Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNQD
TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM.
3.1. Định hướng phát triển trong hoạt động TD đối với NH TMCP Kỹ
Thương Việt Nam
Ngân hàng Kỹ thương và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng đang hướng tới
các loại doanh nghiệp:
 Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu
 Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngòai
 Tổng công ty 90,91 và các Công ty tài chính thuộc tổng công ty này.
 DNNN nhỏ và vừa đã thực hiện cổ phần hóa
 DN nhỏ và vừa hoạt động hiểu quả có tổng doanh thu từ 0,5 đến 100 tỷ,
VCSH=< 30 tỷ.
3.2. Giải pháp
3.2.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín
dụng. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi có nguồn vốn đáp ứng đủ cho
nhu cầu tín dụng của các khách hàng.
3.2.2 Đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay
Tài sản đảm bảo đã trở thành một trở ngại lớn nhất cho các DNNQD trong
việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Tuy rằng theo nghị định 178/1999/NĐ- CP
và thông tư 06/2000/TT-NHNN hướng dẫn thi hành nghị định này thì tổ chức tín
dụng có thể chủ động trong việc cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản
đảm bảo, song số DNNQD được lựa chọn để cho vay không có tài sản đảm bảo
là rất ít. Đó cũng là điều hợp lý khi tổ chức tín dụng phải lựa chọn giữa DNNQD
và doanh nghiệp nhà nước để phân chia số dư nợ cho vay không có tài sản đảm
bảo (được tính theo tỷ lệ % trên tổng dư nợ của ngân hàng), thì đương nhiên là
các doanh nghiệp nhà nước với bề dày hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
thâm niên quan hệ với ngân hàng sẽ là người được lựa chọn. Song thực tế là nếu
không tháo gỡ được các khó khăn về tài sản đảm bảo cho các DNNQD thì việc
mở rộng tín dụng với khu vực này là rất khó. Do đó mà Chi nhánh cần phải tiến


hành đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay của khách hàng, tạo điều kiện thuận
lợi cho DNNQD. Cụ thể là:
- Với các DNNQD đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có tình hình sản xuất
kinh doanh ổn định làm ăn liên tục có lãi trong 2 năm trở lại đây, với các phương án
khả thi, thì Chi nhánh có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo.
- Với các DNNQD có quy mô vốn nhỏ, chưa đáp ứng được các tỷ lệ yêu
cầu về an toàn vốn cho các khoản vay lớn, thời gian dài, Chi nhánh có thể mở
rộng về quy mô cho vay theo hướng cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ
vốn vay. Phương pháp này chỉ áp dụng với các dự án vay vốn trung dài hạn cho
đầu tư phát triển. Các DNNQD để được vay theo phương pháp này cần phải có
sự tín nhiệm đối với Chi nhánh, có phương án khả thi, có khả năng tài chính ổn
định và mức vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu là 50% tổng mức vốn đầu tư
vào dự án (hoặc vốn tự có cộng các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng cầm cố,
thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba tối thiểu đạt 50% vốn đầu tư của dự án). Áp
dụng hình thức này sẽ giúp Ngân hàng cũng như DNNQD có thể mở rộng tín
dụng theo hướng quy mô của khoản vay và thời gian cho vay. Song điều quan
trọng nhất vẫn là tính khả thi của phương án của DNNQD.
-Thực tế cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh không gặp nhiều khó
khăn về tài sản đảm bảo như DNNQD. Họ thường có tài sản cố định là các dây
chuyền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng và giá trị quyền sử dụng đất lớn và đầy
đủ các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục công chứng. Do đó việc cầm cố, thế
chấp các tài sản đó thường không gặp nhiều khó khăn, và Chi nhánh cũng có
các biện pháp đảm bảo an toàn hơn với vốn vay của mình bởi không phải doanh
nghiệp quốc doanh nào làm ăn cũng có lãi.
- Với các DNNQD lần đầu tiên có quan hệ Ngân hàng,mà Ngân hàng
không nắm rõ các thông tin về quan hệ vay mượn trước kia của doanh nghiệp
(có thể do doanh nghiệp mới thành lập, chưa có quan hệ với bất cứ ngân hàng
nào), cũng như tình hình sản xuất kinh doanh thì việc đảm bảo vốn vay bằng tài
sản là cần thiết. Song điều mà Chi nhánh nên chú ý là chú trọng phương án sản
xuất kinh doanh có khả thi hay không, và đổi mới phương pháp định giá tài sản,

coi giá trị của tài sản chỉ là một yếu tố tác động chứ không phải quyết định mức
cho vay, và nên hạn chế tối đa việc cho vay với thời hạn nhỏ hơn thời hạn cần
thiết của phương án khả thi.
3.2.3. Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các ngân
hàng thương mại với nhau.
Việc làm này đem đến nhiều lợi ích cho các ngân hàng, cụ thể :
• Các ngân hàng có được những thông tin đầy đủ về khách hàng, có được đánh
giá, chấm điểm khách hàng đúng đắn và chuẩn xác hơn.
• Ngăn ngừa các âm mưu bất chính của khách hàng như việc vay ngân hàng này
để trả nợ ngân hàng khác…
• Có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hệ thống các ngân hàng
thương mại
• Tạo tiềm lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước trước sự xâm nhập của
các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế về cả vốn lẫn trình độ
• Tạo ra một sự thống nhất trong hệ thống ngân hàng giảm bớt những biến động
trên thị trường tài chính, tiền tệ.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay,tổng vốn điều lệ của
các ngân hàng thương mại nhà nước hiện mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín
dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các
nước trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại
nhà nước khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung
bình trong khu vực, còn các ngân hàng cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân
chỉ khoảng từ 200 đến 300 tỷ đồng.
Một điểm yếu khác của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt
động. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ thì ngân
hàng trong nước vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết
các ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế
quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản
có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.
Chính vì thế, việc hình thành ra sự liên kết chặt chẽ của các ngân hàng

thương mại trong nước sẽ có lợi cho chính bản thân các ngân hàng trước sự xâm
nhập của các ngân hàng nước ngoài. Bởi vì kinh doanh ngân hàng dù có đặc
thù, nhưng bao giờ cũng phải tuân theo những luật lệ chung. Sự liên kết theo
kiểu “buôn có bạn, bán có phường” thì bao giờ cũng có và trong lúc này càng
lên có.
Nhưng liên kết không có nghĩa là đứng về phía này để chống lại phía khác.
Kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế hội nhập là những mối quan hệ hợp tác, cạnh
tranh chứ không có nghĩa là cuộc đấu tranh giữa các phía nào đó.
3.2.4 Đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên
- Trình độ marketing của cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động mở rộng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy việc mở các lớp đào tạo
marketing cho cán bộ nhân viên Ngân hàng là rất cần thiết và phải được làm
thường xuyên bằng cách cử cán bộ nhân viên đi học các khoá Maketing hoặc
thuê chuyên gia về đào tạo.
Thứ hai việc nắm rõ quy trình tín dụng, hiểu biết sâu về các ngành nghề
lĩnh vực kinh doanh của DN giúp các nhân viên tín dụng thẩm định dễ dàng ,
chính xác và ra quyết định tín dụng đúng đắn. Vì vậy Ngân hàng cần phối hợp
với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho
các cán bộ. Ngoài ra cũng có thể đào tạo bằng cách cho những cán bộ có kinh
nghiệm trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn những cán bộ mới trong công việc, cách
nhận biết và hạn chế những rủi ro.
3.2.5 Lựa chọn phương thức cho vay phù hợp đối với từng nhu cầu của
khách hàng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân nhu cầu vay không thường xuyên, thường
chỉ phát sinh một vài giao dịch do vậy, khách hàng cá nhân được được cho vay
theo món. Đối với doanh nghiệp nhu cầu vốn là thường xuyên và việc áp dụng
một phương thức cho vay hiệu quả và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp
là cần thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cho vay khác nhau mà các ngân
hàng trên thế giới đang áp dụng nhưng chủ yếu vẫn là:

(1) cho vay theo dòng tiền: thường cho vay đầu tư vào tài sản cố định
hoặc đầu tư dài hạn khác. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng dựa vào dòng
tiền mà doanh nghiệp có được trong tương lai chứ không phải là thời điểm phân
tích, đối với nhu cầu thời gian trả nợ dài nên cần tiến hành dự báo dòng tiền
trong tương lai của doanh nghiệp căn cứ vào các số liệu có được trong quá khứ,
kế hoạch kinh doanh của khách hàng trong tương lai. Dòng tiền trả nợ chính của
doanh nghiệp chính là dòng tiền có được từ hoạt động kinh doanh chính của
doanh nghiệp. Việc cho vay theo dòng tiền cũng tránh được rủi ro mà ngân hàng
có thể gặp phải đối với nhiều khách hàng hiện nay đó là trên báo cáo tài chính
của doanh nghiệp thể hiện khách hàng kinh doanh có lãi nhưng khi phân tích

×