Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013
63
NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CÁC GIAI ĐOẠN ĐÔ THỊ HÓA
THÀNH PHỐ TUY HÒA
ThS. KTS. Nguyễn Hữu Ninh
Phó Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không
gian kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, văn hóa và cách thức tổ chức đời sống xã hội của một đô thị.
Từ khóa: Đô thị hóa, giai đoạn, phát triển.
1. Thời kỳ phong kiến
Đô thị Tuy Hòa thời phong kiến
phần lớn dựa vào các trung tâm chính trị
- hành chính, kết hợp với tổ chức đồn trú,
tạo nên hạt nhân của thành phần “thành”.
Để cung ứng ban đầu cho những nhu cầu
thiết yếu của đô thị thường hình thành
một điểm thương mại (chợ và các phố
chợ) hoặc “phường” của các hiệp thợ thủ
công vừa sản xuất vừa bán hàng: đó là
thành phần “thị” được cấu trúc bên cạnh
thành phần “thành”.
Chính sách của các triều đại phong
kiến luôn bảo vệ cho nền kinh tế tiểu
nông Việt Nam, là nền kinh tế chủ đạo
của thời điểm đó, nên thường xuyên kiềm
chế của đô thị với những thiết chế chặt
chẽ, chỉ khuyến khích những hoạt động
phi nông nghiệp có mục tiêu phục vụ bộ
máy cai trị và phát triển nông nghiệp. Do
vậy, trong chính sách quản lý đô thị, nổi
lên ba điểm sau:
Một là: quốc sách “dĩ nông vi bản,
dĩ thương vi mạt” trọng nghề nông, ức
chế nghề thương của Nhà nước phong
kiến đã ăn sâu vào tâm lý người Việt thời
đó nên trong hoạt động kinh tế họ rất coi
thường nghề thương mại.
Hai là: Nhà nước quân chủ không
cho các đô thị được quyền tự quản như
chính sách đã được thực hiện cùng thời
ở châu Âu. Nhà nước muốn thông qua
phần “đô” được tổ chức chặt chẽ, có hệ
thống, để nắm trọn vẹn quyền kiểm soát
và khai thác có điều kiện phần “thị” của
đô thị. Hậu quả của chính sách này,
đồng thời cũng là hiện tượng nổi bật
trong lịch sử là đa phần các đô thị cổ chỉ
nhất thời phát triển rồi suy thoái dần, có
đô thị biến mất và lại hòa vào với nông
thôn như thuở ban đầu.
Ba là: Nền kinh tế tiểu nông tự cung
tự cấp đó đã tạo điều kiện tích cực cho đô
thị Tuy Hòa xưa phát triển tuy không rực
rỡ nhưng bền vững, khuyến khích các
hoạt động phi nông nghiệp cần thiết bổ
sung cho nhu cầu trong cuộc sống thường
ngày của người nông dân, được phát triển
tại chổ ngay trong lòng nông thôn. Các
làng nghề, các hiệp thợ thủ công, các chợ
làng được hòa trong nông thôn do đó là
mầm móng của nền kinh tế hàng hóa.
Nền kinh tế tự cung tự cấp và nền
kinh tế hàng hóa đối lập nhau về tính
chất, nhưng lại song song tồn tại trong
một thiết chế quản lý chung, phản ánh
kết cấu kinh tế đặc trưng của làng xã thời
đó, một mặt giúp ổn định các làng xã,
mặt khác kìm hãm làm chậm lại quá trình
đô thị hóa của đất nước. Đặc điểm của đô
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013
thị Tuy Hòa giai đoạn này là sự hòa đồng
của thành thị vào nông thôn.
2. Thời kỳ Pháp thuộc:
Đô thị Tuy Hòa thời kỳ Pháp thuộc
chịu chung chính sách thuộc địa nói
chung nhằm chủ yếu vơ vét tài nguyên
thiên nhiên quý giá và bóc lột công nhân
bản xứ rẻ mạt. Để khai thác được lâu
dài, về mặt chính trị thực dân đã dùng
chính sách “chia để trị” với tổ chức các
huyện, tỉnh quy mô nhỏ, tách riêng các
tỉnh, huyện dân tộc ít người dù dân số
không đông. Tuy Hòa thuộc mạng lưới
đô thị hành chính nhỏ kèm theo đồn trú
được hình thành rải đều trên khắp lãnh
thổ đất nước, cơ sở hạ tầng còn nghèo
nàn, kém phát triển.
Các đô thị hành chính này hầu như
không có các cơ sở hoạt động kinh tế
thúc đẩy, nên tốc độ tăng trưởng rất chậm
chạp. Hiện tượng mới của thời kỳ này là
đô thị có xu hướng bắt đầu tách biệt khỏi
nông thôn, có hoạt động kinh tế xã hội
riêng, có cơ chế quản lý riêng. Mức sống
vật chất và tinh thần ở đô thị dần được
nâng cao hơn nông thôn, kiểu sống đô thị
văn minh hơn bắt đầu được hình thành.
Cũng do vậy, sự khác biệt về mức sống,
lối sống giữa thành thị và nông thôn, giữa
thành phố lớn và đô thị nhỏ cũng bắt đầu
phát sinh từ thời kỳ này. Một hệ thống
luật lệ quản lý đô thị kiểu phương Tây
khá chặc chẽ cũng như phương pháp quy
hoạch đô thị được áp dụng. Các tầng lớp
xã hội đô thị, như tầng lớp viên chức, trí
thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp
công nhân và lao động dịch vụ ngày một
rõ nét phân tầng. Trong cấu trúc đô thị,
những vị trí thuận lợi nhất dành cho các
công thự của bộ máy cai trị, các dinh thự
64
cho các viên chức cao cấp đế quốc,
phong kiến. Trường học, bệnh viện được
bổ sung, đường xá được mở mang, chỉnh
trang. Tuy thương nghiệp chưa được coi
trọng nhưng cũng hình thành chợ, phố
chợ, phố buôn bán. Môi trường đô thị
được cải thiện dần từng bước.
Đô thị, tuy đã có màu sắc công
nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, song
được ưu tiên ưu đãi chỉnh trang chủ yếu
tập trung vào công sở, nhà ở của các viên
chức thượng lưu, trung lưu trong bộ máy
hành chính, cai trị. Đô thị bước đầu thay
đổi về hình thức nhưng chưa thay đổi về
chất cơ bản. Khu công nghiệp, khu
thương mại, khu văn hóa vui chơi giải trí
chưa hình thành riêng biệt mà còn xen
cài với nhau. Phân khu đô thị chủ yếu
dựa theo mức chỉnh trang cho các khu ở
của các tầng lớp xã hội khác nhau.
Đó cũng là cấu trúc đặc trưng của
đô thị Tuy Hòa thời kỳ này khi mà nền
kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế nông
nghiệp chưa bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng khách
quan nhìn nhận, Pháp là một nước có nền
văn hóa văn minh sớm phát triển của
châu Âu, kiến trúc quy hoạch của Pháp
đã đạt được tới một đỉnh cao. Những kiến
trúc xây dựng đô thị Pháp để lại là những
tài sản có giá trị cần trân trọng khai thác
phát triển cho những giai đoạn kế tiếp.
3. Thời kỳ trƣớc tháng 4 năm 1975:
Sau khi cuộc Trường kỳ kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc(1954) nước ta bước vào giai đoạn
mới: đất nước bị chia cắt làm hai, với hai
chế độ chính trị khác nhau, vừa có hòa
bình, vừa có chiến tranh, và đã diễn ra
hai định hướng đô thị hóa khác nhau ở
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013
hai miền. Ở miền Bắc có chủ trương đẩy
mạnh xây dựng Chủ nghĩa Xã hội tiến tới
sản xuất lớn tập trung, đẩy mạnh công
nghiệp hóa đi đôi với sự gia tăng tốc độ
đô thị hóa, đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp đi đôi với hợp tác hóa, cơ khí hóa,
thủy lợi hóa, hóa học hóa, với một quan
điểm quốc phòng tích cực, xây dựng các
công trình trọng điểm sâu vào trong lục
địa trung du, miền núi.
Ở miền Nam, sự xáo trộn dân cư
nông thôn dồn vào các ấp chiến lược để
chống chiến tranh du kích đồng thời đẩy
mạnh xây dựng hệ thống đường giao
thông và sân bay chiến lược, xây dựng
gấp rút hệ thống công trình phòng thủ và
hệ thống đô thị bên cạnh hệ thống căn cứ
quân sự. Quy hoạch bảo đảm tính an toàn
cao và không tính đến sự phát triển lâu
bền. Tốc độ đô thị hóa thời kỳ này diễn
ra nhanh chóng, nhưng mục tiêu chủ yếu
là phục vụ kịp thời bộ máy chiến tranh
khổng lồ cần hình thành cấp tốc. Cho nên
đô thị Tuy Hòa mang tính chất dịch vụ
chứ không mang tính sản xuất. Hạ tầng
cơ sở mang tính bán vĩnh cữu và tạm
thời, nhất là hệ thống xử lý chất thải đô
thị, và nhà ở của tầng lớp lao động. Các
công trình lợi ích công cộng phục vụ
đông đảo nhân dân thiếu rất nhiều.
Để bảo vệ các căn cứ quân sự, chiến
lược phân bố dân cư vào đô thị là xây
dựng các khu gia binh xung quanh sân
bay, kho bom đạn, kho nhiên liệu. Nhìn
chung, cấu trúc của đô thị Tuy Hòa thời
kỳ này bao gồm các chức năng: Khu
công sự, kho vũ khí, quân lương, sân bay,
đồn trú và khu gia binh, tách biệt thành
một khu riêng. Khu thượng lưu trong bộ
máy viên chức và tư sản tài chính,
65
thương mại, công nghiệp với những công
sở, những khu phố cho thương mại, vui
chơi giải trí, ngân hàng, khách sạn. Khu
của những người thu nhập thấp và lao
động nghèo, thường là những khu nhà ổ
chuột, thiếu tiện nghi tối thiểu ở ven đô
hoặc các hẽm. Nổi lên rõ nhất thông qua
các hoạt động của đô thị là tính chất của
đô thị quân sự - hành chính và dịch vụ.
Đô thị Tuy Hòa thời kỳ này bộc lộ
những yếu kém như thiếu các cơ sở sản
xuất, không thúc đẩy thương mại, dịch
vụ phát triển. Thiếu các công trình lợi
ích công cộng phục vụ quảng đại quần
chúng. Môi trường vệ sinh công cộng
và kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chắp vá,
tạm thời. Tuy nhiên thời kỳ này cũng để
lại nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật có thể
kế thừa tận dụng có hiệu quả được,
trong bối cảnh của một nền kinh tế kiệt
quệ thời đó [1].
4. Thời kỳ sau giải phóng thống nhất
đất nƣớc:
Ngày 1-4-1975, tỉnh Phú Yên được
hoàn toàn giải phóng, chấm dứt cuộc
chiến tranh đầy gian khổ và hy sinh.
Ngày 3-11-1975, Bộ chính trị, Nhà nước
và Chính phủ quyết định nhập hai tỉnh
Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú
Khánh. Thị xã Tuy Hòa được xác định là
trung tâm kinh tế, văn hóa của bắc Phú
Khánh, nhưng thị xã Tuy Hòa cũng như
các huyện thị và cả miền Nam dưới chế
độ Mỹ - Ngụy là nơi tiêu thụ hàng hóa
của nước ngoài và từ các đô thị lớn nhập
vào. Các ngành nghề thủ công truyền
thống không có điều kiện phát triển.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
nghèo nàn và nhỏ bé, chỉ phục vụ cho
sinh hoạt và chiến tranh. Ruộng đất nhiều
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013
nơi bị bỏ hoang, cần phải được khai
hoang phục hóa.
Các ngành nghề sản xuất từng
bước được khôi phục mở rộng. Tuy đạt
được một số thành tựu bước đầu, nhưng
nhìn chung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
(bắc Phú Khánh) việc đầu tư chưa
tương xứng và khó khăn còn rất lớn. Cơ
sở hạ tầng vốn nhỏ bé lại đang ở tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các
tuyến giao thông liên tỉnh, huyện xã vẫn
ở trong thời kỳ trước năm 1975. Cả tỉnh
làm được vài tuyến đường phục vụ xây
dựng vùng kinh tế mới nhưng chỉ sử
dụng được trong mùa khô, mùa mưa
giao thông liên lạc bị chia cắt. Điện lực
kém, hệ thống cấp nước chưa có.
5. Thời kỳ sau tái lập tỉnh đến nay:
Từ khi trở lại tỉnh lỵ (tháng
7/1989), Tuy Hòa được đầu tư mạnh mẽ
về hạ tầng cơ sở nhằm vươn lên tương
xứng với trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của tỉnh. Đồng thời nhiều cơ sở
kinh tế, công trình công cộng, phúc lợi
xã hội có kiến trúc hiện đại được xây
dựng làm thay đổi nhanh chóng diện
mạo đô thị, kéo theo các hoạt động
thương mại, dịch vụ thêm nhộn nhịp,
66
sôi động. Với quá trình đô thị hóa
nhanh chóng đó, ngày 5/1/2005, Chính
phủ có Nghị định 03/2005/NĐ-CP
thành lập Tp Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú
Yên. Theo đó, thành phố Tuy Hòa được
thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên, dân số và các đơn vị hành chính
của Thị xã Tuy Hòa và xác nhập xã An
Phú (thuộc huyện Tuy An trước đây)
vào thành phố Tuy Hòa. Đến nay khu
vực nội thành thành phố gồm 12
phường: Phường 1 đến phường 9, Phú
Thạnh, Phú Đông, Phú Lâm; Khu vực
ngoại thành có 4 xã: Bình Ngọc, Bình
Kiến, Hoà Kiến, An Phú.
Kết luận: Quá trình đô thị hóa là
quá trình phát triển, đồng hành cùng với
nó là công nghiệp hóa. Đô thị nào cũng
sẽ trải qua các thời kỳ phát triển với
nhiều cơ hội, khó khăn và thách thức
tương ứng. Hiểu rõ về bản chất, quy luật
phát triển đô thị hóa sẽ góp phần định
hướng cho đô thị đó phát triển nhanh và
tránh được các hệ quả xấu do quá trình
này mang lại, đồng thời dự báo được
tương lai của thành phố để từ đó có
những bước đi, những chính sách và quy
hoạch hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Bá. 2009. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
[2] Đàm Trung Phường. 2005. Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[3] UBND Tỉnh Phú Yên. 2005. Phú Yên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính
trị Quốc gia.
[4] Nguyễn Thị Kim Hoa. 2007. Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.