Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO và PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.94 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO và PTNT VIỆT
NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG
LONG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long
Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành
NHNo&PTNT Việt Nam và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT, có
trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội.
Sở giao dịch I được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày
16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng chủ yếu
là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm
văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp
thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông
nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc... Ngày 01/04/1991,
SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới hành lập, SGD I chỉ có hai phịng
ban: Phịng Tín dụng và Phịng Kế tốn cùng một Tổ kho quỹ.
Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc NHNo&PTNT
đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hịa vốn, thực hiện
quyết tốn tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Trong
các năm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ, SGD I đã giúp thực hiện tốt
cơ chế khốn tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố
phía Bắc. Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn và thực
hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi
của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay đối với mọi
thành phần kinh tế.
Ngồi ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện
chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp


tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và
ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNT


Việt Nam.
Từ ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT
Thăng Long. Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của
Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc chuyển và đổi tên
Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Thăng Long
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long có: 11 phòng nghiệp vụ, 9 chi
nhánh cấp II, 2 phòng giao dich trực thuộc chi nhánh cấp I, 5 phòng giao dịch
trực thuộc chi nhánh cấp II. Tuy vậy, do hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch
mới khai trương và đi vào hoạt động vài năm gần đây, nên cịn gặp nhiều khó
khăn về trụ sở, trang thiết bị cũng như về cán bộ. Tính đến thời điểm
31/12/2005 số lượng cán bộ của chi nhánh là 255 người tăng 14 người so với
năm 2004, trong đó có 79 cán bộ tín dụng.
Đến 31/12/2005 chi nhánh có mơ hình tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long


Các phịng chun mơn nghiệp vụ, chi nhánh và phịng giao dịch trực
thuộc chi nhánh Thăng Long thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc phân định chức
năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban và sự mở rộng mạng lưới chi nhánh,
phịng giao dịch đã góp phần rất lớn vào thành công của chi nhánh trong thời
gian qua.
Các chi nhánh, phòng giao dịch:
Chi nhánh cấp 2:
- Chi nhánh Tây Sơn có trụ sở giao dịch: số 157 Phố Tây Sơn - Phường
Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội.

- Chi nhánh Trung Yên


- Chi nhánh Định Cơng có trụ sở giao dịch: Nhà CT5 - Khu đô thị Định
Công.
+ PGD Số 1.
- Chi nhánh Láng Thượng có trụ sở giao dịch: số 31 phố chùa Láng - phường
Láng Thượng - quận Đống Đa - Hà Nội.
+ PGD Nguyễn Phong Sắc.
- Chi nhánh Chợ Mơ có trụ sở giao dịch: số 486 phố Bạch Mai - phường
Trương Định - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
+ PGD Kim Đồng.
+ PGD Trương Định.
- Chi nhánh Nguyễn Khuyến có trụ sở giao dịch: số16A phố Nguyễn
Khuyến - Phường Văn Miếu - Quận Đống Đa - Hà Nội.
- Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu có trụ sở giao dịch: số 23B - Nguyễn Đình
Chiểu - phường Nguyễn Du - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
+ PGD Số 2.
+ PGD Số 3.
- Chi nhánh Hàm Long
- Chi nhánh Phan Đình Phùng có trụ sở giao dịch: 17A phố Phan Đình Phùng
- Phường Quán Thánh - quận Ba Đình - Hà Nội.
+ PGD Nguyễn Chí Thanh.
Phịng giao dịch:
- Phòng giao dịch Hàng Gà.
- Phòng giao dịch Bờ Hồ.
2.1.2.2. Hoạt động chủ yếu của chi nhánh Thăng Long

 Huy động vốn:
- Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn của

các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần trong và nước ngoài bằng đồng Việt
Nam và đồng ngoại tệ.


- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính
trong nước theo quy định của NHNo&PTNT.
 Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại
tệ đối với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá
nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Các hình thức cho vay, thời hạn vay, lãi st, phí suất tín dụng, hình thức
đảm bảo được thoả thuận gữa khách hàng và ngân hàng, phù hợp với các quy
định của NHNo&PTNT Việt Nam.
 Kinh doanh ngoại hối
- Chi nhánh được phép huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán
quốc tế và các dich vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của
chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT.
 Các dịch vụ tài chính khác
- Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín
dụng, két sắt, nhận cất gữi, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh tốn,
nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong
và ngồi nước được NHNo&PTNT cho phép.
Ngồi ra chi nhánh cịn thực hiện chức năng cân đối điều hoà vốn kinh
doanh nội tệ đối với các chi nhánh của NHNo&PTNT trực thuộc địa bàn, hạch

toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT, đầu tư
theo các hình thức: hùn vốn, liên doanh và một số hoạt động khác theo quy định
của NHNo&PTNT Việt Nam.


2.1.3. Thực trạng hoạt động của chi nhánh Thăng Long trong những năm
gần đây
2.1.3.1. Công tác nguồn vốn

Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
NHNo&PTNT với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, tuy nhiên hoạt động
huy động vốn ở khu vực nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng nhu cầu
cho vay thì NHNo&PTNT đã đang và sẽ phải tăng cường hoạt động huy động
vốn, trong đó hướng tới khu vực các đơ thị lớn là việc làm tất yếu.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến 2005
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
I.Phân loại theo thời gian
1.Tiền gửi không kỳ hạn
2.Tiền gửi có kỳ hạn < 12Th
3.Tiền gửi có kỳ hạn >12Th
4.Tiền vay TCKT=12Th
5.TK, kỳ phiếu 24Th ĐP
II Phân theo đồng tiền
Nội tệ
Ngoại tệ
III Phân theo thành phần kinh tế
1.Tổ chức kinh tế, xã hội
2.Dân cư

4.Tiền gửi, tiền vay khác

Năm 2003
Số
Tỷ
tiền
6,998

Năm 2004
Số
Tỷ

trọng
tiền
100.0% 8253

Năm 2005
Số
Tỷ

trọng
tiền
100.0% 7451

trọng
100.0%

3,680
1,222
897

1,150
49

52.6%
17.5%
12.8%
16.4%
0.7%

4266
1346
1311
1250
80

51.7%
16.3%
15.9%
15.1%
1.0%

3787
1529
1072
900
163

50.8%
20.5%
14.4%

12.1%
2.2%

6,096
902

87.1%
12.9%

7059
1194

85.5%
14.5%

6286
1165

84.4%
15.6%

2912
1102
2680

41.6%
15.7%
38.3%

4227

993
3033

51.2%
12.0%
36.8%

3879
1156
2416

52.1%
15.5%
32.4%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long)
Nhận xét: Nguồn vốn huy động của chinh nhánh năm 2004 tăng rất mạnh
so với năm 2003 (tăng23%), năm 2005 tổng nguồn huy động là 7451 tỷ đồng
giảm 9,7% so với năm 2004. Trong đó, vốn huy động được chủ yếu là VND.
Năm 2003 nguồn vốn nội tệ chiếm 87.1%, năm 2004 tỷ lệ này là 85.5% và năm
2005 chiếm 84.4%.


Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã
hội, và một phần không nhỏ từ vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác. Tuy
nhiên vốn huy động từ dân cư lại giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy
động theo các năm. Nhìn vào cơ cấu vốn theo thời hạn ta thấy tỷ trọng vốn vay
các tổ chức kinh tế =12Th khá lớn, cho thấy chi nhánh Thăng Long có mối quan
hệ rất tốt với các doanh nghiệp có qui mơ sản xuất lớn, có lợi nhuận cao.
Giá vàng tăng cao và USD, EURO biến động mạnh làm ảnh hưởng trực

tiếp đến ý muốn gửi tiền tiết kiệm của một bộ phận dân cư. NHNo&PTNT
Thăng Long có một thuận lợi rất lớn đó là chi nhánh của một ngân hàng quốc
doanh, có uy tín và mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Nhưng trong những năm
gần đây, các NHTM cổ phần hoạt động trên cùng địa bàn cũng đã dần tạo được
chỗ đứng trên thị trường tiền tệ, hơn nữa mức lãi suất huy động của họ thường
cao hơn mức lãi suất huy động của NHNo nên đã thu hút được một bộ phận
khách hàng vốn là khách hàng cũ của chi nhánh.
Tuy vậy, do luôn ý thức được vai trị của cơng tác huy động vốn đối với
sự phát triển của chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT, biết phát huy lợi
thế của mình, có những biện pháp tiếp cận khách hàng thích hợp như tổ chức
nhiều chương trình khuyến mãi giải thưởng lớn, tăng cường cung cấp các dịch
vụ tiện ích như thu chi tại điểm, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp,
cung cấp dịch vụ thẻ... nên trước những biến động của môi trường kinh doanh,
chi nhánh vẫn thu hút được lượng vốn khá lớn đảm bảo cho hoạt động tín dụng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng có rủi ro cao nhất của
NHTM. Trong năm 2005 doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh bị
giảm sút so với năm 2004.
Bảng 2: Kết quả cho vay, thu nợ của chi nhánh Thăng Long qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng)


Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Chỉ tiêu

Số tiền
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn

3787
3030
534
223
2877
2615
205
58

Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng
9063
6741
1305
1017
7565
5599
1113
853

239.3%

222.5%
244.4%
456.1%
262.9%
214.1%
542.9%
1470.7%

6608
5384
967
257
7326
6052
1028
246

72.9%
79.9%
74.1%
25.3%
96.8%
108.1%
92.4%
28.8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)
Biểu đồ 1: Doanh số cho vay phân loại theo thời hạn tín dụng
Nhận xét: Ta thấy doanh số cho vay năm 2004 tăng mạnh so với năm
2003, nhưng năm 2005 doanh số cho vay lại giảm mạnh so với năm 2004. Năm

2003 doanh số cho vay là 3787 tỷ đồng, năm 2004 là 9063 tỷ đồng (tăng
239.3%), năm 2005 doanh số cho vay 6608 tỷ đồng (giảm 27.1%) so với năm
2004. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 tăng tăng so với năm
2004, tương ứng là tỷ trọng vay trung, dài hạn giảm. Doanh số thu nợ năm
2004, năm 2005 rất cao do các món vay ngắn hạn năm 2004 chiếm đến đến hơn
74% và 81% vào năm 2005. Kết quả không mấy khả quan của năm 2005 dẫn
đến dư nợ tín dụng năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004. Thực trạng này do
hai nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, mơi trường kinh doanh có nhiều biến động khơng thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn của
khách hàng giảm.
Thứ hai, do tăng trưởng tín dụng năm 2004 tăng rất mạnh và nợ phải thu
hồi năm 2005 lớn nên trong năm 2005 ngân hàng phải tập trung nhiều vào việc
kiểm tra giám sát và thu hồi nợ đến hạn. Công việc này đã làm cho việc tìm
kiếm khách hàng và xét duyệt cho vay mới bị ảnh hưởng.


Bảng 3: Cơ cấu đầu tư qua các năm của chi nhánh Thăng Long
(đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Theo thành phần kinh tế
1.DNNN
2.Doanh nghiệp (luật doanh ngiệp)
- Cty cổ phần
- Cty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân
3.Hợp tác xã
4.Doanh nghiệp nước ngoài
5.Cá nhân, hộ sản xuất


Năm 2003
Số
Tỷ

Năm 2004
Số
Tỷ

tiền
1845

trọng
100.0%

tiền
3343

1118
382
134
210
38
0
0
219

60.6%
20.7%
7.3%

11.4%
2.1%
0.0%
0.0%
11.9%

1652
1106
332
719
55
0
0
585

Năm 2005
Số
Tỷ

trọng
tiền
100.0% 2675
49.4%
33.1%
9.9%
21.5%
1.6%
0.0%
0.0%
17.5%


1183
984
366
617
0.9
0
0
506

trọng
100.00%
44.22%
36.78%
13.68%
23.07%
0.03%
0.00%
0.00%
18.92%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)
Nhận xét : Xem xét cơ cấu dư nợ của chi nhánh ta thấy là dư nợ của các
doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, đó là do chi nhánh hoạt động
trên địa bàn thành phố phục vụ chủ yếu cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp
và các DNNN là những khách hàng đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Tuy


nhiên, chúng ta cũng thấy là tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Năm 2003 dư
nợ của DNNN chiếm tới 60.6%, năm 2004 giảm còn 49.4%, năm 2005 loại hình

doanh nghiệp này chỉ cịn chiếm 44.22%. Tỷ trọng dư nợ của DNNQD tăng
nhanh đặc biệt là của công ty cổ phần, trái ngược lại là sự giảm sút mạnh của
thành phần kinh tế tư nhân. Tình trạng này là do trong những năm gần đây Nhà
nước chủ trương đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, số
lượng các công ty cổ phần được thành lập mới cũng tăng mạnh. Bên cạnh việc
tăng nhanh số lượng các cơng ty cổ phần thì cổ phần hố cũng làm cho tình hình
tài chính của cơng ty cổ phần được minh bạch hơn, hoạt động hiệu quả hơn nên
việc xem xét cho vay cũng dễ dàng hơn. Doanh số cho vay, dư nợ của loại hình
doanh nghiệp này ngày càng tăng.
Tính tới thời điểm 31/12/2005 DNNN đang có quan hệ tín dụng với chi
nhánh Thăng Long là 44 doanh nghiệp, có dư nợ là 1183 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ
chiếm 44.22%. Tổng dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi
nhánh là 984 tỷ đồng. Trong việc đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngồi
quốc doanh việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay là
khó khăn nhất nên cũng phần ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng của loại hình
doanh nghiệp này.
Bảng 4: Tình hình dư nợ xấu của chi nhánh
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Dư nợ xấu
Dư nợ xấu/Tổng dư nợ

Năm 2004
3342899
24275
0.73%

Năm 2005
2674697

142572
5.33%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng)
Đánh giá chất lượng tín dụng năm 2005:
 Nợ nhóm 3: 37,828 triệu đồng, chiếm 1.4% tổng dư nợ, chiếm 26% dư nợ
xấu
 Nợ nhóm 4: 129 triệu đồng, chiếm 0.09% tổng dư nợ xấu


 Nợ nhóm 5: 104,615 triệu đồng, chiếm 3.9% tổng dư nợ, chiếm 74% dư nợ
xấu. Nếu chỉ nhìn vào các con số thì tình hình nợ xấu của chi nhánh trong
năm 2005 đáng cảnh báo. Có rất nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhưng
chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Đối với nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4: Nguyên nhân phát sinh là do các
biến động về giá cả của thị trường làm cho việc thực hiện phương án kinh doanh
khơng đúng như dự kiến vì vậy gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn trả nợ ngân
hàng khi đến hạn. Ngoài ra cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng
thường gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng
kỳ hạn nên phải chuyển nợ xấu.
- Đối với nợ xấu nhóm 5: Đây là nhóm khách hàng do một số lý do bất
khả kháng không thể trả nợ ngân hàng như công ty TNHH Việt Tiến với dư nợ
1,300 triệu đồng (món nợ có tài sản đảm bảo). Công ty TNHH công nghệ Việt
Mỹ với dư nợ 103,302 triệu đồng, đây là món nợ xấu có tỷ trọng lớn nhất trong
tổng dư nợ xấu của chi nhánh. Do trong năm 2005 tình hình bão lụt ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy khơng có nguồn thu trả
nợ.
Việc xử lý thu hồi nợ của chi nhánh cịn những khó khăn như: Mối quan
hệ với cấp uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị đồn thể có liên
quan trong việc cho vay thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay chưa

được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao. Việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng
chưa được đồng bộ nên rất hạn chế trong việc phát mại tài sản để thu nợ. Mặt
khác, do ý thức chấp hành pháp luật khơng nghiêm nên cịn có các con nợ chây
ỳ, việc thu hồi nợ quá hạn đã xử lý có kết quả khơng đáng kể.


2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH THĂNG
LONG
2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long
Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Thăng Long
trong ba năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Dư nợ tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long qua các năm
(đơn vị: tỷ
đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
DN lớn
DNVVN
Cho vay khác

Năm 2003
Số tiền
%
1845
1137
582
126

100.0%
61.6%

31.5%
6.8%

Năm 2004
Số tiền
%
3343
1594
1270
482

100.0%
47.7%
38.0%
14.4%

Năm 2005
Số tiền
%
2675
1243
1019
413

100.0%
46.5%
38.1%
15.4%

Tăng (giảm)

Tuyệt đối Tương đối
-668
-351
-251
-69

-20.0%
-22.0%
-19.8%
-14.3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng DNVVN so với các thành phần khác
Nhận xét: Để duy trì được một tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn qua các
năm là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp và ngân hàng cũng khơng là
ngoại lệ. Nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bởi các yếu tố khách quan mà doanh
nghiệp khơng kiểm sốt được. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: tỷ trọng dư nợ


DNVVN trên tổng dư nợ tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng này vẫn thấp hơn so
với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được
cấp tín dụng nhiều gấp nhiều lần các doanh nghiệp lớn nhưng vì đa số các món
vay nhỏ, và vay ngắn hạn chi trả trong năm nên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín
dụng khơng nhanh. Dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm 2005 giảm so với năm
2004 là 251 tỷ đồng tương ứng giảm 19.8%. Tốc độ giảm này nhỏ hơn tốc độ
giảm dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn cho thấy xu hướng dịch chuyển tín dụng
đang nghiêng về phía các DNVVN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn vẫn giữ
một vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long. Chi
nhánh Thăng Long đang có quan hệ tín dụng với 44 DNNN có dư nợ là 1177 tỷ
đồng (chiếm 44.22% tổng dư nợ), 7 doanh nghiệp xếp loai DNVVN chỉ có dư

nợ là 245,406 triệu đồng, chiếm 9.15% tổng dư nợ.
Bảng 6: Số lượng DNVVN còn dư nợ năm 2005
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
1.DNNN
2.Công ty TNHH
3.Công ty cổ phần
4.Doanh nghiệp tư nhân
5.Công ty hợp danh
6.DN có vốn ĐTNN
7.Hợp tác xã
8.Hộ kinh doanh cá thể
Tổng cộng

DN có quan hệ tín dụng
7
98
42
10
0
0
1
264

Dư nợ cho vay
245,406
329,533
252,779
6,392
0

0
200
185.107
1019,417

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)
Nhận xét: Công ty TNHH, công ty cổ phần, DNNN là những khách hàng
chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của các
DNVVVN. Số lượng công ty cổ phần, công ty TNHH tăng rất nhanh trong
những năm gần đây và đối tượng khách hàng này vẫn sẽ là những khách hàng
tiềm năng của ngân hàng.


Thương mại và dịch vụ là ngành được các DNVVN tham gia kinh doanh
mạnh nhất và dư nợ tín dụng của ngành này cũng chiếm số lượng lớn nhất trong
tổng dư nợ tín dụng của các DNVVN. Sau đây là dư nợ tín dụng của một số
ngành nghề chủ yếu theo báo cáo tín dụng năm 2005:
- Thương mại và dịch vụ : 1,221,807 triệu đồng
- Công nghiệp và xây dựng: 492,996 triệu đồng
- Ngành khác: 530,161 triệu đồng
Cùng với đà tăng trưởng của đất nước lĩnh vực thương mại và dich vụ,
xây dựng, sẽ là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, việc ra nhập dễ dàng
trong các ngành này càng làm sự cạnh tranh thêm quyết liệt và khơng ít những
doanh nghiệp sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Thực tế này địi hỏi cán bộ tín
dụng phải rất cẩn trọng trong cho vay, cấp tín dụng cho đúng đối tượng, hạn chế
rủi ro cho ngân hàng.
Bảng 7: Dư nợ tín dụng phân loại theo thời hạn tín dụng và loại tiền
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ

Ngắn hạn
1. Nội tệ
2. Ngoại tệ
Trung, dài hạn
1. Nội tệ
2. Ngoại tệ

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
582
1270
1019
417
869
660
376
691
605
41
178
55
165
401
359
162
392
351
3
9
8


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)
Nhận xét: Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ của NHTM bao
giờ cũng chiếm tỷ lệ cao, thường lớn hơn 60%. Năm 2003 dư nợ tín dụng ngắn
hạn chiếm 71.6%, năm 2004 tỷ lệ này là 68.4%, năm 2005 giảm xuống còn
65%. Các số liệu này cho thấy tín dụng trung và dài hạn của các DNVVN có xu
hướng được cải thiện rõ rệt. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vay vốn
dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh càng tăng lên. Tuy vậy, cho vay trung,
dài hạn thường là những món vay có giá trị lớn, thời gian dài nên có rủi ro cao


hơn là cho vay ngắn hạn. Các ngân hàng thường địi hỏi phải có tài sản thế chấp
để đảm bảo cho những khoản vay trung và dài hạn. Nhiều DNVVN do qui mô
vốn chủ sở hữu thấp, phương án sản xuất kinh doanh còn chưa đựơc xây dựng
chặt chẽ nên ngân hàng không dám cấp vốn. Nếu doanh nghiệp cải thiện được
những vướng mắc trên thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn sẽ tăng trưởng hơn
nữa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ở chi nhánh Thăng Long chủ yếu là
vay bằng nội tệ, bởi số DNVVN hoạt động kinh doanh liên quan tới xuất nhập
khẩu không nhiều, vay ngoại tệ chỉ chiếm khoảng dưới 10% tổng dư nợ.
2.2.2. Chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long
Bảng 8: Dư nợ xấu của DNVVN ở chi nhánh Thăng Long
(đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu

Năm 2003
Số tiền Tỷ trọng

Năm 2004
Số tiền


Năm 2005

Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

DN lớn

18,960

69.9%

11,230

50.4% 104,615

73.4%

DNVVN

10,855

20.9%

10,160

35.3%

27,125

19.0%


Vay khác

3,037

9.2%

2,885

14.4%

10,832

7.6%

32,852

100.0%

24,275

100.0% 142,572

100.0%

Tổng dư nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)


Biểu đồ 3 : Dư nợ xấu của DNVVN ở chi nhánh Thăng Long


Nhận xét: Doanh nghiệp lớn có dư nợ lớn nhất và cũng chiếm tỷ trọng nợ
xấu là cao nhất. Tuy vậy, chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp lớn trong
các năm 2003, 2004 rất tốt. Xét riêng trong các năm 2003, 2004 thì nợ xấu trên
dư nợ cho vay của các doanh nghiệp lớn thấp hơn các DNVVN: năm 2003 là
1.67%, năm 2004 là 0.7%. Năm 2005 tỷ lệ này tăng cao lên đến 8.4%, nguyên
nhân là do món nợ xấu của cơng ty TNHH cơng nghệ Việt Mỹ giá trị 103,302
triệu đồng (chiếm đến 72.04% tổng dư nợ xấu). Các DNVVN tỷ lệ nợ xấu trên
dư nợ cho vay cao hơn mức bình quân chung trong năm 2003, năm 2004, cụ thể
như sau: năm 2003 tỷ lệ này là 1.86% năm 2004 là 0.8%, trong năm 2005 là
2.6% thấp hơn mức bình quân chung là 2.7%. Kết quả này cho thấy chất lượng
tín dụng DNVVN ở chi nhánh Thăng Long khá tốt và ổn định.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH
THĂNG LONG
2.3.1. Kết quả
NHNo&PTNT Việt Nam được nhiều người biết đến là một ngân hàng có
mạng lưới rộng nhất phân bố trên phạm vi cả nước và cũng là ngân hàng có số
lượng khách hàng lớn nhất. Danh mục cho vay của NHNo&PTNT chủ yếu tài
trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, là ngân hàng chủ lực
trong lĩnh vực tài chính ở nơng thơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào báo cáo tín dụng
của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long chúng ta sẽ thấy khách
hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất trong tổng dư nợ


tín dụng (khoảng trên 80%) cịn cao hơn một số ngân hàng khác hoạt động trên
cùng địa bàn. Điểm khác biệt này của chi nhánh Thăng Long là do chi nhánh
nằm trong khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, chính địa bàn hoạt động đã tạo
nên kết cấu danh mục khách hàng cho một ngân hàng. Chính sách tín dụng của
chi nhánh Thăng Long là hướng tới những khách hàng lớn kinh doanh có hiệu

quả, tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với những khách hàng nhỏ nhiều
tiềm năng cũng là một nhân tố quan trọng mang lại thành công cho chi nhánh
trong thời gian vừa qua.
Để đứng vững và phát triển được trên địa bàn Hà Nội, cán bộ công nhân
viên của chi nhánh Thăng Long ln lỗ lực khơng ngừng để thực hiện tốt chính
sách tín dụng của NHNo&PTNT và các chỉ tiêu mà chi nhánh đặt ra. Hoạt động
tín dụng DNVVN tại chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
Về qui mơ tín dụng: Trong thời gian vừa qua, mở rộng mạng lưới chi
nhánh, phòng giao dịch kết hợp với chính sách khách hàng phù hợp đã đem đến
cho chi nhánh Thăng Long nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số
lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng được tăng lên qua các năm, dư nợ
tín dụng của các DNVVN năm 2004 tăng trưởng rất mạnh, năm 2005 có giảm
nhưng có xu hướng giảm ít hơn so với dư nợ của các thành phần khác. Cùng với
sự tăng trưởng về quy mơ tín dụng, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, lĩnh
vực kinh tế ngày càng đa dạng, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng dần qua
các năm.
Về chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN ln là
điều mà nhiều cán bộ tín dụng phải lo lắng. Nhưng thực tế, mức dư nợ xấu của
các DNVVN trong các năm qua luôn ở mức cho phép. Đây là một thành công
rất lớn của ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá và kiểm tra khách hàng.
Hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng với nhiều phương thức cho vay
linh hoạt đã góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh, thu hút nhiều doanh
nghiệp muốn thiết lập quan hệ tín dụng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân


2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với

khả năng của chi nhánh, thể hiện:
Quy mơ tín dụng: Doanh số cho vay, dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong hai năm 2003, 2004 tăng rất mạnh. Năm 2005 cả hai chỉ tiêu này
đều giảm. Mặc dù dư nợ tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm ít hơn so
với các đối tượng khách hàng khác, nhưng so với các ngân hàng trên cùng địa
bàn tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN trong tổng dư nợ cịn thấp, chưa bằng mức
bình quân chung của khu vực Hà Nội.
Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực nhà
nước số lượng ít nhưng dư nợ cho vay chiếm đến 25%, cho chúng ta thấy doanh
nghiệp nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh. Dư nợ tín
dụng khu vực ngồi quốc doanh còn thấp mặc dù số lượng lớn. Nhu cầu vay
vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp
chưa tiếp cận được vốn của ngân hàng. Thành phần doanh nghiệp tư nhân khá
đông đảo nhưng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh rất ít. Chi
nhánh khơng có quan hệ tín dụng với cơng ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi. Trong thời gian tới, chi nhánh Thăng Long cần có những
biện pháp thích hợp để thu hút những khách hàng tiềm năng này.
Phương thức cho vay: Phương thức cho chưa đáp ứng được những nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. NHNo&PTNT chưa có phương thức cho
vay luân chuyển, hoạt động cho vay thấu chi, tài trợ cho dự án của các DNVVN
cũng rất hạn chế. Sự gắn kết sản phẩm tín dụng với các sản phẩm khác của ngân
hàng cịn chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn đối với các khách hàng nói chung và đối
với DNVVN cịn thấp. Nhiều DNVVN có nhu cầu đầu tư lớn, nhưng doanh
nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Yêu cầu về tài sản đảm


bảo cho các món vay trung và dài hạn đã hạn chế nhiều doanh nghiệp được cấp
vốn, cho dù phương án sản xuất kinh doanh được đánh giá là có tính khả thi.
Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh thể hiện

qua chỉ tiêu dư nợ xấu, nợ quá hạn so với các khách hàng khác là tương đối ổn
định. Mức dư nợ xấu năm 2005 tăng so với năm 2004 nhắc nhở chi nhánh phải
tăng cường các biện pháp thu thập, kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi
cho vay nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2005 có nhiều
diễn biến phức tạp, sự biến động của giá dầu mỏ, giá thép, đại dịch cúm gia
cầm,... ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân.
Mặt khác, chính sách điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN làm tăng
chi phí vốn, tạo sức ép về vốn đầu tư của các NHTM. Giá vàng tăng cao và
USD, EURO biến động mạnh, sự đóng băng của thị trường bất động sản làm
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiền tệ tín dụng - ngân hàng và hoạt động đầu
tư của khách hàng. Những thay đổi này đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp tới các
hoạt động của chi nhánh Thăng Long.
Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động của ngân hàng đã được cải
thiện, nhưng vẫn còn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa theo kịp những biến
động phức tạp của thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng. Giữa các văn
bản luật ngân hàng và các luật khác có liên quan như luật đất đai, luật doanh
nghiệp, luật dân sự… chưa đồng bộ, nhiều khi còn mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp
thì rất khó giải quyết tốn nhiều thời gian, chi phí cho cả ngân hàng và khách
hàng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ thì quyền sử dụng đất của doanh nghiệp là tài sản thế
chấp chủ yếu. Nhưng hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn


nhiều chậm trễ gây khó khăn và làm mất nhiều thời gian cho ngân hàng trong
quá trình thẩm định, kéo dài thời gian xin vay của khách hàng.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý về các tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà
nước còn chưa tốt. Việc phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho doanh
nghiệp còn hạn chế. Sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của
DNVVN còn mờ nhạt. Các hiệp hội này chưa làm tốt chức năng là cầu nối cho
các doanh nghiệp đến với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng cịn chưa sát với
đặc điểm tình hình của địa bàn Hà Nội, chưa theo kịp với những biến động của
môi trường kinh doanh trên địa bàn và những thay đổi trong hoạt động của
doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất trên các mặt sau:
- Chính sách khách hàng: Nhiều ngân hàng đã gắn tên tuổi của họ với các
hoạt động tài trợ cho các DNVVN từ trước những năm 2000 như ngân hàng
Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
Ngoại thương. Trong những năm gần đây Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Cổ
phần Kỹ thường, Ngân hàng VPBank và một số ngân hàng cổ phần khác đã có
những chương trình tài trợ riêng cho các DNVVN. Ví dụ, Ngân hàng Á Châu
với chương trình cho vay trung, dài hạn đối với DNVVN. Trong khi đó,
NHNo&PTNT chỉ mới ban hành văn bản hướng dẫn cho vay DNVVN đầu năm
2006. Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn của ngân hàng
nông nghiệp đã ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của
các chi nhánh của NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội nói chung và chi nhánh
Thăng Long nói riêng.
- Lãi suất: Lãi suất áp dụng theo khung lãi suất của NHNo&PTNT Việt
Nam cịn cao so với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội dẫn đến làm
giảm tính cạnh tranh của chi nhánh. Sản phẩm tín dụng được thực hiện theo một
quy trình chứ khơng phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được.
Khách hàng chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm trong và sau


khi sử dụng. Khách hàng đến với ngân hàng phần nhiều dựa trên uy tín của

ngân hàng và dựa vào việc xem xét, so sánh mức lãi suất, phí suất tín dụng với
các ngân hàng khác. Mặc dù, lãi suất cho vay là lãi suất thoả thuận giữa ngân
hàng và khách hàng, nhưng áp một khung lãi suất cao sẽ làm giảm ý định muốn
vay của khách hàng.
Hiện nay khi các ngân hàng cổ phần đã, đang khẳng định được uy tín của
mình và cịn được đánh giá trội hơn các NHTM quốc doanh về phương pháp,
cách thức phục vụ khách hàng. Điều này đã hấp dẫn được rất nhiều khách hàng,
đặc biệt là khách hàng nhỏ. Do vậy để thu hút được những khách hàng nhỏ hơn
thì NHNo&PTNT cần điều chỉnh lãi suất theo kịp với những thay đổi của thị
trường, đảm bảo sức cạnh tranh cho các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.
Cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng tại chi nhánh Thăng Long phần lớn là
trẻ chưa có kinh nghiệm với số lượng được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân
hàng chiếm tỷ trọng không nhỏ, cán bộ từ nơi khác chuyển về chưa am hiểu thị
trường Hà Nội. Yếu tố con người luôn được xem là nhân tố quyết định trong
nhiều ngành nghề, trong hoạt động tín dụng nhân tố đó lại càng quan trọng. Cán
bộ tín dụng tại chi nhánh Thăng Long chưa thực sự am hiểu tình hình và thiếu
kinh nghiệm đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng quy mô và chất lượng tín
dụng nói chung và DNVVN nói riêng.
Số lượng cán bộ tín dụng so với tổng số cán bộ cơng nhân viên tại chi
nhánh cịn thấp (có 79 cán bộ tín dụng trên 255 cán bộ tồn cơ quan, chiếm
31%). Lượng cơng việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh khi thực hiện dự án
WB quá vất vả so với các phòng nghiệp vụ khác, đặc biệt gánh thêm cơng tác
kế tốn, ngân quĩ nên chưa có kinh nghiệm kiểm, nhận biết tiền, khó khăn trong
xử lý nghiệp vụ. Việc cắt cử cán bộ đi đào tạo đã để lại một khối lượng công
việc lớn cho các cán bộ cịn lại trong phịng, gây khó khăn cho họ trong việc
tiếp nhận, theo dõi khách hàng của cán bộ cũ.

Cán bộ tín dụng chưa chủ

động đến với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Một số



cán bộ tín dụng vẫn cịn mang tâm lý e ngại và quá thận trọng khi cho vay
DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.
Quy trình, thủ tục tín dụng: Quy trình tín dụng được áp dụng chung cho
tất cả các doanh nghiệp khơng phân biệt hình thức sở hữu, qui mơ doanh
nghiệp. Vì vậy, các món vay nhỏ ít được quan tâm do tốn nhiều thời gian chi phí
cho việc thẩm định khách hàng. Khách hàng vẫn còn phàn nàn về thủ tục vay
vốn và thời gian xem xét cho vay.
Tài sản đảm bảo: Yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo đã hạn chế rất
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu vốn
trung và dài hạn. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu thấp,
nhiều tài sản còn thiếu cơ sở về mặt pháp lý, trang thiết bị lạc hậu nên khi đánh
giá tài sản thế chấp, ngân hàng thường hạ thấp giá trị của tài sản và chỉ cho vay
với một tỷ lệ thấp trên tổng tài sản thế chấp. Tuy việc làm này có thể tăng tính
an tồn cho ngân hàng, nhưng nó ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng và
làm giảm qui mơ tín dụng của ngân hàng. Những món vay của DNVVN hầu hết
đều bắt buộc phải có tài sản làm đảm bảo. Hình thức đảm bảo bằng bảo lãnh và
đảm bảo bằng tài sản hình thành trên vốn vay được áp dụng rất ít.
Cơng tác tun truyền, quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của chi
nhánh chưa tốt. Hầu như các DNVVN đều tự tìm đến chi nhánh chứ chi nhánh
Thăng Long chưa chủ động tiếp xúc, quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho các
doanh nghiệp. Cơng tác tiếp thị được quan tâm nhưng chưa được đều khắp và
thường xun tới các phịng, tổ trong cơ quan. Vì vậy chưa gắn kết được các sản
phẩm dịch vụ khác với dịch vụ tín dụng. Ngân hàng đã đề ra chiến lược tiếp cận
và cung cấp trọn gói tất cả các dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì
cung cấp những sản phẩm đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng như trước đây.
Nhưng điều này chỉ có thể làm được khi các phòng, các nhân viên của chi
nhánh thực sự quan tâm và chia sẻ thông tin cho nhau.
Cơ cấu tổ chức nhân sự và phân công nhiệm vụ: Chi nhánh Thăng Long

chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện cho vay DNVVN đã hạn chế việc tiếp


cận cũng như theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng. Hiện nay cán bộ tín
dụng vẫn đảm trách nhiều loại khách hàng thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực
kinh doanh. Tổ chức như vậy là chưa hợp lý vì có nhiều cán bộ tín dụng trẻ
thiếu kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được nhiều đối tượng khách hàng, ngành
nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động của khách hàng. Việc phân cơng nhiệm
vụ theo cách thức: cán bộ tín dụng chỉ là người nhận sự phân cơng của trưởng
phịng tín dụng xem xét hồ sơ xin vay của khách hàng, họ khơng có nghĩa vụ
tìm kiếm khách hàng dễ hình thành cho cán bộ tín dụng tâm lý trơng chờ khơng
tích cực tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu cũng như theo dõi khách hàng sau khi cho
vay.
Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay chưa được làm sát sao, kịp
thời. Cán bộ tín dụng khơng thường xun kiểm tra khách hàng dẫn đến một số
trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thốt vốn cho ngân hàng.
Việc xây dựng hệ thống thông tin về DNVVN về ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu
cầu. Các tiêu chuẩn để so sánh khơng có hoặc có nhưng đã bị lỗi thời gây ảnh
hưởng rất lớn đến công tác thẩm định – yếu tố quyết định chất lượng của một
món vay.
Theo xu thế phát triển của thị trường, khách hàng là DNVVN sẽ là những
khách hàng chiếm dư nợ tín dụng cao của ngân hàng trong tương lai và loại
khách hàng này cũng có rủi ro lớn. Các ngân hàng phải nắm bắt xu thế và thực
tế đó để đưa ra các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất cho
ngân hàng.
 Nguyên nhân xuất phát từ phía các DNVVN
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do cơng tác hạch tốn kế tốn ở
doanh nghiệp cịn khơng đúng với các quy định của nhà nước. Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp khơng có cơ quan nào đứng ra kiểm tốn. Một thực tế là

doanh nghiệp xin vay vốn đều phải gửi các báo tài chính của họ đến ngân hàng,
nhưng việc phân tích tài chính nhiều khi chỉ mang tính hình thức và thủ tục vì


nếu có khả năng kiểm tra tính chính xác của các kết quả đó thì cũng rất mất
nhiều thời gian. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của khách hàng không
đủ độ tin cậy nên để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, cán bộ tín dụng chỉ có thể
cho vay khi có tài sản của doanh nghiệp làm đảm bảo.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu được thành lập từ sau khi ban hành
luật doanh nghiệp. Ý thức xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường với chiến lược kinh doanh dài hạn mới chỉ được đề cập trong
một vài năm gần đây. Rất ít doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu của
mình. Doanh nghiệp đã có đựơc uy tín, hay thương hiệu đã được khẳng định thì
ngân hàng có thể tài trợ mà khơng cần tài sản thế chấp. Bởi vì một doanh nghiệp
như vậy sẽ hành động có trách nhiệm với những cam kết của mình để bảo vệ uy
tín của doanh nghiệp. Ngược lại, những khách chưa tạo dựng được uy tín, vốn
tự có thấp sẽ có nhiều động cơ đầu tư sai mục đích, kinh doanh mạo hiểm để
tìm kiếm lợi nhuận cao và việc làm này có thể gây tổn thất vốn và không trả
được nợ cho ngân hàng. Những doanh nghiệp chưa có uy tín sẽ khơng được
ngân hàng cấp tín dụng theo hình thức tín chấp. Hơn nữa, nhiều DNVVN mới
đến ngân hàng xin vay vốn lần đầu, cán bộ tín dụng khơng đủ thơng tin để kết
luận về chủ doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp… nên thường bị hạn chế hạn
mức tín dụng, phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về tài sản
đảm bảo.
Thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào năng lực, sự
nắm bắt cơ hội kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Ở nước ta, nhiều chủ
DNVVN đặc biệt là các DNNQD thường không được đào tạo một cách bài bản,
trình độ quản lý yếu kém, khả năng cập nhập thơng tin cịn chậm nên phán đốn
xu hướng thị trường khơng tốt, nắm bắt cơ hội kinh doanh còn hạn chế. Sự yếu
kém cả về trình độ văn hố và quản lý, khơng có tầm nhìn chiến lược nên các

phương án sản xuất kinh doanh xây dựng thiếu chặt chẽ không thuyết phục. Cán
bộ tín dụng khơng chỉ dừng ở xem xét phương án sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn phải đề nghị doanh nghiệp tính tốn lại, bổ xung, sửa đổi,


… Đây cũng là một trong lý do khiến doanh nghiệp khi xin cấp tín dụng thấy
quá phức tạp nên ngại tiếp cận.
Vốn chủ sở hữu của các DNVVN thấp nên nhu cầu vay vốn trung và dài
hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm mới trang thiết bị,… khó được
chấp nhận. Theo quy định của NHNo&PTNT thì doanh nghiệp muốn vay vốn
phải có vốn tự có chiếm 10% (với khoản vay ngắn hạn), hoặc 20% (với khoản
vay trung và dài hạn) trên khoản tiền xin vay, nhiều doanh nghiệp không đáp
ứng được yêu cầu này nên không được cấp đủ vốn.
Tìm ra nguyên nhân nào là chủ yếu, nguyên nhân nào là thứ yếu ảnh
hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ để có giải pháp phù
hợp trước mắt cũng như lâu dài là việc làm quan trọng, cần thiết. Chương 3 sẽ
đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng tín dụng DNVVN tại chi nhánh
Thăng Long bám sát vào những nguyên nhân đã trình bày ở chương 2.


×