiện nay các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ở nước ta cũng đang

rất khát nguồn lao động có tay nghề,
chất lượng cao. Trong khi đó, tỷ lệ lao
động có chất lượng của chúng ta lại quá
ít, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của
các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc
quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là vấn
đề vô cùng quan trọng hiện nay.
Như vậy, có thể thấy rằng chất
lượng nguồn lao động của nước ta hiện
nay đang còn rất thấp, trong khi nhu cầu

sử dụng lao động có tay nghề, chất
lượng cao của các DN lại liên tục tăng.
Điều này dẫn đến nguồn lao động của
chúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn,
nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình
trạng thiếu lao động. Đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân dẫn đến
việc thất nghiệp ngày càng gia tăng của
nước ta hiện nay.
Để khác phục tình trạng này, Nhà
nước cùng các cơ quan ban ngành đã
đưa ra các giải pháp như: Tích cực tổ
chức các trường đào tạo ngắn hạn cho
người lao động nhằm trau dồi, nâng
cao kiến thức thực tế và kỹ năng nghề
nghiệp. Đồng thời cần quan tâm tới
việc chăm sóc cuộc sống của người lao
động, tuyên truyền, khuyến khích,
động viên người lao động có ý thức

trong việc học tập, nâng cao kiến thức,
tay nghề cho bản thân. Đây là vấn đề
vừa giúp người lao động tìm được
nhiều cơ hội việc làm cho chính mình,
và dần khắc phục được tình trạng yếu
kém trong chất lượng nguồn lao động
của nước ta hiện nay.

4. Càng học cao, càng thất nghiệp:

Thông tin Viện Khoa học Lao động
và Xã hội công bố Bản tin cập nhật thị


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

trường lao động quý 2/2015 ngày
30/10/2015 lại tiếp tục gây sửng sốt với
nhiều người bởi tỷ lệ thất nghiệp chung
đã giảm nhưng số lượng người có trình
độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng
cao là hơn 199.400 người (tăng 22.000
người so với quý 1/2015.
Theo số liệu thống kê lao động đã
qua đào tạo cho thấy ngoại trừ nhóm trình
độ cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm so
với quý 1/2015 (từ 7,13% xuống còn
6,56%), thì tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm
trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều
tăng. Cụ thể: Nhóm có trình độ đại học trở

lên tăng từ 3,92% lên 4,6%; trình độ trung
cấp tăng từ 3,66% lên 4,4% và trình độ sơ
cấp tăng từ 2,05% lên 2,71%.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện
trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã
hội cho rằng, tỷ lệ lao động trình độ đại
học thất nghiệp tăng là do quy mô tuyển
sinh đại học quá cao so với nhu cầu lao
động. Đây cũng là nguyên nhân chính
khiến số lao động có chuyên môn kỹ
thuật, đặc biệt là trình độ đại học gia tăng.
* 3 Ba nguyên nhân dẫn đến thất
nghiệp:
Theo GS Đào Trọng Thi – Chủ
nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc
hội cho rằng có 3 lý do:
Thứ nhất, quy hoạch đào tạo nguồn
nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường;
Thứ hai, Chất lượng nguồn nhân
lực đào tạo ra chưa đáp được nhu cầu,

13

thực tế nhiều doanh nghiệp cần tuyển
người nhưng không tuyển được.
Thứ ba, quy hoạch nhân lực đào
tạo không phải chỉ là số lượng mà còn
phải đảm bảo hợp lý về cơ cấu vùng
miền, ngành nghề, trình độ, chất lượng.

Có thể thấy, lao động tốt nghiệp đại học
thất nghiệp nhiều nhưng tập trung chủ
yếu ở các thành phố lớn, trong khi nhiều
sâu vùng xa thiếu người có trình độ lại
không tuyển được. ―Nếu ta đào tạo theo
đúng quy hoạch thì chắc chắn sẽ không
xảy ra tình trạng đào tạo thừa nguồn
nhân lực, dẫn tới tình trạng sinh viên tót
nghiệp cao đẳng, đại học thất nghiệp
nhiều đến vậy‖.
Theo GS Đào Trọng Thi, vai trò
quan trọng nhất của Nhà nước trong
định hướng phát triển giáo dục nói
chung, các trường đại học, cao đẳng nói
riêng là quy hoạch nguồn nhân lực cho
đúng, quản lý các trường thực hiện
đúng theo quy hoạch. Trong đó, Nhà
nước phải quy hoạch nguồn nhân lực
dựa trên cơ sở dự báo đúng thị trường
lao động. Dự báo này phải có tính dài
hạn, ít nhất 5-10 năm. Quản lý hoạt
động của các trường theo đúng quy
hoạch cũng quan trọng không kém,
nghĩa là phải quản lý làm sao để các
trường không thể cứ thấy ngành nghề
nào đang ―hot‖ là lao vào mở ngành,
mở lớp dẫn đến đào tạo thừa, trong khi
những ngành nghề khác lại thiếu.



Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

Sinh viên thực hành Môn trắc địa

* Bộ GD-ĐT ngừng đào nhiều
ngành học:
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ
GD-ĐT, Năm học 2014-2015 quy mô
đào tạo đã giữ tương đối ổn định, cả
nước có 219 trường đại học, 217 trường
cao đẳng (không tính các trường thuộc
khối an ninh, quốc phòng, quốc tế),
trong đó có 60 trường đại học và 28
trường cao đẳng ngoài công lập;
Quy mô sinh viên (SV) đại học
1.824.328, SV cao đẳng là 539.614,
trong đó, SV chính quy đại học là
1.348.937, SV chính quy cao đẳng là
519.722; SV vừa làm vừa học đại học là
339.301, SV vừa làm vừa học cao đẳng
là 19.892; quy mô đào tạo trình độ thạc
sĩ là 92.349 học viên cao học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn
Ga cho biết, hiện nay Bộ đang dự thảo
thông tư thay thế Thông tư 57 về xác
định chỉ tiêu theo hướng giữ ổn định quy
mô đào tạo đại học, tập trung nâng cao
chất lượng và cam kết việc làm cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
Cụ thể, kiên quyết không cấp phép

mở các ngành không đủ điều kiện theo
quy định, đồng thời tạm dừng mở một số
ngành đã có nguy cơ dư thừa và thực
hiện cảnh báo xã hội để giảm quy mô
đào tạo các ngành này như Nhóm ngành
kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, tài

14

Sinh viên Cầu đường TH xây hố ga thoát nước

chính ngân hàng trình độ đại học ở khu
vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
5. Làm thế nào để nâng cao chất
lƣợng đào tạo nguồn nhân lực
Trong những năm qua lãnh đạo Nhà
trường đã ý thức được rằng để nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phải
dựa vào ba trụ cột chính, đó là: Lực lượng
giảng viên; cơ sở vật chất và người học.
Cơ sở vật chất: Tập trung cải tạo,
mở rộng cơ sỏ A; nhằm tăng thêm diện
tích phòng thí nghiệm; xưởng thực hành;
phòng học chuyên ngành, các phòng,
khoa được kết nối internet, mạng wifi
được phủ sóng toàn trường… xây dựng
mới cơ B với đầy đủ chức năng từ nhà
Hiệu bộ, lớp học lý thuyết, nhà thi đấu
đa năng… tiếp tục mua sắm máy móc
thiết bị thí nghiệm, tài liệu, sách, giáo

trình phục học tập cho học sinh – sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu
khoa học của giảng viên.
Lực lượng giảng viên: Tiếp tục
tuyển giảng viên có trình độ cao như thạc
sĩ, tiến sĩ có kinh nghiệm. Cử nhân; kỹ sư
tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc tại các
trường tốp trên. Để nâng cao trình độ
giảng viên hiện có, nhiều năm qua lãnh
đạo nhà trường đã cử nhiều giảng viên đi
học cao học và nghiên cứu sinh trong
nước cũng như nước ngoài. Từ thực tế
này việc đào tạo giảng viên được chọn là


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

việc khởi đầu bởi chính là ―máy cái‖ tạo
ra các sản phẩm, người thầy không
những truyền thụ kiến thức, mà phải biết
tổ chức, hướng dẫn học sinh, sinh viên tự
học, tự khai thác, tự vận dụng tích lũy
kiến thức, nghiên cứu khoa học…
Chất lượng đầu vào (người học):
Năm học 2015-2016 nhà trường tổ chức
xét tuyển điểm sàn đại học, cao đẳng,
xét điểm học bạ ba năm học trung học
phổ thông theo quy định của Bộ
GD&ĐT. Ngoài ra nhà trường tổ chức
thi liên thông cho các bậc đào tạo cao

đẳng và đại học. Đặc biệt năm học 20152016 lãnh đạo nhà trường thực hiện việc
tiếp nhận đào tạo sinh viên Quốc tế bậc
cao đẳng; đại học với Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, cử ba sinh viên của
trường sang Cộng hòa Cu ba học tập các
ngành Xây dựng và Kiến trúc.
Nhà trường đã công khai công bố
chuẩn đầu ra cho bậc học đại học, cao
đẳng và đã hoàn thành tự đánh giá
trong. Trong những năm qua Lãnh đạo
nhà trường đã tạo điều kiện cho Đoàn
thanh niên tham gia các hoạt động do
Trung ương Đoàn tổ chức như Phong
trào thanh niên tình nguyện đã được
Đảng ủy nhà trường tạo điều kiện hơn
10 năm trở lại đây. Mục tiêu của thanh
niên tình nguyện là phát huy vai trò
xung kích, tình nguyện của thanh niên,
tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã
hội, xây dựng nông thôn mới, văn minh
đô thị. Tạo sự chuyển biến về chất
lượng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, mở rộng đoàn kết, tạo môi
trường để thanh niên rèn luyện phẩm
chất, thấy rỏ vinh dự và trách nhiệm của
mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo

15


vệ tổ quốc. Đây cũng là hoạt động để
thanh niên trải nghiệm, tạo kỹ năng
thực hành xã hội, kỹ năng sống cho học
sinh - sinh viên…
Đặc biệt Nhà trường đào tạo các
ngành học như Công nghệ kỹ thuật xây
dựng, xây dựng cầu đường, kiến trúc,
kinh tế xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô
thị, ngành cấp thoát nước và Trung tâm
bồi dưỡng nghiệp vụ. Mỗi bậc đào tạo
đều có chương trình khung, đề cương
môn học, trong thời gian học lý thuyết
ở trường người học được thực hành các
môn học như: Thực hành môn trắc địa,
thí nghiệm kéo; nén vật liệu; các dạng
bài tập lớn; vẽ AutoCAD; tính tiên
lượng dự toán công trình; hạch toán kế
toán máy; thực hành nghề nghiệp;
ngoài các phần học lý thuyết và thực
hành trong chương tình chính khóa,
sinh viên còn học môn giáo dục thể
chất nhằm rèn luyện sức khỏe, tạo tinh
thần sảng khoái sau các tiết học lý
thuyết căng thẳng. Các ngành học sau
khi kết thúc học phần tại trường; nhà
trường tổ chức cho các lớp đi thực tập
tốt nghiệp cuối khóa. Nhằm gắn
chương trình học tập gần với thực tế
sản xuất thực hiện phương châm giáo
dục của đảng ― học đi đôi với hành, lý

thuyết gắn với thực tiễn…‖. Chính
những con người này sau khi ra trường
sẽ trở thành cán bộ quản lý, thiết kế,
thi công công trình, giám sát công trình
và họ sẽ đảm nhận công việc được
ngay, tránh phải đào tạo lại như các
ngành nghề khác. Tránh lãng phí về
thời gian, tiền bạc và lòng tin của xã
hội, cũng như phụ huynh người học.


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

Tóm lại: Nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm
của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên
trong toàn trường, chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực quyết định sự tồn tại và
phát triển của một trường đại học.
Làm như thế nào để tạo cho người học
có năng lực như: Kiến thức, kỹ năng,
thái độ và trình độ ngoại ngữ. Sau thời
gian học tập tại trường người học nhận
Bằng tốt nghiệp tự tin bước ra ngoài xã
hội tham gia vào nền kinh tế thị trường

16

đầy năng động và sẳn sàng dịch chuyển
lao động sang các nước thành viên khi

Việt Nam tham gia vào Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC). Mỗi thầy, cô
giáo phải thực hiện cuộc vận động của
công đoàn Giáo dục Việt Nam phối
hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo tổ
chức phong trào thi đua yêu nước dạy
tốt - học tốt và cuộc vận động “ Mỗi
thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”. Vì Sự phát
triển của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
[2]. Cổng thông tin điện tử của Viện nghiên cứu phát triển nhân lực TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
[4]. Thông tư quy định chuẩn Quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học; Số tư liệu:
24/2015/TT/BGDĐT ban hành ngày 23/9/2015.



×