Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kì họp Quốc hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.4 KB, 8 trang )

Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần nội dung
Khái quát về Quốc hội 1
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội 2
Quy định của Pháp luật về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội 2
Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
theo Hiến pháp 1992 cho tới nay. 3
Phương hướng và giải pháp đổi mới 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức 5
Phương hướng và giải pháp đổi mới hình thức hoạt động 7
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kì họp Quốc hội 8
Kết luận 9
1
Lời mở đầu
Trước sự thay đổi của nền tảng kinh tế xã hội, những thiết chế kiến trúc
thượng tầng trong đó có Nhà nước và pháp luật cũng cần phải thay đổi theo. Ý
thức sâu sắc về vấn đề này, Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khóa
VIII đã đặt ra vấn đề sửa đổi một số quy định của Hiến pháp 1992 về tổ chức bộ
máy nhà nước. Nghị quyết Quốc hội khóa X, kỳ họp khóa VI về chương trình
xây dựng dự án luật, pháp lệnh năm 2001 đã yêu cầu các cơ quan hữu quan
nghiên cứu chuẩn bị đề án sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đáp
ứng yêu cầu đó bài viết này xin được trình bày một số vấn đề để đổi mới hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hôi trong giai đoạn hiên nay.
2
Nội dung
I. Khái quát về Quốc hội nước ta.
Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã triệu
tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều


vấn đề quan trọng, lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương tức Chính phủ
lâm thời. Vì vậy Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta.
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 mở cuộc
tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh
hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946 nhân
dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra
Quốc hội nước đó - Quốc hội đầu tiên nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Quốc hội khoá I của nước ta.
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Theo hiến pháp 1992 ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2). Nhưng nhân dân không thể trực tiếp,
thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước nên phải bầu ra các cơ quan đại biểu
để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước. Vì vậy các cơ quan này được gọi
là cơ quan quyền lực nhà nước. Ở nước ta, các cơ quan này bao gồm Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của nhà nước.
Để thực hiện tốt chức năng và vai trò của Quốc hội cũng như nhiệm vụ và quyền
hạn của mình trong thời đại hiện nay thì yêu cầu đòi hỏi đổi mới về cơ cấu tổ
chức cũng như phương thức hoạt động của Quốc hội là một vấn đề hết sức quan
trọng và thiết yếu.
II. Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội.
1. Quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của
Quốc hội.
a.Về cơ cấu tổ chức:
Ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Việc lựa chọn
này nhằm mục đích bảo đảm để Quốc hội là nơi tập trung, thống nhất ý chí,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo tính thực quyền. Quốc hội

nước ta được xác định là mô hình Quốc hội tập quyền. Về cơ cấu đại biểu Quốc
3
hội thì số đại biểu Quốc hội được tính trên cơ sở dân số của cả nước và được
chia theo các đơn vị hành chính.
Về ban lãnh đạo, theo Hiến pháp 1992 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là
ban lãnh đạo của Quốc hội.
Về các cơ quan khác của Quốc hội cũng như các nước, Quốc hội nước ta
thành lập ra các Ủy ban để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên
các lĩnh vực hoạt động cụ thể.
b. Về phương thức hoạt động:
Quốc hội nước ta hoạt động chủ yếu thông qua các hình thức sau:
- Kỳ họp và các phiên họp Quốc hội.
- Hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
- Hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội.
- Hoạt động của văn phòng Quốc hội.
- Hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội theo
Hiến pháp 1992 cho tới nay- Những đổi mới và tồn tại.
a. Những đổi mới và tồn tại về cơ cấu tổ chức Quốc hội:
Hiến pháp 1992 quy định rõ ràng hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, đề cao vai
trò của đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc
hội nói riêng và Quốc hội nói chung. Đối với các cơ quan khác của Quốc hội,
Hiến pháp 1992 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về việc thành lập Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban Quốc hội và các cơ quan. Nhìn chung không có gì thay đổi lớn
so với Hiến pháp 1980.
- Hiến pháp 1992 đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực
với chế định chủ tịch nước.
- Hiến pháp 1992 chú ý tăng cường các chuyên gia pháp luật, kinh tế phù hợp
với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong cơ cấu
đại biểu Quốc hội.

b. Những đổi mới và tồn tại về phương thức hoạt động của Quốc hội:
- Hoạt động lập pháp của Quốc hội sôi nổi và chất lượng hơn. Quốc hội
ban hành kịp thời các đạo luật tạo hành lang pháp lý để thực hiện chủ trương xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
- Quy trình xây dựng pháp luật được quan tâm, cải tiến. Việc tổ chức lấy ý
kiến nhân dân và các ngành, các cấp được coi trọng và từng bước đổi mới.
Tuy nhiên chương trình pháp luật của Quốc hội được xây dựng chậm, tính
khả thi chưa cao, hoạt động lập pháp còn bị động.
- Về hoạt động giám sát tối cao đã tích cực cải tiến nhưng còn nhiều hạn
chế như nội dung giám sát chưa bao quát, phương thức thực hiện, chức năng
giám sát chưa đáng kể...
4
- Về vấn đề giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội đã
thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bầu ra các chức danh cấp cao lãnh đạo của nhà
nước, quyết định cơ cấu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ...
- Góp phần xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước, thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
III. Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội.
1. Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức.
Tiếp tục làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về sự phân công chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức Quốc hội: Yêu cầu đổi mới và
phát huy vai trò của Quốc hội gắn liền với việc tiếp tục làm rõ hơn sự phân công
chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bên cạnh đó cần xác lập cơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền và đặc biệt là sự kiểm soát của Quốc hội đối với các cơ quan
trong bộ máy nhà nước.
Để thực hiện sự phân công rõ ràng hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ cấu trong tổ chức Quốc hội cần quan tâm đến tổ chức và hoạt

động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Cụ thể là:
- Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội theo hướng xác định rõ hơn từng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của các chức danh này trên cơ sở
có sự cân đối chung với các chức danh tương ứng trong các cơ quan cấp cao của
nhả nước trung ương.
- Xác định rõ ràng hơn phạm vi hoạt động, thẩm quyền của các cơ quan
của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội chuyên
trách trong các lĩnh vực cụ thể.
- Phân định rõ mối quan hệ của các cơ quan Quốc hội và đại biểu Quốc
hội với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
của mình.
- Quy định rõ trình tự các bước tiến hành hoạt động của các cơ cấu trong
tổ chức Quốc hội cũng như đại biểu Quốc hội.
- Xác định rõ vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
Trong điều kiện Quốc hội của nước ta hoạt động không thường xuyên, số
đại biểu Quốc hội chuyên trách tỷ lệ chưa cao thì việc xác định rõ hơn vị trí, vai
trò cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội là điều cần thiết bảo đảm cho
hoạt động của Quốc hội có hiệu quả. Theo hướng đó bên cạnh việc nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn. Cần tăng cường số
lượng và chất lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5

×