Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.91 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
2.1.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích tương đối rộng trong đó đồi núi là chủ yếu, dân
số không nhiều song cũng có tới hơn 300 doanh nghiệp hoạt động ở mọi loại hình kinh tế. Để phát huy
những tiềm năng vốn có về tài nguyên như: diện tích rừng nhiều, có vùng đồi chè Tân Cương, có mỏ than
Khánh Hoà, mỏ sắt Trại Cau, khu du lịch Hồ Núi Cốc... Tỉnh đang cố gắng xây dựng một cơ cấu công nông
nghiệp, dịch vụ, du lịch hợp lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ.
Năm 2003 tỉnh Thái Nguyên được Nhà Nước phong lên thành phố hạng hai vì nền kinh tế của Tỉnh
có nhiều bước phát triển mới. Trong đó có một phần không nhỏ là sự đóng góp của màng lưới DNVVN trên
địa bàn. Các DNVVN không chỉ tập trung nhiều ở trung tâm thành phố Thái Nguyên, khu công nghiệp Gang
Thép mà còn phân bố ở các vùng xa, vùng cao như ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Phú Bình... Hiện tại cả
Tỉnh có khoảng gần 200 doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ gồm các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp
Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty tư nhân.
Từ năm 2002 số lượng các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trên địa bàn tăng thêm nhiều: Công
ty cổ phần tăng thêm 25 đơn vị, công ty TNHH tăng thêm 20 đơn vị, công ty tư nhân tăng thêm14 đơn vị và
tỉnh đã có một công ty liên doanh với nước ngoài mở ở khu công nghiệp Sông Công. Cũng trong năm này
Chính quyền Tỉnh đưa ra chính sách cơ cấu tổ chức lại các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Sang đến năm 2003 số DNVVN Nhà nước tăng lên 14 đơn vị, Công ty
cổ phần thêm 16 đơn vị, Công ty TNHH thêm 18 đơn vị, Công ty tư nhân thêm 8 đơn vị. Với sự phát triển và
mở rộng không ngừng nên trong những năm qua, các DNVVN đã đóng góp nhiều cho Ngân sách của Tỉnh.
Năm 2003 tăng trưởng GDP 8,7%, sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, sản xuất lương thực đạt 397,7 ngàn tấn
tăng 10% so với năm 2002...
Bên cạnh những kết quả đạt được thì các DNVVN hoạt động trên địa bàn của Tỉnh vẫn còn nhiều
hạn chế cần khắc phục như : Khả năng tự chủ về tài chính của những doanh nghiệp còn yếu, nhiều doanh
nghiệp vẫn chưa có khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng dẫn đến mất cơ hội đầu tư kinh doanh. Cơ
sở vật chất còn lạc hậu kém phát triển chưa bắt kịp với nhu cầu của thị trường, phần lớn máy móc là công cụ
thủ công hoặc nửa cơ giới đã gần hết khấu hao.
Do hạn chế về qui mô, ngành nghề kinh doanh nên người điều hành doanh nghiệp này thường có
trình độ quản lý yếu kém, nhất là quản lý mảng sổ sách kế toán tài chính. Nhiều doanh nghiệp chưa hạch


toán đúng theo qui định cuả Bộ tài chính, chưa lập quỹ dự phòng rủi ro xảy ra trong kinh doanh và không có
khả năng xây dựng kế hoạch sản xuất khả thi. Hầu hết người lao động làm trong các doanh nghiệp có qui mô
vừa và nhỏ trên địa bàn đều có trình độ thấp, chưa được đào tạo tay nghề kỹ càng. Xuất phát rừ những hạn
chế trên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính điều này dễ dẫn doanh
nghiệp đến phá sản, đây chính là lý do tại sao mỗi năm có thêm nhiều doanh nghiệp mới ra đời làm ăn có lãi,
nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong vài năm trở lại đây, các DNVVN trên địa bàn đã làm ăn có hiệu quả tạo ra nhiều của cải cho
địa phương. Song mặt bằng chung giống như các DNVVN trên cả nước thì các DNVVN ở Thái Nguyên còn
nhiều mặt hạn chế xuất phát từ nhiều phía như: từ bản thân doanh nghiệp, các điều kiện kinh tế xã hội, môi
trường pháp luật.... Nhưng tựu chung lại phát triển DNVVN trên địa bàn là cần thiết, bởi nó tạo đà cho nền
kinh tế của Tỉnh phát triển cân đối giữa các huyên vùng sâu, vùng xa với trung tâm thành phố.
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thái
Nguyên
Chi nhánh NHCT Thái Nguyên được thành lập từ tháng 8 năm 1998 theo nghị định 53/HĐBT (nay
là Thủ tướng Chính phủ) trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ ngân hàng. Với các nghiệp vụ cơ bản là: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, và cung cấp các dịch vụ ngân
hàng.
Khi mới thành lập Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, trụ sở làm việc phải đi mượn Ngân hàng Nhà
Nước Tỉnh, số lượng nhân viên thiếu, màng lưới các Chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch chưa có. Thì đến nay
với sự cố gằng không ngừng Chi nhánh đã mở rộng hoạt động ra toàn tỉnh. Thành lập mới 2 Chi nhánh cấp
2 là Chi nhánh NHCT Lưu Xá và Chi nhánh NHCT Sông Công, mở thêm phòng giao dịch Đán và phòng giao
dịch Núi Voi, nâng tổng số Quỹ tiết kiệm lên 17 quỹ nằm rải rác khắp thành phố Thái Nguyên và các huyện
phụ cận thành phố. Song song với việc mở rộng phạm vi hoạt động thì Chi nhánh luôn nâng cao nghiệp vụ
cho cán bộ, nhân viên. Cán bộ Chi nhánh có trình độ cao đẳng và đại học chuyên ngành ngân hàng chiếm trên
70% trên tổng cán bộ toàn Chi nhánh.
Phó Giám đốcPhó Giám đốc
P.Ngân quỹ P. Kế toán
P. Tổ chức hành chínhP. Kiểm soát nội bộ

P. Kinh doanh
P. KD đối ngoại
P. Nguồn vốn
Các Phòng giao dịch
GIÁM ĐỐC
Với mục tiêu đa rạng hoá các dịch vụ ngân hàng, đổi mới tổ chức quản lý, cải tiến qui trình công
nghệ... Chi nhánh luôn phấn đấu để phục vụ tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay bộ máy tổ chức của Chi nhánh đã hoàn thiện hơn gồm có Ban lãnh đạo: một Giám đốc phụ
trách chung, một phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, tín dụng, một phó giám đốc phụ trách
đối nội, đối ngoại, nguồn vốn và các phòng giao dịch. Tại hội sở chính có các phòng ban: phòng nghiệp vụ
kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kiểm soát nội bộ, phòng nguồn vốn, phòng ngân quỹ và phòng
kinh doanh ngoại tệ. Các Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT lưu Xá, Chi nhánh NHCT Sông Công. Hai
phòng giao dịch Đán và Núi Voi, 17 quỹ tiết kiệm.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Hoạt động trên một địa bàn tiềm năng như Thái Nguyên Chi nhánh có
nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những bất lợi gây khó
khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhiều NHTM cùng hoạt động: toàn
tỉnh có ba ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 ngân hàng chính sách, 1 quỹ
hỗ trợ phát triển và nhiều quỹ tín dụng nhân dân tạo ra sự cạnh tranh lớn trên
thị trường tiền tệ. Số lượng hàng hoá xuất khẩu nhỏ và các dịch vụ còn hạn
chế nên cũng giảm phần nào khối lượng tín dụng ngân hàng, ngoài ra tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn còn
gặp nhiều khó khăn
Nhưng với phương châm “phát triển- an toàn- hiệu quả” và “sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp chính là sự tồn tại phát triển của ngân hàng”
Chi nhánh đã khắc phục những hạn chế đó bằng việc đa rạng hoá các dịch vụ
ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh đã tiết
kiệm thời gian chi phí hoạt động cùng với phong cách phục vụ nhiệt tình văn
minh lịch sự của cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã ngày càng chiếm được sự tín
nhiệm của khách hàng.

2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên
Trong những năm vừa qua, Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã đóng góp
một phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của tỉnh. Chi
nhánh đã giải ngân vốn tín dụng cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả như doanh nghiệp Nhà Nước có nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy
cơ khí 59 thuộc Bộ Quốc phòng, doanh nghiệp phi Nhà Nước có Công ty TNHH
Trà Hoàng Bình, Doanh nghiệp cơ khí tư nhân Thái Hưng... Nhiều chỉ tiêu kinh
tế xã hội đạt mắc tăng trưởng khá, cơ sở hạ tâng được đầu tư đổi mới, đời
sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Chi nhánh liên tục vượt các chỉ tiêu nhiệm
vụ được giao như: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng, chất lượng tín
dụng tốt với tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm... Điều đó thể hiện ở các mặt
hoạt động kinh doanh sau:
2.2.2.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động “đầu vào” của Ngân hàng thương mại, có
làm tốt công tác này thì công tác tiếp theo mới có hiệu quả. Bởi vì đây là một
trong các nghiệp vụ cơ sở, là tiền đề quyết định đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ
nâng cao hiệu quả cho vay. Hiểu rõ vấn đề này Chi nhánh Thái Nguyên đã tận
dụng ưu thế của mình để tăng số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư một cách
chắc chắn và ổn định. Với 17 quỹ tiết kiệm được phân tán ở khắp thành phố và
mỗi quỹ lại áp dụng phương thức giao dịch tức thời trên máy tính đã tạo điều
kiện cho khách hàng đến rút và gửi được nhanh chóng và thoả mái. Bên cạnh
đó để huy động được nhiều tiền gửi của dân cư Chi nhánh còn đưa ra các mức
lãi suất hấp dẫn, các hình thức tiết kiệm dự thưởng để thu hút khách hàng...
Với các biện pháp huy động vốn linh hoạt, phong cách phục vụ văn minh lịch
sự, đúng quy trình, tận tình chu đáo của cán bộ nhân viên quỹ tiết kiệm đã làm
cho khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm váo ngân hàng ngày càng đông. Tình
hình huy động vốn của chi nhánh những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh các năm 2001-2003
( Đơn vị triệu đồng)

Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003
Số tiền Số tiền
+/-
(%)
Số tiền
+/-
(%)
Tổng nguồn vốn
704.88
4
831.2
32
+18%
974.35
6
+17%
Ngoại tệ (USD) 186.897
210.78
2
+12% 254.306 +20%
Nội tệ (VND) 517.987 620450 +19% 702.456 +13%
-Tiền gửi của dân cư 566.850
704.43
2
+24,3% 895.267 +27,2%
- Tiền gửi của tổ chức kinh
tế
132.763

115.22
8
-13% 159.642 +38%
- Tiền gửi khác 5.271 11.572
+119,5
%
7.773 - 33,1%
(Nguồn: Phòng tín dụng thống kê- Kế hoạch)
Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng
trưởng vững chắc qua các năm. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của
Chi nhánh ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Cụ thể:
Năm 2001 tổng nguồn vốn huy động đạt 704.884 (trđ) trong đó 80% là
tiền gửi tiết kiệm của dân cư còn lại 20% là tiền khác. Những con số này thể
hiện sự cố gắng của chi nhánh trong công tác huy động vốn. Huy động bằng
VND là chủ yếu với số tiền 517.987 (trđ) còn lại là huy động bằng ngoại tệ.
Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 831.232 (trđ)
tăng 18% so với năm 2001. Sự tăng trưởng này cho thấy phương pháp và cách
thức thu hút vốn của chi nhánh ngày càng phù hợp với thị hiếu của nhân dân
trong Tỉnh. Trong đó nguồn vốn tiết kiệm của dân cư vẫn là chủ đạo chiếm hơn
90% trên tổng nguồn vốn huy động và tăng 24,3% so với năm 2001.
So với năm 2002 thì đến năm 2003 tổng nguồn vốn huy động của Chi
nhánh đạt 974.356 (trđ), tăng 17%. Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư là
chủ yếu chiếm 87% và tăng 27,2%. Có thể coi đây là nguồn vốn tương đối ổn
định của Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh huy động bằng kỳ phiếu và trái phiếu
có hiệu quả với số tiền đạt 142.063 (trđ).
Những thành tích trên cho thấy sự cố gắng của Chi nhánh NHCT Thái
Nguyên trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng
trưởng liên tục với tốc độ nhanh và vững chắc. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn
từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm khoảng 80% tỷ lệ huy động năm
sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy màng lưới quỹ tiết kiệm rộng trên

khắp tỉnh, các hình thức huy động vốn phong phú linh hoạt, luôn tăng cường
công tác tuyên truyền, quảng cáo các hình thức khuyến mãi với các khách hàng
gửi tiền, áp dụng tin học vào giao dịch để đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu
cầu của khách hàng của Chi nhánh có hiệu quả. Như vậy có thể thấy công tác
huy động vốn của Chi nhánh rất tốt.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng là hoạt động giữ vai trò quyết định trong việc kinh
doanh của NHTM. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn
trong thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy trong chiến lược kinh doanh của Chi
nhánh thì công tác tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu.
Trong những năm qua với mục tiêu là nâng cao chất lượng tín dụng và
đưa hoạt động tín dụng đi vào chiều sâu. Chi nhánh liên tục rà soát đánh giá,
sàng lọc khách hàng, đầu tư với khách hàng truyền thống đồng thời không
ngừng tìm kiếm, tiếp thị các khách hàng mới có uy tín có khả năng tài chính
lành mạnh đặt nền móng cho việc mở rộng hoạt động tín dụng một cách vững
chắc an toàn và hiệu quả. Với những nỗ lực trên hoạt động tín dụng của Chi
nhánh ngày càng được mở rộng điều đó thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Thái Nguyên
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003
Số tiền
Số
tiền
+/-
(%)
Số tiền
+/-
(%)

Tổng Dư nợ
492.71
5
732.0
88
+48,5
%
895.37
5
+22,3
%
- Nợ ngắn hạn 291.086
466.15
7
+60,1
%
500.46 + 22%
- Nợ trung dài hạn 197.248
262.02
3
+35,5
%
318.24
6
+
21,4%
- Nợ quá hạn 4.381 3.908
-
10,7%
3.083 - 21%

+ Nợ quá hạn ngắn hạn 752 329
-
0,56%
270 - 17%
+ Nợ quá hạn trung, dài hạn 3.629 3.579
-
1,37%
2.813 - 2%
(Nguồn: Phòng tín dụng thống kê- Kế hoạch)
Theo bảng số liệu dư nợ của Chi nhánh luôn tăng trưởng. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
hơn dư nợ trung dài hạn và đều trên mức 50%. Năm 2001 dư nợ ngắn hạn chiếm 59%, còn dư nợ trung dài
hạn là 40% tổng dư nợ. Năm 2002 dư nợ ngắn hạn chiếm 63,6%, còn dư nợ trung dài hạn 35,8% tổng dư nợ.
Năm 2003 dư nợ ngắn hạn chiếm 63,7% dư nợ, còn dư nợ trung dài hạn là 35,5% tổng dư nợ.
Như vậy mức tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh tăng liên tục và ổn định. Năm 2002 tổng dư nợ đạt
732.088 (trđ) tăng 48,5%. so với năm 2001 Năm 2003 tổng dư nợ đạt 895.375 (trđ) tăng 22,3%. so với năm
2002 Trong tốc độ tăng trưởng chung thì dư nợ ngắn hạn luôn đạt tốc độ tăng cao nhất năm 2002 tăng
60,1%so với 2001 và năm 2003 tăng 22% so với năm 2002.
Dư nợ của Chi nhánh tăng cao và tỉ lệ nợ quá hạn lại giảm, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của
Chi nhánh tốt. Năm 2001 nợ quá hạn chiếm 0,88% tổng dư nợ với nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 0,15% và nợ
quá hạn trung dài hạn chiếm 0,7%. Sang đến năm 2002 nợ quá hạn đã giảm 10,7% với nợ quá hạn ngắn hạn
giảm 0,56%, nợ quá hạn trung dài hạn giảm là 1,37% so với năm 2001. Đến năm 2003 nợ quá hạn tiếp tục
giảm 21% với nợ quá hạn ngắn hạn giảm 17%, nợ quá hạn trung dài hạn giảm 22% so với năm 2002.
Có thể thấy rằng hoạt động sử dụng vốn nói chung của Chi nhánh tương
đối có hiệu quả. Với kết quả đã đạt được như trên là do Chi nhánh chú trọng
đến công tác cho vay mở rộng và tìm kiếm khách hàng, , cán bộ phòng kinh
doanh luôn bám sát, đôn đốc các đơn vị có nợ quá hạn để thu hồi nợ từ đó
nâng cao chất lượng tín dụng
2.2.2.3 Hiệu quả tín dụng
Nhìn chung hiệu quả tín dụng của Chi nhánh ngày càng cao thể hiện ở
việc tăng doanh số cho vay, tăng doanh số thu nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tăng

vòng quay vốn tín dụng. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Hiệu quả tín dụng của Chi nhánh qua các năm 2001 - 2003
(Đơn vị: Triệu đồn)
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003
Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%)
Doanh số cho vay 700.627 820.345 +16% 942.154 +14%
Doanh số thu nợ 639.524 800.512 +15% 913.259 +16%
Tổng dư nợ 492.751 521.584 +4,02% 641.479 +25,1%
(Nguồn: Phòng Tín dụng- thống kê kế hoạch)
Theo bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và dư
nợ qua các năm có xu hướng tăng. Doanh số cho vay năm 2002 đạt 820.345
(trđ) tăng 16% so với năm 2001. Năm 2003 đạt 942.154(trđ) tăng 26% so với
năm 2002. Có được kết quả đó là do Chi nhánh có cơ cấu đầu tư đa rạng, có
chính sách lãi suất hợp lý và mở rộng cho vay tới nhiều thành phần kinh tế
Bên cạnh đó doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng tăng, cụ thể năm 2002
đạt 800.512(trđ), tăng 15% so với năm 2001 và đến năm 2003 đạt 913259(tr)
tăng18% so với năm 2002. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của
khách hàng cũng như công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng tốt,

×