Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.69 KB, 5 trang )

KỸ THUẬT PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Quản trị tài chính doanh nghiệp (DM) liên quan đến việc ra các quyết định đầu tư, quyết định
nguồn vốn và quyết định phân chia cô tức. Các quyết định này được thực hiện ổ hiện tại nhưng
sẽ ảnh hưởng đến tương lai của DN. Do vậy, giám đốc tài chính cần hiểu được tình hình tài
chính hiện tại của DN trước khi ra quyết định. Phân tích các báo cáo tài chính (BCTC) DN là
quá trình sử dụng các BCTC của DN để phân tích và đánh giá tinh hình tài chính của DN để từ
đó có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính tại DN, có biện pháp hữu
hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính DN nhờ đó có thể gia tăng sức mạnh của DN,
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Lan - Khoa Kế Toán
Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nội dung phân tích BCTC theo góc độ quản trị DN
Vấn đề phân tích BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động quản trị DN. Trong các con
số tài chính được thống kê trên các BCTC, để những đối tượng sử dụng báo cáo hiểu được ý
nghĩa những con số này, đòi hỏi sử dụng những phương pháp, công cụ phân tích để xuất bản ra
một báo cáo đem lại cho người đọc những thông tin hữu ích, dễ hiểu và sử dụng nhanh trong
quá trình ra quyết định của mình.
BCTC được lập theo những chuẩn mực kế toán do các cơ quan quản lý ban hành như Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước,.. Hệ thống BCTC của một DN (bao gồm cả loại hình ngân hàng
thương mại) bao gồm 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.
Phân tích BCTC không những phục vụ những đối tượng đang quản trị điều hành DN mà còn
cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình “sức khỏe” của DN.
Và một điều lưu ý rằng, tùy loại hình DN mà phương pháp phân tích, hình thức phân tích và độ
nhấn phân tích vào một vài chỉ tiêu trong báo cáo để nêu bật lên mức độ trong hoạt động DN.


Tùy theo đối tượng sử dụng bản phân tích như thế nào: ta có thể hiểu việc phân tích có thể đáp
ứng 2 mục đích:
- Mục đích ra quyết định: Dựa trên những thông tin từ các con số cụ thể, việc phân tích sẽ đánh


sâu vào yếu tố mạnh yếu của DN như: chỉ số nguồn vốn, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thanh
toán ngay....
- Mục đích đầu tư vào DN hoặc rời bỏ DN: Việc phân tích này đòi hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều:
vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính như phân tích hệ thống BCTC thì lồng vào đó là
phân tích rất nhiều các chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự, hoạt động marketing, chế độ
phúc lợi, những khó khăn của DN... Từ đó mới đề
ra được các nhóm giải pháp khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động kinh doanh DN.
Vì thế, nội dung của việc phân tích BCTC có thể được thể hiện qua 2 khía cạnh:
* Phân tích trên từng BCTC
Việc phân tích trên từng BCTC, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Phân tích ngang trên từng BCTC để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số
tuyệt đối và số tương đối.
- So sánh dọc trên từng BCTC (đặc biệt trên bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ
cấu của từng chỉ tiêu trên từng BCTC.
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài
chính của DN.
Phân tích như trên sẽ cho cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính. Từ đó
biết được con số tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu hay ít nhất cũng đưa ra được thông tin về
tốc độ tăng trưởng của thòi điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ
Ví dụ: Một DN trong 6 tháng đạt lợi nhuận là 30 tỷ đồng. Nếu chỉ dựa vào thông tin trên thì con
số 30 tỷ đồng thực sự khó cho người đọc báo cáo hiểu tường tận con số. ít nhất từ 30 tỷ đồng đó,
ta sẽ so sánh với kết quả đạt được so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. 30 tỷ đồng là đạt được bao
nhiêu % so với kế hoạch. Hay 30 tỷ đó thu được có xuất phát từ ngành nghề chính hay không.
Kỹ lưỡng hơn, ta cũng đi sâu phân tích cơ cấu vốn mà DN đang sử dụng: bao nhiêu % là vốn
vay, bao nhiêu % là vốn chủ. Chỉ số hàng tồn kho là bao nhiêu. Chi phí vốn vay hiện thời DN
đang sử dụng là bao nhiêu... Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh con số 30 tỷ đồng


trên. Và trên hết các cổ đông sẽ là người chất vấn và rạch ròi nhiều nhất. Càng phân tích kỹ
lưỡng bao nhiêu, bài phân tích càng có chất lượng.

*Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các BCTC của DN
Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiếu trên các BCTC DN là một nội dung rất căn bản của
phân tích BCTC, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của DN mà nội
dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của DN.
- Phân tích khả năng huy động vốn cho SXKD của DN.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN.
- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của DN.
- Phân tích hiệu quả SXKD của DN.
- Phân tích giá trị DN.
Việc phân tích BCTC không thể tách rời việc phân tích DN đó nằm tương quan trong môi
trường đầu tư. Sẽ là thiếu đầy đủ nếu việc phân tích đó không có sự so sánh với các DN cùng
ngành nghề trong cùng thời điểm. Và cũng là thiếu sót nếu việc phân tích không đề cập đến
những tác động của môi trường kinh doanh, tác động của chính sách tói hoạt động kinh doanh
của DN.
Tồn tại của công tác phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các DN Việt Nam
Phân tích BCTC cung cấp được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động và tình hình tài
chính DN. Tuy nhiên, Phân tích BCTC ờ Việt Nam mới chỉ thật sự bắt đầu kể từ khi chuyển
sang kinh tế thị trường và có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần. DN nhà nước
hầu như không quan tâm lắm đến phân tích BCTC, các loại hình DN tư nhân hay công ty hợp
danh hầu như quá nhỏ bé khiến không đủ nguồn lực và cũng không có nhu cầu phân tích BCTC,
kể cả các DN có tiến hành phân tích BCTC thì cũng rất sơ sài, chủ yếu do bộ phận kế toán thực
hiện mà không có một bộ phận chuyên thực hiện phân tích BCTC. Thực trạng phân tích BCTC
nhằm mục đích phục vụ quản trị tài chính DN vẫn còn một số tồn tại sau:


- Phân tích BCTC tại các DN Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát
bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng khoán là
những người bên ngoài DN thực hiện

- Phân tích BCTC DN Việt Nam gặp một trở ngại lớn là không có các dữ liệu bình quân nghành
để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tinh hình tài chính công
ty
- Do báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền
thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay
và khả năng trả nợ, trừ khi ngân hàng và chủ nợ vì quá quan trọng tỷ số này nên phải tìm cách
tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính.
- Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE hay lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông là
rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi
nhuận ròng là bao nhiêu trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông
do công ty phải trích lập một số quỹ khác nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây ra sự sai lệch kỳ
vọng cho cổ đông.
- Mức độ tin cậy của số liệu trên BCTC không cao, kể cả các BCTC đã qua kiểm toán nên kết
quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính DN thông qua phân tích BCTC thường chỉ có giá
tri tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng nếu để phục vụ tốt nhu cầu quản trị DN thì cần
phải kết hợp thêm nhiều loại báo cáo nữa.
Sử dụng kỹ thuật phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính DN.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính DN nhưng trong
phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến hai mô hình đó là: phân tích tài chính dựa vào mục đích và
phân tích tài chính dựa vào loại phân tích. Khi phân tích tài chính bao giờ nhà phân tích cũng kết
hợp cả hai loại hình phân tích này (Hình 1, 2).
Trong các kỹ thuật phân tích BCTC, ở Việt Nam hiện tại kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính được
sử dụng nhiều nhất. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ
số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ
số tài chính khác nhau, để dễ dàng tiếp cận và ứng dụng, DN nên phân loại các tỷ số tài chính:


- Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số
tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh và tỷ số
tài chính từ cả hai báo cáo vừa nêu.

- Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: tỷ số thanh toán, tỷ số nợ, tỷ
số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lòi và
các tỷ số tăng trưởng.
Để có thể vận dụng kỹ thuật phân tích BCTC phục vụ quản trị DN có hiệu quả thì DN có thể
tiến hành các bước theo trình tự như sau:
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích tính
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các BCTC để lắp vào công thức tính
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính cao, thấp hay phù hợp)
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính công ty
Bước 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính
Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị phục vụ quản trị tài chính DN
Bước 8: Tổng hợp trên báo cáo phân tích
Kết luận
Phân tích BCTC là quá trình sử dụng các BCTC của một DN cụ thể để tiến hành các kỹ thuật
phân tích như phân tích tỷ số, phân tích khuynh hướng, phân tích cơ cấu và phân tích DuPoint
nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty để có những quyết định phù hợp. Quan tâm đến
phân tích BCTC DN gồm các nhà quản lý DN, các chủ nợ, các nhà đầu tư. Mặc dù phân tích
BCTC cung cấp được nhiều thông tin hữu ích quan trọng nhưng nó vẫn có những mặt hạn chế
cần nắm vững đề vượt qua hoặc tránh những tác động làm sai lệch kết quả phân tích. Phân tích
BCTC ở Việt Nam phục vụ quản trị tài chính DN còn nhiều hạn chế cần vượt qua bằng cách cải
thiện hơn môi trường kinh doanh, đặc biệt là số liệu bình quân ngành.



×