Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán
Tình hình kinh doanh đối ngoại trong 4 năm từ 1998- 2001 thể hiện ở
bảng 4:
Đơn vị : nghìn USD
Năm
Doanh số mua bán Doanh số L/C Doanh số nhờ thu
Kiều
hối
Séc du
lịch
Mua Bán Xuất Nhập Đến Đi
1998 1.931.151 1197.092 84.577 10.021 2.974 1.964 409
1999 149.060 147.932 89.267 29.117 3.331 2.548 465
2000 110.172 111.280 54.824 39.174 4.361 5.024 548
2001 85.000 84.000 43.860 33.295
Nguồn - Báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại, Sở giao dịch
Phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
theo các năm là 558061 (năm 1998), 789410 (năm 1999) và 421141 (năm
2000) . Hoạt động này của SGD đã tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng, nhất
là các doanh nghiệp có nhiều quan hệ với các đối tác nước ngoài, góp phần
thu hút khách hàng về với Sở giao dịch. Tuy nhiên, gần đây tình hình kinh
doanh đối ngoại gặp nhiều khó khăn khi NHNN có nhiều lần điều chỉnh giá
tăng, mà khách hàng giao dịch tại Sở giao dịch phần lớn là khách hàng nhập,
do vậy cân đối ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khi nguồn mua ngoại tệ khan
hiếm. Theo bảng trên, cả doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế
có xu hướng giảm đi qua các năm, riêng năm 2001 mức giảm xấp xỉ 20% so
với năm trước. Sở giao dịch nhiều khi chỉ bán ngoại tệ phục vụ việc trả nợ
của khách hàng, phải từ chối nhiều nhu cầu khác trong thanh toán; đến cuối
năm 2001, Sở giao dịch hạn chế cho vay ngoại tệ, chỉ cho vay với khách hàng
cam kết phải đảm bảo tự cân đối được ngoại tệ trả nợ.
Điều này tạo ra nguy cơ mất đi những khách hàng có giá trị, và trên
thực tế một số khách hàng đã tìm đến các ngân hàng khác (chẳng hạn Ngân
hàng ngoại thương) có tiềm lực ngoại tệ hơn. Đây cũng là điểm Sở giao dịch
cần khắc phục để tiến tới phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
Trong hoạt động kế toán và thanh toán , Sở giao dịch đã áp dụng phổ
biến máy tính vào công việc đảm bảo hạch toán, thanh toán nhanh, kịp thời
chính xác giữ được lòng tin của khách hàng Sở giao dịch là một trong 64
thành viên thanh toán bù trừ có doanh số lớn nhất năm 2000, bình quân từ
180 - 200 món/ngày.
Tóm lại, trong thời gian qua Sở giao dịch đã đạt nhiều thành tích
trong hoạt động kinh doanh, hàng năm thu hút được khối lượng vốn lớn
trong nền kinh tế để Sở giao dịch cũng như hệ thống ngân hàng Công
thương mở rộng cho vay lại tới nền kinh tế. Dư nợ tăng trưởng tương đối
đều đặn, nhưng quy mô còn chưa tương xứng với tiềm năng của Sở giao
dịch, nợ quá hạn vẫn còn cao. Sở giao dịch cũng đang quá trình cơ cấu lại
1 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các món vay, trong đó tập trung cho vay các Tổng Công ty. Hoạt động kinh
doanh đối ngoại đã góp phần tăng thu nhập cho Sở giao dịch, nhưng còn
nhiều khó khăn. Và chính những mặt khó khăn, hạn chế đang đặt ra yêu cầu
Sở giao dịch tiếp tục hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả
hoạt động cho cả khách hàng và Sở giao dịch.
Riêng hoạt động cho vay các Tổng Công ty, để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu, ta tách riêng ra để có điều kiện phân tích kỹ lưỡng hơn. Phần
sau đây sẽ làm rõ điều đó.
II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỞ RỘNG CHO VAY CÁC TỔNG
CÔNG TY TẠI SỞ GIAO DỊCH.
Ở mục tiêu chúng ta đã xem xét tổng thể các mặt hoạt động kinh
doanh cơ bản trong đó có hoạt động cho vay của Sở giao dịch. Trong phần
này, ta sẽ phân tích chi tiết hơn đối với hoạt động cho vay các Tổng Công ty,
nhóm khách hàng chủ yếu hiện nay của Sở giao dịch để làm cơ sở cho các
phần sau.
1. Kết quả thu được.
Các số liệu cụ thể về dư nợ, tỷ trọng các loại cho vay đối với các Tổng
Công ty được cho bảng 5. Các số liệu đã chỉ ra, trong năm 2000 dư nợ đối với
đối tượng này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cũng như dư nợ của
khu vực DNNN. Điều này được giải thích là do vào năm 1998, 1999 thì các
Tổng Công ty mới ra đời nhiều và còn đang trong giai đoạn hoàn thiện tổ
chức kể cả các chế độ vay vốn ngân hàng của Tổng Công ty cũng như các đơn
vị thành viên. Một mặt trong giai đoạn này, nhiều Tổng Công ty được vay vốn
ưu đãi tại ngân hàng Đầu tư phát triển, nhất là cho Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhưng hiện nay nguồn vốn ưu đãi này đầu tư qua ngân hàng Đầu tư phát
triển có xu hướng giảm đi, phần lớn thông qua Cục đầu tư phát triển (Bộ Tài
chính), ngân hàng Đầu tư phát triển cũng dần phải hoạt động theo hướng
chung của các NHTM. Mặt khác các biện pháp thu hút khách hàng của Sở
giao dịch đã góp phần mở rộng cho vay các Tổng Công ty, đưa dư nợ với đối
tượng này tăng nhanh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, từ 164 tỷ chiếm 22,3%
(31/12/2000) đến 506 tỷ chiếm 58,5 % (31/12/2001) và tới 31/3/2002 là
680 tỷ tương đương 67,5% tổng dư nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới tỷ
trọng này sẽ vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cũng đã thể hiện rõ nhất xu
hướng sàng lọc và thu hẹp dân số lượng khách hàng như đã đề cập ở trên.
Toàn bộ dư nợ với các Tổng Công ty thuộc về 9 Tổng Công ty là các TCT 91
gồm Bưu chính - viễn thông, Tổng Công ty than, Tổng Công ty dệt may, Tổng
Công ty hoá chất; các TCT 90 là Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty
cơ khí giao thông vận tải, Tổng Công ty máy nông nghiệp và động lực, Tổng
Công ty muối.
2 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 5 - Số dư cho vay các Tổng Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/3/2002
Dư nợ Tỷ
trọng
%
Tăng giảm Dư nợ Tỷ
trọng
%
Tăng giảm Dư nợ Tỷ trọng
%
Tăng giảm
Tuyệt
đối
Tương
đối (lần)
Tuyệt đối Tương
đối (lần)
Tuyệt đối Tương
đối (lần)
I. Các TCT thành viên 164.108 100 506.209 100 + 342.101 3,08 679.873 100 + 173.664 1,34
Trong đó: - Ngắn hạn 119.519 72,83 118.351 23,38 - 1168 0,99 128.037 18,83 + 9.686 1,08
- TDH 44.589 28,17 387.858 76,62 + 343.269 8,70 557.836 81,17 + 163.978 1,42
II. TCT 91 thành viên 52.640 32,1 393.338 77,7 + 340.698 7,47 558.652 82,17 + 165.314 1,42
Trong đó: - Ngắn hạn 8.501 6.283 - 2.218 0,74 7.510 + 1.227 1,20
- TDH 44.589 387.055 342.466 8,68 551.142 + 164.087 1,41
III. TCT 90 111.468 68,9 112.871 22,3 + 1.403 1,01 121.221 17,83 + 8.350 1,07
Trong đó: - Ngắn hạn 111.468 112.068 + 600 1,01 120.527 + 8459 1,08
- TDH 0 803 + 803
∞
694 - 109 0,86
Nguồn - Báo cáo cho vay và bảo lãnh các Tổng Công ty - Sở giao dịch - NHCT Việt Nam.
3 3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Biểu đồ 2 - Dư nợ đối với các Tổng Công ty trong tổng dư nợ và dư nợ các
DNNN
Cùng với quá trình mở rộng cho vay các Tổng Công ty, thì quy mô cho
vay đối với các TCT 91 ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Nếu như cuối năm 2000,
dư nợ của nhóm này chỉ là 52,6 tỷ tương đương 77% và 31/3/2002 là 558,6 tỷ
chiếm 82% tổng dư nợ với các Tổng Công ty. Điều này là do nhu cầu vốn để
đầu tư tập trung của các TCT 91 lớn hơn nhiều so với các TCT 90. Tới ngày
31/3/2002, chỉ riêng Tổng Công ty bưu chính - viễn thông đã có mức dư nợ
hơn 550 tỷ đồng, đây là khách hàng có dư nợ lớn hơn. Một nguyên nhân nữa
làm cho quy mô cho vay các TCT 91 tăng nhanh là nhóm này hay được thực
hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ, và việc cho vay với các dự án này
rất an toàn. Đồng thời, giữa hai quy mô Tổng Công ty này, sức mạnh tài chính
cũng như hiệu quả kinh doanh của nhóm TCT 91 cao hơn. Đây là một lý do
hiển nhiên. Trong cho vay các TCT 91, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn,
chẳng hạn 84,7% (31/2/2000); 98,4% (31/12/2001) và 98,6% (31/3/2002),
trong khi ấy các TCT 90 lại chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung
cho vốn lưu động của các thành viên với trên 90% dư nợ. Do vậy cùng với xu
hướng tăng quy mô cho vay các TCT 91, thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong
tổng dư nợ tăng nhanh. Các món cho vay lớn nhất với các Tổng Công ty đều
thuộc về các TCT 91, và đều là các món cho vay trung dài hạn. Điều này đã
được thể hiện rõ trong bảng.
Các Tổng Công ty là nhóm khách hàng rất có uy tín với Sở giao dịch, họ
vay trả rất sòng phẳng, thậm chí khi kinh doanh vẫn còn gặp thua lỗ như (Liên
hiệp vận tải đường sắt KVI - thuộc liên hiệp đường sắt). Cho tới nay chưa có nợ
quá hạn phát sinh với đối tượng này. Các khoản cho vay trung dài hạn hoàn
trả dần của các Tổng Công ty có triển vọng tốt, các món cho vay ngắn hạn chưa
đến hạn thanh toán đều tỏ ra có khả năng thu hồi cao.
Đồng thời, một điều dễ nhận thấy là với số dư rất lớn, các Tổng Công ty
đã đem lại phần lớn thu nhập hoạt động cho vay cho Sở giao dịch. Đây là
những dấu hiệu tốt khuyến khích Sở giao dịch tiếp tục mở rộng cho vay với
nhóm khách hàng này. Tất nhiên việc tập trung cho vay các Tổng Công ty có thể
dần tới các khó khăn như đã nêu ở chương I, đó là rủi ro “đặt nhiều trứng vào
một giỏ”, hoặc về khả năng thanh khoán. Nhưng Sở giao dịch là một chi nhánh
của ngân hàng Công thương, do vậy những khó khăn trên có thể được hỗ trợ
từ Hội sở. Một mặt, các Tổng Công ty không chịu áp lực vỡ nợ trực tiếp, bởi đó
là những DNNN.
Như vậy có thể thấy là chỉ trong thời gian ngắn, Sở giao dịch đã nâng
quy mô cho vay các Tổng Công ty nên chiếm tỷ trọng lớn nhất, góp phần vào
quá trình sàng lọc khách hàng, cơ cấu lại các khoản vay để đưa dư nợ vào
vùng an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho Sở giao dịch cũng như thực
hiện các định hướng lớn của Nhà nước. Để đạt được kết quả ấy, Sở giao dịch
4 4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đã biết tận dụng các điều kiện khách quan, sự giúp đỡ của ngân hàng Công
thương, áp dụng một số biện pháp phù hợp. Hai mục sau đây sẽ đưa ra các
hoạt động trong hoạt động cho vay các Tổng Công ty cũng như các biện pháp
mà Sở giao dịch đã áp dụng để đạt được kết quả như trên.
2. Các hoạt động cụ thể
Các nội dung cơ bản trong hoạt động cho vay các Tổng Công ty hoàn
toàn giống như với các khách hàng khác, chỉ có điều căn cứ vào đặc điểm cụ
thể của nhóm khách hàng này mà Sở giao dịch có những hoạt động cụ thể, sao
cho đạt hiệu quả cao nhất. Ta sẽ không đi xem xét chi tiết từng hoạt động cụ
thể, mà sẽ đi vào các nội dung chính nhất, có ảnh hưởng lớn tới quy mô cho vay
của Sở giao dịch đối với các Tổng Công ty.
2.1. Tìm kiếm, thẩm định và quyết định cho vay.
2.1.1. Tìm kiếm khách hàng, phương án để cho vay.
Như trên đã chỉ ra, các khách hàng Tổng Công ty chủ yếu của Sở giao
dịch là những khách hàng truyền thống, chính bởi vậy tìm kiếm các dự án cho
vay ở đây chỉ chủ yếu trong số nhóm khách hàng này. Trong suốt khoảng thời
gian qua (3 năm lại đây), Sở giao dịch không có các khách hàng mới. Sở giao
dịch đã khai thác cả ba nguồn:
Nguồn chủ yếu nhất là các khách hàng truyền thống trên cơ sở nắm rõ
các chế độ, điều kiện cho vay của Sở giao dịch, đưa đến các yêu cầu vay vốn để
Sở giao dịch xem xét thẩm định và quyết định cho vay. Chính bởi vậy các cán bộ
tín dụng đã thường xuyên cung cấp cho các khách hàng của mình về các chế
độ, ưu đãi trong cho vay, tuy Sở giao dịch chưa tổ chức hẳn hội nghị khách
hàng nhưng điều này đã có những tác dụng tích cực trong quá trình tìm kiếm
dự án cho vay của Sở giao dịch.
Nguồn thứ hai là từ Hội sở ngân hàng Công thương phân xuống. Một số
khách hàng có nhu cầu vốn lớn có thể trực tiếp đưa yêu cầu vay vốn lên Hội sở
ngân hàng Công thương, căn cứ vào khả năng của các chi nhánh, Hội sở
thường giao cho họ thực hiện xem xét thẩm định các dự án (phương án) này
và đồng thời thực hiện tất cả các hoạt động khác liên quan. Sở giao dịch là chi
nhánh lớn nhất miền Bắc của ngân hàng Công thương, nên nhiều dự án lớn
của các Tổng Công ty đã được Hội sở tín nhiệm giao cho, như đối với trường
hợp của Tổng Công ty Bưu chính - viễn thông. Một mặt các Tổng Công ty cũng
có thể đưa các yêu cầu vay vốn tới Sở giao dịch như trên, nếu nhu cầu ấy vượt
mức phán quyết của Sở giao dịch thì Sở giao dịch sẽ trình lên Hội sở để xem
xét. Và sau khi xem xét, thường Hội sở giao lại (uỷ quyền) cho Sở giao dịch
thực hiện các hoạt động cho vay.
Nguồn thứ ba, là nguồn tự tìm kiếm. Thời gian qua, cán bộ tín dụng đã
chủ động tìm kiếm được một số phương án kinh doanh của các Tổng Công ty
để cho vay, tuy con số còn ít. Một số phương án kinh doanh của các đơn vị
thành viên Tổng Công ty tuy Sở giao dịch có hết nhưng do họ ở xa nên Sở giao
5 5