Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.28 KB, 47 trang )

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh
Bình
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHĐT&PT Ninh Bình gắn
liền với sự ra đời và phát triển của NHĐT&PT Việt nam, NHĐT&PT Hà Nam
Ninh cũ. Vì vậy nghiên cứu quá trình hình thành và phá NHĐT&PT Việt nam là
hỗ trợ phát triển kinh tế, khắc phục t triển của Chi nhánh phải bắt đầu từ sự ra
đời và phát triển của NHĐT&PT Việt nam.
NHĐT&PT Việt nam được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày
26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập lại theo mô hình
Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ
tướng Chính phủ.
NHĐT&PT Việt nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt giữ vai trò
chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, là ngân hàng chuyên doanh về lĩnh
vực đầu tư và phát triển được thành sớm nhất tại Việt nam, cho đến nay đã có
46 năm hoạt động và trưởng thành. Có chức năng huy động vốn trung và dài
hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và
phát triển; kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân
hàng
Trong 46 năm hoạt động, xây dựng, tăng trưởng và đổi mới NHĐT&PT
Việt nam gắn liền với những giai đoạn lịch sử của đất nước, thực hiện tốt các
vai trò do Đảng và Nhà nước giao phó góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng
và bảo tổ quốc. Từ khi thành lập đến nay NHĐT&PT Việt nam không phải đã có
ngay tên gọi như bây giờ và cũng chưa có ngay các chức năng như hiện nay,
mà đã từng có nhiều tên gọi, nhiều chức năng. Đó là một quá trình phát triển
liên tục theo hướng hoàn thiện lâu dài.
NQ177/TTg ngày 26/4/1957 đã khai sinh ra NHĐT&PT Việt nam nhưng
khi đó nó mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt nam với mục đích thay thế cho
Vụ Cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản và trực thuộc Bộ Tài chính, ngân hàng có


nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho kiến thiết cơ bản nhằm phục
hồi kinh tế, hỗ trợ cho các cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Ngày 24/6/1981, HĐBT (nay là Chính phủ) ra quyết định số 259/HĐBT
về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính thành
“Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam” trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt nam. Với quy định này ngân hàng được tổ chức như một doanh nghiệp
quốc doanh, có nhiệm vụ mới là thu hút và quản lý nguồn vốn dành cho đầu tư
xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự
có, làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu
tư. Cho đến lúc này ngân hàng vẫn chưa thực hiện chức năng kinh doanh.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế, ngày 14/11/1990 Chủ tịch HĐBT
ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thay thế cho Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng cũ. Bây giờ, ngân hàng có chức năng huy động vốn
trung dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển, độc lập trong hạch
toán kế toán và tự chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
trong hoạt động kinh doanh của mình.
Một trong các chức năng ban đầu của hậu quả chiến tranh, xây dựng đất
nước vững mạnh. Nhằm thực hiện chức năng này các Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư đã đựoc thành lập ở các tỉnh thành phố lớn dưới sự quản lý trực tiếp
của NHĐT&PT Việt nam, NHĐT&PT Hà Nam Ninh đã ra đời trong bối cảnh đó.
Trước năm 1992, NHĐT&PT Ninh Bình là Chi nhánh khu vực trực thuộc
NHĐT&PT Hà Nam Ninh (cũ). Sau ngày tái lập tỉnh (tháng 4/1992), NHĐT&PT
Ninh Bình trở thành Chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT Việt nam.
Chi nhánh NHĐT&PT Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 27/
QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc NHNN Việt nam.
Từ 1992-1994 Chi nhánh làm nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách nhà
nước để đầu tư cho hạ tầng cơ sở như: Xây dựng trạm điện, xây dựng và cải
tạo hệ thống thuỷ lợi nông thôn, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường
giao thông có ý nghĩa chiến lược kinh tế của tỉnh.
Từ tháng 4/1994 đến tháng 1/1995. NHĐT&PT Ninh Bình đã cho vay

hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước đối với các
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh...Các dự án kinh tế được đầu tư vốn đi vào
sản xuất bước đầu có hiệu quả tạo công ăn việc làm và nộp ngân sách cho nhà
nước.
Sau những năm làm nhiệm vụ cấp phát và cho vay theo kế hoạch nhà
nước, đầu năm 1995 cùng với sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ của toàn hệ
thống, nguồn vốn cấp phát được chuyển sang Cục Đầu tư Phát triển, Chi nhánh
NHĐT&PT Ninh Bình trở thành ngân hàng có chức năng huy động vốn ngắn,
trung và dài hạn để cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch
của nhà nước, các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, cho vay vốn
lưu động, kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng chủ
yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, xây dựng kinh tế, củng cố cơ sở hạ tầng,
phục vụ việc mở rộng và phát triển sản xuât kinh doanh trên địa bạn tỉnh.
Sự đổi mới về nhiệm vụ chuyên môn đỏi hỏi sự đổi mới về con người, cơ
sở vật chất, công nghệ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Được sự hỗ trợ và chỉ
đạo trực tiếp của NHĐT&PT Việt nam NHĐT&PT Ninh Bình thực hiện chiến
lược kinh doanh đa năng tổng hợp theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” tự huy
động vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các TPKT trong và ngoài tỉnh.
NHĐT&PT Ninh Bình hướng tới việc cung cấp sản phẩm tín dụng và dịch
vụ ngân hàng có chất lượng tốt, nâng cao tiện ích nhằm thoả mãn yêu cầu đa
dạng của khách hàng và coi đây là cơ sở vững chắc cho cạnh tranh và phát
triển.
Phương châm hoạt động của NHĐT&PT Ninh Bình “Hiệu quả kinh doanh
của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Thực hiện điều này
NHĐT&PT Ninh Bình không ngừng nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng
sản phẩm để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Luôn
luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý kiến của khách hàng để không
ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm cung ứng cho thị trường những
sản phẩm đạt tiêu chuẩn chât lượng cao. Hợp tác cùng phát triển, chi sẻ kinh

nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng.
2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý
Chi nhánh NHĐT&PT Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước, công ty
con trong mô hình công ty mẹ - con, chịu sự quản lý trực tiếp của NHĐT&PT
Việt nam (công ty mẹ) và NHNN - cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng
và ngân hàng.
Về mặt tổ chức ngành dọc Chi nhánh là hình thức tổ chức cấp 2, hạch
toán kinh doanh độc lập nhưng thực hiện quản lý tập trung.
NHĐT&PT Ninh Bình có trụ sở chính tại đường Lê Hồng Phong phường
Đông Thành. Về mặt cơ cấu tổ chức, ngân hàng có 7 ban, trong đó có 5 phòng
chức năng, 1 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHĐT& PT Ninh Bình.
NHĐT&PT Việt Nam
NHĐT&PT Ninh Bình
Phòng Kiểm soát
Ban Giám đốc
Phòng Nguồn vốn
Phòng Tín dụng
Phòng H nh chínhà
Phòng Kế
toán
Phòng giao dịch Tam Điệp
Quỹ tiết kiệm II
Quý tiết kiệm I
Phòng Tín dụng I
Phòng Tín dụng II
Số lao động tính đến ngày 31/12/2002 là 54 cán bộ, tổng số đảng viên là
27 chiếm 50%, với số đảng viên nữ 12 người, tổ chức đoàn thanh niên cộng sản
HCM với 19 đoàn viên trong đó có 7 đoàn viên nữ.
Trong số 54 cán bộ công nhân viên, số cán bộ công nhân viên có trình độ

Đại học và trên Đại học là 27 người, Cao đẳng 10 người, trung cấp và sơ cấp là
17 người.
2.1.2.2. Hoạt động và chức năng của các phòng ban.
Ban giám đốc chỉ đạo chung và phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng ban. Các trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện các văn bản chỉ đạo
của ban giám đốc, tham mưu và thực hiện sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của
Giám đốc và Phó Giám đốc. Các phòng thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất báo
cáo tình hình công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng cho
ban giám đốc. Giúp việc cho Trưởng phòng có 1 đến 2 Phó Trưởng
phòng.Trong công tác điều hành, quan hệ giữa trưởng phòng và nhân viên là
gắn bó, hợp tác vì công việc chung.
Các phòng ban, của Chi nhánh có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau.
Sự phát triển của phòng này sẽ thúc đẩy và tạo cơ hội cho các phòng khác phát
triển và ngược lại.
1. Phòng Nguồn vốn.
Làm tham mưu giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo và điều hành các hoạt
động nghiệp vụ của Chi nhánh hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được giao.
Quản lý nguồn vốn với hiệu suất sử dụng vốn cao, an toàn và thực hiện
chức năng thông tin báo cáo, tiếp thị cho các hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh.
Phối hợp chặt chẽ các mặt với phòng ban trong Chi nhánh hoàn thành
nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh được Tổng Giám đốc giao.
2. Phòng tín dụng.
Là bộ phận quan trọng nhất tại Chi nhánh, đóng góp chủ yếu vào lợi
nhuận của ngân hàng với chức năng truyền thống là cho vây bằng Việt nam
đồng và ngoại tệ đối với mọi TPKT, cụ thể:
- Thực hiện và quản lý công tác cho vay vốn lưu động, vốn trung và dài
hạn đối với quá trính sản xuất kinh doanh của khách hàng thuộc mọi TPKT
trên địa bàn tỉnh theo chế độ hiện hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả của đồng
vốn.

- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ uỷ thác đầu tư
theo quy định.
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng
và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách tín dụng,
chính sách lãi suất của Chi nhánh.
- Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh tháng, quý, năm do Giám đốc giao.
- Tổ chức thực hiện những quy định của NHNN, NHĐT&PT Việt nam,
NHĐT&PT Ninh Bình về tiền tệ, tín dụng.
- Thực hiện công tác khách hàng thường xuyên.
- Tổ chức việc lập, hưu trữ, bảo quản hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng
theo đúng quy định.
- Thông qua hoạt động cho vay mà kiểm tra các cơ quan, tổ chức sản
xuất kinh doanh về hoạt động kinh tế và sử dụng vốn vay theo đúng mục đích
và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế
ngành vùng của nhà nước và của bản thân hệ thống trong từng giai đoạn phát
triển nền kinh tế.
Để tiện cho công tác tổ chức, quản lý và không ngừng nâng cao hiệu quả.
Phòng tín dụng của Chi nhánh được tổ chức thành 2 phòng là tín dụng I và II.
Bản thân sự phân chia chỉ đơn thuần về mặt tổ chức mà không dựa trên cơ sở
phân công chức năng. Do đó Phòng tín dụng I và II đều có cùng chức năng,
nhiệm vụ như nhau cùng đóng góp vào hiểu quả kinh doanh của ngân hàng.
3. Phòng Kế toán.
- Lập báo cáo kế toán tháng, quyết toán năm gửi về Trung ương, báo cáo
thanh tra hàng tháng.
- Lập kế hoạch dự toán, quyết toán thu chi tài chính của Chi nhánh theo
quy định.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành và kiểm tra việc thực hiện
nghiệp vụ kế toán và công tác thanh toán tại Chi nhánh và các phòng giao dịch,
bàn tiết kiệm.

- Thực hiện mở tài khoản tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đáp ứng các dịch
vụ thanh toán bằng cách phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong công tác
thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chuẩn bị và kiểm tra việc bảo quản sử dụng các loại ấn chỉ kế toán.
Tổng hợp và chấp hành, chế độ báo cáo theo yêu cầu của NHĐT&PT Việt nam
và các ngành có liên quan. Giữ gìn bảo quản hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và
tài sản thuộc phòng kế toán theo chế độ quy định.
- Bảo toàn an toàn trong công tác tiền tệ kho quỹ.
- Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về những thiếu sót trong công
tác kế toán.
- Quản lý và sử dụng máy vi tính theo đúng hướng dẫn của Trung ương.
- Hoàn thành các công tác khác của cơ quan.
4. Phòng Kiểm soát.
Thực hiện công tác kiểm soát trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại
Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật, của NHNN và quy định nội bộ của
NHĐT&PT Việt nam, cụ thể:
Về mặt chức năng:
- Kiểm tra chấp hành chủ trương cơ sở pháp luật của nhà nước và của
ngành.
- Kiểm tra công tác kế toán, kho quỹ, công tác tín dụng, công tác nguồn
vốn, công tác tổ chức hành chính và phản ánh đánh giá đúng tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ, từng năm.
- Đánh giá chính xác thực trạng tài chính của Chi nhánh hàng quý, hàng
năm.
Về mặt nhiệm vụ:
- Hàng năm xây dựng chương trình kiểm toán nội bộ và thực hành tiết
kiệm tình Giám đốc duyệt.
- Kiểm tra định kỳ thường xuyên và đột xuất việc chấp hành các quy định
về pháp luật của nhà nước, của ngành.
- Kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ, quy chế, quy trình

nghiệp vụ về kế toán, kho quỹ, tín dụng, huy động vốn và nhiệm vụ trong hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh.
- Kiểm tra đôn đốc các phòng thực hiện kế hoạch tự kiểm tra.
- Làm đầu nối tiếp nhận các cuộc thanh kiểm tra, kiểm toán.
- Lập kế hoạch phúc tra chỉnh sửa các thiếu sót, thực hiện các kiến nghị
sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và báo cáo kết quả chỉnh sửa của các đoàn.
- Kiểm tra xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo kế toán hàng
tháng, quý và quyết toán năm trước khi trình Giám đốc ký duyệt gửi đi cấp
trên.
5. Phòng Tổ chức Hành chính.
Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về các mặt tổ chức bộ máy
cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua, kiểm soát và công tác quản lý
hành chính của Chi nhánh.
- Nghiên cứu đề xuất các phương án, không ngừng củng cố hoàn thiện
bộ máy tổ chức và điều hành của các phòng và từng bộ phận của Chi nhánh
phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
- Giúp Giám đốc Chi nhánh lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo kế cận, làm
thủ tục đề bạt tăng lương, kỷ luật, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, học
tập và kiểm tra việc thực hiện các chế độ và biện pháp quản lý lao động biên
chế, tiền lương, các quy chế, nội dung, chính sách với cán bộ công nhân viên
của Chi nhánh.
- Giúp Giám đốc tổ chức theo dõi, chỉ đạo phong trào thi đua, sơ kết tổng
kết các đợt thi đua, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
- Thực hiện công tác hành chính lễ tân, bảo vệ tài sản trật tự an ninh,
theo dõi giám sát việc thực hiện giờ làm việc của mọi người trong Chi nhánh.
- Phối hợp với các phòng, đoàn thể công đoàn quan tâm đời sống sinh
hoạt của từng cán bộ công nhân viên, đoàn kết giúp đỡ đúng chế độ cho phép,
không ngừng nâng cao mức sống của công nhân viên.
6. Phòng giao dịch Tam Điệp.
Thực chất là hình thức tổ chức đều cấp 3 trong hệ thống, nhằm mục đích

mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng. Chủ yếu nhận tiền gửi và cho vay
đối với các tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp.
2.1.3. Các hoạt động cơ bản.
1.Chi nhánh tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng được quy định cho ngân hàng đầu tư Viêt nam, trong điều lệ và tổ
chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư.
Nội dung hoạt động của Chi nhánh
a) Huy động vốn: Chi nhánh huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
bằng Việt nam đồng và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình
thức:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu.
- Thực hiện các hành thức huy động vốn khác.
b) Cho vay
- Cho vay dài hạn, trung hạn, đầu tư phát triển, cho vay ngắn hạn bằng
Việt nam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình phù hợp
với quan điểm của NHĐT&PT Việt nam.
- Chiết khấu các giấy từ có giá
c) Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh (trừ bảo lãnh vay
vốn trong nước, nước ngoài).
d) Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ
ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng Giám đốc.
e) Làm các dịch vụ cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá hoặc
định giá bằng tiền và tài quý của khách hàng.
f) Thực hiện các dịch vụ ngân hàng, đại lý, quả lý vốn vốn đầu tư cho các
dự án theo yêu cầu của khách hàng.
g) Là dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng .
2. Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ theo quy định uỷ quyền của Tổng
Giám đốc.

a) Vay vốn của tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài; phát hành trái
phiếu trong nước và quốc tế.
b) Đầu mối đồng tài trợ các dự án đầu tư phát triển
c) Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá
nhân ngoài nước (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp
nước ngoài tham dự thầu thực hiện hợp đồng tại Việt nam).
d) Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHĐT&PT NINH BÌNH
Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động chủ yếu trong quá trình kinh
doanh tiền tệ của một ngân hàng thương mại. Đây là hai hoạt động có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Một nguồn vốn dồi dào, tạo điều kiện cho việc sử dụng
vốn được chủ động, đa dạng và hiệu quả hơn. Ngược lại sử dụng vốn một cách
hiệu quả sẽ đem lại thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình huy động vốn. Có
thể nói nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là
nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng đó.
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Đây là hoạt động tiền đề và tạo ra động lực để hoạt động tín dụng, dịch
vụ...của Chi nhánh có thể thực hiện được. Nguồn vốn của Chi nhánh được huy
động từ nhiều khoản khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
Tổng số %/00 (%) Tổng số %/01 (%)
Tổng nguồn vốn huy động 318.505 126,59 100 430.745 135,24 100
1. Tiền gửi của các TCKT 67.937 135,34 21,33 113.459 167,01 26,34
2. Tiền gửi dân cư 217.253 146,13 68,21 222.309 102.33 51,61
3. Kỳ phiếu và Trái phiếu 33.314 109,4 10,46 94.997 285,1 22,05
(Báo cáo của Phòng Nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2002)

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm, mức tăng
năm 2002 so với năm 2001 là 35,24%, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao trong khi
mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống là 26%. Điều này biểu hiện sự thay
đổi trong cách thức hoạt động cũng như quản lý. Ngân hàng đã thực thi nhiều
biện pháp, chính sách khách hàng linh hoạt và mềm dẻo, chính sách lãi suất
hấp dẫn, hình thức huy động phong phú nên nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định.
Bảng 2 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
VND
Ngoại tệ
quy đổi
VND
Ngoại tệ
quy đổi
Tổng số 254.801 63.704 353.944 76.801
1. Tiền gửi của các TCKT 55.582 12.355 96.532 16.927
2. Tiền gửi dân cư 178.698 38.555 181.783 40.526
3. Kỳ phiếu và Trái phiếu 20.521 12.792 75.629 19.348
(Báo cáo của Phòng Nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2002)
Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đã cải thiện
đáng kể chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản nợ-có, qua đó góp phần giảm tỷ lệ dùng
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, giảm khả năng rủi ro kỳ hạn.
Cụ thể:
- Nguồn vốn VND đạt: 353.944 triệu, tăng 99.143 triệu VND, đạt mức
tăng trưởng 38,91%.
- Nguồn huy động ngoại tệ quy đổi tương đương 76.801 triệu VND, tăng

13.097 triệu VND so với năm 2001, đạt mức tăng trưởng 20,56%.
Trong đó :
- Nguồn ngoại tệ huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2002 đạt 16.801
triệu VND, tăng 35,04% so với năm 2001. Đây là mức tăng trưởng cao nhất là
đối với một ngân hàng tỉnh.
- Nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư tương đương 40.526 triệu VND
trong năm 2002 tăng 5,11% so với năm 2001.
Ta thấy nguồn vốn ngoại tệ tăng lên nằm chủ yếu từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế tới 35,04%. Điều này phản ánh quan hệ kinh tế đối ngoại của tỉnh
khởi sắc, ngày càng có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hoá
góp phần tăng cường kinh tế tỉnh.
Năm 2002, nguồn vốn huy động đều tăng cả hai loại tiền gửi bằng Việt
nam đồng và ngoại tệ. Riêng về cơ cấu vốn có một số thay đổi: Quy mô tỷ trọng
tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên đạt 113.459 triệu VND, chiếm 26,34%
trong tổng nguồn vốn. Đạt mức tăng trưởng 67,01% so với năm 2001. Như
vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng lên trong cơ cấu nguồn
vốn và đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, nó phản ánh quan hệ giữa ngân
hàng và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng cường và lớn mạnh, các tổ chức
kinh tế đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
Sang năm 2002, tỷ trọng tiền gửi của dân cư mặc dù tăng lên về quy mô,
song tỷ trọng lại giảm xuống còn 51,61% trong tổng nguồn vốn, đạt mức tăng
trưởng 2,33% là mức tăng trưởng thấp. Trong cơ cấu vốn thì tiền gửi của dân
cư là nguồn tương đối ổn định nhất, chi phí huy động rẻ nhất, là cơ sở quan
trọng đảm bảo tính ổn định và an toàn cho hoạt động sử dụng vốn. Vì vậy sự
giảm xuống này dẫn đến làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng do phải
tăng các nguồn khác bổ sung.
Năm 2002 cũng là năm ngân hàng có mức tăng trưởng nguồn vốn dưới
hình thức kỳ phiếu, trái phiếu rất cao, đạt 185,1%, chiếm 22,05% trong cơ cấu
vốn. Tăng cả về quy mô và tỷ trọng so với năm 2001 là 33.314 triệu VND, chiếm
10,46%. Thể hiện tính chủ động của ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn,

phản ánh thị phần ngân hàng ngày càng tăng trong địa bàn, đạt 28% mặc dù
mạng lưới huy động của Chi nhánh tương đối mỏng so với các tổ chức tín dụng
khác trên địa bàn. Tuy nhiên ngân hàng phải đối mặt với việc chi phí huy động
tăng. Nhận thức được vốn là tiền đề cho mọi sự phát triển, NHĐT&PT Ninh
Bình đã chú trọng công tác huy động vốn, coi đây là hoạt động mang tính cơ sở
cho hoạt động đầu tư phát triển, tạo thế chủ động của ngân hàng trên địa bàn.
Bằng các biện pháp thiết thực như đa dạng hoá hình thức huy động, có chính
sách lãi suất huy động mềm dẻo và linh hoạt, chính sách marketing hiện đại và
hiệu quả.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng sử dụng vốn huy động vào nhiều hoạt động khác nhau, song
chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
VND
Ngoại
tệ quy
đổi
Tổng số VND
Ngoại
tệ quy
đổi
Tổng số
Tổng du nợ 225.997 32.161 258.158 292.014 35.708 327.722
1. Cho vay ngắn hạn 143.245 23.461 166.706 208.326 26.135 234.461
Quốc Doanh 121.851 21.515 143.336 166.567 22.035 188.602
Ngoài QD 21.394 1.946 23.340 41.579 4.100 45859

2. Cho trung dài hạn 82.752 8.520 91.720 83.688 9.217 92.905
Quốc doanh 76.484 6.981 83.465 75.783 6,902 82.685
Ngoài QD 6.268 1.539 8.25 7.905 2.315 10.220
3. Nợ quá hạn 2.840 3012
4. Hệ số sử dụng vốn (%) 81 76
( Báo cáo Phòng Tín dụng tính đến ngày 31/12/2002 )
Trong năm 2002, tổng dư nợ kể cả ngoại tệ quy ra VND tính đến ngày
31/12/02 là 327.722 triệu VND, tăng 69.564 triệu VND và đạt tốc độ tăng
trưởng 26,9 %. Như vậy tổng dư nợ có xu hướng ngày càng tăng, và tăng chủ
yếu ở tín dụng ngắn hạn, nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống. Cụ thể:
- Dư nợ VND là 292.014 triệu VND tăng 66.017 triệu VND so với năm
2001 đạt tốc độ tăng trưởng 29.21%.
- Dư nợ quy VND là 35.708 triệu VND, tăng 3.547 triệu VND đạt tốc độ
tăng trưởng 11,03%.
- Nợ quá hạn là 3.012 triệu VND chiếm 0.92% tổng dư nợ nhỏ hơn so với
năm 2001 nợ quá hạn là 1,1%, tương đương 2.840 triệu VND. Như vậy năm
2002 có một tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với các Chi nhánh trong hệ thống
NHĐT&PT Việt nam, điều này phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng ngày
càng được nâng cao, biểu hiện công tác thu nợ tốt, quan hệ tốt với khách hàng.
Năm 2002. có dư nợ cho vay ngắn hạn là 234.461 triệu VND tăng 67.755
triệu VND, tăng 40,64% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 71,63% trong tổng dư
nợ. Trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn dư nợ quốc doanh đạt 188.602 triệu VND
chiếm 80,44% tổng dư nợ ngắn hạn, và khu vực NQD chỉ chiếm 19,56% tương
đương với 45.859 triệu VND.
Đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn, đến 31/12/02 đạt 92.905
triệu VND, chỉ tăng 1.185 triệu VND so với năm 2001, đạt mức tăng trưởng
1,29%, chiếm 29,37% tổng dư nợ. Đây là mức tăng trưởng thấp, đặc biệt đối
với NHĐT&PT - Một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
Tỷ trọng không cao, tăng trưởng thấp do đó tốc độ đầu tư cho KT-NQD chậm
được cải thiện. Năm 2002 dư nợ trung và dài hạn NQD đạt 10.220 triệu VND,

chỉ chiếm 11% tổng dư nợ, một tỷ lệ hết sức khiêm tốn khi mà KT-NQD đang
rất cần vốn để mở rộng, đổi mới công nghệ, tăng trưởng. Vốn trung và dài hạn
đã ít lại phân bổ chủ yếu KT-QD, chiếm tới 89% tổng dư nợ trung và dài hạn
tương đương 82.685 triệu VND.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ đạt mức tăng trưởng cao qua các
năm. Tuy nhiên chủ yếu do gia tăng cho vay ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn
chiếm quy mô nhỏ bé khiêm tốn, chưa phù hợp với chức năng của ngân hàng là
đầu tư cho phát triển.
Đứng trên góc dộ sử dụng vốn ta thấy hệ số sử dụng vốn của ngân hàng
chưa cao năm 2001 là 81%, năm 2002 là 76%. Dễ thấy hiệu suất sử dụng vốn
đã không cao, lại có xu hướng ngày càng giảm không phải do đầu tư vào các
loại hình kinh doanh khác mà do vốn bị ứ đọng không cho vay hết. Để giải
quyết tình trạng này, Chi nhánh phải thường xuyên điều hoà vốn về NHNN trên
địa bàn tỉnh.
2.2.3. Một số hoạt động khác
1. Hoạt động dịch vụ
Nằm trên một địa bàn kinh tế còn kém phát triển về mọi mặt đã hạn chế
sự phát triển của ngân hàng. Trong một vài năm gần đây kinh tế tỉnh đã có
những bước khởi sắc. Công nghiệp được xây dựng và phát triển nhiều hơn như
nhà máy cán thép, xi măng Tam Điệp, du lịch đang được chú trọng đầu tư phát
triển. Cùng với đà đi lên đó, các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh ngày càng
được mở rộng, nâng cao chất lượng với các loại hình như:
- Dịch vụ thanh toán quốc tế dưới nhiều hình thức: Mở, thanh toán luân
chuyển, chuyển nhận tiền nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu; chuyển
tiếp điện, mã điện theo yêu cầu của khách hàng.
- Thanh toán thẻ tín dụng và các séc du lịch, nhận kiều hối, thu đổi ngoại
tệ, đáp ứng các yêu cầu ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân theo
quan điểm của nhà nước.
- Dịch vụ thanh toán trong nước.
- Nhận bảo lãnh trong nước và quốc tế: Ngoài các hoạt động bảo lãnh

hiện nay, Chi nhánh đã mở rộng một số hình thức khác như bảo lãnh nhận vốn
ứng trước, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo
lãnh vay vốn nước ngoài.
- Tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án.
- Các dịch vụ tại nhà theo yêu cầu.
Thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, các dịch vụ bảo lãnh
thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Trong năm đã mở hàng chục L/C
(qua NHNN) cho công ty TNHH cán thép Tam Điệp để thanh toán tiền mua
thiết bị và phôi thép. Đẩy mạnh công tác kinh doanh ngoại tệ so với năm 2001
thu dịch vụ ròng tăng 80,95%.
Đảm bảo khả năng thanh toán và chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ
về quản lý ngoại hối, kinh doanh tiền tệ của Chi nhánh. Trong công tác kinh
doanh ngoại tệ đảm bảo đúng quy định của nhà nước.
Công tác thu chi tiền mặt qua quỹ đảm bảo an toàn nhanh chóng và
thuận tiện.
Sự tăng trưởng cũng như mở rộng các loại hình dịch vụ tại Chi nhánh
dựa trên cơ sở những đỏi hỏi cần thiết về phát triển kinh tế của tỉnh nhằm tạo
được những tiện ích cao nhất. Vì vậy mà tốc độ mở rộng cũng như tăng
trưởng của dịch vụ tại Chi nhánh thấp. Trong tương lai nên nâng cao chất
lượng tín dụng, nâng tỷ trọng đóng góp của khu vục dịch vụ này trong thu
nhập.
2. Công tác kế toán.
Chi nhánh đã thực hiện việc hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các
nghiệp vụ phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều
hành thực hiện thanh toán nhanh gọn chính xác.
Quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi, tiền vay đảm bảo thu lãi thu nợ
đúng hợp đồng đã ký kết. Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng thời hạn và đạt
chất lượng tốt. Chứng từ kế toán đảm bảo đủ tính pháp lý và rõ ràng; được
cập nhật và lên cân đối hàng ngày phục vụ điều hành của ban giám đốc.
3. Công tác khách hàng

Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu
hoạt động, công tác khách hàng luôn luôn là vị trí chiến lược trong hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng,
quan tâm, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đầu năm đã tổ chức hội nghị
khách hàng để củng cố quan hệ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng.
Tư vấn cho khách hàng từ việc xây dựng dự án đầu tư đến việc sử dụng vốn
vay có hiệu quả, đảm bảo lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng.
Có chính sách lãi suất và áp dụng mức phí dịch vụ thanh toán, bảo lãnh,
mua bán ngoai tệ...hợp lý, có sự ưu đãi với khách hàng có số dư tiền gửi, tiền
vay lớn, ổn định, vay khép kín và vay trả nợ sòng phẳng có uy tín với ngân
hàng.

×