Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tiểu luận cao học, CHÍNH TRỊ học PHÁT TRIỂN tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển; liên hệ việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.98 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đang là xu thế lớn tác động một cách trực tiếp sâu rộng
tới các lĩnh vực đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc trong đó có lĩnh vực
văn hóa. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả
các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Xu thế của toàn cầu
hóa bắt nguồn từ sự phát triển của các lực lượng sản xuất từ tính chất xã hội
của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc tế. Trong các xã hội xa xưa, các
quốc gia dân tộc tồn tại tương đối biệt lập, ít có quan hệ với nhau. Nhưng
cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng tiến của sản xuất và trao
dổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường, thì các mối quan hệ cũng dần vượt ra
khỏi ranh giới quốc gia, hình thành các mối quan hệ quốc tế và cũng từ đó,
quá trình quốc tế hóa được bắt đầu.
Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan
tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi
quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo
ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh
giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên
đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế xã hội. Tất cả các định nghĩa đều có điểm chung là nhấn
mạnh sự quốc tế hoá cao độ về kinh tế. Toàn cầu hoá nghĩa là sự phân công
lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua sự phân
chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều
này thể hiện trước hết trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh
hàng hoá quốc tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như trong sự hoà nhập của
các thị trường vốn dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng của các thị trường và
quá trình sản xuất ở các nước khác nhau.


I. Tác động của toàn cầu hoá đối với sự phát triển kinh tế của các nước
trên thế giới và của Việt Nam:


1. Những tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế:
Toàn cầu hoá kinh tế, là kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực
lượng sản xuất lượng sản xuất, và đến lượt nó, lại tác động trở lại thúc đẩy sự
phá, tài chính, dịch vụ, lao động… giữa các quốc gia được kết nối với nhau,
tạo nên những dòng chảy vốn, hàng hoá, dịch vụ, lao động, công nghệ
ngàycàng tự do trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ cho mọi quốc gia
tham gia toàn cầu hoá tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách nhanh
chóng hơn.
Đó là tác động tích cực mang tính tổng quát nhất của toàn cầu hoá kinh
tế, mà thể hiện nổi trội và dễ nhận thấy nhất là t ăng trưởng và giảm thiểu đói
nghèo. Điều này thể hiện đặc biệt rõ đối với các nước đang phát triển chủ
động tham gia toàn cầu hoá có chính sách đúng đắn và lựa chọn các bước đi
thích hợp trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhiều nước Đông Bắc A và Đông
Nam A đã tao nên những thần kỳ phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng và
giảm thiểu đói nghèo một cách rõ rệt. Nhìn chung các nước đang phát tri ển
tham gia mạnh mẽ toàn cầu hoá đã tăng được tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người
từ 1% vào thập kỷ 60 lên 3% vào thập kỷ 70, 4% thập kỷ 80 và 5% vào thập
kỷ 90.
Một nghịch lý thường thấy là tăng trưởng trong điều kiện hội nhập
toàn cầu thường đi kèm với tình trạng bất bình đẳng tăng lên, song tỷ lệ đói
nghèo lại giảm mạnh,
Ví dụ: Ở Trung Quốc, tăng trưởng cao một mặt làm gia tăng sự bất bình
đẳng, mặt khác lại làm giảm tình trạng đói nghèo nhanh hơn. Nếu năm 1978,
số người nghèo ở nông thôn Trung Quốc là 250 triệu người, thì đến năm 1999
giảm xuống còn 34 triệu người. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với
nền kinh tế các nước thông qua tác động chủ yếu sau:


Thứ nhất: toàn cầu hoá kinh tế tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích
cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế theo

chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích
hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia. Đối với
những nước phát triển cao, sản xuất trước hết và chủ yếu tập trung vào những
sản phẩm trí tuệ như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao… Đó là lợi thế của
họ. Ngược lại, các nước đang phát triển có lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên
dồi dào, họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp, với các ngành sử
dụng nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra
những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu đối với thị trường các nước khác.
Phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhằm tận
dụng tự do hoá thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ
năng quản lý.
Thứ hai: Tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia,
dân tộc, được hưởng thụ những sản phẩm hàng hoá va dịch vụ của nước khác,
dân tộc khác tạo ra
Ngày nay tại thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản, khách hàng có thể tìm
thấy những hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam hay Trung Quốc như hàng
nông, hải sản, thủ công mỹ nghệ…. và ngược lại trên thị trường Việt Nam hay
Trung Quốc hay một nơi nào khác trên thế giới, người ta có thể mua mặt hàng
cao của ba trung tâm kinh tế quốc tế nêu trên: từ ô tô, máy tính, các thiết bị
hiện đại cho nền kinh tế và những đồ da dụng cao cấp khác. Tự do hoá thương
mại toàn cầu từng bước tạo ra một thứ " văn hoá tiêu dùng " toàn cầu, mà theo
đo không gian được thu hẹp và dương như các biên giới quốc gia ít còn hiện
diện.
Thứ ba: Tự do hoá thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hoá
đầu tư mở cửa cho các dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này


tới quốc gia khác. Việc tự do hoá thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho
sự hội nhập các thị trường tài chính quốc tế. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các

nguồn vốn lớn chảy vào các nền kinh tế, đồng thời cũng làm tăng tốc độ và
quy mô giao dịch tài chính toàn cầu lên mức chưa từng có.
Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do đầu tư đã góp phần thay
đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước tham gia toàn cầu hoá kinh tế và
có chính sách, bước đi đúng đắn. Tăng trưởng GDP của nhiều nước đạt mức
cao hơn trong nhiêu năm liền, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện đại
ra đời, hình thành những ngành nghề kinh tế mũi nhọn đối với các nước nhận
đầu tư: điện tử, viễn thông, dầu khí… xuất khẩu tăng rất nhanh, trong đó các
nước Đoong Nam A là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến
năm 1997, xuất khẩu của các nước này đã tăng gần 5 lần.Tỷ trọng xuất khảu
của Đông A trong xuất khẩu toàn thế giới tăng từ 9% năm 1985 lến tới gần
18% năm 1997.
Thứ tư: Tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện
đại và đổi mới công nghệ. Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc
thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp
nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển nhanh hơn, theo
con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu.
Đối với các quốc gia vốn là những trung tâm nghiên cứu và triển khai
công nghệ, thì thya thế công nghệ kém tiên tiến hơn bằng công nghệ mới,
hiện đại là chủ yếu, trên cơ sở kết quả những phát minh sáng chế của họ.
Đồng thời,các nước cũng mua bản quyền phát minh sáng chế của các nước
khác.
Đối với các nước đang phát triển thì thông qua hoạt động chuyển giao
để thay thế, đổi mới công nghệ là chính, đặc biệt thông qua FDI. Mặt khác, để
tạo điều kiện tăng tốc hơn cho sự phát triển, nhiều nước còn mua cả bản
quyền. Đồng thời với việc tiếp nhận, đổi mới công nghệ, các nước tiếp nhận


công nghệ mới cũng học hỏi và nâng cao trình độ quản lý. Thay thế và đổi
mới công nghệ trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế là một đòi hỏi bức bách. Nó

đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế cả về trình độ sản xuất, chất lượng
sản phẩm và trình độ quản lý, cũng như tay nghệ của người lao động của một
doanh nghiệp, một ngành và cả một nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trên
tr ường quốc tế.
Thứ năm: Toàn cầu hoá kinh tế buộc các nước phải cơ cấu lại nền kinh
tế quốc gia một cách hợp lý, bảo đảm.
Phát huy tối đa lợi thế so sanh, tạo ra những khối lượng hàng hoá đủ
lớn, có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, đủ sức thâm nhập các thị trường quốc tế..
Nhìn chung toàn cầu hoá tạo ra khả năng phát huy có hiệu quả nguồn lực
trong nước vá sử dụng các nguồn lực quốc tế theo nguyên lý lợi thế so sánh
mà D.Ricarrdo đã nêu:
- Với quá trình toàn cầu hoá, thị trường được mở rộng, sự giao lưu
hàng hoá thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế thuyên
giảm, nhờ đó sự trao đổi hàng hoá tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các
nước. Từ đầu thế kỷ đến năm 1947 ( khi GATT ) ra đời) kim ngạch buôn bán
của thế giới tăng 2 lần, nhưng từ sau đó đến đầu những năm 90 của thế kỷ
trước đã tăng mạnh mẽ như vậy là do hàng rào quan thuế và phi quan thuế
thuyên giảm đáng kể.
- Phản ánh xu thế toàn cầu hoá, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc
gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hoà dòng vốn
theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ
bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lưọi cho cả bên đầu
tư lẫn bên tiếp thu. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài nă m 1997 gấp 800 lần
năm 1914.
- Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, những thành tựu của khoa
học và công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, qua đó


các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để
phát triển.

- Mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần
làm cho giá thành sản xuất thuyên giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao
lưu thuận tiện.
- Về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hoá giá tăng tính tuỳ thuộc lẫn
nhau có lợi cho cuộc đấu tranh cho hoà bình, hợp tác và phát triển vì ngay sự
phát triển của các nước công nghiệp phát triển cũng tuỳ thuộc đáng kể vào các
nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn
hoá cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn.
2. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế:
Có quan điểm cho rằng: " Toàn cầu hoá không ác độc những mù
quáng" Thực vậy, là một xu thế khách quan, toàn cầu hoá kinh tế tự nó không
muốn làm hại ai, nhưng ngày nay, do bị chi phối bởi những kẻ nắ m các lực
lượng kinh tế hùng hậu nhất luôn áp đặt ý đồ chủ quan của chúng, cho nên
quá trình này không có không ít tác động tiêu cực đối với kinh tế của nhiều
quốc gia mà trước hết và chủ yếu là kinh tế các nước đang phát triển.
Thứ nhất: Tác động rõ nhất và lớn nhất, mà ai cũng phải thừa nhận là
toàn cầu hoá kinh tế càng mở rộng và gia tăng tốc độ, thì sự phân hoá giàu
nghèo giữa hai nhóm quốc gia Bắc - Nam cũng như trong từng quốc gia càng
lớn, đặc biệt đối với các nước phương Nam.
Nếu mức chênh lệch thu nhập giữa 20% dân cư nghèo và và 20% dân
cư giàu nhất trên thế giới năm 1976 là 1/30 thì vào đầu những năm 1990 tỷ lệ
này là 1/60 và hiện nay sự chênh lệch này đã doãng ra hơn nữa.
- Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ
nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn
chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới thao túng quá trình toàn cầu hoá. Dưới
tác động của quá trình toàn cầu hoá, do các nước công nghiệp phát triển thao


túng, sự phân cực giữa các nước giàu và các nước nghèo trong từng nước
ngày càng sâu sắc.Theo đánh giá của UNDP, xét trên nhiều khía cạnh thì dân

số ở 85 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm,
khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ở mức báo động. Trong
khi các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số
thế giới, hiện đang chiếm 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3
đầu tư trực tiếp nước ngoài, 74% số máy điện thoại của toàn thế giới thì 1/5
dân số thế giới đang chiế m thuộc các nước nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP
của toàn thế giới mà thôi.
- Nền kinh tế toàn cầu là một nền kinh tế rất dễ bị chấn thương, sự trục
trặc ở một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở Đông Nam A vào những năm cuối thế kỷ trước đã minh chứng
rõ ràng cho điều đó.
- Ngay trong những mặt tích cực cũng ẩn chứa không ít những mặt tiêu
cực. Về trao đổi hàng hoá, việc tự do hoá thương mại thường đem lại lợi ích
lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vì sảm phẩm của họ có chất
lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp. do đó có sức cạnh tranh cao, dễ chiếm
lĩnh thị trường.
- Toàn cầu hoá kinh tế, khoa học và công nghệ cũng kéo theo cả những
tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền" văn hoá" phi nhân bản, không lành
mạnh, băng hoại đạo đức, xâm hại bản sắc văn hoá của các dân tộc.
3. Những tác động của xu thế toàn cầu hoá tới quan hệ quốc tế và quá
trình hội nhập kinh tế trên thế giới.
Xu thế toàn cầu hoá tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế
của các nước, trong đó có Việt Nam có những tác động sau:
- Trước nhu cầu phát triển, nắm bắt khả năng vận dụng những mặt tích
cực của quá trình toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đều có thiên hướng từ
bỏ chính sách đóng cửa, chuyển sang chính sách mở cửa với bên ngoài để đẩy


mạnh xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển.
Ngay các nước lâu nay vốn khép kín cũng từng bước điều chỉnh theo hướng

này.
- Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đa phương đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, xuất hiện nhiều cơ cấu hợp tác trên
mọi tầng nấc: tiểu vùng, khu vực, đại khu vực và toàn cầu. Ở tiểu vùng là các
tam, tứ giác, các chương trình hợp tác phát triển. Ở khu vực là các khu mậu
dịch.
- đầu tư tự do. Ở các châu lục như châu Mỹ, Châu ATBD, châu Phi xuất
hiện các khu vực mậu dịch tự do hoặc diễn đàn hợp tác toàn khu vực. Trên
phạm vi toàn cầu là các tổ chức như WTO, WB,IBF, OECD, G8. Các hình
thức kiên kết diễn ra ở các cấp độ như: ưu đãi thương mại, thị trường tự do,
liên minh thuế quan…
- Những nhân tố nói trên đã tạo nên một mạng quan hệ quốc tế đan xen
nhau làm gia tăng thêm tính " tuỳ thuộc lẫn nhau" giữa các nền kinh tế. Tuy
nhiên, các chủ thể tham gia quá trình toàn cầu hoá đều có lợi ích riêng, độc
lập với nhau thậm chí đối nghịch nhau, từ đó, trong quan hệ kinh tế quốc tế
luôn luôn tồn tại 2 chiều hướng: độc lập và cạnh tranh.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH
trên phạm vi thế giới. Các lực lượng tham gia quá trình toàn cầu hoá bao gồm
hàng trăm dân tộc và các nhà nước khác nhau: các nước tư bản phát triển, các
nước đang phát triển, các nước đi theo định hướng XHCN.
Các nước tư bản phát triển không chỉ theo đuổi mục tiêu trực tiếp là lợi
nhuận mà còn tìm cách chi phối, khống chế thị tr ường thế giới,cải biến kinh
tế các nước khác theo quỹ đạo của mình. Các nước dân tộc chủ nghĩa hội
nhập để có điều kiện phát triển, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Các nước đi
theo định hướng XHCN chủ động hội nhập để tranh thủ những mặt có lợi trên
thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo


định hướng XHCN, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với
các nước phát triển.

Ỷ thế có sức mạnh về kinh tế và khoa học - công nghệ, các nước tư bản
phát triển đang thao túng các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu như IMF,
WB… áp đặt những quy chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây
thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp chủ quyền quốc gia của các nước
đang và chậm phát triển.
Trong bối cảnh đó, để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, các nước
đang phát triển thông qua các tổ chức như UNCTAC, Nhó m G77, Trung tâm
Phương Nam và nhiều diễn đàn khác, tăng cường đoàn kết, không ngừng đấu
tranh ra sức chống lại sức ép và sự thao túng của các nước tư bản phát triển.
Mặt khác, các nước công nghiệp phát triển cũng cần thị trường nguồn
lao động, nguồn tài nguyên… của các nước đang và chậm phát triển để phục
vụ cho lợi ích của mình. Trước làn sóng phản ứng của nhiều quốc gia, các
nước phát triển buộc phải xoá nợ, giãn nợ cho các nước đang và kém phát
triển.
Hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vòng đà m phán mới
trong khuôn khổ WTO. Các nước công nghiệp phát triển muốn đẩy nhanh quá
trình " tự do hoá", nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, đưa ra các
tiêu chuẩn về lao động, môi trường để kiềm chế các nước đang phát triển. Trái
lại, các nước đang phát triển lại đòi các nước công nghiệp phát triển rỡ bỏ các
hàng rào bảo hộ, chưa muốn đi xa hơn trên con đướng " tự do hoá"
4. Tác động của toàn cầu hoá đối với an ninh của các quốc gia:
Dưới tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, xu
thế hoà bình hợp tác để phát triển và vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc
gia, quá trình toàn cầu hoá ngày nay đã đạt đến một đỉnh cao mới và trở thành
một xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế. Tình hình này có tác động sâu sắc
tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội trong các nước cũng như quan hệ


giữa các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia và an ninh quốc tế đứng trước
những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và thách thức.

Về cơ hội quá trình toàn cầu hoá làm ra đời và củng cố mạng lưới dày
đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực.
Vai trò ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp
phần hạn chế và giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố
hoà bình, an ninh quốc tế. Thông qua các thiết chế và tổ chức quốc tế này, các
nước đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc
gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan hệ với
các nước lớn. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá cũng tạo ra nhưng cơ hội quan
trọng ( thị trường, vốn, công nghệ, cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế…)
mà các nước có thể tận dụng để phát triển kinh tế- xã hội, tạo cơ hội để đảm
bảo an ninh, quốc gia.
Quá trình toàn cầu hoá cũng đặt các nước trước rất nhiều thách thức đe
doạ chính an ninh quốc gia của họ nếu bản thân họ không kiểm soát và xử lý
tốt các vấn đề nảy sinh.
Quá trình toàn cầu hoá có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia
thành các thị trường khu vực và toàn cầu, làm cho sự phân công lao động
quốc tế trở nên sâu rộng, do vậy làm cho các nước ngày càng tuỳ thuộc lẫn
nhau ở mức cao hơn. Đặc biệt, sự phát triển của mạng lưới các công ty xuyên
quốc gia trên thế giới gắn kết chặt chẽ hơn nữa các nền kinh tế quốc gia với
nhau như những mắt xích của một hệ thống hoàn chỉnh. Thực tế hiện nay cho
thấy không một nước nào có thể phát triển mà không cần đến thị trường vốn
và công nghệ của nước khác. Sự phát triển và an ninh của tất cả các quốc gia
ngày càng phụ thuộc vào nhau. Khó có thể có sự phát triển bền vững và an
ninh cho một hoặc một số quốc gia trên sự lụi bại về kinh tế và mất an ninh
của các quốc gia khác.


Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xu thế toàn cầu hoá và tri
thức hoá kinh tế, ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn mối đe doạ lớn
nhất đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược về quân sự nữa mà

chính là sự tụt hậu về phát triển, đói nghèo và kém khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Như vậy, phát triển kinh tế là nền tảng và an ninh kinh tế là
nội dung trụ cột của an ninh quốc gia trong một thế giới toàn cầu hoá và tri
thức hoá. Trong điều kiện toàn cầu hoá, các nước đang phát triển không có
cách nào khác là phải hội nhập để tận dụng các cơ hội và thuận lợi của quá
trình này để phát triển kinh tế và do vậy họ phải chịu lệ thuộc vào thị trường
quốc tế và nguồn vốn nước ngoài. Sự phát triển của toàn cầu hoá cũng khiến
người ta phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường, bởi lẽ quá trình này
có nguy cơ la m trầm trọng thêm vấn đề môi trường ở nhiều nước, nhất là các
nước đang phát triển.
Sự phát triển kinh tế và công nghiệp hoá ở các nước này đã và đang
làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không
khí và nguồn nước bị ô nhiễm…. Tình trạng này đe doạ an toàn cuộc sống của
con người và ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế- xã hội.
Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá làm cho việc giao lưu giữa các
quốc gia cũng như giữa các công dân của các nước với nhau ngày càng trở
nên thuận tiện và chặt chẽ thông qua hệ thống các phương tiện truyền thông
như điện thoại, du lịch… Điều này cùng với quá trình tự do hoá và phát triển
kinh tế thị trường bên trong mỗi nước sẽ góp phần là m tăng nhận thức của
mỗi cá nhân về thế giới và xã hội, đặc biệt là vấn đề dân chủ và quyền con
người. Do vậy, các nước sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực của vấn đề này
cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá. Phát triển kinh tế bền vững
và bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trung tâm của các chính sách quốc gia và
lợi ích kinh tế trở thành một trong những động lực chủ yếu nổi bật của các tập
hợp lực lượng trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Xu hướng phát triển các thể


chế toàn cầu và khu vực như là một chiến lược để duy trì an ninh của các
quốc gia và an ninh quốc tế được tiếp tục khẳng định về tính hợp lý và hữu
hiệu trong một thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá. Ngày càng có nhiều

nước đặt vấn đề an ninh quốc gia như là một mục tiêu và thành tố của chiến
lược phát triển tổng thể đất nước, gắn chặt vấn đề này với các yêu cầu phát
triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và
phát triển con người.
Có những quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá sẽ làm gia tăng khả
năng thất nghiệp. Họ lập luận rằng:
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong toàn cầu hoá làm cho hàng loạt doanh
nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi kinh doanh hoặc phá
sản và ngừng hoạt động, khiến cho nhiều người mất việc làm.
- Cùng với sự phát triển của toàn cầu hoá, sự gia t ăng của các luồng di
chuyển nhân công giữa các nước càng làm cho những người lao động kém
thuận lợi ( kém năng lực. ít được đào tạo.. ) đứng trước nguy cơ bị mất việc
cho những người có khả năng cạnh tranh cao hơn và ngày càng khó khăn để
kiếm được những việc làm mới.
- Tự do hoá thương mại và đầu tư tạo điều kiện làm gia tăng các luồng
đầu tư ra nước ngoài, như vậy làm cho những người lao động trong nước mất
bớt cơ hội có việc làm. Nhiều người lao động ở các nước phát triển tham gia
biểu tình chống toàn cầu hoá. Những người ủng hộ toàn cầu hoá lại cho rằng
toàn cầu hoá không phaỉ là nguyên nhân làm cho nạn thất nghiệp gia tăng, mà
trái lại góp phần tạo nên nhiều việc làm hơn vì:
Thứ nhất: Quá trình này thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế hợp lý hơn,
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thêm nhiều ngành, lĩnh vực mới,
thu hút lực lượng lao động vào những ngành mới này.


Thứ hai: Quá trình này làm cho những người lao động có cơ hội kiếm
được việc làm phù hợp hơn với năng lực và thế mạnh của mình trên thị trường
quốc gia và quốc tế nhờ tính " lưu động" của thị trường rộng lớn.
Thứ ba: Tự do hoá thương mại và đầu tư làm cho việc sử dụng các
nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, giúp tăng ngân

sách cho chính ph ủ để đầu tư cho việc đào tạo, tái đào tạo và giúp cho người
lao động có việc làm.

II. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

“Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay
như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của
toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay”
Ngày nay cả thế giới đang có xu hướng nói đến toàn cầu hóa nhiều hơn.
Toàn cầu hóa đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của
riêng mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới. Toàn
cầu hóa tác động tới tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…
ở trên hai lĩnh vực vừa tích cực, vừa tiêu cực. Cũng như các quốc gia khác,
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong phạm vi bài tập này em
xin phép tìm hiểu đề tài: “Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam
hiện nay như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của
toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay” để làm rõ thêm về xu thế
chung và những tác động của nó lên lĩnh vực nhà nước nói chung cũng như
chủ quyền quốc gia nói riêng.
1. Khái niệm toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế…


trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như
được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương
mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ
thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương
mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá

2. Tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước hiện nay:
Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển (cho đến nay) không cưỡng lại
được, vừa có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh cho nhiều nơi,
nhiều người nhưng lại vừa gây ra những xáo động to lớn trong lối sống của
nhiều người khác. Nhà nước, với vai trò là chủ thể quan trọng trong quá trình
toàn cầu hóa không thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ xu thế tất
yếu đó.
Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội, toàn cầu hóa làm cho
các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia trở
nên dễ dàng hơn, do vậy nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cùng tăng cao. Để
hạn chế bớt tác động tiêu cực này của toàn cầu hóa, nước ta đã có nhũng biện
pháp thiết thực, rõ ràng trong công tác phòng chống tội phạm. Đồng thời với
việc tăng cường an ninh quốc gia, nước ta cũng đã và đang tích cực hợp tác
với các nước khác trong công tác phòng chống tội phạm quốc tế.
Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt sự phức tạp, hướng tới
xây dựng một hệ thống thủ tục hành chình tinh gọn, đơn giản nhưng hiệu
quả…Đó là một phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
kinh tế, chính trị xã hội diễn ra một cách hiệu quả…Đặc biệt, ngày nay yếu tố
thủ tục hành chính lại càng trở nên quan trọng, quyết định một phần hiệu quả
thu hút và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta…
Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó. Toàn cầu hóa
với những định chế như WTO đã hạn chế năng lực điều hành của nhà nước,


không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính sách trong nước.
Hầu hết các đạo luật chúng ta thông qua trong những năm gần đây là nhằm
sửa đổi cách điều hành đất nước phù hợp với thông lệ quốc tế - tức là theo
khuôn mẫu chung, không được quyền có ngoại lệ. Bản báo cáo của Ban công
tác WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO liệt kê rất rõ, rất chi tiết các cam

kết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào đó, là sự thu hẹp việc can thiệp
của nhà nước vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế
châu Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu yêu cầu doanh nghiệp phải bán doanh
thu bằng ngoại tệ cho nhà nước từ năm 1998 nhưng sau đó phải hạ dần tỉ lệ
này xuống, còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và còn 0% kể
từ năm 2003. Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này và yêu cầu
Việt Nam cam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF. Các nhà
đàm phán các nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các
công ty đã thu hẹp khả năng chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác
dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Thậm chí, có những cam kết
mà để thực hiện phải sửa đổi nhiều luật lệ. Hiện tượng thu hẹp vai trò nhà
nước trong điều hành kinh tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như
Việt Nam mà còn ở các nước phát triển.
Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở
thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung
của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời
sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác.
Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn,
có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như
chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và
mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập,
cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mất dần phong tục tập quán, làm


xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị chung của con người với
khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của
các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ…
3. Biện pháp ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ
quyền quốc gia hiện nay:

Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện
trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,
ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến
pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc
gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong
hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được
Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng
về chủ quyền quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống
chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện toàn cầu hoá
kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức.
Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây
(trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những
thách thức được che dấu dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn
của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng
kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối
sống sai lệch.
Báo chí phương Tây ra sức tuyên truyền rằng, trong điều kiện toàn cầu
hoá kinh tế, chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm chủ quyền đã lỗi thời… Sự
thật hoàn toàn không phải như vậy. Đó chỉ là những luận điệu mở đường cho


việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyền đối với các nước
đang phát triển. Cần thấy rằng, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là một xu thế
phát triển trong điều kiện thế giới vẫn ở vào thời đại quốc gia dân tộc, quan
niệm "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên
tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế,
chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề giáo dục. Giáo dục trong mọi
thời đại luôn được coi là quốc sách, đặc biệt là ngày nay, khi xu hướng khu
vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong thời đại toàn cầu hóa,
tri thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đội ngũ trí thức là động lực thúc
đẩy quá trình hội nhập nhanh hơn. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là một phương
án tối ưu, mang tính lâu dài, bền vững, đem lại hiệu quả to lớn, góp phần đưa
đất nước hội nhập sâu rộng hơn cùng với bạn bè quốc tế. Hơn nữa, đối tượng
của giáo dục đào tạo chủ yếu là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước,
những con người nắm giữ trong tay quyền quyết định vận mệnh của đất nước.
Nếu họ được đào tạo, giáo dục chu đáo, được chuẩn bị một nền tảng kiến thức
và bản lĩnh vững vàng thì chính họ sẽ là những con người đưa đất nước phát
triển, hội nhập thế giới một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả.
- Hai là, cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế
một cách chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp. Không nên cho rằng
vì toàn cầu hoá kinh tế mang dấu ấn "tư bản chủ nghĩa", có ảnh hưởng xấu
nên không đám hoặc không tự nguyện tham gia. Để không bỏ lỡ các cơ hội
phát triển mà toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần có thái độ tích cực,
chủ động. Hiện nay, đối mặt với những vấn đề những ảnh hưởng xấu của toàn
cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc, hết sức
cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng. Nhưng đối với xu thế phát triển
mang ý nghĩa tiến bộ, về tống thể, chúng ta phải có thái độ khẳng định và tích


cực, đồng thời phải lợi dụng triệt để nhưng cơ hội do nó đem lại để đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền
tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Ba là, cần thực hiện tốt phương châm tranh chủ và lơi dụng mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế. Toàn

cầu hoá kinh tế là “con dao hai lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại
cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Do vậy, bước đi của chúng ta tham
gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cần phải hết sức thận trọng để có thể
tranh thủ và lợi đụng triệt để mặt tích cực trên cơ sở phát huy thế mạnh của
chính mình, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực do nó
đem lại. Đó cũng chính là phương thức để chúng ta từng bước khẳng định chủ
quyền quốc gia thực sự của mình, không để các nước khác chèn ép và áp đặt
quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội của họ đối với chúng ta. Vấn đề có tính
nguyên tắc và đặt lên hàng đầu mà chúng ta phải luôn luôn quán triệt và thực
toàn nhất quán khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế là phát triển
lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền kinh
tế độc lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Bốn là, cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh
tranh và khả năng "tự miễn dịch " trước các tác động tiêu cực của toàn cầu
hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế phát triển khách quan mà các
nước tham gia phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhất
định. Nếu chúng ta không tự "lớn lên", không tự "trưởng thành" thì sớm muộn
cũng bị mất chủ quyền quốc gia một cách rất "êm dịu”. Mặt khác, toàn cầu
hoá kinh tế hiện nay còn là ý muốn chủ quan của thế giới phương Tây, của
chủ nghĩa tư bản độc quyền, là một “cuộc chiến" không cân sức đối với
những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta. Do đó, nếu chúng ta
không tự tìm ra và phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, không tìm ra được


những phương thức "tác chiến" phù hợp, có hiệu quả thì trước sau cũng bị các
thế lực "cá lớn" nuốt trôi.
- Năm là, việc hoạch định và thực thi mọi chủ trương, chính sách ở tất
cả các cấp, các ngành trong quá trình tham gia toàn cầu hóa kinh tế cần được
đặt trong mối tương quan giữa kinh tế với chính trị, văn hoá, quốc phòng, an

ninh, đối ngoại... Trên một ý nghĩa nào đó, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là sự
bành trướng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đi liền với nó là các giá
trị chính trị, tinh thần, đạo đức tư sản. Các công cụ tài chính, vốn, mậu dịch,
thương mại đang được các nước tư bản phát triển sứ dụng như những "vũ khí"
lợi hại nhất để "thôn tính", "quy phục" những quốc gia không cùng lợi ích,
không cùng ý thức hệ với họ. Đó là một thực tế nghiệt ngã mà chúng ta không
thể coi thường trong quá trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế. Đặc biệt,
trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế
đang đặt ra nhiều bài toán hết sức hóc búa cần có lời giải chính xác.
Kết luận:
Toàn cầu hoá hiện nay là một quá trình khách quan, là một đòi hỏi của
sự phát triển lịch sử. Tuy nhiên, do được khởi đầu và đang bị chi phối bởi các
nước giàu, mà chủ yếu hiện nay bởi một siêu cừờng, cho nên bên cạnh những
mặt tích cực nhất định đối với quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội nói
chung, toàn cầu hoá hiện nay cũng có không ít những hạn chế, những khiếm
khuyết, vừa tạo cơ hội cho sự phát triển, sự tiến bộ những cũng vừa làm nảy
sinh không ít những thách thức mà nhân loại phải đối mặt. Nhân loại phải
sớm tìm cách giải quyết chúng để thúc đẩy lịch sử tiến lên phía trước.
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thế giới vì vậy không có một
quốc gia nào có thể đừng ngoài xu thế đó và nước ta cũng không ngoại lệ.
Toàn cầu hóa tác động vừa tiêu cực, vừa tích cực lên mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội. Điều qua trọng là chúng ta phải biết tận dụng thời cơ thuận lợi


đồng thời khắc phục những hạn chế, mặt trái của toàn cầu hóa để phát triển
đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc
gia là hai mặt, hai quá trình vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa
quyết định là chúng ta cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những
bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho cả hai quá trình đó

đều phát triển theo chiều thuận.
Tuy nhiên trong quá trình hội nhập cũng không tránh khỏi những khó
khăn, thách thức như: hội nhập với các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ đe doạ đến
sự tồn tại của một số doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới chính trị, văn
hoá của một quốc gia...Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ đi thời cơ của
mình. Trái lại, chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan ”, hay nói một cách
chung nhất, chúng ta hãy tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh
quá trình chủ động hội nhập hơn nữa.


10: S iu chnh thớch nghi ca ch ngha t bn hin i v
s tỏc ng ca nú i vi s phỏt trin
BI LM
M u
Trong thi i ngy nay, ch ngha t bn núi chung, ch ngha quc
núi riờng luụn tỡm cỏch thớch nghi trc s bin i nhanh chúng, phc tp
ca cỏc mi quan h kinh t, chớnh tr quc t, nhng bn cht ca chỳng vn
khụng thay i. Bi vy, trong quỏ trỡnh m ca, hi nhp kinh t quc t,
chỳng ta phi cao cnh giỏc, ch ng chng li õm mu "din bin hũa
bỡnh", ra sc phỏt huy ni lc v gi vng nh hng xó hi ch ngha.
Trong cụng cuc đổi mới đất nớc, xây dựng nền kinh tế
thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm
bạn với tất cả các nớc trên thế giới. Do vậy, tăng cờng quan hệ
với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động
và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần đợc
làm sáng tỏ. Hiện nay các nớc t bản phát triển vẫn đang giữ
vị trí chi phối nền kinh tế thế giới. Trên phơng diện chính
trị thế giới cũng nh kinh tế thế giới, chủ nghĩa t bản hiện đại
đang chiếm u thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong hoàn cảnh quốc tế nh vậy nên việc hiểu thấu đáo

về chủ nghĩa t bản hiện đại là diều hết sức cần thiết.
Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dng mà
có và phát triển. Dơng nhiên nó chỉ có thể làm nên những
thành tựu của mình trên cơ sở đúc kết bài học và kinh
nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài nguời.
Nghiên cứu những thành bai, đợc mất của chủ nghĩa t bản
hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của nó là để giúp Chúng ta


xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn, u việt hơn
t bản chủ nghĩa.
Ni dung
I.

TIN RA I CA CH NGHA T BN

Ch ngha t bn ra i cỏch õy hn 500 nm v cú bn ln thay i
ln. Vo gia th k th XVIII, cuc cỏch mng khoa hc - k thut ln th
nht n ra, ch ngha t bn nụng nghip v thng nghip chuyn thnh ch
ngha t bn cụng nghip v t do cnh tranh. Cui th k th XIX, cuc cỏch
mng khoa hc - k thut ln th hai xut hin, ch ngha t bn t do cnh
tranh chuyn thnh ch ngha t bn c quyn. T sau cuc khng hong
kinh t th gii vo nhng nm 30 ca th k XX v rừ nht l sau chin tranh
th gii th hai, ch ngha t bn c quyn chuyn thnh ch ngha t bn
c quyn nh nc. Bt u t nhng nm 80 ca th k XX, s phỏt trin
mnh m ca cuc cỏch mng khoa hc - cụng ngh ó dn n ton cu húa
kinh t v ch ngha t bn c quyn nh nc chuyn thnh ch ngha t
bn c quyn xuyờn quc gia.
Cựng vi s phỏt trin ca cỏc cụng ty c quyn xuyờn quc gia v
ton cu húa nn kinh t th gii, ch ngha t bn t chc ra Qu tin t quc

t, Ngõn hng th gii v cỏc tha thun v thu quan. Do nhu cu iu chnh
quan h thng mi nờn ngay t nm 1948, cỏc nc t bn ó t chc ra
Hip nh chung v thu quan (GATT). Sau ú, do tin trỡnh khu vc húa
c xỳc tin mnh m nờn ó dn n s ra i ca Cng ng kinh t chõu
u (EEC), Khu vc t do Bc M v Din n kinh t khu vc chõu - Thỏi
Bỡnh Dng (APEC).
Tip ú, nn kinh t ton cu ngy cng phỏt trin nhanh v s ra i
ca kinh t tri thc ó lm ny sinh nhiu mi quan h kinh t th gii, buc
ch ngha t bn c quyn xuyờn quc gia phi m rng GATT. Bi th,
nm 1994, WTO ra i.


Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia
là lực lượng thao túng thị trường thế giới. Hiện nay, khoảng 200 công ty
xuyên quốc gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng
kỹ thuật của thế giới.
Thực tế trên đây chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa kinh
tế. Một mặt, nó thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa: thúc đẩy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền
sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các
nước. Mặt khác, nó thể hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên
quốc gia: luôn luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên ngoài để tăng cường bóc
lột và truyền bá các quan điểm, giá trị của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Rõ ràng, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới. Nói một cách cụ thể, nó đã buộc chủ nghĩa tư bản độc
quyền xuyên quốc gia phải thích nghi bằng cách tổ chức ra các thị trường khu
vực, thị trường thế giới, các quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để giải
quyết các mối quan hệ kinh tế và nhất là để thao túng thị trường thế giới. Sự

ra đời của những tổ chức này có đưa lại thời cơ phát triển kinh tế cho các
nước kém phát triển, nhưng mục đích chính của nó là để tạo ra môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác, để chủ
nghĩa tư bản chi phối nền kinh tế thế giới. Đó cũng chính là bản chất của thị
trường thế giới.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền tìm cách thích nghi để vừa thao túng thị
trường thế giới, vừa thực hiện âm mưu gây ảnh hưởng về chính trị đối với các
nước. Nếu trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, do tương quan lực lượng
thay đổi và mất thế chủ động lịch sử, nên hình thức xâm lược của nó là chủ


nghĩa thực dân kiểu mới, thực hiện xâm lược, thôn tính thông qua bàn tay
người bản xứ, dưới chiêu bài "độc lập", "quốc gia" giả hiệu.
Trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh.
Sau này, do phong trào chống chiến tranh phát triển mạnh mẽ, hơn nữa, nếu
tiến hành chiến tranh thì sẽ tốn kém, dễ bị các nước tư bản khác vượt qua, nên
chủ nghĩa đế quốc chuyển sang dùng sức mạnh về tiền vốn, công nghệ tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý và thị trường làm công cụ, cùng với các thủ đoạn
chính trị, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng để thực hiện "diễn biến hòa bình",
"giành thắng lợi không cần chiến tranh" hay còn được gọi là "một thứ chiến
tranh không có khói súng". Nếu trong thời kỳ "chiến tranh lạnh", chiến lược
của chủ nghĩa đế quốc là "ngăn chặn", dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ
hội trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản ở một số nước xã hội chủ nghĩa, thì
ngày nay chúng tiến hành chiến lược "vượt trên ngăn chặn", tấn công thẳng
vào hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa bằng âm mưu "diễn biến
hòa bình".
Trong mấy chục năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải đối
phó với các âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Cái cốt lõi
của "diễn biến hòa bình" là tạo ra lực lượng tại chỗ để tiến hành cuộc thay đổi

chế độ. Để làm được điều đó, chúng tìm cách thay đổi ý thức xã hội của quần
chúng nhân dân, trước hết là ý thức chính trị. Chúng tiến công vào nền tảng tư
tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuyên tạc con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã
lựa chọn.
Các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, đài
truyền hình, mạng In-tơ-nét được chúng sử dụng một cách tối đa vào cuộc
tiến công xuyên tạc đó. Đồng thời, chúng sử dụng các vấn đề "tự do", "dân
chủ", "nhân quyền" và tôn giáo, dân tộc để kích động ly khai chế độ mà chúng
ta xây dựng. Chúng vu cáo "Cộng sản cấm đạo" và tìm cách phát triển tôn


giáo ở các vùng dân tộc ít người, làm hậu thuẫn cho những phần tử xấu trong
tôn giáo tập hợp lực lượng để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Chúng phái
một số phần tử là Việt kiều trở về các vùng dân tộc ít người lôi kéo đồng bào
chạy ra nước ngoài để gây tình hình bất ổn định về chính trị. Luận điểm "Nhà
nước Đề-ga" do chúng tung ra là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chúng lợi dụng chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa của
chúng ta để gieo rắc những quan điểm, giá trị phương Tây, phát triển văn hóa
xa rời chuẩn mực thẩm mỹ, lối sống, đạo đức truyền thống, hồi phục đồi
phong, hủ tục, mê tín dị đoan, làm băng hoại bản sắc văn hóa của dân tộc.
Chúng ca ngợi các giá trị "tự do, "dân chủ" tư sản, đề cao chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, lối sống
sa đọa, ăn chơi hưởng lạc, hoàn toàn xa lạ với đạo đức của con người xã hội
chủ nghĩa. Chúng tìm cách tha hóa thế hệ trẻ bằng văn hóa Mỹ và văn hóa
phương Tây, tạo ra một thế hệ mất gốc, phủ nhận các giá trị truyền thống của
dân tộc để phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn sử dụng sức mạnh kinh tế như tiền
vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thị trường để phục vụ cho
mưu đồ "diễn biến hòa bình". Trong số các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào

sản xuất, kinh doanh ở nước ta, hầu hết là vì lợi nhuận, nhưng cũng có kẻ
ngoài lợi nhuận còn có mưu đồ xóa bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa
của chúng ta.
Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội rất triệt để trong âm mưu chống phá chủ
nghĩa xã hội. Nhìn lại những năm tháng vừa qua, chúng ta thấy, sau khi chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chúng đã sử dụng các cuộc cách
mạng "màu sắc" để lôi kéo các nước Đông Âu vào vòng tay của chúng và tìm
cách làm tan rã khối SNG.
Thực tiễn nói trên cho thấy, ngày nay sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình",


×