Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Yếu tố quyết định của việc dạy tốt đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.35 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013

7

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆC DẠY TỐT ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
TS. Nguyễn Văn Cƣờng
Phó Hiệu trƣởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Như chúng ta đã biết, dạy tốt đòi hỏi rất nhiều yếu tố tác động đan xen qua
lại, liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: hệ thống tổ chức lực lượng giảng dạy bao
gồm công tác quản lý đào tạo, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ phục vụ
giảng dạy, mục tiêu, nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy, quy trình và
phương thức đào tạo; trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học; hệ thống sách
giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo,… đối tượng dạy học. Trong tất cả các
yếu tố đó, theo tôi, yếu tố hàng đầu, quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ giảng
viên nói chung, thứ đến là đối tượng người học. Ở bài viết này chúng tôi không nhắc
lại các khái niệm cơ bản nêu trên mà chỉ muốn nhấn mạnh những điểm cần lưu ý
trong quá trình triển khai trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo.

1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy (CBGD)
Để dạy tốt điều tiên quyết là phải có
đội ngũ CBGD vừa có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ giỏi vừa có phẩm chất đạo
đức tốt.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
giỏi: Trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện
nào để dạy tốt phải có thầy giỏi. Thầy giỏi
là thầy phải có trình độ học vấn giỏi:
trước hết là nội hàm kiến thức chuyên
môn chính của mình phải sâu và nhiều;


am hiểu thực tiễn; sau đó phải biết những
kiến thức của những lĩnh vực chuyên môn
khác có liên quan với chuyên môn của
mình (nghĩa là phải có kiến thức sâu và
rộng). Khi đã có tiềm năng kiến thức như
thế thì sẽ rất chủ động trong việc dạy, mặc
dù phương pháp dạy, năng lực sư phạm
có thể còn hạn chế. Điều đó, theo tôi kiến
thức hay rộng hơn là tri thức uyên bác là
yếu tố cần, còn phương pháp và tài năng
sư phạm là yếu tố đủ, để đảm bảo chất
lượng đào tạo.
Hơn thế nữa, người thầy giỏi, nhất là
CBGD đại học cần phải có trình độ học

vấn cao hơn, đó là trình độ sau đại học.
Phấn đấu có học vị Tiến sĩ, có học hàm
Phó Giáo sư (PGS) và Giáo sư (GS). Để
đạt được trình độ học vấn cao, có học vị
học hàm thì một nhiệm vụ hết sức quan
trọng của đội ngũ CBGD trong các trường
Đại học là phải thực sự đầu tư cho việc
học tập nghiên cứu nâng cao trình độ
chuyên môn, ngoại ngữ; tham gia nghiên
cứu khoa học từ đề tài cấp Khoa, Trường,
Bộ và Nhà nước. Tham gia các dự án
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
khi có điều kiện và thời cơ.
- Phƣơng pháp giảng dạy thích
hợp và thƣờng xuyên đổi mới: Theo tôi,

phương pháp giảng dạy tốt, có hiệu quả
trong quá trình dạy học (QTDH) phải phù
hợp với bậc học, đối tượng người học, hệ
thống giáo trình và tài liệu tham khảo.
Chính vì thế, phải thường xuyên đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật trong thế kỷ XX, đặc biệt ở thế
kỷ XXI; Thế giới đã thực sự bước vào
một nền kinh tế tri thức, đã đặt ra những


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013

yêu cầu ngày càng cao về khả năng hành
động, năng lực tổ chức, năng lực tư duy
tổng hợp và khả năng cộng tác làm việc
theo nhóm của người lao động. Ngoài ra
thị trường lao động cũng đòi hỏi ở họ cao
hơn ở tính sáng tạo, năng lực phê phán và
tính tự chịu trách nhiệm; các hình thức và
phương pháp dạy học truyền thống như
thuyết trình, diễn giải khó đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu nói trên.
Vì thế, người thầy giỏi là phải tiếp
cận ngay với các phương pháp dạy học
hiện đại (có thể gọi chung là phương pháp
sư phạm tích cực) bao gồm các phương
pháp như:
+ Phương pháp tiếp cận chủ đề

+ Phương pháp tích hợp các kiến
thức khoa học
+ Phương pháp dạy học theo vấn đề
+ Phương pháp tình huống hành
động
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp nêu vấn đề
+ Phương pháp dạy học theo dự án
Những phương pháp dạy học trên
đây đều có đặc trưng chung là làm cho
người học chủ động, năng động; sáng
tạo, người thầy giữ một vai trò hỗ trợ,
giúp người học tìm ra quy luật, tìm ra
chân lý của khoa học và cuộc sống, đối
tượng phải chiếm lĩnh không chỉ là kiến
thức một môn học mà còn là kiến thức
một chủ đề, phương pháp giải quyết một
vấn đề, một tình huống,… đó cũng là
những bước tiến tới bồi dưỡng “Năng lực
tự giải quyết vấn đề”.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy
cho thấy: phương pháp dạy học truyền
thống hay các phương pháp sư phạm tích
cực, mỗi phương pháp đều có những ưu

8

điểm và hạn chế, không có phương pháp
nào tuyệt đối hoàn hảo. Do đó, nên kết
hợp các phương pháp với nhau, tận dụng

các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, để
phù hợp với điều kiện dạy học, đối tượng
học của từng trường đại học.
Không ngừng nâng cao chất lượng
trong đào tạo; Nhà trường luôn phải thực
hiện các công việc liên quan đến dạy và
học một cách đồng bộ; lãnh đạo các đơn vị
luôn tổ chức rà soát mục tiêu, năng lực đội
ngũ CBGD, đổi mới chương trình, phương
thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đây là
các khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định
chất lượng, hiệu quả đào tạo.
- Đánh giá tiến trình giảng dạy
phù hợp
Đánh giá ở lớp học nhằm tìm hiểu
xem việc tiếp cận và lĩnh hội của sinh
viên như thế nào đối với một cách
giảng dạy nhất định, nhằm thu được
phản hồi: sinh viên học được gì, bao
nhiêu, ở mức độ nào.
Mục đích: Làm cho sinh viên đạt
chất lượng cao nhất trong việc học ở lớp,
so với việc tự học, giúp người dạy và
người học tăng chất lượng học tập ở lớp.
Các đặc trưng của việc đánh giá ở
lớp học:
+ Người học là trung tâm, giúp sinh
viên thay đổi thói quen học tập, phát triển
năng lực học tập, trở thành người biết học
suốt đời;

+ Người dạy điều khiển: không ai có
thể giúp cho người dạy biết phải làm cái
gì theo từng bước ở lớp học;
+ Cùng có lợi: cả người học và
người dạy đều thu được lợi ích trong hoạt
động này để tăng cường hiệu quả của việc
học và việc dạy;


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013

+ Là đánh giá trong tiến trình
giảng dạy, không phải đánh giá tổng kết,
do đó không cần lưu ý đến việc cho
điểm, xếp hạng;
+ Phụ thuộc vào tình huống cụ thể
đa dạng, không có một chuẩn mực chung
cho mọi trường hợp;
+ Là một hoạt động tiếp diễn (on
going), tạo nên một chu trình kín (loop)
phản hồi liên tục.
Sự cần thiết của loại hình đánh
giá này:
Thông thường người dạy tiếp nhận
tự động những ấn tượng đến từ phía sinh
viên một cách vô ý thức và ẩn, không
được kiểm tra lại. Vẫn có câu hỏi, bài tập
về nhà, .v.v.
Hiện nay, Phòng khảo thí và kiểm
định chất lượng đã quản lý tập trung và

tăng cường chất lượng việc đánh giá kết
quả học tập. Theo tôi cho rằng việc đánh
giá tổng kết tách khỏi người dạy ở mức độ
nào đó là phù hợp, còn việc đánh giá
trong tiến trình giảng dạy nhất thiết phải
luôn được phát huy đúng mức gắn với
người dạy và việc dạy, vì bản thân nó là
một khâu không thể tách khỏi của quá
trình giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập phù hợp
Nên sử dụng nhiều phương pháp
đa dạng nhưng cần hiểu rõ ưu nhược
điểm của mỗi phương pháp để sử dụng
từng phương pháp đúng lúc, đúng chỗ.
Hiện nay phương pháp trắc
nghiệm khách quan (TNKQ) cho thấy
rõ những mặt ưu điểm của nó lại có
thiên hướng thuyết phục mọi người sử
dụng chủ yếu TNKQ để đánh giá kết
quả học tập, Quy trình đó thường bao
gồm các bước sau đây:
1) Xác định mục tiêu cụ thể để
đánh giá môn học nhờ các bảng đặc

9

trưng hai chiều (hoặc các dàn bài trắc
nghiệm);
2) Cá nhân giảng viên viết câu hỏi
cẩn thận;

3) Trao đổi với các đồng nghiệp;
4) Một người trong nhóm duyệt lại
các câu hỏi;
5) Lập đề thi trắc nghiệm (thử);
6) Chấm thi;
7) Phân tích kết quả trắc nghiệm để
đánh giá câu hỏi;
8) Chỉnh sửa, loại trừ, bổ sung thêm
các câu hỏi;
9) Lập đề thi;
10) Chấm thi;
11) Phân tích kết quả thi;
12)….
Đối với phương pháp tự luận, một
phương pháp đã quen thuộc với giảng
viên chúng ta, trước đây nhiều trường đại
học đã sử dụng chúng rất nhiều nhưng
cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá
nhân. Chưa có những nghiên cứu sâu sắc
cải tiến phương pháp tự luận để khắc phục
những nhược điểm của nó, đặc biệt là
nhược điểm về sự thiên lệch và kém
khách quan khi đánh giá.
Chúng tôi cho rằng cần hiểu rõ ưu
nhược điểm của từng phương pháp để sử
dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn
vậy, các bộ môn nên tổ chức trao đổi để
thống nhất phương pháp đánh giá, nắm
được các công cụ phục vụ việc thiết kế và
thử nghiệm các phương pháp để làm nòng

cốt trong tiến trình triển khai đúng đắn
việc đánh giá.
2. Đối tƣợng học: cần phải có trình độ
và phƣơng pháp học tốt
Mỗi cấp học, bậc học từ thấp cho
đến cao muốn học tốt, chất lượng cao đều
phụ thuộc vào trình độ ban đầu và phương
pháp học tập. Đây là yếu tố quyết định.


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013

Còn người thầy là yếu tố quan trọng.
“Không có thầy đố mầy làm nên”. Câu
nói này có lẽ vẫn còn đúng với đa số học
trò. Mặc dù điều kiện học và dạy có thay
đổi, phương pháp dạy và học có thay đổi.
Vấn đề chất lượng đầu vào qua
tuyển sinh đại học - cao đẳng là rất quan
trọng. Nếu trình độ ban đầu khá, giỏi thì
rất thuận lợi cho quá trình đào tạo. Bộ
GD&ĐT đã tổng kết đánh giá công tác
tuyển sinh ba chung hàng năm đã từng
bước ổn định, được dư luận xã hội đánh
giá tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất
lượng đầu vào còn chưa đồng đều trong
các trường đại học. Nếu chất lượng đầu
vào đảm bảo, thì triển vọng có được nhiều
sản phẩm đào tạo có chất lượng cao.
Về phƣơng pháp học tốt của sinh

viên, theo tôi có các vấn đề cơ bản sau:
- Tinh thần, thái độ, động cơ học
tập và động lực học tập của sinh viên
Chỉ những sinh viên ngay từ đầu đã
xác định được động cơ học tập đúng đắn
sẽ có thái độ học tập tốt, có hoài bão ước
mơ, có nghị lực, có quyết tâm học tập, thì
trong hoàn cảnh nào cũng sẽ có kết quả
học tập tốt.
Phải có động lực học tập đối với
sinh viên trong quá trình đào tạo như
chế độ học bổng, học phí, cách đánh giá
khách quan trong thi cử của quá trình
đào tạo, việc làm cho sinh viên tốt
nghiệp ra trường, có chế độ sử dụng đãi
ngộ thích đáng để thu hút sinh viên sau
khi tốt nghiệp được làm đúng ngành
nghề đào tạo.
- Phải có phƣơng pháp học tập tốt
Ở bậc đại học, phương pháp học tập
của sinh viên phải tiếp cận với phương pháp

10

giảng dạy đại học hiện đại của các thầy.
Phương pháp học tốt là yếu tố quyết định tạo
nên kết quả học tập tốt. Mỗi sinh viên phải
tìm tòi, khám phá ra các phương pháp học
tập thích hợp với từng môn học, từng địa
bàn học tập như ở trên lớp, trong phòng thí

nghiệm, thực tế và tự học ở nhà .v.v…
Học tập ở các phương pháp học tốt
của bạn một cách chọn lọc cho hiệu quả
đối với bản thân.
Phương pháp dạy học tốt của thầy
chính là tiền đề tạo ra phương pháp học
tốt của sinh viên.
- Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có
sức khỏe để học tập và công tác sau này
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH HĐH đất nước, trong một nền kinh tế tri
thức ở thế kỷ mới, sinh viên phải xác định
được vai trò trách nhiệm học tập vì ngày
mai lập nghiệp, vì sự nghiệp xây dựng
vào bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
3. Kết luận
Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại
học là một mục tiêu rất quan trọng trong
bất cứ giai đoạn lịch sử nào, trong bất cứ
trường đại học nào; nó vừa mang tính chất
thường xuyên, vừa mang tính chất chiến
lược lâu dài.
Trường Đại học Xây dựng Miền
Trung luôn xác định “Nâng cao chất
lượng đào tạo” là một việc có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển của
nhà trường, góp phần vào sự nghiệp giáo
dục đại học nước nhà. Giáo dục đại học
phải đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng
cao của xã hội về đào tạo, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ tiên

tiến, góp phần đắc lực vào sự nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.



×