Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.74 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
3.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH THÁI
NGUYÊN
Trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên các DNVVN đóng góp một phần to lớn
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tạo thu
nhập cho người lao động. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của DNVVN chiếm
khoảng hơn 80% tổng các doanh nghiệp toàn Tỉnh. Chính vì vậy Chính quyền
Tỉnh đã có những chủ trương phát triển DNVVN gồm các nội dung sau:
Khuyến khích thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các
lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch để phát huy được tiềm năng của Tỉnh như
khu du lịch Hồ núi Cốc, vùng đồi chè Tân Cương... bên cạnh đó cũng khuyến
khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, đổi mới công nghệ
thiết bị tiên tiến. Mấy năm trở lại đây công tác cổ phần hóa doanh nghiệp trên
địa bàn được đẩy mạnh, trong đó có cả các DNVVN. Nhờ đó tạo ra sự chủ động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động
của các doanh nghiệp nhằm tạo hiệu quả cao trong sản xuất.
Chủ trương phát triển DNVVN gắn liền với chủ trương công nghiệp hóa
– hiện đại hóa của Tỉnh. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việc đưa ra các chính
sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho DNVVN là rất cần thiết.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
Dựa theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chi nhánh NHCT
Thái Nguyên đã đề ra những định hướng hoạt động kinh doanh của mình
trong thời gian tới: Tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, mở rộng tín dụng phải đi
đôi với việc đảm bảo tín dụng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế địa
phương. Còn đối với DNVVN chi nhánh xác định là một khách hàng tiềm năng
nên có một số định hướng cụ thể như:
Nâng cao tỷ trọng cho vay và tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN chi nhánh
chủ động hỗ trợ để doanh nghiệp có thể xây dựng một dự án kinh doanh khả
thi. Tư vấn cho doanh nghiệp về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Chi nhánh


đưa ra những giải pháp linh hoạt hơn trong tài sản thế chấp... những vấn đề
mà DNVVN đang gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng .
Tiếp tục mở rộng quan hệ khách hàng với những đối tượng là DNVVN
khác chưa có quan hệ, tăng cường đầu tư trung và dài hạn cho các DNVVN,
bám sát các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới để có những dự án đầu tư có
hiệu quả.
Chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát đối với DNVVN khi cấp tín dụng để
đảm bảo cho nguồn vốn sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó Chi nhánh tập
trung chỉ đạo công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động
kinh doanh ngân hàng, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, mở rộng màng lưới
huy động. Để hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng thuận lợi Chi nhánh
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và hoạt động quản lý, thực hành tiết
kiệm, giao dịch với khách hàng...
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI CHI NHÁNH
3.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn
Nguồn cho vay chính của Chi nhánh chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy
động. Trong khi đó Chi nhánh mới chỉ huy động được gần 70% nhu cầu cho
vay. Như vậy còn một phần vốn nhàn rỗi chưa được huy động hết. Theo chủ
trương của Tỉnh về việc phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới là
nâng cấp cơ sở hạn tầng, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả,
đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn vốn hiện tại của Chi nhánh
không đủ đáp ứng nhất là các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Vì vậy ngoài một số
biện pháp Chi nhánh đã thực hiện như đưa ra các mức lãi suất linh hoạt cho
nhiêù kỳ hạn gửi tiền, áp dụng công nghệ tin học vào giao dịch tiêt kiệm, mở
rộng màng lưới tiết kiệm, có các hình thức khuyến mãi tiết kiệm dự thưởng...
thì nên tiến tới thực hiện thêm các biện pháp sau:
Đa rạng hoá các loại hình gửi tiền tiết kiệm, cải tiến thủ tục gửi và rút
tiền sao cho gọn nhẹ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trọng
tâm là các loại tiền gửi có kì hạn ổn định như: Tiền gửi tích luỹ, chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... Đưa ra phương thức rút và gửi tiền linh hoạt như

gửi một nơi rút tiền có thể ở nhiều nơi để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
khách hàng.
Trên địa bàn có ba NHTM cùng hoạt động vì vậy Chi nhánh phải không
ngừng tuyên truyền, quảng cáo về mình cũng như các tiện ích của sản phẩm
mà Chi nhánh cung cấp để thu hút khách hàng.Vào tầm cao điểm của các đợt
huy động Chi nhánh có thể tăng thêm giờ làm việc ngoài giờ hành chính, hoặc
ngày nghỉ cuối tuần.
Chú trọng tăng nguồn tiền gửi thanh toán thông qua việc nâng cao dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt (đảm bảo thanh toán nhanh nhạy, chính
xác). Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Chi nhánh . Vì đây là loại tiền gửi mà phải trả chi phí thấp, việc thu hút
thêm được nhiều loại tiền gửi sẽ giúp Chi nhánh hạ thấp lãi suất đầu ra, góp
phần thúc đẩy hoạt động tín dụng. Để thu hút thêm nhiều khách hàng thì cán
bộ, công nhân viên Chi nhánh phải luôn có thái độ lịch sự văn minh, xử lí
nhanh kịp thời - chính xác các yêu cầu của khách hàng.
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định là khâu đầu tiên trong toàn bộ quá trình cho vay, nếu thẩm
định chính xác Ngân hàng có một khoản tín dụng an toàn, và nếu khâu thẩm
định không chính xác Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi cho vay. Nhất là đối với các
DNVVN khi uy tín, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế.
Chi nhánh cần phải nâng cao quá trình thu thập, xử lý thông tin về khách
hàng, đối tượng vay vốn trên cơ sở đó phân tích, đánh giá để có quyết định cho
vay đúng. Chi nhánh yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý và hồ
sơ kinh tế để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá năng lực pháp lý, khả năng
tài chính và tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách
hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì không có độ
tin cậy cao do đó Chi nhánh cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khác về
thông tin tín dụng nhưng phải biết chọn lọc để tránh “ loãng thông tin”. Để đạt
được yêu cầu đó Chi nhánh cần chú ý một số biện pháp sau:.
Cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức chuyên môn

của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh đến tận địa bàn sản xuất
để thẩm định. Kết hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp như: Báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh ... Để có thể rút ra được kết luận về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ hệ thống thông
tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC) và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của
NHCT Việt Nam (TTPR). Tuy hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin
cậy nhưng môi trường kinh doanh luôn thay đổi và mới thành lập nên chưa
hoàn thiện và đầy đủ về cả số lượng và chất lượng thông tin vì vậy không nên
dựa vào quá nhiều.
Chi nhánh cần có bộ phận riêng quản lý các hồ sơ, giấy tờ của khách
hàng kể cả đối với khách hàng từng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh và tạm
thời không có quan hệ. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng trong nhiều
trường hợp cần thiết, và tiết kiệm thời gian làm lại hồ sơ khi khách hàng quay
lại với Chi nhánh .
Ngoài ra Chi nhánh cũng có thể tham khảo thông tin từ báo chí, qua
mạng Internet, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng trên địa
bàn để có thêm những thông tin về đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Đồng thời Chi nhánh cũng phải quan tâm chính sách tín
dụng của NHCT Việt Nam từ đó để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho
mình. Cán bộ thẩm định của Chi nhánh cũng phải luôn nâng cao ý thức nghề
nghiệp của mình, phải thực hiện đúng quy định tín dụng.
Khi có được thông tin về khách hàng thì Chi nhánh cần phải phân tích
đánh giá, để lựa chọn khách hàng cho vay. Ngoài việc đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng theo tài sản thế chấp đầy đủ hợp lệ, thì cần phải quan tâm
đến uy tín của khách hàng. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần có
sự phối hợp với những chuyên gia, cán bộ tư vấn về lĩnh vực: giá cả, xây dựng
kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm... Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức
các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định, quy định rõ trách
nhiệm quyền hạn của cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay. Trong quá trình

cho vay Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra trước, kiểm soát cả trước
và sau khi cho vay đồng thời loại bỏ các giấy tờ không cần thiết..
3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay
Có thể nói qui trình tín dụng được cán bộ tín dụng thực hiện khá nghiêm
túc và chặt chẽ. Tuy nhiên thời gian thẩm định khách hàng của Chi nhánh đối
với các DNVVN thường lâu nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.Vì vậy cán bộ tín dụng nên có phương pháp thẩm định nhanh và
chính xác để doanh nghiệp không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
Thủ tục vay phải gọn nhẹ hơn nữa để tránh gây phiền hà cho khách
hàng sao cho vẫn đảm bảo đúng qui chế an toàn vốn của NHCT Việt Nam. Cán
bộ tín dụng khi phân tích hồ sơ tín dụng nên phân tích khả năng hiện tại và
khả năng tiềm tàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn vốn của
khách hàng
Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên giám sát
khách hàng một cách sát sao như tiến hành phân tích các báo cáo tài chính
thời kì, kiểm tra cơ cở kinh doanh của khách hàng... Khi thực hiện qui trình tín
dụng có thể linh hoạt các thủ tục giấy tờ, các bước thẩm định với những khách
hàng truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng này được vay
vốn nhanh chóng.
Với nguyên tắc cho vay là phải an toàn, hiệu quả hơn nữa trong nền kinh
tế thị trường khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cùng
với sự ra đời của nhiều thành phần kinh tế nên việc thường xuyên đổi mới và
hoàn thiện các sản phẩm ngân hàng là rất quan trọng. Nhất là các phương
thức cấp tín dụng cho khách hàng.
3.3.4 Các chính sách về lãi suất vay
Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ ngân hàng mà các chủ thể kinh
doanh luôn chú ý quan tâm vì nó liên quan đến lợi ích vật chất của các bên.
Hiện nay Chi nhánh áp dụng mức lãi suất dựa trên khung lãi suất do NHCT
Việt Nam qui định. Tuy nhiên, với sự non yếu của các DNVVN trên địa bàn thì
rất cần có mức lãi suất để hỗ trợ phát triển. Chi nhánh cần áp dụng mức lãi

suất cho vay linh hoạt theo từng mức vay vốn. Ngoài ra nên hạn chế tối đa các
chi phí không cần thiết khác để hạ giá lãi suất đầu ra nhằm tăng trưởng dư nợ
tín dụng cho DNVVN
Thực tế là trong quá trình xét duyệt cho vay DNVVN các cán bộ tín dụng
luôn có sự thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn nên mất nhiều thời gian chi
phí kiểm tra do đó làm cho lãi suất đầu ra có xu hướng tăng lên. vì thế nếu lãi
suất cho vay ra được giảm thì sẽ khuyến khích các DNVVN mạnh dạn vay vốn
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
3.3.5 Đa dạng hoá phương thức cho vay
Ngoài các hình thức cho vay truyền thống đối với DNVVN là cho vay
từng lần thì Chi nhánh cần nghiên cứu thử nghiệm một số hình thức cho vay
mới để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất như:
Cho vay theo hạn mức: Chi nhánh cho doanh nghiệp vay số tiền theo hạn
mức đã thoả thuận với doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm. Doanh nghiệp
khi phát sinh nhu cầu vay không phải làm lại hồ sơ tín dụng
Cho vay bảo lãnh: Chi nhánh cho doanh nghiệp vay với điều kiện có sự
bảo lãnh của người thứ ba, việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản. Hiện
nay tại Chi nhánh hầu như chưa có DNVVN được vay theo hình thức này một
phần vì không có tổ chức nào đứng ra bảo lãnh một phần vì Chi nhánh còn e
ngại không muốn cho vay theo hình thức trên. Tuy nhiên đây lại là hình thức

×