Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Luận văn thạc sỹ - Năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.28 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LÊ VĂN CÔNG

NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LÊ VĂN CÔNG

NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. MAI CÔNG QUYỀN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam đoan nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự
trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Lê Văn Công


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình triển khai viết luận văn, tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ của
các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô giáo Khoa Khoa học
quản lý và các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Mai Công Quyền
là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo UBND Huyện Kỳ Sơn
và Lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn đã hỗ trợ cung cấp dữ
liệu và tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Văn Công


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GDMN
GVMN

CBQL
NXB
GD&ĐT

Nghĩa của từ
Giáo dục mầm non
Giáo viên mầm non
Cán bộ quản lý
Nhà xuất bản
Giáo dục và Đào tạo


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1:

Khung năng lực của GVMN..............................................................35

Bảng 2.1:

Các trường mầm non trên địa bàn huyện Kỳ Sơn năm 2018..............45

Bảng 2.2:

Số giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2015-2018..46

Bảng 2.3:

Cơ cấu dân tộc và độ tuổi giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ
Sơn năm 2018....................................................................................46


Bảng 2.4:

Trình độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn năm
2018 - phân theo nhóm cốt cán/không cốt cán...................................47

Bảng 2.5:

Trình độ đào tạo của giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ
Sơn năm 2018...................................................................................47

Bảng 2.6:

Trình độ của giáo viên mầm non theo chức danh nghề nghiệp trên địa
bàn Huyện Kỳ Sơn.............................................................................48

Bảng 2.7:

Trình độ ngoại ngữ giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn năm 2018 . .30

Bảng 2.8:

Trình độ tin học của giáo viên mầm non trên địa bàn........................49

Bảng 2.9:

Mức độ đạt được của chuẩn giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn....50

Bảng 2.10:


Tỷ lệ trẻ mầm non đạt chuẩn tại Huyện Kỳ Sơn................................51

Bảng 2.11:

Kết quả điều tra yêu cầu kiến thức đối với GVMN huyện Kỳ Sơn đến
năm 2025...........................................................................................54

Bảng 2.12:

Kết quả điều tra yêu cầu kỹ năng đối với GVMN huyện Kỳ Sơn đến
năm 2025 ..........................................................................................37

Bảng 2.13:

Kết quả điều tra yêu cầu kỹ năng đối với GVMN huyện Kỳ Sơn đến
năm 2025...........................................................................................57

Bảng 2.14:

Kết quả thu phiếu điều tra thực trạng năng lực giáo viên mầm non...58

Bảng 2.15:

Kết quả điều tra kiến thức của GVMN huyện Kỳ Sơn.......................60

Bảng 2.16:

Kết quả điều tra kỹ năng của GVMN huyện Kỳ Sơn.........................62

Bảng 2.17:


Kết quả điều tra kỹ năng của GVMN huyện Kỳ Sơn.........................64

Bảng 2.18:

Tuyển dụng giáo viên mầm non huyện Kỳ Sơn.................................69

Bảng 2.19:

Luân chuyển, cho nghỉ việc, thôi việc giáo viên mầm non huyện Kỳ Sơn.........70


Bảng 2.20:

Tình hình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Kỳ Sơn. .70

Bảng 2.21:

Mức lương của giáo viên mầm non cao cấp.......................................72

Bảng 2.22:

Mức lương của giáo viên mầm non....................................................74

HÌNH
Hình 3.1:

Đề xuất quy trình đánh giá giáo viên mầm non cho Huyện Kỳ Sơn
.........................................................Error: Reference source not found



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LÊ VĂN CÔNG

NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2019


9

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kỳ Sơn là một huyện thuộc phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, với dân số hơn
33.000 người. Huyện Kỳ Sơn hiện có 10 trường mầm non (năm 2017 có 11 trường,
sau khi sáp nhập Bình Minh và Họa My trong cùng 1 xã còn 10 trường) với số cán
bộ giáo viên tính đến năm 2018 là 252 người trong đó 221 giáo viên (170 giáo viên
biên chế và 51 giáo viên hợp đồng). Phân bổ giáo viên giữa các trường mầm non
huyện Kỳ Sơn có sự khác nhau từ 13 đến 29 giáo viên/trường tùy theo địa bàn dân
cư của từng xã.
Chính quyền Huyện Kỳ Sơn và phòng Giáo dục Huyện trong những năm
qua đã quan tâm công tác giáo viên mầm non, kịp thời triển các chính sách phát
triển giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực của giáo viên mầm non tại
Huyện như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá…Những cố gắng của Chính

quyền Huyện đã phần nào giải quyết được vấn đề chất lượng giáo viên, cải thiện
chất lượng giáo dục mầm non tại 10 trường mầm non trên địa bàn Huyện. Tuy
nhiên, cho đến nay, năng lực của giáo viên mầm non của Huyện Kỳ Sơn còn
những hạn chế nhất định chiếu theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mâm non
(Quyết định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ GD&ĐT), đó là những
vấn đề chung của giáo viên mầm non trên địa bàn cả nước và cả những vấn đề
riêng của giáo viên mầm non Huyện Kỳ Sơn. Một số giáo viên mầm non Huyện
Kỳ Sơn hiện còn thiếu những kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, kiến thức về
chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức cơ sở chuyên ngành, kiến thức
về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức phổ thông về chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên
mầm non cũng còn yếu một số kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc trẻ, kỹ năng giao
tiếp đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng… Do đó, việc nâng cao năng lực cho
giáo viên mầm non huyện Kỳ Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì những
lý do trên, học viên chọn đề tài “Năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn huyện
Kỳ Sơn” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Xác định được khung nghiên cứu về


10

năng lực giáo viên mầm non; Xác định được yêu cầu về năng lực giáo viên mầm
non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn đến 2025; Đánh giá được thực trạng năng lực giáo
viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của các điểm yếu về năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện
Kỳ Sơn; Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực giáo viên
mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn.
Đối tượng của luận văn là năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện
Kỳ Sơn. Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực GVMN tại các trường mầm non
trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn (không nghiên cứu các nhóm trẻ độc lập) theo ba nội

dung gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Số liệu
thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2015 – 2018, số liệu sơ cấp thu thập trong tháng 3
năm 2019 và đưa ra giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON
Trong chương 1, luận văn trình bày khái niệm giáo viên mầm non; nhiệm vụ
và đặc điểm công việc của GVMN. Nội dung chính của chương 1 đó là tập trung
nghiên cứu về năng lực GVMN từ khái niệm năng lực GVMN; tiêu chí đo lường
năng lực GVMN; các yếu tố cấu thành năng lực GVMN.
Bảng 1.1: Khung năng lực của GVMN
I
1.1
1.2

Kiến thức
Hiểu biết chung về chính trị, kinh tế, VH XH liên quan đến giáo dục mầm non
Hiểu biết Luật giáo dục và những quy định của ngành về GDMN
Nắm được tình hình chính trị, kinh tế, VHXH của địa phương ảnh hưởng đến giáo dục
Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
Hiểu biết về cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non
Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của GVMN

1.3
Kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non

1.4

Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ
Hiểu biết về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ

Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu
Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Kiến thức về phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi mầm non;


11

I

II
2.1

2.2

2.3

2.4.

III
3.1

3.2

3.3

Kiến thức
Kiến thức về hoạt động vui chơi và tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;
Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non;
Kiến thức về phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ; phát triển tình cảm – xã hội

và thẩm mỹ cho trẻ
Kỹ năng
Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
Kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách theo tháng, tuần;
Kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;
Kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ và quản lý lớp học
Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của trẻ;
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục
Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng
Giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm với ngôn ngữ và hành vi phù
hợp với trẻ
Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ của trẻ;
Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
Đạo đức nghề nghiệp
Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ
Không phân biệt đối xử và chấp nhận sự đa dạng của trẻ
Biết tự kiềm chế và kiên nhẫn trong giáo dục trẻ mầm non
Luôn thân mật, ân cần, tận tụy, chu đáo đối với trẻ ở các độ tuổi khác nhau
Yêu nghề, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Yêu nghề, say mê với nghê, không ngại khó khăn, vất vả và sẵn sàng khắc phục

khó khăn
Có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc
Có ý thức tự học, không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân
Chấp hành luật pháp và chuẩn mực đạo đức
Chấp hành nghiêm luật pháp và những quy định của ngành, của trường mầm non
Chuẩn mực về đạo đức, tác phong, không có hành vi vi phạm những điều nhà giáo
không được làm

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của GVMN
Ngoài ra, trong chương 1, luận văn cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực GVMN bao gồm các yếu tố thuộc về bản thân GVMN; các yếu tố


12

thuộc về trường mầm non, các yếu tố thuộc chính quyền cấp huyện và các yếu
tố ảnh hưởng khác.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN KỲ SƠN
Trong chương 2, luận văn giới thiệu các trường mầm non và đội ngũ GVMN trên
địa bàn huyện Kỳ Sơn, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của GVMN trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn. Luận văn tập trung xác định yêu cầu về năng lực GVMN trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn đến năm 2025; Đánh giá thực trạng năng lực GVMN trên địa bàn Huyện,
so sánh thực trạng với yêu cầu, xác định khoảng cách giữa thực trạng và yêu cầu về năng
lực của GVMN trên toàn Huyện. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong năng lực GVMN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Bảng 2.15: Kết quả điều tra kiến thức của GVMN huyện Kỳ Sơn
I

1.1


1.2

1.3

1.4

Kiến thức
Hiểu biết chung về chính trị, kinh tế, VH
XH liên quan đến giáo dục mầm non
Hiểu biết Luật giáo dục và những quy định của
ngành về GDMN
Nắm được đặc thù tình hình chính trị, kinh tế,
VHXH của địa phương ảnh hưởng đến GD
Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
Hiểu biết về cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ
lứa tuổi mầm non
Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo
dục mầm non
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của
GVMN
Kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa
tuổi mầm non
Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban
đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ
Hiểu biết về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách

phòng bệnh và xử lý ban đầu
Kiến thức cơ sở chuyên ngành
Kiến thức về phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi
mầm non;
Kiến thức về hoạt động vui chơi và tổ chức hoạt
động chơi cho trẻ;
Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học cho

Điểm
của
GVMN
(2)

Điểm
của
Phụ
huynh
(3)

Điểm
thực
trạng
(4)

Thiếu hụt
so với yêu
cầu
(5)

3.69*


3.84

-

3.76

-1.02

3.73

3.90

-

3.81

-1.00

3.65

3.78

-

3.72

-1.03

3.99


4.03

3.87

3.99

-0.88

3.70

3.78

3.76

3.75

-1.10

4.08

4.12

-

4.10

-0.78

4.20


4.21

3.98

4.13

-0.76

4.00

4.06

3.88

3.98

-0.87

4.28

4.15

3.99

4.14

-0.76

4.00


4.05

3.73

3.93

-0.90

3.70

3.99

3.76

3.81

-1.04

4.03

4.05

4.02

4.03

-0.80

3,69


3,76

3,71

3,72

-1,01

3,85

3,86

3,66

3,79

-0,97

3,63

3,83

3,74

3,73

-1,03

3,65


3,65

3,69

3,66

-1,02

Điểm của
CBQL
trường
MN (1)


13
trẻ lứa tuổi mầm non;
Kiến thức về phát triển nhận thức và ngôn ngữ
của trẻ; phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ
cho trẻ

3,63

3,69

3,76

3,69

-1,00


Nguồn: Điều tra của tác giả
Bảng 2.16: Kết quả điều tra kỹ năng của GVMN huyện Kỳ Sơn
II

2.1

2.2

2.3

2.4.

Kỹ năng
Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc
giáo dục trẻ
Kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp
mình phụ trách theo tháng, tuần
Kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng
tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ
Kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để
thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động
chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm
bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ
Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ
sinh, an toàn cho trẻ
Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ
năng tự phục vụ

Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số
bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
trẻ và quản lý lớp học
Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
theo hướng tích hợp, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của trẻ
Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi vào
việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù
hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục
Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương
pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng
nghiệp, phụ huynh và cộng đồng
Giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần
gũi, tình cảm với ngôn ngữ và hành vi phù
hợp với trẻ
Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một
cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn
Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao
tiếp, ứng xử với cha mẹ của trẻ
Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh
thần hợp tác, chia sẻ.

Điểm của
CBQL
trường
MN (1)

Điểm

của
GVMN
(2)

Điểm
của Phụ
huynh
(3)

Điểm
thực
trạng
(4)

Thiếu
hụt so với
yêu cầu
(5)

3.81*

3.94

3.79

3.85

-0.96

4.08


4.10

3.92

4.03

-0.82

3.78

3.82

3.77

3.79

-1.00

3.58

3.88

3.69

3.72

-1.07

4.03


4.06

3.82

3.97

-0.87

4.15

4.18

3.92

4.08

-0.72

4.05

4.10

3.82

3.99

-0.87

3.88


3.91

3.73

3.84

-0.96

4.03

4.04

3.79

3.95

-0.92

3.71

3.79

3.67

3.72

-1.10

3.73


3.85

3.62

3.73

-1.06

3.65

3.74

3.68

3.69

-1.10

3.75

3.77

3.70

3.74

-1.14

4.07


4.16

4.05

4.09

-0.83

4.05

4.22

3.99

4.09

-0.91

4.03

4.13

4.00

4.05

-0.81

4.18


4.23

4.16

4.19

-0.81

4.03

4.08

4.04

4.05

-0.80

Nguồn: Điều tra của tác giả


14

Bảng 2.17: Kết quả điều tra đạo đức nghề nghiệp của GVMN huyện Kỳ Sơn

III

3.
1


3.
2

3.
3

Phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp

Điểm của
CBQL
trường
MN (1)

Điểm
của
GVMN
(2)

Điểm
của
Phụ
huynh
(3)

Điểm
thực
trạng
(4)


Thiếu
hụt so
với yêu
cầu
(5)

Yêu thương, tôn trọng và công
bằng với trẻ

4.48*

4.50

4.40

4.46

-0.54

Không phân biệt đối xử và chấp
nhận sự đa dạng của trẻ

4.50

4.53

4.50

4.51


-0.49

Biết tự kiềm chế và kiên nhẫn
trong giáo dục trẻ mầm non

4.45

4.47

4.26

4.39

-0.61

4.48

4.49

4.46

4.47

-0.53

4.42

4.50


4.57

4.49

-0.51

4.50

4.58

4.63

4.57

-0.43

4.45

4.60

4.50

4.52

-0.48

4.71

4.74


4.66

4.70

-0.30

4.70

4.72

4.64

4.69

-0.31

4.73

4.77

4.67

4.72

-0.28

Yêu nghề, tâm huyết, có tinh
thần trách nhiệm cao với công
việc
Yêu nghề, say mê với nghê,

không ngại khó khăn, vất vả và
sẵn sàng khắc phục khó khăn
Có tinh thần trách nhiệm và tận
tụy với công việc
Có ý thức tự học, không ngừng
phấn đấu nâng cao năng lực,
hoàn thiện bản thân
Chấp hành luật pháp và chuẩn
mực đạo đức
Chấp hành nghiêm luật pháp và
những quy định của ngành, của
trường mầm non
Chuẩn mực về đạo đức, tác phong,
không có hành vi vi phạm những
điều nhà giáo không được làm

Nguồn: Điều tra của tác giả
Cụ thể so với yêu cầu đặt ra đến năm 2025, những điểm yếu trong năng lực
GVMN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn bao gồm:


15

- Về kiến thức: GVNM huyện Kỳ Sơn hơi yếu hơn về “Hiểu biết chung về
chính trị, kinh tế, VH XH liên quan đến giáo dục mầm non”, đây là nhóm kiến thức
cần được tăng cường trong thời gian tới. Hơn nữa, các kiến thức cơ sở chuyên
ngành cũng có sự thiếu hụt cao như Kiến thức về hoạt động vui chơi và tổ chức hoạt
động chơi cho trẻ; Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học cho trẻ lứa tuổi mầm
non.
- Về kỹ năng: Bên cạnh những kỹ năng thiết hụt không cao thì có hai nhóm

kỹ năng thiếu hụt được coi là đáng kể là Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục
trẻ và Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ và quản lý lớp học. Hai nhóm kỹ
năng này đều có sự lệch so với yêu cầu ở các tiêu chí trên 1 điểm, và Huyện Kỳ Sơn
có đưa ra các giải pháp tăng cường kỹ năng thì phải tập trung vào nhóm này.
- Về phẩm chất đạo đức: Phầm chất “tự kiềm chế và kiên nhẫn trong giáo
dục trẻ mầm non” của giáo viên mầm non Huyện Kỳ Sơn chưa thật sự cao. Phẩm
chất “yêu nghề, say mê với nghề, không ngại khó khăn, vất vả và sẵn sàng khắc
phục khó khăn” của giáo viên mầm non ở đây vẫn cần được quan tâm hơn nữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng còn tồn tại một số điểm yếu trong
năng lực của đội ngũ GVMN của Huyện Kỳ Sơn. Một số nguyên nhân chính có thể
kể đến đó là nguyên nhân thuộc về chính quyền Huyện như: Bảng mô tả công việc
và Khung năng lực GVMN huyện Kỳ Sơn chưa được hoàn thiện và cụ thể hóa;
Công tác tuyển dụng; Công tác sử dụng GVMN; Công tác đào tạo, bồi dưỡng
GVMN; Công tác đánh giá sự thực hiện công việc của GVMN; Công tác tạo động
lực cho VMN. Ngoài ra còn có các nguyên nhân thuộc về các trường mầm non,
nguyên nhân từ bản thân GVMN và các nguyên nhân khách quan khác.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN
Trên cơ sở nguyên nhân của các điểm yếu đã phát hiện ở chương 2 cũng như
dựa trên mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực GVMN trên địa bàn


16

huyện Kỳ Sơn đến năm 2025, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cao
năng lực GVMN trên địa bàn Huyện. Các giải pháp đề xuất bao gồm:
- Hoàn thiện và cụ thể hóa các yêu cầu trong Khung năng lực.
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng GVMN, nâng cao chất lượng tuyển dụng .
- Sử dụng GVMN hợp lý, đảm bảo phát huy tối đa năng lực của giáo viên.
- Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GVMN.

- Hoàn thiện công tác đánh giá sự thực hiện công việc của GVMN.
- Nâng cao động lực làm việc của GVMN.
- Ngoài ra còn một số giải pháp khác đó là: Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo
dục đào tạo của Huyện; Đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trạng thiết bị và điều
kiện làm việc cho các trường mầm non và đội ngũ GVMN.
Chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị để nâng cao năng lực cho GVMN
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, cụ thể luận văn đã đề xuất kiến nghị với chính quyền
tỉnh Hòa Bình; kiến nghị với các trường mầm non trên địa bàn Huyện và một số
khuyến nghị với GVMN trong toàn Huyện.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LÊ VĂN CÔNG

NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. MAI CÔNG QUYỀN

HÀ NỘI - 2019


18


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề Giáo viên Mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không
chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây
là nghề làm vì “tình yêu”. Vì vậy, qua nhiều năm, Đảng và Chính phủ đã có
những chính sách đối với giáo viên mầm non và chỉ đạo các cấp các ngành triển
khai các chính sách này nhằm mục tiêu đảm bảo số lượng giáo viên và chất
lượng giáo viên mầm non, góp phần phát triển nguồn nhân lực tương lai của đất
nước qua hoạt động giáo dục.
Ngoài những vấn đề về số lượng giáo viên mầm non hiện này còn rất thiếu
thì vấn đề nâng cao chất lượng giáo viên hay nâng cao năng lực giáo viên mầm non
là cần thiết vì đối tượng học sinh mầm non là tương lai của đất nước, rất cần được
dạy dỗ, chăm sóc tốt, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Kỳ Sơn là một huyện thuộc phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, với dân số hơn
33.000 người. Huyện Kỳ Sơn hiện có 10 trường mầm non (năm 2017 có 11 trường,
sau khi sáp nhập Bình Minh và Họa My trong cùng 1 xã còn 10 trường) với số cán
bộ giáo viên tính đến năm 2018 là 252 người trong đó 221 giáo viên (170 giáo viên
biên chế và 51 giáo viên hợp đồng). Phân bổ giáo viên giữa các trường mầm non
huyện Kỳ Sơn có sự khác nhau từ 13 đến 29 giáo viên/trường tùy theo địa bàn dân
cư của từng xã.
Chính quyền Huyện Kỳ Sơn và phòng Giáo dục huyện trong những năm
qua đã quan tâm công tác giáo viên mầm non, kịp thời triển các chính sách phát
triển giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực của giáo viên mầm non tại
Huyện như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá…Những cố gắng của Chính
quyền Huyện đã phần nào giải quyết được vấn đề chất lượng giáo viên, cải thiện
chất lượng giáo dục mầm non tại 10 trường mầm non trên địa bàn Huyện. Tuy
nhiên, cho đến nay, năng lực của giáo viên mầm non của Huyện Kỳ Sơn còn
những hạn chế nhất định chiếu theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mâm non
(Quyết định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ GD&ĐT), đó là những



19

vấn đề chung của giáo viên mầm non trên địa bàn cả nước và cả những vấn đề
riêng của giáo viên mầm non Huyện Kỳ Sơn. Một số giáo viên mầm non Huyện Kỳ Sơn
hiện còn thiếu những kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, kiến thức về chăm sóc sức
khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức cơ sở chuyên ngành, kiến thức về phương pháp
giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
liên quan đến giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cũng còn yếu một số
kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc trẻ, kỹ năng giao tiếp đồng nghiệp, phụ huynh và cộng
đồng…
Từ những lý do trên, học viên nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết, với tư
cách là cán bộ phòng giáo dục Huyện Kỳ Sơn cần quan tâm, nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lực giáo viên mầm non của Huyện trong thời
gian tới. Vì vậy, học viên quyết định chọn vấn đề “Năng lực giáo viên mầm non
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn” cho luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế và chính sách.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có một số công trình nghiên cứu về giáo viên mẫu giáo mầm non như :
Luận văn của Bùi Thị Ngân (2010) nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh Điện Biên. Luận văn đã nghiên cứu quản lý
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, quản lý xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo, quản lý thực hiện chương trình nội dung bồi dưỡng
chuyên môn, quản lý hình thức phương pháp triển khai bồi dưỡng chuyên môn, Quản lý
việc giám sát, kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, Quản lý việc sử
dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng.
Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Loan (2011) về quản lý phát triển năng lực giáo
viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm
non. Luận án đã phân tích vấn đề theo cách tiếp cận mới đối với quản lý phát triển năng
lực cho GVMN theo cách tiếp cận kỹ năng nghề. Luận án đã đề xuất năng lực, kỹ năng

nghề của GVMN ở trình độ cao đẳng, phân tích nội dung quản lý phát triển năng lực cho
GVMN theo cách tiếp cận kỹ năng nghề nhằm góp phần phát triển năng lực của GVMN
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Luận án của Nguyễn Thị Bạch Mai (2011) phát về triển đội ngũ giáo viên


20

mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh
Tây Nguyên. Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển phát
triển đội ngũ giáo viên mầm non tại các tỉnh Tây Nguyên; phân tích được các yếu tố
ảnh hưởng, nguyên nhân của thực trạng, xây dựng cơ sở thực tiễn góp phần đề xuất các
giải pháp phát triển phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu
của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học xây dựng chính sách tuyển chọn, sử dụng,
đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên mầm non hợp lý với đặc thù riêng của các
tỉnh Tây nguyên để đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non các tỉnh Tây Nguyên.
Tác giả Lê Thị Mùi (2014) viết về “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên
mầm non huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa” đã phân tích thực trạng và đề xuất các giải
pháp nâng cao các kỹ năng cho giáo viên, gồm: lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ,
tổ chức các hoạt động chăm sóc, tổ chức các hoạt động giáo dục, tăng cường tuyên
truyền cho cha mẹ học sinh.
Tác giả Nguyễn Thị Mùi (2016) vết về Biện pháp quản lý hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non trong trường mầm non Ánh Sao, quận Long Biên - Hà Nội. Luận văn đã
phân tích những ưu điểm, hạn chế của quản lý hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm
non Ánh Sao, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của
GVMN về công tác tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non và đẩy mạnh
công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ của giáo viên trong
trường.

Có một số luận văn, luận án đã nghiên cứu về giáo viêm mầm non nhưng
hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về Năng lực giáo viên mầm non trên
địa bàn Huyện Kỳ Sơn. Tác giả luận văn chọn vấn đề này để góp phần nhỏ vào
việc đề xuất các giải pháp cho chính quyền Huyện Kỳ Sơn trong nâng cao năng
lực GVMN trên địa bàn Huyện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Xác định được khung nghiên cứu về năng lực giáo viên mầm non.
- Xác định được yêu cầu về năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện


21

Kỳ Sơn đến 2025.


22

- Đánh giá được thực trạng năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện
Kỳ Sơn, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu về
năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn.
- Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực giáo viên
mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ
Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực giáo viên
mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn theo ba nội dung gồm kiến thức, kỹ năng và
thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Về không gian: Nghiên cứu tại các trường mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ
Sơn (không nghiên cứu các nhóm trẻ độc lập).
Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 2015 – 2018, số liệu sơ cấp
thu thập trong tháng 3 năm 2019 và đưa ra giải pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu

Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo viên
Năng
Kết
mầm
lực
quảnon
giáo
côngviên
việcmầm
của giáo
non viên mầm non và kết quả giáo dục
- Yếu tố thuộc giáo viên
- Kiến
- Kếtthức
quả công việc của giáo viên
- Yếu tố thuộc trường mầm non
- Kỹ
- Kết
năng
quả giáo dục của trường mầm non
- Yếu tố thuộc chính quyền cấp huyện - Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Yếu tố khác



23


24

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp, cụ thể:
- Nguồn thông tin thứ cấp từ các tài liệu, luận văn, luân án về chất lượng,
năng lực cán bộ, giáo viên, các báo cáo về chức năng, nhiệm vụ, bản mô tả công
việc của giáo viên, điều lệ trường mầm non, định hướng phát triển của Chính quyền
Huyện Kỳ Sơn đối với các trường mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn giai đoạn
đến 2025.
- Nguồn thông tin sơ cấp: thông qua phương pháp điều tra.
Điều tra yêu cầu năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn
qua khảo sát 10 cán bộ Huyện (Lãnh đạo Huyện và cán bộ phòng giáo dục) và 40
cán bộ quản lý trường mầm non (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là cán bộ tổ chức).
Điều tra thực trạng năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn.
Phiếu điều tra phát cho 40 cán bộ quản lý trường mầm non (hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng là cán bộ tổ chức), 100 giáo viên các trường mầm non trên địa bàn Huyện,
thu về được 78 phiếu có đủ thông tin; 120 phụ huynh các cháu học sinh tại các
trường mầm non của Huyện, thu về được 90 phiếu có đủ thông tin.
Các câu hỏi điều tra về yêu cầu và thực trạng năng lực GVMN thống nhất
với nhau. Điều tra sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ yêu cầu năng lực
cũng như thực trạng năng lực. (Xem Phụ lục: Mẫu phiếu điều tra).
- Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích vấn đề một cách có hệ
thống. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp truyền thống như so sánh, thống
kê, luận giải, nghiên cứu tại bàn để nghiên cứu về năng lực giáo viên mầm non.
Dữ liệu sơ cấp được xử lý qua phần mềm Excel.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn được cấu trúc theo 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực giáo viên mầm non
Chương 2: Đánh giá năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực giáo viên mầm non trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn


25

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Giáo dục mầm non và giáo viên mầm non
1.1.1. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam. “Giáo dục mầm non có nhiệm vụ thu hút trẻ từ
3 tháng đến 6 tuổi để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Mục tiêu
của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”
(Theo Điều 21và Điều 22 - Luật Giáo dục 2005).
Tác giả Đinh Văn Vang (2015) trong Giáo trình Giáo dục học mầm non
(NXB Giáo dục Việt Nam) định nghĩa “Giáo dục mầm non hay còn gọi là Sư phạm
mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là cấp học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức,
tình cảm xã hội và thẩm mỹ”.
Hệ thống GDMN gồm: các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), các giáo viên
mầm non (GVMN) và các chương trình GDMN.
Giáo dục mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con
người vì:
- Qua giáo dục mầm non, trẻ sẽ nhận được sự chăm sóc nuôi dưỡng và giáo

dục một cách khoa học, điều đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt
từ thể chất, trí tuệ, nhân cách.
- GDMN tạo môi trường hoạt động và vui chơi để trẻ có thể phát triển tâm
lý và những nét tính cách cơ bản trong nhân phẩm của trẻ. Trẻ mầm non rất nhạy
cảm với tác động bên ngoài, trong đó có các tác động giáo dục, do đó trường mầm
non là nơi giáo dục bài bản và tốt nhất cho trẻ.
- Chuẩn bị cho trẻ mọi mặt về thể lực, đạo đức, trí tuệ…. tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình


×